Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

LINH MỤC LÀM GÌ ĐỂ XÂY DỰNG 
GIA ĐÌNH GIÁO XỨ?

Lm Seoka

Dẫn nhập:
Tiếp nối Năm Tân Phúc-Âm-hóa đời sống Gia đình, các Đức Giám Mục Việt Nam trong Thư Mục vụ 2014-2015 mời gọi chúng ta hướng đến một gia đình rộng lớn hơn, là Giáo xứ.
1. Giáo xứ là gi?
Có nhiều cái nhìn khác nhau. Ở đây chỉ liệt kê một vài cái nhìn tiêu biểu về Gíao xứ.
- Giáo xứ là gia đình của những người con cái Thiên Chúa, trong đó tất cả là anh chị em với nhau. (Thư Mục Vụ của HĐGMVN năm 2014)
- Giáo xứ là một cộng đoàn Kitô hữu nhất định được thiết lập cách bền vững trong Giáo Hội địa phương, mà trách nhiệm mục vụ được ủy thác cho linh mục quản xứ như là chủ chăn riêng của giáo xứ ấy, dưới quyền Giám mục Giáo phận. (GL 515 §1).
- Giáo xứ là một hình thức tông đồ cộng đồng kiểu mẫu, vì đó là nơi qui tụ mọi hạng người thành một cộng đoàn và đem họ vào tinh thần đại đồng của Giáo Hội. (Sắc lệnh về tông đồ giáo dân. x.số 10).
2. Thành phần trong Giáo xứ bao gồm những ai?
Từ những cái nhìn trên về Gíao xứ, ta có thể nói Giáo xứ là gia đình bao gồm mọi thành phần có cùng một niềm tin vào Chúa Giêsu, như Chúa Giêsu đã nói: "Ai là anh chị em Ta? "Ai làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy là anh chị em và là mẹ Ta".". (x. Mc 3, 31- 35).
3. Tại sao phải tân phúc âm hóa Gíao xứ?
Khiêm tốn nhìn nhận, chúng ta thấy rằng, các Giáo xứ theo thời gian và trào lưu cuộc sống, diện mạo của giáo xứ đang bị bám bụi, đang bị lấm lem và có những vết bẩn. Do đó, năm phụng vụ 2015 đối với Giáo Hội Việt Nam là thời điểm mời gọi canh tân, thời điểm trở về nguồn của các Giáo xứ. Để có thể trả lại đúng dung mạo của Giáo xứ. (TTLM GP Phan Thiết 2015, ĐC Giuse Đặng Đức Ngân). Nói như thư chung của HĐGMVN 2014, thì Tân Phúc Âm hóa Giáo xứ là nhằm làm cho Giáo xứ được thấm đẫm tinh thần Phúc Âm và làm chiếu tỏa ánh sáng Phúc Âm ra chung quanh, đến với muôn dân.
4. Canh tân Giáo xứ theo tiêu chí nào?
Phải trở về nguồn. Để thực hiện Tân Phúc-Âm-Hóa Giáo xứ , Thư Chung 2014 đã đề nghị chiêm ngắm cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên như được mô tả trong sách Công vụ: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng”.(Cv 2,42). "Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông Đồ làm chứng Chúa Giê-su đã sống lại. Và Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng. Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Tiền ấy được phân phát cho mỗi người, tuỳ theo nhu cầu.". (Cv 4,33-35). Như vậy sách công vụ tông đồ trình bày cho ta biết 5 điểm nổi bật nơi cộng đoàn tín hữu đầu tiên là:
- Giáo xứ phải là cộng đoàn siêng năng tham dự Lễ Bẻ Bánh.
- Giáo xứ là cộng đoàn biêt lắng nghe Giáo Huấn của các Tông Đồ. 
- Cộng đoàn Giáo xứ luôn hiệp thông với nhau.
- Cộng đoàn Giáo xứ không ngừng cầu nguyện.
- Cộng đoàn làm chứng cho Tin Mừng.
5. Ai là người có trách nhiệm canh tân Gíao xứ?
“Công cuộc canh tân Hội Thánh cần được bắt đầu từ hàng Linh mục, vì thế, ước mong các Giám mục và Linh mục Việt Nam không chỉ là người quản trị giỏi nhưng trước hết là người của Chúa và là những mục tử nhân lành”. (Sứ điệp Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010, số 5).
Như vậy có thể nói để canh tân Hội Thánh hay Gíao xứ thì Linh mục là người có nhiệm vụ hàng đầu.
6. Canh tân hay tân phúc âm hóa Gíao xứ bằng cách nào?
Phải hướng đến 5 tiêu chí theo mô hình của cộng đoàn các tín hữu đầu tiên như thư mục vụ của HĐGM VN mời gọi để hướng đến.
6.1. LM (cha xứ) phải xây dựng gia đình Giáo xứ thành một cộng đoàn siêng năng tham dự Lễ Bẻ Bánh. Muốn thế cha xứ phải tạo điều kiện thuận tiện cho giáo dân tham dự thánh lễ. Gíúp giáo dân ý thức tầm quan trọng và sự quý giá của thánh lễ. Phải chuẩn bị dâng thánh lễ ý thức và sốt sắng. Siêng năng cầu nguyện với Lời Chúa. Nhất là chuẩn bị bài giảng cho thật tốt.
6.2. LM phải tìm cách giúp giáo dân yêu mến Lời Chúa và lắng nghe lời giáo huấn Gíao Hội.
LM phải thao thức làm thế nào để giúp cho giáo dân tiếp cận được với Lời Chúa. Gíup họ chân thành lắng nghe Lời Chúa, đón nhận và ghi khắc gíao huấn của Gíao hội rồi rút ra bài học thực hành cụ thể, để Lời Chúa và giáo huấn Gíao hội thấm nhập và đổi mới tâm hồn.
6.3. LM cần có sáng kiến tạo ra nhiều buổi cầu nguyện. LM phải là người giúp cộng đoàn Giáo xứ canh tân về việc cầu nguyện. Lời cầu nguyện chính là hơi thở của linh hồn, làm cho ta nối kết với Thiên Chúa. Giáo xứ phải là cộng đoàn cầu nguyện, cầu nguyên riêng và cầu nguyện chung. Cầu nguyện sẽ giúp cho các giáo dân thấy được sự giới hạn đời sống đạo của mình, giúp cho giáo dân sửa chữa và được biến đổi tốt hơn.
6.4. Gia đình giáo xứ phải là một cộng đoàn hiệp nhất yêu thương.  “Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ Thầy là chúng con thương yêu nhau” (Ga 13, 35). Đây là mệnh lệnh Chúa Giêsu trao cho các môn đệ và qua các môn đệ, Chúa Giêsu trao cho Hội thánh. Giáo xứ là Hội Thánh, mọi người sống trong Giáo xứ là anh em. Vì vậy, LM (cha xứ) phải yêu mến các linh hồn, yêu mến hết mọi người trong Giáo xứ, nhất là những người nghèo, những người thiếu thốn tình thương của Chúa. Không những LM yêu mến họ mà thôi, nhưng LM còn phải giúp người ta yêu thương nhau nữa, sống hiệp nhất với nhau, hòa bình với nhau, thông cảm và tha thứ cho nhau.
6.5. Giáo xứ là cộng đoàn làm chứng Tin mừng.
Đây là nhiệm vụ hàng đầu của Gíao xứ. Bởi đây là lệnh truyền của Chúa. (Mc 16, 15); là bản tính GH lữ hành.(CĐ Vat II); là nhiệm vụ sống còn của Gíao hội. (UB.LBTM/HĐGMVN).
Cha xứ cần phải thao thức đề tìm ra những sáng kiến giúp cho Giáo xứ sống Tin Mừng. Có sống Tin Mừng thì gia đình Giáo xứ mới thật sự có bình an, hạnh phúc, chan hòa tình yêu thương. nhờ đó Giáo xứ trở nên cộng đoàn nhân chứng sáng ngời cho Tin Mừng cứu độ, tình thương của Con Thiên Chúa làm người, nơi ấy mọi người tìm thấy cuộc sống bình an, hạnh phúc và tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa.
Kết luận:            
Trong lời mở đầu của Sắc lệnh về tác vụ và đời sống các linh mục có ghi: "Chức Linh Mục trong Giáo Hội hết sức cao trọng, đó là điều Thánh Công Ðồng nầy đã nhiều lần nhắc nhở cho hết mọi người".(Presbyterorum Ordinis).  Đúng thế, vai trò linh mục coi xứ rất cao quý và quan trọng. Trong một lần, các linh mục đến Rôma để chào Đức Giáo hoàng Gioan XXIII. Từng vị linh mục tiến đến trước mặt ngài, chào ngài và giới thiệu về công việc của mình. Có vị giới thiệu mình là giáo sư dạy ở một học viện, có vị giới thiệu là tuyên úy bệnh viện, có vị giới thiệu là chưởng ấn của giáo phận... có một vị linh mục cuối cùng giới thiệu với Đức Giáo Hoàng trong thái độ rụt rè: “Thưa Đức Thánh Cha, con chỉ là một linh mục coi xứ”. Sau khi nghe giới thiệu, ĐGH bái gối trước mặt ngài, hôn tay ngài và đứng dậy nói: “Đó là công việc cao trọng nhất của linh mục”.
Linh mục coi xứ luôn ở tuyến đầu của Giáo hội. Nhiều chương trình đề ra, nhiều đường hướng mục vụ đề ra, phong trào... nhưng nó sẽ không có kết quả nếu không được thực hiện trong Giáo xứ dưới sự hướng dẫn của các cha xứ thánh thiện, nhiệt thành và đầy tình yêu mục tử.
Gợi ý chia sẻ

Làm thế nào để giúp giáo dân tích cực tham dự thánh lễ, ham thích học Thánh Kinh, siêng năng cầu nguyện và ý thức tham gia các công việc trong Gíao xứ? Xin quý cha chia sẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN Lm. Nguyệt Giang CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN-B KÍNH TRỌNG THỂ CHÚA KITÔ, VUA VŨ TRỤ Đn 7,...