SUY NIỆM
BA NGÀY TAM NHỰT VƯỢT QUA 2014
THỨ NĂM TUẦN
THÁNH NĂM A
NGÀI YÊU THƯƠNG HỌ ĐẾN CÙNG (Ga 13,1)
Định luật tình yêu dạy cho ta hiểu
rằng: yêu ai thì muốn ở gần người đó, yêu ai thì muốn hy sinh phục vụ cho người đó, yêu ai thì
muốn trở nên một với người mình yêu.
Tình yêu của Chúa Giêsu thể hiện
qua bài tin mừng hôm nay, cho chúng ta thấy những điều đó.
Yêu ai thì muốn ở gần người đó.
“Ngài đã yêu thương những kẻ thuộc
về mình còn ở thế gian; và Ngài yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).
“Đức Giêsu biết giờ của người đã
đến”, thời gian mà Người phải lìa bỏ thế gian mà trở về cùng Thiên Chúa.
Thời gian còn lại không bao nhiêu
nên Ngài muốn tận dụng thời điểm mừng đại lễ vượt qua của người Do Thái để tổ
chức bữa tiệc với các môn đệ, vừa
theo đúng luật định vừa tranh thủ giờ phút ngắn ngủi trong phòng tiệc ly ấm
cúng để ở bên các môn đệ yêu dấu.
Thánh Gioan cho biết Đức Giêsu đã
ao ước mãnh liệt được dùng bữa ăn này với các môn đệ vì đây là bữa tiệc cuối
cùng. Trong bữa tiệc, Chúa Giêsu đã không ngại lên tiếng bộc lộ những tâm tình
sâu kín về lòng thương của Ngài dành cho các môn đệ. Ngài gọi họ bằng những lời
lẽ đầy thân thương: “những người con bé nhỏ của Thấy”. Lòng bên lòng, Chúa
Giêsu giãi bày tâm sự vừa thắm thiết vừa u buồn. Vượt trên hết là linh cảm về
cái chết, với những lời tiên báo về sự phản bội, bỏ rơi, hy sinh. Cuộc trao đổi
thân tình dần dần đi đến kết thúc, trong khi những lời của Chúa Giêsu vẫn tiếp
tục tuôn ra một cách dịu
dàng và cuốn hút, mặc dù có một chút căng thẳng khác thường ẩn trong những lời
ám chỉ nghiêm trọng của Ngài về dao động giữa sự sống và sự chết. Tất cả những
gì mà Chúa Giêsu thể hiện trong bữa tiệc ly là muốn được ở bên các môn đệ cách
thân tình nhất, để thể tình yêu thương Ngài.
Yêu nhau là sẵn sàng hy sinh phục
vụ
Yêu thương bằng lời thì có thể
coi là đầu môi trót lưỡi, yêu thương bằng thái độ có thể bị coi là giả hình. Chỉ
có yêu thương bằng hành động mới là tình yêu chân thực.
Chúa Giêsu không chỉ dạy các môn
đệ của Ngài : “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương chúng con” mà
Chúa Giêsu còn thể hiện tình yêu cụ thể bằng cách cúi xuống để rửa chân cho các
môn đệ.
Ngài không ngần ngại cởi bỏ chiếc
áo cao sang của Thiên Chúa; nhận lấy chiếc áo phận người, nhận lấy phận tôi đòi
cúi xuống dưới chân cho các môn đệ.
Rửa chân xong, Chúa Giêsu ngồi
vào bàn tiệc và dạy cho các môn đệ về
bài học yêu thương bằng cách phục vụ: “Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều
đó phải lắm. Vậy Thầy là Thầy, là Chúa mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em
cũng phải rửa chân cho nhau”
Bằng hy sinh khiêm tốn phục vụ,
người ta đo lường được sự chân thành và mức độ của tình yêu.
Yêu nhau người ta muốn nên một với
nhau
Khi Yêu nhau người ta không dừng ở
việc phục vụ trong hy sinh, nhưng người ta còn muốn nên một với người mình yêu
: mình với ta tuy hai mà một. Vì lẽ đó, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể, biến
bánh thành Thịt và rượu thành Máu Người ở lại mãi với người mình yêu.
Người đời trước khi đi xa, xưa
nay thường để lại cho người thân bằng những kỉ vật, bằng của hồi môn quý giá. Đối
với Chúa Giêsu những kỉ vật những của hồi môn dù cho quý giá mấy cũng tầm thường,
không đủ nói lên hết tấm lòng yêu thương của Chúa dành cho nhân loại. Nên Chúa
muốn dùng kỉ vật hết sức đặc biệt và cao trọng nhất, đó chính bản thân Chúa. Nhưng
bản thân bằng xường thịt của Chúa chỉ có thể trao ban một lần, không thể trao
ban mãi. Vì thế, Chúa muốn lưu lại bản thân Ngài bằng hình thức nhiệm mầu dưới
hình bánh và rượu làm của ăn của uống thiên liêng dưỡng nuôi linh hồn ta. Làm
như thế Chúa muốn ở lại với các tông đồ và với chúng ta luôn mãi. Đồng thời qua
việc kết hiệp với Mình Chúa, Chúa lưu truyền sự sống của Ngài trong thân thể và
trở nên một trong chúng ta.
Để thể hiện yêu thương các môn đệ
đến cùng, Chúa Giêsu còn muốn các môn đệ trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài
và là hiện thân của Ngài giữa trần gian. Vì thế Chúa Giêsu trao ban chức linh mục
cho các môn đệ “các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Trong thánh lễ, nhờ
việc đặt tay trên bánh rượu và đọc lời truyền phép như Chúa Giêsu đã làm trong
bữa tiệc ly, qua đó Chúa hiện diện nơi hình bánh rượu, trở nên của ăn bổ dưỡng
thân xác nuôi sống linh hồn cho những ai đón nhận Ngài, vì Chúa nên một với
chúng ta.
Tham dự cử hành nghi thức rửa
chân và thánh lễ chiều thứ năm hôm nay, ước gì giúp ta hiểu được bài học khiêm
tốn phục vụ và tình thương đến cùng mà Chúa dành cho chúng ta. Xin cho chúng ta
cảm nhận sâu sắc tình Chúa mà nổ lực hết sức mình để đáp lại tình Chúa yêu thương
bằng đời sống gắn bó thân tình với Chúa; bằng những hy sinh phục vụ quên mình
vì Chúa và tha nhân, nhất là luôn biết gắn kết với Chúa nơi Bí Tích Thánh Thể để
Chúa ở trong ta và ta được sống trong Chúa trong tình yêu viên mãn.
SUY NIỆM TRƯỚC THÁNH THỂ THỨ NĂM
Lạy Chúa
Giêsu Thánh Thể, chính vì biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với
Chúa Cha. Nhưng vì Người yêu thương quá đổi những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, nên Chúa đã có những sáng kiến kì diệu nhằm minh
chứng cho tình yêu của mình qua việc:
Lập nên bí tích Thánh Thể. Đây là sáng kiến độc nhất vô nhị trong toàn
thể vũ trụ này. Chỉ một mình Thiên Chúa với tình yêu thương mới có
thể nghĩ ra cách thức để được ở lại với con người. Đây là một tình
yêu hiến mình.
Cũng
chính trong tình yêu, Chúa Giêsu lập bí tích
Truyền Chức Thánh để thông ban chức linh mục cho một số người Chúa
tuyển chọn, với mục đích có người là hình ảnh của Chúa ở trần
gian này, và thực hiện hành động ban phát lương thực là chính Mình
Máu Ngài để nuôi sống những con người muốn sống gắn bó với Ngài.
Đây là một tình yêu trao ban.
Cuối cùng với hành động quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ
như một người đầy tớ phục vụ cho chủ mình. Chúa muốn để lại cho
các môn đệ và mỗi người chúng ta bài học về tình yêu phục
vụ.
Lạy Chúa Giêsu
Thánh Thể, đứng trước tình yêu hiến mình, tình yêu trao ban và tình yêu phục
vụ, xin cho
chúng con được mời gọi đáp trả
lại tình yêu của Chúa để trở nên giống Chúa trong việc hy sinh hiến
mình, trong việc trao ban tình yêu và phục vụ tha nhân, nhất là những người thân trong gia đình. Lạy
Chúa xin cho chúng con biết lấy tình yêu đáp đền tình yêu qua việc chia sẻ nổi đau buồn
với Chúa trong vườn dầu, qua việc hy sinh Thức với Chúa một giờ trong đâm hôm
nay.
THỨ SÁU
TUẦN THÁNH
OB và ACE
thân mến, chúng ta vừa nghe lại bài tường thuật về cuộc thương khó của Chúa Giêsu
đã chịu vì tội lỗi chúng ta. Suy niệm về cuộc thương khó của Chúa, chúng ta cảm
thấy không ai trong chúng ta vô tội trước cái chết đau thương của Chúa.
Có thể ta là những Thượng tế, những biệt phái và
Pharisêu muốn tiêu diệt Chúa để Chúa đừng làm phiền, đừng nhắc nhở những sai trái của ta.
Có thể ta là dân chúng bàng quang, hoặc có tâm lý hùa
theo đám đông mà không dám nói lên chính kiến của mình, để bênh vực
cho những người anh em vô tội.
Có thể ta là những tên lính đã đánh đòn, đóng đinh,
hành hạ Chúa cho hả cơn giận nơi những người anh em chúng ta tốt lành,
hiền từ.
Có thể ta là những người phụ nữ thành Giêrusalem khóc
thương chỉ vì tội nghiệp Chúa nơi những người khốn cùng, nghèo khó chứ chưa biết phải làm sao để giúp cho
họ đỡ khổ.
Có thể ta là tên trộm dữ đã bao lần oán trách cuộc đời và than trách Chúa khi thấy
những điều trái ý xảy đến cho chúng
ta.
Hãy xin cho chúng ta là Simon, sẵn sàng vác lấy thánh giá Chúa qua việc chấp
nhận thử thách gian khổ mà Chúa gửi đến và sẵn sàng san sẻ nỗi đau với người khác.
Hãy xin cho chúng ta biết noi gương Đức Mẹ mạnh dạn, can trường bước theo Chúa Giêsu
trên đường đau khổ mà không một lời than thở, không một chút kêu ca.
Hãy xin cho chúng ta là Gioan, đón lấy sứ mạng của Chúa trao ban để sẵn sàng hiến thân phục vụ cho những chương trình, hoạch định của Chúa.
Trên hết,
xin cho chúng ta giống như viên đại đội trưởng: “Thấy sự
việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên
Chúa”. (Lc 23,47).
Lạy Chúa,
đã biết bao lần chúng con ngước nhìn lên Chúa bị đóng đinh, nhưng chúng con chưa xác tín niềm tin mạnh mẽ vào Chúa; nhất là chưa dám sống chết vì niềm
tin trước người đời. Xin Chúa tha thứ và ban ơn oán cải sâu xa như tông đồ
Phêrô khi xưa. Amen.
THỨ BẢY:
VỌNG PHỤC SINH A
SỨ ĐIỆP PHỤC SINH
(Mt 28, 1-10)
Tin mừng đêm vọng phục sinh tường
thuật lại sự kiện hai phụ nữ Maria Mácđala và Maria đến thăm mộ Chúa từ sáng sớm
ngày thứ nhất trong tuần. Hai bà chứng kiến cảnh đất chuyển động dữ dội và
Thiên Thần Chúa từ trời xuống lăn tảng đá đậy cửa mộ ra, rồi ngồi lên trên.. Diện
mạo Người như ánh chớp, y phục nguời trắng như tuyết.
Lính canh thấy vậy thì khiếp sợ.
Tuy nhiên Thiên Thần chấn an hai
bà “đừng sợ” và nói: Chúa Giêsu chịu đóng đinh, Người không còn ở đây nữa. người
đã sống lại như Lời Người phán trước…Hai bà vừa mừng vừa sợ chạy về báo tin cho
các tông đồ. Nhưng Chúa Giêsu đón hai bà lại. Hai bà liền phục lạy và ôm chân
Chúa. Chúa bảo hai bà về báo cho các môn đệ đến Galilê. Họ sẽ gặp Người ở đó.
Trình thuật của tin mừng phục
sinh tối nay muốn gởi đến chúng ta hai sứ điệp quan trọng.
Sứ điệp I: Chúa phục sinh mang đến niềm vui
Thiên Thần Chúa đã trấn an trước
nổi lo sợ của hai phụ nữ “đừng sợ” .
Sau khi Chúa Giêsu chết, các môn
đệ đều hoang mang và lo sợ. Chính vì thế mà ngay khi phục sinh, Chúa muốn chấn
an các môn đệ Người “Đừng sợ”. Đừng sợ thập giá của đau khổ, bởi từ nay thập
giá sẽ trở thành thánh giá vinh quang”. “ Đừng sợ kẻ chỉ giết được thân xác nhưng
không giết được linh hồn”. Đừng sợ ma quỷ, đừng sợ thế gian, đừng sợ thần chết
vì Chúa đã chiến thắng tất cả. Ai tin nhận Người cũng sẽ chiến thắng vẽ vang như
thế.
Sứ điệp II: Loan báo tin mừng phục sinh
Sau khi nhận ra Chúa phục sinh,
hai bà tiến đến ôm chân Chúa và bái lạy. Ngay khi đó Chúa phục sinh trao
ban cho hai bà sứ mạng loan báo. “Hãy về báo cho anh em của thày để họ đến
Galilê. Họ sẽ gặp thầy ở đó”
Tin mừng phục sinh phải được loan
báo cho mọi người, đó là lệnh truyền của Chúa Giêsu Phục sinh. Chính Thánh
Phêrô là tông đồ đã vâng nghe và đã thi hành lệnh truyền đó qua bài đọc
I. Cv 10,34.37-43
Viên quan bách quản Roma, là người
ngoại giáo, khi nghe biết về Chúa Giêsu, đã đến xin ông Phêrô làm phép rửa để được
gia nhập cộng đoàn các tín hữu đầu tiên. Thánh Phêrô đã nhắc cho ông và gia
đình ông niềm tin căn bản này : Đức Giêsu đã phục sinh. Đây là bài giảng đầu
tiên mà Phêrô dạy dỗ cho những người tân tòng. Thánh Kinh gọi bài giảng truyền
giáo này là Keryma. Lược đồ của mỗi Keryma thường là
a) Tóm tắt cuộc đời của Đức Giêsu ở trần thế.
b) Cái chết của Ngài.
c) Việc Ngài sống lại.
d) Kêu gọi hãy tin vào Ngài để được ơn cứu độ.
a) Tóm tắt cuộc đời của Đức Giêsu ở trần thế.
b) Cái chết của Ngài.
c) Việc Ngài sống lại.
d) Kêu gọi hãy tin vào Ngài để được ơn cứu độ.
Chúa Giêsu đã chịu khổ hình, chịu
chết trên thánh giá và đã phục sinh để đem lại sự sống đời đời cho chúng ta. Đó
là tin mừng lớn lao mà chúng ta phải tin nhận và loan báo cho mọi người.
Xin cho chúng ta biết tin tưởng
vào sức mạnh và quyền năng của Chúa Phục sinh mà dám chết đi cho tội lỗi, xác
thịt và thế gian để được sống lại vinh hiển với Chúa.
Xin cũng cho chúng ta biết nổ lực
loan báo tin mừng phục sinh cho mọi người bằng lời nói, gương lành để xua tan
bóng tối sợ hải của hận thù chia rẻ, ích kỉ bất công và chết chóc mà đón
nhận ánh sáng tình thương và tha thứ, của chân lý và niềm vui sự sống mà Chúa
phục sinh đem đến qua đời sống chúng ta.
CHÚA
NHẬT PHỤC SINH NĂM A
TÌNH YÊU VÀ LỜI CHÚA GIÚP NHẬN RA CHÚA PHỤC SINH
(Ga 20, 1-9)
Truyện kể:
Mặt trăng và Mặt Trời tranh cãi với
nhau về Trái Ðất.
N. Mặt Trời nói : "Lá và cây
cối, tất cả đều màu xanh".
Đ. Nhưng Mặt Trăng thì lại cho rằng,
tất cả chúng mang một ánh bạc lấp lánh.
Đ. Mặt Trăng nói rằng, con người trên
Trái Ðất thường ngủ.
N. Còn Mặt Trời lại bảo con người
luôn hoạt động đấy chứ.
Đ. Con người hoạt động, vậy tại
sao trên Trái Ðất lại yên ắng đến vậy ? Mặt Trăng cãi.
N. Ai bảo là trên Trái Ðất yên lặng
? Mặt Trời ngạc nhiên. Trên Trái Ðất mọi thứ đều hoạt động, và còn rất ồn ào,
náo nhiệt nữa.
G. Tại sao các bạn lại cãi nhau về
chuyện này chứ ? Tôi đã ở bên cạnh Mặt Trời khi Mặt Trời nhìn xuống Trái Ðất,
và tôi cũng đi cùng Mặt Trăng khi Mặt Trăng xuất hiện.
Khi Mặt Trời xuất hiện, mọi thứ
là ban ngày, cây cối màu xanh, con người hoạt đông. Còn khi Trăng lên, đêm về,
mọi người chìm vào giấc ngủ.
Nếu chỉ nhìn mọi việc dưới con mắt
của mình, thì mọi thứ chẳng có gì là hoàn hảo, trọn vẹn cả. Không thể đánh giá
Trái Ðất chỉ bằng con mắt của Mặt Trời hoặc Mặt trăng được.
Tin mừng phục sinh thuật lại cho
thấy ba cái nhìn khác nhau khi chứng kiến cùng một sự kiện “Ngôi mộ trống”.
- Ma-ri-a Ma-đa-lê-na cứ đinh
ninh rằng xác Chúa Giêsu đã bị đánh cắp (Gioan 20, 13-15).
- Phêrô thì rất đỗi ngạc nhiên vì
sự việc đã xảy ra (Lu-ca 24, 12).
- Còn Gioan, người môn đệ Chúa
Giê-su thương mến, thì tin chắc rằng Chúa Giêsu đã sống lại như lời Ngài đã
tiên báo (Ga 20, 9).
Sở dĩ có cái nhìn khác nhau là vì
cả ba có những tâm trạng khác nhau:
Maria Macđala, với tâm trạng thương
nhớ Chúa thiết tha. Có lẽ cả đêm dài bà không chợp mắt được. Bà ước ao trời mau
sáng để ra thăm mộ Chúa. Nhưng khi chứng kiến tảng đá đậy mộ bị lăn ra, bà đã hốt
hoảng chạy về báo tin cho các môn đệ Chúa. Tình thương mà Maria Macđala dành
cho Chúa Giêsu là một tình thương đáng trân trọng. Nhưng nếu tình thương chỉ dừng
lại ở mức độ cảm tính thường tình của con người thì không có khả năng nhận ra
Chúa phục sinh.
Phêrô mang tâm trạng buồn vì tội
lỗi đè nặng nên cũng không nhận ra gì hơn ngoài việc rất đổi ngạc nhiên khi chứng
kiến những băng vải và khăn che đầu được cuốn lại xếp riêng ra cũng như ngôi mộ
trống. Phải chăng lúc đó tâm trí của Phêrô vẫn còn bị ám ảnh giờ phút chối
Chúa. Phải chăng lòng ông vẫn còn mang nặng nỗi u buồn về tội lỗi của mình. Ông
còn phải có thời gian và kiên nhẫn như là liều thuốc đặc trị chữa lành vết thương
tâm hồn bất tín mà tiến đến niềm tin vào Chúa phục sinh.
Gioan, người môn đệ Chúa yêu, mà
cũng là môn đệ rất yêu Chúa, nên khi chứng kiến những băng vải còn đó bên ngôi
mộ trống ông đã tin.
Để tin vào sự phục sinh của Chúa
Giêsu, Gioan đã vượt lên trên tình cảm thường tình của Maria Macđala và nổi đau
buồn vì mặc cảm tội lỗi của Phêrô. Cái nhìn vào sự kiện ngôi mộ trống của Gioan
được định hướng bởi tình yêu trong sáng và sự hướng dẫn của Lời Chúa. Chính cái
nhìn này đã cho ông niềm tin vào sự sống lại của Chúa Giêsu.
Như thế, cùng một sự kiện, nhưng
lại có nhiều tâm trạng khác nhau nên đưa đến cái nhìn khác nhau.
Những biến cố vui buồn, sướng khổ,
thành công thất bại…như là dấu chỉ “ngôi mộ trống” thường xuyên xảy đến cho
chúng ta. Vậy trước những dấu chỉ đó ta có cái nhìn như thế nào?
Có thể giống như Maria Macdala,
chỉ dừng lại ở tình cảm thường tình nên khi những biến cố ấy xảy đến trong cuộc
sống, chúng ta chỉ phản ứng theo cảm tính. Vui mừng khi thành công, hạnh phúc…,
đau buồn khi gặp nghèo khổ, mất mác, thất bại trong cuộc sống.
Có thể chúng ta cũng giống như
Phêrô chẳng thấy gì hơn khi đối mặt với thử thách. Đối diện trước những biến cố,
chỉ dừng lại ở sự ngạc nhiên như bao người, không thể nhận ra gì thêm ở phía
sau biến cố ấy mà Chúa gởi đến.
Xin cho chúng ta biết nhìn mọi việc,
mọi biến cố xảy đến trong cuộc đời với cái nhìn đức tin của thánh Gioan. Nhờ
cái nhìn đức tin này thì cho dù đối mặt với bất cứ thử thách nào, hoàn cảnh nào
ta vẫn thấy an tâm vì chính Chúa Phục sinh hiện diện và đồng hành cùng chúng
ta.
Nhưng để có được cái nhìn đức
tin, chúng ta cần có được tình yêu Chúa chân thành, cũng như sáng suốt nhìn những
biến cố dưới ánh sáng Lời Chúa. Sống niềm tin là biết nhìn tất cả mọi việc theo
tình yêu Chúa và dưới ánh sáng của Lời Chúa .
Xin Chúa cho chúng con có được
tình yêu Chúa nồng nàn và ơn soi sáng bởi Lời Chúa như thánh Gioan để qua những
dấu chỉ, biến cố hay sự kiện xảy đến trong cuộc sống, chúng con tin và nhận ra
Chúa phục sinh. A-men.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét