Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

CHÚA NHẬT MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ

MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ
(lễ thiếu nhi)

Dẫn
Hôm nay chúng ta cùng với Giáo Hội long trọng mừng kính lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Mừng kính thánh lễ hôm nay Giáo Hội mời gọi chúng ta tìm hiểu và suy niệm sâu xa hơn về bí tích Thánh Thể, nhờ thế chúng ta thêm hiểu biết và yêu mến Thánh Thể Chúa hơn.
Giờ đây chúng ta hãy khiêm tốn nhìn nhận những lầm lỗi, thiếu sót và xin ơn tha thứ của Chúa để xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh.

Chia sẻ
Mừng kính trọng thể  lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô hôm nay, là dịp thuận tiện để cha cùng với các con ôn lại đôi chút giáo lý về Bí Tích Thánh Thể mà Giáo Hội chỉ dạy chúng ta.
1. Các con cho cha biết: Ai đã lập Bí Tích Thánh Thể?
- Chúa Giêsu.
2. Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể khi nào?
- Chúa Giêsu đã lập bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc ly trước khi Người chịu chết.
3. Chúa Giêsu đã lập bí tích Thánh Thể như thế nào?
- Đang trong bữa ăn, Người cầm lấy bánh dâng lời chúc tụng tạ ơn rồi bẻ ra trao cho các môn đệ mà phán: “Này là mình Ta, các con hãy cầm lấy mà ăn”. Sau đó, Chúa Giêsu cầm lấy chén rượu nho, tạ ơn Chúa Cha rồi trao cho các môn đệ và nói: “ Các con hãy nhận lấy mà uống, này là máu Ta, Máu tân ước vĩnh cửu sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội” ( Mt 26, 26-28; Lc 22, 17-20). Khi ấy bánh và rượu trở nên Mình Máu Thánh Chúa.
4. Vì ý gì Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể?
- Vì yêu thương chúng ta và muốn ở với chúng ta mãi nên Chúa Giêsu đã dùng chính Mình Máu Người làm của ăn thức uống để nuôi dưỡng linh hồn bổ dưỡng thân xác nhắm giúp chúng ta đủ sức tiến bưóc trên hành trình đi về nhà Cha.
5. Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể mấy lần?
- Chúa Giêsu chỉ lập bí tích Thánh Thể một lần, nhưng Chúa Giêsu đã truyền lệnh cho các tông đồ: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta” ( Lc 22, 19). Qua đây Chúa Giêsu truyền lệnh cho Hội Thánh cử hành bí tích Thánh Thể mà tưởng nhớ đến Chúa.
6. Giáo Hội cử hành bí tích Thánh Thể khi nào?
Chính khi cử hành thánh lễ là Giáo Hội cử hành bí tích Thánh Thể.
7. Khi nào bánh rượu trở nên Mình Máu Chúa?
Trong thánh lễ, khi linh mục chủ tế đọc lời truyền phép trên bánh và rượu lúc ấy bánh rượu liền trở nên Mình và Máu Thánh Chúa.
8. Chúa Giêsu yêu thương muốn ở với chúng con. Vậy các con có muốn rước Chúa vào lòng để ở cùng chúng con không?
- Muốn.
9. Muốn rước Chúa vào lòng thì phải có những điều kiện gì?
- Sạch tội trọng, có ý ngay lành, giữ chay một giờ trước khi rước Chúa.
10. Rước Chúa thì được những ơn ích gì các con?
- Được kết hợp mật thiếu với Chúa Giêsu và với nhau.
Xóa bỏ các tôi nhẹ và gia tăng ơn thánh hóa.
Có sức chống trả chước cám dỗ.
Bảo đảm cho ta được sống đời đời.
Các con thân mến, Chúa Giêsu yêu thương chúng ta đến hy sinh thân mình để trở nên Mình Máu Thánh nuôi sống chúng ta. Chúng ta xin Chúa cho chúng ta biết đáp lại tình yêu Chúa bằng việc chăm học giáo lý, siêng năng tham dự thánh lễ và luôn giữ tâm hồn trong sạch để dọn mình rước Mình Máu Thánh Chúa cho xứng đáng.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

SỐNG LỜI CHÚA TUẦN XII THƯỜNG NIÊM A

Thứ hai (Mt 7, 1-5)

Dẫn
Chúa dạy chúng ta: “Các con phải nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành”. Tuy nhiên Chúa không muốn chúng ta tự cao, tự đại cho mình tốt lành thánh thiện hơn người khác rồi lên mặt dạy đời, xét đoán và lên án người khác.
Xin cho chúng ta biết khiêm tốn nhận mình còn nhiều yếu đuối, thiếu sót và lầm lỗi để biết lo sửa đổi mỗi ngày nên hoàn thiện hơn, hầu xứng đáng là con của Chúa.

Chia sẻ
Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu dạy chúng ta: “ anh em đừng xét đoán để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán”.
Tâm lý tự nhiên trong chúng ta là thích xét đoán người khác. Lý do bởi vì:
- Ta luôn nghĩ mình hay hơn, tốt hơn, giỏi hơn người khác.
- Do tính ác nằm sẵn trong người ta. Tuân tử nói: Nhân tri sơ tính bản ác.
- Ta thích chà đạp và hạ bệ người khác nhằm để tự nâng bốc mình lên.
Thật vậy khi xét đoán ai, tức là chúng ta đặt mình lên trên người ấy, và muốn mọi người tôn vinh ca ngợi ta.

Sở dĩ Chúa Giêsu dạy chúng ta chứ nên xét đoán người khác là bởi vì:
- Quyền xét đoán là quyền của Thiên Chúa: “ Chỉ có một Đấng ra lề luật và xét xử, đó là Đấng có quyền cứu thoát và tiêu diệt. Còn ngươi là ai mà dám xét đoán người thân cận?” ( Gc 5, 12 ).
- Nhân vô thập toàn, là con người ai cũng có những thiếu sót và tội lỗi, lắm khi tính hư nết xấu và tội lỗi chúng ta còn lớn hơn người khác. Do đó Chúa Giêsu khuyên chúng ta nên để ý đến cái “xà” trong mắt của mình hơn là quan tâm đến cái “rác” trong mắt anh em. Và hãy lưu tâm lấy cái “xà” trong mắt mình trước đã hơn là chỉ lo lấy cái “rác” trong mắt anh em.
-  “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán”. “Cầm đuốt mà rê chân người”; “ Bới lông tìm vết, vạch lá tìm sâu”, bươi móc lầm lỗi người khác rồi kết án buộc tội thì đáng bị Thiên Chúa kết án.
Xin cho chúng ta đừng bao giờ tước quyền của Thiên Chúa để xét đoán và lên án anh em mình, cũng đừng bao giờ đồng lõa hùa theo người khác để rồi nói xấu và dạy đời người khác. Trái lại cho chúng ta biết can đảm nói điều tốt lành cho anh em, nhất là những người vắng mặt  Làm thế ta sẽ được Thiên Chúa ghi công. Bởi vì “ anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy”.

Thứ ba (7, 6. 12-14)

Dẫn
Con tim chỉ vui trở lại, hy vọng và tình yêu chỉ được thắp sáng và tâm hồn được biến đổi thành một người mới khi tôi biết sống hy sinh và cho đi. Đó là sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta.

Chia sẻ
Truyện kể:
Hai hạt giống cùng nằm trên một mảnh đất màu mỡ.
Hạt giống đầu tiên nói: “Tôi muốn lớn lên! Tôi muốn rễ của tôi phải ăn sâu xuống lòng đất, mầm của tôi sẽ vươn lên vỏ đất cứng bên trên…Tôi muốn giương nhành lộc non như tấm băng rôn báo hiệu xuân về… Tôi muốn cảm nhận cái ấm áp của mặt trời chảy dài trên khuôn mặt, và cái tinh khiết của sương mai trên những cánh hoa.
Và cô ta lớn lên …
Hạt giống thứ 2 nói “ Hmmm, nếu rễ của tôi ăn sâu xuống đất, tôi không biết tôi sẽ đụng phải thứ gì trong bóng tối. Nếu tôi vươn mầm qua lớp đất cứng, cái mầm mịn màng của tôi có lẽ sẽ bị hủy hoại … chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi để lộc non xuất hiện và sâu bọ có ăn chúng? Và nếu tôi nở hoa, một đứa trẻ nào đó sẽ ngắt tôi khỏi đất. Không, tốt hơn là tôi nên chờ cho tới khi an toàn.
Và rồi cô ta chờ …
Một con gà mái đang đào bới xung quanh tìm thức ăn và phát hiện ra hạt giống đang nằm chờ, thế là gà ta ăn ngay hạt giống ấy.
Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho vườn hoa cuộc đời thêm tươi đẹp - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai.

Tự nhiên ai trong chúng ta cũng thích sống an nhàn và tìm tư lợi cho mình. Nhưng đó không phải là điều Chúa muốn: “ Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng phải làm cho người ta”.
Trong cựu ước chỉ dạy: “ Đừng làm cho người khác điều chính mình không thích” (Tb 4, 16). Lời dạy này còn mang tính thụ động và tiêu cực không phù hợp với lời dạy của Chúa Giêsu.
 Vì sợ bóng tối, hạt giống thứ hai đã không đâm rễ vào lòng đất nên chẳng bao giờ nhìn thấy được ánh sáng.
Cũng vậy, không thích bóng tối không có nghĩa là không gieo bóng tối. Vì chưa hẳn không gieo bóng tối là có ánh sáng. Muốn có ánh sáng phải gieo ánh sáng.
Vì lo sợ đất cứng, sâu bọ và lũ trẻ làm hại nên hạt giống thứ hai đã thụ động tìm sự an toàn, cuối cùng rồi cũng bị hủy diệt.
Cũng vậy tránh điều dữ cũng chưa hẳn tìm được điều lành. Muốn có điều lành cần phải làm những việc lành.
Không ai là một hòn đảo. Sống là sống với, sống cùng, sống vì và sống cho người khác. Khi sống cho người khác đòi hỏi chúng ta phải hy sinh, chịu thiệt thòi và mất mác, phải đi vào con đường hẹp. Nhưng đó lại là con đường dẫn đến sự sống.
Sự sống ở đây không đơn thuần là tồn tại dưới hình thức vật chất, vì không có vật chất nào không theo quy luật: sinh ra, lớn lên và bị tiêu diệt; sự sống ở đây chính là cõi vĩnh hằng, là dẫu có chết đi, nhưng với mọi người xung quanh, bạn chưa từng chết, bạn không bao giờ chết, bạn tồn tại trong trái tim mỗi người và trong tình yêu của Chúa.
Xin Chúa cho chúng ta biết khôn ngoan chọn cho mình một con đường hẹp. Đó là con đường của thập giá hy sinh. Con đường vị tha, sống vì anh em bằng tấm lòng yêu mến cho dẫu phải gặp nhiều gian lao thử thách và đau khổ. Nhưng chúng ta hằng tin rằng đó là con đường dẫn chúng ta đến ánh sáng của niềm vui, hạnh phúc và sự sống đời đời.
Thứ tư (Mt 7, 15-20)
Dẫn
Lòng dạ con người tỏ hiện ra bên ngoài bằng việc họ làm chứ không phải điều họ nói. Người đời thì thường nói một đàng làm một nẻo.
Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu cảnh cáo và lên án những ai nói một đàng làm một nẻo; đồng thời cũng mời gọi chúng ta biết nỗ lực thống nhất đời sống, nghĩa là thống nhất giữa “cái là” và “cái làm”.
Chia sẻ
- Thông tin cho biết những tháng gần đây đã xuất hiện nhiều loại thực phẩm giả trên thị trường Việt Nam: Hột gà giả, gạo giả, thịt bò giả, rượu giả…
Trên đài truyền hình VTV1 cách đây ít ngày thông tin cho biết, công an đã bắt được một số lượng lớn tiền giả Việt Nam đồng, được vận chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Không chỉ thực phẩm giả, tiền giả trôi nổi trên thị trường mà vàng giả  vẫn bày bán khắp nơi. Nhiều cô làm le đeo quằn cả tay, cứ tưởng là vàng thật ai ngờ là vàng giả trăm phần trăm.
- Nhưng hàng giả không nguy hiểm cho bằng người giả.
Với kỹ thuật giải phẫu thẩm mỹ và trang điểm như hiện nay, người ta có thể biến một người xấu xí già nua trở trở nên xinh đẹp và trẻ trung lạ thường, bằng cách: đội tóc giả, gắn mi răng giả, độn ngực mông giả…Người ta cònthể làm cho anh chàng đực rựa “trăm phần trăm”  thành cô gái y như thật.
- Thế nhưng cái giả bên ngoài không đáng sợ bằng sự giả dối bên trong của con người.
Chẳng hạn để khoe khoang với bè bạn, để dễ dàng trong công ăn việc làm, cũng như để luồn lách vào chức vụ nọ chức vụ kia, người ta có thể bỏ tiền ra mua một cái bằng…phó tiến sĩ giả, để hù dọa bà con lối xóm.
Người ta cũng có thể mượn danh làm công an giả, cán bộ giả, thậm chí cả linh mục giả để dối gạt thiên hạ, ẵm về cho mình những món tiền lớn và những lợi nhuận kếch xù.
 Người ta sẵn sàng mượn tạm danh nghĩa, lợi dụng những chức vụ giả tổ chức gây quỹ từ thiện nhằm móc túi  những nhà hảo tâm.
Họ là những kẻ nghĩ thế này, nói thế kia, nói một đàng làm quàng một nẻo. Tư tưởng không đi đôi với lời nói, còn lời nói thì không đi đôi với việc làm. Tư tưởng, lời nói và việc làm của họ không còn trong suốt như pha lê. Không còn hợp nhất với nhau.
Đúng như Chúa Giêsu nói trong bài tin mừng hômn nay: “ Họ là những ngôn sứ giả đội lốt chiên mà đến với chúng ta”. Và lưu ý chúng ta phải cẩn thận đề cao cảnh giác những hạng người ấy.
Xin cho chúng ta biết can đảm sống thật với mình với người và với Chúa. Vì sự thật sẽ giải thoát chúng ta.

Thứ bảy (Mt 8,5-17)

Dẫn
Tình thương ơn cứu độ của Chúa là phổ quát dành cho hết mọi người, không phân biệt màu da, chủng tộc hay tôn giáo. Tuy nhiên để đón nhận được tình thương và ơn cứu độ của Chúa đòi hỏi con người phải có đức tin. Đó là sứ điệp lời Chúa hôm nay gởi đến chúng ta.

Chia sẻ
Tin mừng hôm nay cho thấy Chúa Giêsu yêu thương và cứu chữa nhiều người, không phận biệt họ là ai.
Tiêu biểu là việc Chúa Giêsu chữa lành người đầy tớ tê bại của viên đại đội trưởng, nhờ lòng tin mạnh mẻ của ông ta.
Cất bước ra đi khỏi mái nhà tiện nghi êm ấm để lên đường tìm Đức Giêsu là bằng chứng của một niềm tin.
Thốt lên lời nài xin cùng Đức Giêsu về nhu cầu mình cần trong khiêm tốn là dấu chứng của lòng tin cậy.
Nhận thân phận và ngôi nhà mình bất xứng không đáng Chúa ngự đến, thể hiện lòng khiêm nhường thẳm sâu và niềm tin tuyệt đối vào quyền năng của Chúa nơi Đức Giêsu.
Niềm tin này đã được Chúa Giêsu xác nhận qua lời tuyên bố mạnh mẽ: “Tôi không thấy một người Ít-ra-en nào có lòng tin như thế”.
Chính lòng khiêm nhường thẳm sâu và niềm tin tưởng tuyệt đối của viên đại đội trưởng đã được Chúa Giêsu đón nhận qua việc Chúa đã cứu chữa tên đầy tớ của ông ta được lành bệnh.
Lòng tin tưởng phó thác của viên đại đội trưởng khiến chúng ta nhớ đến lòng tin phó thác của Đức Maria nhân ngày thứ bảy hôm nay. Với lòng tin tưởng tuyệt đối vào Chúa, Đức Mẹ đã sẵn sàng vâng theo thánh ý Chúa trong mọi cảnh huống của cuộc đời, dù phải trải qua bao là thử thách.
Trên hành trình bước theo Chúa, niềm tin của chúng ta cũng phải đối diện với biết bao là chông gai thử thách. Xin cho chúng ta luôn kiên vững niềm tin vào Chúa như Đức Maria và mạnh mẻ thể hiện niềm tin của mình như viên đại đội trưởng, nhờ thế chúng ta sẽ được Chúa yêu thương đón nhận và cứu chữa.

CHÚA NHẬT CHÚA BA NGÔI

LỄ CHÚA BA NGÔI
(giới thiếu nhi)
Dẫn
Hôm nay chúng ta cùng với Giáo Hội long trọng mừng kính mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi. Một Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần. Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi là một trong ba mầu nhiệm chính trong đạo vì mầu nhiệm này ảnh hưởng quan trọng trên đời sống đức tin của chúng ta.
Nhưng hình như trong đời sống đạo chúng ta ít quan tâm tìm hiểu và sống tâm tình của mầu nhiệm này.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta xin cho lời Chúa soi sáng cho chúng ta hiểu rõ hơn về mầu nhiệm này, và xin Chúa giúp ta sống tinh thần của mầu nhiệm này cho xứng đáng.

Chia sẻ
1. Chúa nhật hôm nay, chúng ta và Giáo Hội toàn cầu mừng kính mầu nhiệm nào?
- Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi. Một Chúa nhưng có Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi nhưng chỉ có một Chúa. Ba Ngôi bằng nhau không ngôi nào hơn ngôi nào kém.

2. Hội thánh dạy chúng ta có mấy mầu nhiệm chính trong đạo?
- Có ba mầu nhiệm chính trong đạo: Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người, mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc.
3. Ai dạy cho ta biết mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi?
- Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta biết mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi.
4. Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta biết mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi khi nào?
-  Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy các tông đồ: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”( Mt 28,19).
5. Trong tin mừng có chổ nào diễn tả về mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi Không?
-  Đọc Tin Mừng, chúng ta gặp thấy nhiều hình ảnh và lời nói trình bày về mầu nhiệm Ba Ngôi:
Khi Sứ thần Gabriel đến báo tin cho Đức Maria: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ che chở bà, vì thế Hài Nhi bà sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. Những lời đó cho biết: Đấng Tối Cao là Chúa Cha. Đấng quyền năng là Chúa Thánh Thần sẽ làm Đức Maria thụ thai và sinh hạ. Hài Nhi sinh ra là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa.
Hình ảnh đặc trưng nhất là khi Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan, chim bồ câu ngự xuống đậu trên Ngài (Ga1,32-34). Tiếng Chúa Cha tuyên phán : Con là con Ta yêu dấu (Mt 1,11).Tiếng nói, chim câu,Chúa Giêsu, ba hình ảnh này tạo nên chân dung sống động về Ba Ngôi.
Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu hứa với các tông đồ: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bàu Chữa khác, đó là Thần Khí sự thật…” Chúa Giêsu xin Chúa Cha ban Đấng Bàu Chữa là Thần Khí sự thật, nghĩa là Chúa Thánh Thần cho các môn đệ.
Đức Kitô mặc khải : “Ai thấy ta là thấy Cha…Cha và Ta là một….Ta sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác để ở cùng anh em luôn mãi”
Thánh Phaolô luôn cầu chúc: Ân sủng của Đức Kitô, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em.
6. Tại sao Giáo Hội cho rằng: Một Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm?
- Vì đây là điều vượt trên trí năng suy luận và hiểu biết của con người. Con người chúng ta không thể dùng bất cứ hình ảnh  hay ngôn từ nào để có thể diễn tả hết về mầu nhiệm này.
7. Thông thường khi diễn tả mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi, người ta dùng đến những hình ảnh nào?
- Có người dùng tam giác đều. Có ba cạnh bằng nhau làm nên một tam giác.
- Có người dùng ngón tay. Ngón tay có ba đốt trên cùng một ngón tay.
- Có người diễn tả mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi bằng nước ở ba thể: lõng, đặc và hơi.
- Người ta cũng có thể diễn tả mầu nhiệm này như là: Mặt trời, ánh sáng và sức nóng. Mặt trời là Chúa Cha, từ mặt trời có ánh sáng là Chúa Con, từ đó sinh ra sức nóng là Chúa Thánh Thần…
Dù chúng ta có đưa ra nhiều hình ảnh để nói về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi cũng sẽ không bao giờ diễn tả hết về mầu nhiệm này. Vì Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm nên chúng ta không bao giờ hiểu thấu được. Sở dĩ chúng ta biết được là vì chính Chúa đã tỏ lộ cho chúng ta.
Không riêng về các mầu nhiệm trong đạo mà còn nhiều điều trong cuộc sống trí khôn chúng ta cũng không bao giờ hiểu thấu được
Để diễn tả các điều khó hiểu của cuộc sống, cha ông ngày xưa mới đố nhau : Đố ai biết lúa mấy cây, biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng. Đố ai quét sạch lá rừng, để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.
Có lẽ trong tất cả mọi điều khó hiểu của cuộc sống con người thì tình yêu là khó hiểu nhất.
Chỉ nguyên định nghĩa tình yêu thôi cũng đủ để hao tổn bao công sức và giấy mực qua các thời đại mà vẫn không có được một định nghĩa diễn tả trọn vẹn ý nghĩa. Và vì không có được một định nghĩa nên người ta mới coi tình yêu như là mầu nhiệm. Thế nhưng, mầu nhiệm tình yêu có đáng là gì so với các mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Tuy trí khôn con người thì quá nhỏ bé không tài nào hiểu về mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi nhưng con tim của chúng ta lại đủ to lớn để yêu mến Ngài. Thực vậy, Chúa Giêsu đã tỏ lộ không phải để chúng ta hiểu thấu, nhưng để chúng ta yêu mến.
Trước hết, con tim chúng ta đủ to lớn để ca tụng ngài.
Mỗi khi hát: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời. Mỗi khi đọc: Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Mỗi khi làm dấu thánh giá, là chúng ta ca tụng và thờ lạy Chúa Ba Ngôi.
Hơn thế nữa, con tim chúng ta cũng đủ to lớn để cảm tạ Chúa Ba Ngôi.
Vậy Ngài đã làm gì cho chúng ta?
Chúa Cha đã tạo dựng nên chúng ta ngay khi chúng ta còn chưa cất tiếng khóc chào đời.
Chúa Con đã dùng cái chết trên Thập giá để cứu chuộc chúng ta.
Và Chúa Thánh Thần luôn thánh hóa chúng ta.
Nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa.
Nhờ bí tích Thêm sức, chúng ta trở nên những người lính chiến của Chúa Thánh Thần.
Nhờ bí tích Giải tội, chúng ta được tẩy sạch mọi tội lỗi. Vì thế, chúng ta phải cảm tạ và yêu mến Chúa Ba Ngôi.
Thứ đến, trái tim chúng ta cũng đủ to lớn để cho Chúa Ba Ngôi ngự trị.
Thiên Chúa không ngự trên chốn trời cao, xa cách ngàn trùng. Trái lại, Ngài sống trong chúng ta, Ngài ở cùng chúng ta và chúng ta là đền thờ sống động của Ngài. Mỗi khi tâm hồn chúng ta sạch tội trọng, Chúa Ba Ngôi sẽ ngự trị và trao ban cho chúng ta sự sống thầm linh, sự sống ân sủng, nhờ đó, chúng ta thuộc về gia đình của Thiên Chúa.
Sau cùng, trái tim của đủ lớn để sống yêu thương như Chúa đã yêu chúng ta.
Yêu thương như Chúa yêu là cho đi: “ Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình cho thế gian”.
Yêu thương như Chúa là làm cho sống và sống dồi dào: “ … để ai tin vào Con của Ngài thì không phải chết, nhưng được sống muôn đời”.
Yêu thương như Chúa là tha thứ: Thiên Chúa mạc khải cho Môisen biết Ngài là : “ Thiên Chúa từ bi, nhân hậu, nhẫn nại, giàu ân nghĩa và thành tín”.
Yêu thương như Chúa yêu là ở chung, sống chung, đi chung. Môisen đã nài xin và được Thiên Chúa chấp nhận: “ Dám xin Chúa cùng đi đường với chúng con”.
Thánh Phaolô cũng cho tín hữu Côrintô biết Thiên Chúa “ sẽ ở trong anh em.”.
Chúng ta không mong muốn thấu hiểu hết về mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi. Nhưng xin cho chúng ta biết sống mầu nhiệm này cho xứng đáng.
Đó là biết chúc tụng và tôn vinh danh thánh Ba Ngôi Thiên Chúa không ngừng. Biết siêng năng cảm tạ tình thương Thiên Chúa Ba Ngôi dành cho chúng ta cũng như luôn gìn giữ tâm hồn trong sạch để xứng đáng là nơi Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Nhất là biết sống theo mẫu gương tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi.





Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

SỐNG LỜI CHÚA TUẦN V PHỤC SINH

Thứ hai (Ga 14,21-26)

Dẫn

Có yêu nhau thì mới sẵn sàng lắng nghe và làm theo điều người yêu mình mong muốn.
Đứa con có yêu cha mẹ thì mới trân trọng lắng nghe lời cha mẹ khuyên dạy và vui mừng thực hiện điều cha mẹ chỉ bảo.
Cũng vậy chúng ta có yêu mến Chúa thì mới nghe lời và sẵn lòng làm theo lời Chúa.

Chia sẻ
Trong một buổi nói chuyện với Doanh nhân – Trí thức công giáo tại Đan viện Châu Sơn, TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã đề cập đến hiện tượng những người mang danh Công giáo trong xã hội ngày hôm nay. Ngài nói:
“Trong danh xưng Công giáo ngày nay, cũng có nhiều cái hàm hồ, có những người có tên gọi Công giáo, nhưng không làm gì chứng tỏ mình là người công giáo. Chẳng hạn chúng ta thấy trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần trước, ông John Kerry là người Công giáo ra tranh cử, nhưng không được người công giáo bỏ phiếu cho vì ông ủng hộ phá thai. Như vậy, ông chỉ có cái danh công giáo thôi chứ còn giáo lý công giáo ông không thực hành, và ông thất cử.
Có những người không có công giáo nhưng chỉ dán nhãn hiệu là cái mác công giáo. Như những người Trung Quốc họ giỏi lắm, lên chợ Lạng Sơn thấy ảnh Chúa, ảnh Mẹ đầy tràn cả, cái nào có tiền là các anh ấy làm. Nhưng họ không có đạo, ở Trung Quốc người công giáo rất ít, nhưng Tràng hạt, Chúa, Mẹ… anh ta làm hết, miễn có tiền… Đấy là những nhãn hiệu công giáo, nhưng thực chất không phải là công giáo.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy rất nhiều cái khác nữa, chẳng hạn như là Ủy Ban đoàn kết Công giáo. Ủy ban ĐKCG cũng có người công giáo, có người bỏ đạo lâu rồi, thậm chí có những người không công giáo… Ủy ban đó chỉ có nhãn hiệu Công giáo, vì nền tảng của nó không phải là tổ chức của Giáo hội, không phải do Giáo quyền lập ra, nên cái công giáo đó cũng chỉ là nhãn hiệu. Cho nên công giáo đó cũng như hàng hóa của Tàu nào là tràng hạt, nào là tượng ảnh… thì cái đó không phải của đạo mình làm ra nhưng do những người buôn bán, kiếm tiền làm ra.
Khi nói tôi là ai? Tôi là người công giáo nhưng công giáo đó là loại nào? Tôi là tên gọi, tôi là nhãn hiệu hay tôi là thực chất?”
Những gì TGM Giuse. Ngô Quang Kiệt nói trên làm chúng ta suy nghĩ đến lời Chúa Giêsu nói trong bài tin mừng hôm nay. Không phải bất cứ ai lãnh nhận bí tích rửa tội thì hẳn nhiên trở nên con cái đích thực của Thiên Chúa.
Nhưng để nên con cái đích thực của Chúa, trước hết chúng ta phải có lòng yêu mến Chúa bằng cách đặt Chúa vào vị trí cao nhất trong cuộc đời chúng ta. Ưu tiên chọn Chúa làm giá trị hàng đầu trong cuộc sống.
Thứ đến, yêu mến Chúa thì phải gắn bó với Chúa mật thiết. Định luật tình yêu dạy ta hiểu rằng: Yêu ai thì ở gần người đó, yêu ai thì muốn ở bên người đó và yêu ai thì muốn ở với và ở trong để trở nên một với người đó.
Cuối cùng Chúa Giêsu cho biết dấu hiệu của những người có lòng yêu mến Chúa đích thực đó là: tuân giữ lời Chúa. Thước đo của lòng yêu mến chúng ta nhiều hay ít hệ tại ở việc chúng ta tuân giữ lời Chúa ít hay nhiều.
Nếu chúng ta nói chúng ta yêu mến Thiên Chúa mà chúng ta không thực hành lời Chúa dạy, thì có khác gì đứa con “gọi dạ bảo vâng”, nhưng chỉ vâng vâng dạ dạ mà không làm theo lời cha mẹ chỉ dạy, thì tình yêu đó chỉ là thứ tình yêu giả hình, thứ tình yêu đầu môi trót lưỡi. Như Đức Tổng Giuse nói đó chỉ là nhãn hiệu, là cái mác mà thôi.
Vì thế, Chúa Giêsu luôn nhấn mạnh đến lợi ích và giá trị của việc nghe và làm theo lời Chúa: “ Nghe và thực hành lời Chúa giống như người khôn xây nhà trên nền đá”; “ hãy làm theo lời Chúa chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình”. Lý thuyết và thực hành phải đi đôi mới có ích lợi, đức tin không việc làm là đức tin chết.
Xin Chúa cho chúng ta luôn hết lòng tuân giữ và thực hành lời Chúa bằng tình yêu mến. Biết đặt Chúa vào vị trí quan trọng trong cuộc sống và sẵn sàng chọn Chúa làm gia nghiệp đời ta. Làm được như thế chứng tỏ là chúng ta yêu mến Chúa và xứng danh là con cái đích thực của Chúa.

Thứ ba (Ga 14,27-31a)
Dẫn

Thiên tai, dịch bệnh, nghèo đói, đam mê tội lỗi, hận thù ghen ghét… tất cả những mối hiểm họa ấy như dâng tràn trong thế giới hôm nay, khiến cho lòng người đầy bất an.

Xin Chúa thương ban bình an của Chúa cho chúng con, sự bình an đích thực trong tâm hồn như lời Chúa hứa.

Chia sẻ

Chưa bao giờ con người lại phải đối diện trước những lo âu, bối rối, sợ hãi và bất an như ngày hôm nay. Chiến tranh, thiên tai, bệnh tật… xảy ra hàng ngày. Thất nghiệp, vật giá leo thang, trộm cắp… gia tăng đến mức báo động.  Ly dị, phá thai, bất trung, tệ nạn xã hội …không ngừng gia tăng. Vì thế hơn lúc nào hết, con người ngày hôm nay luôn khao khát có được cuộc sống bình an.

Để chốn chạy nỗi lo sợ, buồn phiền, bất an, con người thường chỉ biết dựa vào của cải vật chất để trấn an tâm hồn đấy bất an.

Chẳng hạn như:  Mua bảo hiểm xe cộ, nhà cửa, nhân mạng, y tế…

Hằng đêm mơ mộng để đánh con số đề, mua tấm vé kiến thiết hy vọng bớt đi những lo âu về tiến bạc.

Kẻ thì lao mình vào rượu chè và những thú vui khác để tìm những phút giây thoải mái quên đi chuyện đời.

Người thì uống thuốc an thần để đi tìm giấc ngủ hy vọng quên đi những muộn phiền.

Kẻ đễ tin thì đi tìm thầy bói, thầy tướng, thầy số để kiếm tìm hậu vận tương lai.

Người giàu có thì gởi tiền vàng vào ngân hàng để được an tâm.

Nhưng tất cả việc làm ấy chỉ là giải pháp tạm thời, thiếu căn bản và không bền vững nên không đem lại nguồn bình an đích thực cho tâm hồn.

Vì thế Chúa Giêsu nói với các tông đồ: bình an của Ngài không như thế gian ban tặng.

Bình an của Ngài không phải là thứ bình an bên ngoài, giả tạo. Nhưng là bình an bên trong, nghĩa là không giống như sự yên ổn hay hòa bình, vì yên ổn hay hòa bình là ở bên ngoài còn bình an thì ở bên trong.

Bình an là tình trạng tâm hồn đang tương quan tốt với Thiên Chúa và tha nhân.

Bình an của Chúa là bình an khi có Chúa làm chủ đời sống mình, luôn tin tưởng, phó thác và vâng theo ý Chúa trong mọi cảnh huống của cuộc đời.

Bình an của Chúa là có một tâm hồn trong sạch, được giao hòa với Chúa và anh em.

Bình an của Chúa ban tặng còn được hiểu là bình an với anh em mình. Sống hoà thuận với nhau, không thấy mình có điều gì làm phiền lòng anh em và thấy anh em không có điều gì làm phiền lòng mình.

Chỉ có bình an của Chúa mới làm cho chúng ta được hạnh phúc. Bởi vì bình an là thông hiệp với Thiên Chúa. Chúa Giêsu nhờ thông hiệp mật thiết với Thiên Chúa Cha nên Ngài luôn thấy bình an ngay khi kẻ thù đang đến gần và sắp giết chết Ngài.

Thế giới ngày hôm nay như đang sống trên một lò lửa. chíến tranh, khủng bố, thiên tai, động đất, khủng hoảng kinh tế, ô nhiễm môi trường…, thế gian chưa có bình an nên Bình An của Chúa Giêsu ban tặng vẫn còn nguyên giá trị cho nhân loại, cho những tâm hồn đang khắc khoải tìm kiếm bình an trong cuộc sống.

Mỗi người phải có bình an của Chúa mới có thể sống an bình với mọi người. Muốn có bình an ở bình diện lớn thì phải bắt đầu từ những bình diện nhỏ, là nơi mỗi người chúng ta.

Không ai cho cái mình không có. Sự bình an bắt đầu từ lòng mình rồi mới lan tỏa ra xã tắc nhân quần, như cổ nhân nói: “ Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Thứ tư (Ga 15,1-8)

Dẫn

Chúa Giêsu dùng hình ảnh quen thuộc là cây nho, để nói lên sự gắn kết sâu xa giữa Ngài với Chúng ta. Vì tình yêu Chúa Giêsu ở lại với chúng ta và mong muốn chúng ta ở lại trong Ngài để tiếp nhận sự sống dồi dào Ngài thông truyền cho chúng ta. Nhờ thế chúng ta sẽ trổ sinh nhiều hoa trái tốt lành dâng cho Chúa và dành cho nhau.

Chia sẻ

Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu sánh ví Ngài như là cây nho được Chúa Cha trồng xuống thế gian.

Chúng ta được ví như là những cành kết hiệp trong cùng một cây nho là Chúa Giêsu.

Mục đích của người trồng nho là để thu hoạch hoa trái. Nên các cành của cây nho phải sinh nhiều hoa trái thì mới làm vui lòng ông chủ.

Khi sánh ví chúng ta là cành nho thì đồng Chúa Giêsu cũng mời gọi  chúng ta sinh nhiều hoa trái là các việc lành phúc đức để Thiên Chúa được vinh hiển.

Nhưng để cành nho sinh nhiều hoa trái, cần phải có hai điều kiện:

Thứ nhất Gắn liền với thân nho. Cành nào càng gắn kết với với thân nho thì càng tươi tốt và sinh nhiều hoa trái.

Cũng vậy để có đời sống sung mãn và sinh  nhiều hoa trái thiêng liêng tốt lành. Chúng ta phải liên kết chặt chẻ với Chúa Giêsu bằng đời sống cầu nguyện và năng nhận lãnh các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể.

Thứ hai phải được chăm sóc và chịu cắt tỉa. Niềm vui của người trồng nho là vườn nho ông trồng sinh thật nhiều hoa trái tốt. Vì thế chủ vườn nho không ngừng chăm sóc và cắt tỉa.

 Cũng vậy, để  sinh thật nhiều hoa trái tốt lành, Thiên Chúa không ngừng chăm sóc chúng ta bằng Giáo Huấn và các Bí Tích, đồng thời Chúa cũng hằng cắt tỉa chúng ta bằng cách cho phép những sự dữ, những thử thách, những thất bại và đau khổ… xảy ra trong cuộc sống. Việc làm đó là cần thiết để ta chiến đấu không ngừng, hầu mỗi ngày nên thanh sạch và mạnh mẻ hơn.

Xin cho chúng ta biết sống gắn bó mật thiết với Chúa, tin tưởng phó thác vào ơn ban của Chúa, cũng như biết can đảm để Chúa cắt tỉa mỗi ngày. Nhờ thế, mỗi ngày chúng ta sinh nhiều hoa trái tốt lành là phụng sự Chúa sốt sắng hơn và phục vụ mọi người đắc lực hơn.

Thứ năm (Ga 15, 9-11)

Dẫn

Người đời thường nói: “ Yêu là khổ, không yêu thì lỗ, thà chịu khổ chứ không chịu lỗ”. Nhưng cái khổ lớn nhất không phải là yêu mà là bị người mình yêu từ chối tình yêu. Đúng vậy, yêu mà bị phản bội thì đau tê tái lòng.

Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta đến nỗi đã thí mạng mình vì chúng ta và mong muốn chúng ta đáp lại tình yêu của Ngài. Nhưng nhân loại hình như đã hững hừ trước tình yêu của Chúa. Vì thế Ngài tha thiết kêu mời chúng ta: “ Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”, bằng cách tuân giữ giới răn của Ngài. Khi ấy ta cảm nhận được niềm vui trọn vẹn.

Chia sẻ

Theo nguồn tin VnExpress – Chủ nhật, ngày 22 tháng năm năm 2011. của Nguyệt Triều - An Nhơn. Chiều ngày 21 tháng 05, vào lúc 13 giờ, khi những nạn nhân đầu tiên được đưa lên từ con tàu Dìn Ký, dưới đáy sông Sài Gòn, thuộc tỉnh Bình Dương, nhiều người trong lực lượng cứu hộ đã bậc khóc khi hai nạn nhân đầu tiên được tìm thấy chính là mẹ con chị Trần Thị Tương và cháu Quách Hồng Đạt. Dưới lớp bùn đen kịt, người mẹ vẫn còn nguyên tư thế trong giây phút tuyệt vọng cuối cùng khi ôm chặt lấy đứa con. Còn đôi tay của bé Đạt 3 tuổi vẫn quàng lấy mẹ.

Hình ảnh hết sức xúc động, nói lên tình yêu cao cả của người mẹ dành cho đứa con. Trong giây phút tuyệt vọng đối mặt với tử thần, người mẹ không nỡ buông bỏ đứa con để tìm đường thoát nạn cho riêng mình. Trái lại, người mẹ vẫn ôm chặt lấy đức con thơ vào lòng. Sẵn sàng ở lại cùng con dù phải hy sinh tính mạng. Cũng chính tình yêu, cháu Đạt tin tưởng phó thác vào người mẹ nên tay cháu quàng chặt lấy mẹ,  mong muốn được ở lại cùng mẹ cho dù phải chết.

Câu chuyện thật xúc động nói lên tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp của mẹ con chị Trần Thị Tương, làm ta hiểu hơn về lời mời gọi của Chúa Giêsu trong bài tin mừng hôm nay: “ Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy”.

Chúa Giêsu là tình yêu hữu hình của Chúa Cha dành cho chúng ta những người con yêu dấu của Chúa.

Chính tình yêu, Chúa Giêsu chấp nhận sinh ra mang thân phận con người để ở giữa loài người chúng ta.

Chính tình thương, Chúa Giêsu đã chấp nhận chịu đói, chịu khát… và bôn ba đi khắp các nẻo đường đất nước Do Thái để rao giảng tin mừng, làm phép lạ cứu chữa những ai đau khổ.

Cũng chính vì yêu, Chúa Giêsu chấp nhận đi vào con đường thập giá chịu đau khổ và sẵn sàng đón nhận cái chết đau đớn trên thập giá vì tội lỗi chúng ta. Rồi Chúa đã phục sinh vinh hiển mang đến niềm vui sống lại cho tất cả chúng ta.

Vì muốn ở lại mãi với con người, Chúa Giêsu đã ban lời giáo huấn và giới luật yêu thương. Chúa cũng thiết lập các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể, qua đó ở lại mãi với chúng ta.

Tình yêu Chúa thật quá cao vời. sẵn sàng chấp nhận mọi đau khổ, hy sinh và cả tính mạng để được “ở lại” với con người chúng ta.

Vì thế Chúa cũng mong mỏi chúng ta đáp lại tình yêu của Ngài bằng cách tha thiết mời gọi: “ Hãy ở lại trong tình thương của Ngài”.

Ở lại trong tình thương của Chúa được thể hiện qua việc tuân giữ giới răn của Ngài. Bởi lẽ  thánh Phao-lô trong gửi tín hữu Rôma đã nói: “ Không sống theo luật, luật mới do Thánh Linh là sống phản với Thánh Linh, mà Thánh Linh chính là tình yêu Thiên Chúa”. Thánh Gioan cũng nói: “ Ai giữ luật Chúa thì ở lại trong Ngài và Ngài ở lại trong kẻ ấy”. Không ai có thể nói tôi yêu mến Chúa mà không thực hiện lời Ngài.

Kinh nghiệm cho thấy: khi tôi yêu mến ai thì bất cứ việc to, việc nhỏ, việc nặng, việc nhẹ người ấy nhờ tôi, tôi sẵn sàng làm, có khi người ấy không nhờ tôi cũng làm miễn sao đẹp lòng người mình yêu.

Như thế muốn ở lại trong tình yêu Chúa, chúng ta phải thực hành lời Chúa. Nghĩa là thực hiện điều Chúa truyền dạy, mà lời dạy của Chúa là giới răn yêu thương. Trung thành sống trọn tình mến Chúa, yêu người là ta đã ở lại trong Chúa và khi đó chúng ta sẽ được Chúa ban cho niềm vui trọn vẹn là được sống mật thiết với Chúa ngay ở đời này và mãi đời sau.

Thứ sáu (Ga 15, 12-17)

Dẫn

Trước khi về cùng Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu đã để lại cho các môn đệ cũng như cho tất cả chúng ta lời nhắn nhử yêu thương: “ Đầy là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.

Yêu thương theo lệnh truyền của Chúa không chỉ là yêu thương người thân cận như chính mình. Nhưng là yêu thương tất cả mọi người không phân biệt bạn hay thù…, bằng một tình “yêu như Chúa yêu”.  Yêu nhưng không và sẵn sàng hy sinh ngay cả mạng sống cho người mình yêu.

Xin cho chúng ta có được tình yêu như Chúa, xứng đáng được gọi là bạn hữu của Chúa.

Chia sẻ

“ Anh  em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12).   Yêu thương nhau không mà thôi thì chưa đủ, Chúa Giêsu muốn các môn đệ của Ngài, trong đó có tôi và có bạn nữa, phải yêu như Ngài yêu cơ!  Bạn có biết yêu như Chúa yêu là yêu như thế nào không? 
Qua các sách Tin Mừng, qua những cử chỉ, lời nói, hành động và cách cư xử của Chúa Giêsu đối với dân chúng nói chung, và với các môn đệ nói riêng, tôi thấy muốn yêu như Chúa yêu thì tình yêu của chúng mình phải có ít nhất ba yếu tố này: CHẤP NHẬN – KIÊN NHẪN & QUAN TÂM. 
CHẤP NHẬN:  Chúa Giêsu đã chấp nhận tất cả những cái hay cũng như những cái dở, những tính hư nết xấu và tất cả những sự bất toàn và yếu đuối … nơi con người của các môn đệ.
Phêrô là một con người bốc đồng, huênh hoang, và …nói dóc: “Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã” (Mt 26:33).
Gio-an và Gia-cô-bê là hai con người tham chức hám quyền, đam mê danh vọng … “Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang” (Mc 10:37).
Tô-ma là người yếu đức tin đã dám thách thức Chúa …“Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20:25).
KIÊN NHẪN:  Chúa Giêsu đã kiên nhẫn trước những yếu đuối lỗi lầm, trước những giới hạn về niềm tin cũng như về mặt nhân bản của các môn đệ.
Khi nghe họ bàn cãi, tranh giành nhau về chức về quyền, về địa vị và danh vọng, Chúa Giêsu đợi đến khi về đến nhà rồi thì mới hỏi các ông:  “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy? Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả” (Mc 9:33-34).
Khi họ không hiểu những dụ ngôn, Ngài không la mắng, không chê bai, không khinh thường, nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người [mới]giải nghĩa hết cho họ hiểu (Mc 4:34).
Khi thấy các môn đệ cứng lòng, không tin vào lời của những phụ nữ, lại còn dám cho là chuyện vớ vẩn (Lc 24:11), Chúa Giêsu đã không nổi nóng, cũng không la mắng nhưng chỉ hỏi: “Sao lòng anh em còn ngờ vực? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?” (Lc 24:38-39).
QUAN TÂM: Chúa Giêsu luôn luôn quan tâm tới những nhu cầu cần thiết của các môn đệ và của tha nhân.  Ngài quan tâm lo lắng cho họ không phải chỉ bằng lời nói, nhưng còn bằng những hành động rất cụ thể và thiết thực:
Ngài quan tâm đến sức khoẻ của các môn đệ: “Người bảo các ông: ‘Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.’ Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa” (Mc 6:31).
Ngài quan tâm đến đời sống vĩnh cửu của các môn đệ: “Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14:2-3).
Ngài quan tâm đến sức khoẻ và sự an toàn của dân chúng: “Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi và họ không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói mà về, sợ rằng họ bị xỉu dọc đường” (Mt 15:32).
Bạn thân mến, nếu bạn đồng ý với tôi rằng, yêu như Chúa yêu tức là ta phải biết chấp nhận, phải kiên nhẫn trước tất cả mọi ưu khuyết điểm, trước cái hay cũng như cái dở, trước cái đẹp cũng như cái xấu, trước cái giỏi cũng như cái dở … và phải quan tâm và đáp ứng lại những nhu cầu của người mình yêu… thì chúng mình hãy cố noi gương bắt chước Chúa Giêsu:
CHẤP NHẬN:  Chúng mình hãy chấp nhận những cái hay cũng như những cái dở, những tính hư nết xấu và tất cả những sự bất toàn và yếu đuối … nơi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, nơi các giám mục, nơi các linh mục, nơi bề trên, bề dưới, bề ngang, và bề dọc…
Chín người thì mười ý.  Tính tình mỗi người khác nhau, không ai giống ai cả.  Khi tôi và bạn chấp nhận những khác biệt về tính tình, về quan niệm sống, và về cách sống… của những người trong gia đình, trong hội đoàn, trong giáo xứ, trong cộng đoàn dòng tu … của mình, thì lúc đó chúng mình đang thực thi điều răn mới của Chúa Giêsu truyền dạy.
Sinh, bệnh, lão, tử, ai ai cũng phải trải qua cái tứ khổ này, và khi về già, thì tâm lý và thể lý cũng như diện mạo của cha mẹ, của vợ chồng … sẽ thay đổi.  Nếu chúng mình vui vẻ CHẤP NHẬN, thì lúc đó chúng mình đang yêu như Chúa yêu đấy!
KIÊN NHẪN:  Chúa Giêsu đã kiên nhẫn trước những yếu đuối lỗi lầm, trước những giới hạn về niềm tin cũng như về mặt nhân bản của các môn đệ, và của chúng mình, thì bạn và tôi cũng hãy noi gương bắt chước Chúa Giêsu:
Kiên nhẫn trong việc giáo dục và hướng dẫn con cái, cũng như trong việc dạy dỗ các thanh thiếu niên, đừng nản chí, đừng thất vọng hay bỏ cuộc.
Kiên nhẫn trước những tính hư nết xấu, trước những sự bất toàn của con cái, của cháu chắt, của chồng, của vợ, của hàng giáo phẩm, hàng giáo sĩ và tu sĩ …
Kiên nhẫn khi gặp những chống đối những sự bất đồng gây ra từ những người trong gia đình, trong dòng tu, trong giáo xứ…
QUAN TÂM: Chúa Giêsu không ngừng quan tâm đến những nhu cầu cần thiết của các môn đệ và của tha nhân, không những chỉ bằng lời nói, nhưng còn bằng những hành động rất cụ thể và thiết thực.  Chúng mình cũng hãy noi gương bắt chước Ngài quan tâm đến tha nhân, bắt đầu từ những người trong gia đình của mình:
Thường xuyên đến thăm hỏi, an ủi, động viên, và giúp đỡ cho ông bà, cha mẹ và những người già yếu, đơn chiếc… trong những việc ví dụ như đưa các ngài đi nhà thờ dự lễ, đọc kinh, đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, làm vệ sinh nhà cửa, cắt cỏ…
Gửi quà cáp, gửi tiền, đi ủy lạo, giúp đỡ cho những trẻ mồ côi, trẻ em khuyết tật, những người khiếm thị, những người nghèo khổ, túng thiếu, lâm nạn …
Tích cực tham gia vào những công việc chung của giáo xứ, cho sự nghiệp giáo dục cho con em chúng ta bằng cách tham gia vào những công việc thiện nguyện, nấu ăn, làm vệ sinh, giữ gìn trật tự, cắt cỏ, dạy giáo lý, dạy Việt Ngữ…
Yêu như Chúa yêu có dễ không vậy bạn?  Không dễ một chút nào cả, cái tôi và cái tính ích kỷ cũng như tính tự ái trong mỗi người chúng mình to lớn và kềnh càng lắm!  Chúng mình cần Thiên Chúa ban ơn giúp sức, đó là điều kiện tiên quyết!   Nếu bạn và tôi biết cậy dựa vào ơn Chúa, liên lỉ cầu nguyện xin Chúa ban ơn giúp sức cho, thì chắc chắn chuyện yêu người như Chúa yêu sẽ không khó như mình nghĩ đâu bởi vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được (Lc 1:37).  Ráng lên nhé!
Lm Ansgar Phạm Tĩnh, SDD

Thứ bảy (Ga 15,18-21)

Dẫn

Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ biết cuộc sống theo Chúa sẽ gặp những thử thách và khổ cực như Ngài: “ Nếu thế gian ghét anh em, anh em biết rằng nó đã ghét Thầy trước”.

Xin cho chúng ta luôn trung thành theo Chúa dù phải bị người đời ghen ghét và bách hại, vì tin rằng mình đã thuộc về Chúa.

Chia sẻ

Theo nguồn tin trên mạng internet công giáo, ngày 26 tháng 4 năm 2011 vừa qua, Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức buổi Hội thảo nhằm góp ý xây dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Về Tín ngưỡng, Tôn giáo, tại Hội trường C8, Nhà khách T8, 145 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, Tp. Sài Gòn.

Đây có thể được coi như một động thái mới của chính quyền Hà Nội liên quan tới chính sách tôn giáo tại Việt Nam.
Nhiều người đã hy vọng, sau những hành xử bất công mà chính quyền Hà Nội áp đặt xuống trên các cộng đồng tôn giáo, cách riêng trên Giáo hội Công giáo thời gian qua, nhất là những phản ứng của người Công giáo, sẽ giúp chính quyền Hà Nội thấy được lòng dân, để có những chính sách thông thoáng, thích hợp, cởi mở hơn với cộng đồng các tôn giáo.
Tuy nhiên, sự thật đã không diễn ra như vậy. Trái lại, theo nhận định của nhiều người, Bản dự thảo Nghị định thay thế Nghị Định 22/2005/NĐ-CP, không những không cởi trói cho các tôn giáo được tự do hơn trong việc hành đạo, mà còn trói buộc các tôn giáo một cách tinh vi, chặt chẽ hơn.
Điều này minh chứng cụ thể cho lời Chúa Giêsu xác quyết trong bài tin mừng hôm nay: Thế gian ghét  chúng ta vì chúng ta thuộc về Chúa. Thế gian bắt bớ chúng ta vì họ đã từng bắt bớ Chúa và thế gian sẽ chống lại chúng ta vì chúng ta mang danh Giêsu.
- Không phải ngày hôm nay, thế gian mới ghét bỏ và bách hại chúng ta những kitô hữu. Nhưng ngay từ xưa, Chúa Giêsu cũng đã bị bao người khinh bỉ, hiểu lầm. các nhà cầm quyền thì nghi ngờ, nhưng Pharisêu, kinh sơ, tư tế thì chống đối kịch liệt, những người đồng hương thì xem thường, phủ nhận…tất cả những thái độ đó cuối cùng đã đi đến chỗ độc ác và bi thảm nhất là hành hạ và giết chết Chúa.
- Đến thời các tông đồ, các môn đệ Chúa cũng xảy ra đúng như Chúa Giêsu đã nói. Khi thi hành sứ vụ rao giảng, các tông đồ và các môn đệ khác luôn bị cấm đoán đe dọa, bắt bớ và hành hạ đủ mọi thứ cực hình…, cuối cùng các ngài cũng kết thúc cuộc đời bằng cái chết bi thảm.
- Nối tiếp các tông đồ, Giáo Hội ở khắp nơi đều bị các nhà cầm quyền ghét bỏ, bách hại. Cụ thể ở Việt Nam qua bốn thế kỷ đã có hàng trăm ngàn người chịu đổ máu và hiến mạng sống mình để làm chứng cho niềm tin vào Chúa.
- Hôm nay dù trãi qua hơn 2000 năm, ấy vậy mà Giáo Hội nói chung và các kitô hữu nói riêng vẫn không ngừng bị xiết chặt, ghét bỏ, trù dập, bắt bớ và giết hại khắp nơi trên thế giới. Khiến chúng ta những người theo Chúa không ngừng phải lo lắng, sợ hãi và bất an…
Nhưng với niền tin tưởng vào sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa. Chúng ta hãy an tâm phó thác vào bàn tay uy quyền của Chúa.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

SỐNG LỜI CHÚA TUẦN IV PHỤC SINH A

Thứ hai (Ga 10,11-18)

Dẫn
“Công cuộc canh tân Hội Thánh cần được bắt đầu từ hàng Linh mục, vì thế, ước mong các Giám mục và Linh mục Việt Nam không chỉ là người quản trị giỏi nhưng trước hết là người của Chúa và là những mục tử nhân lành”. (Sứ điệp Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010, số 5).
Xin cho các vị chủ chăn trong Hội Thánh là những chủ chăn đích thực như lòng Chúa mong ước, nhờ thế Hội Thánh Chúa được canh tân mỗi ngày nên tốt đẹp hơn.

Chia sẻ
Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu cho chúng ta biết những đặc tính cần phải có của người mục tử đích thực.
1. Hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.
Đoàn chiên không phải là của người chăn thuê, nên anh ta không thiết tha gì để bảo vệ đàn chiên. Mục tiêu của người chăn thuê là vì lợi ích của bản thân.  Vì thế khi có sói dữ tấn công, anh ta sẽ dễ dàng bỏ mặt chiên cho sói dữ ăn thịt, còn anh ta thì sẽ tìm cách thoát thân.
Còn mục tử chân thật thì sẵn sàng đứng ra để chống lại sói dữ, cho dù phải đối mặt với nguy hiểm, dù phải hy sinh mạng sống.
2. Biết chiên của mình.
Cái biết của người mục tử không chỉ là cái biết chung chung. Cái biết không chỉ hời hợt ở hình thức và số lượng. Nhưng mục tử đích thực phải biết tình trạng, nhu cầu, ước muốn sâu xa của chiên mình. Cái biết đến độ đồng thân, đồng phận và đồng tử với chiên mình.
3. Quan tâm và đưa những chiên xa lạc về đàn.
Vì chiên cần có chủ chiên, nên chủ chiên phải quy tụ chiên vào đàn để chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng cho chúng được sống và sống dồi dào. Do đó chủ chiên không chỉ quan tâm đến chiên trong đàn mà còn tìm cách để đem các chiên ngoài đàn về, để chúng được hiệp nhất trong cùng một đàn và cùng một chủ chiên.

Xin cho các vị chủ chăn sẵn sàng hy sinh không chỉ thời giờ sức khoẻ mà cả mạng sống để phục vụ cho cộng đoàn được lớn mạnh trong sức sống của Chúa.
Xin cho các vị chủ chăn cũng tìm hiểu và lắng nghe những tâm tư nguyện vọng chính đáng của mọi người trong cộng đoàn. Sẵn sàng khiêm tốn đáp ứng những nhu cầu ấy bằng tình thương của người mục tử. Đừng vì tự cao, tự ái bỏ ngoài tai những đòi hỏi, nhu cầu chính đáng.
Xin cho các vị chủ chăn ngoài việc lo lắng chăm sóc cho đàn chiên mình cho tốt, còn phải quan tâm đến những con chiên ngoài đàng. Tìm mọi cách để dẫn đưa họ về với Chúa hầu chúng cũng sống và sống trong tình thương chăm sóc của Chúa.

Thứ ba ( Ga 10, 22-30)

Dẫn
Nhờ bí tích rửa tội, chúng ta trở thành chiên của Chúa.
Xin cho chúng ta hết lòng tin kính, vâng lời và sẵn sàng đi theo sự hướng dẫn của Chúa Giêsu, vị chủ chăn tốt lành chúng ta.

Chia sẻ
Dù được nghe những lời giảng dạy và chứng kiến biết bao phép lạ Chúa làm, nhưng những người Do Thái, cách riêng Biệt Phái và Kinh Sư vẫn không tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai.
Do đâu mà họ không tin nhận và nghe theo lời của Chúa Giêsu?
Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho biết, vì họ không thuộc về đoàn chiên của Ngài.
Theo nghĩa phổ quát, mọi người đều là chiên của Chúa, vì mọi người đều được Chúa yêu thương dựng nên và hy sinh đổ máu cứu chuộc. Tuy nhiên để trở thành chiên thật thuộc về Chúa thì cần phải thỏa mãn hai điều kiện:
1. Tin nhận Chúa và chịu phép rửa tội. Vì giáo lý công giáo dạy: nhờ bí tích rửa tội, chúng ta được thanh tẩy mọi tội lỗi, được làm con Chúa, được gia nhập vào đoàn chiên Chúa là Giáo Hội.
2. Phải nghe theo lời Chúa là mục tử tối cao cũng như tuân giữ mọi điều răn và luật lệ Chúa truyền dạy với tình yêu mến.
Nhiều người Do Thái đã không thành tâm yêu mến Chúa, nên dù Chúa Giêsu ở giữa họ, có giảng dạy và làm nhiều phép lạ, họ vẫn không tin nhận vì họ không thuộc đoàn chiên đích thực của Chúa.
Như Chúa Giêsu đã nói: chỉ những ai thuộc đoàn chiên Chúa, thì mới được Chúa gìn giữ và ban cho sự sống đời đời .
Xin cho chúng ta biết tin kính và yêu mến Chúa Giêsu, đấng chăn chiên tốt lành của chúng ta. Đồng thời cho chúng ta luôn là những con chiên ngoan hiền của Chúa. Biết lắng nghe, vâng lời và thi hành điều Chúa chỉ dạy với tình con thảo.

Thứ tư (Ga 12,44-50)

Dẫn
Sống trong xã hội vàng thau lẫn lộn, con người không còn khả năng phân biệt đúng sai, tốt xấu, thật giả…vì thế, hơn bao giờ hết con người ngày hôm nay cần có ánh sáng thật soi đường, chỉ lối.
Chúa Kitô, ánh sáng thật, đến trần gian để soi đường chỉ lối. Xin cho chúng ta tin nhận và sống theo sự hướng dẫn của Ngài.

Chia sẻ
Ánh sáng là chủ đề tài nổi bậc trong tin mừng:
Ngay những trang đầu của tin mừng, thánh Gioan đã cho biết Chúa Giêsu chính “ là ánh sáng, ánh sáng thật, ánh sáng đến trần gian và chiếu soi mọi người”.
Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu tự xưng là ánh sáng thế gian và Ngài mời gọi con người đi trong ánh sáng của Ngài.
Từ hai ngàn năm qua, Ngôi Lời Thiên Chúa đã chiếu ánh sáng Thiên Chúa vào trần gian. Người mang lửa xuống trần gian. Người mong ước cho ngọn lửa ấy cháy bừng lên, lan rộng ra. Nhưng nhìn vào tình hình thế giới hôm nay, ta thấy bóng tối vẫn còn vây phủ con người.
 Bóng tối chết chóc của chiến tranh, hận thù, của ô nhiễm môi trường, của đói nghèo, áp bức, phân biệt chủng tộc, của nền văn hóa sự chết giết hại cả những mầm mống sự sống.
Bóng tối tội lỗi. Tội lỗi vẫn tiếp tục lan tràn. Sự dữ nổi lên dưới nhiều hình thức khác nhau. Nguy hiểm nhất là người ta đánh mất cảm thức về tội lỗi, thản nhiên sống trong tội, sống chung với tội lỗi.
Bóng tối của hận thù ghen ghét. Trong thế giới văn minh mà con người hô hào hôm nay, vẫn còn có những người say máu giết hại đồng bào của mình, gây nên tội ác diệt chủng. Vẫn có những thế lực đen tối ngấm ngầm gây chia rẽ giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các cộng đoàn, hội thánh...
Sống trong xã hội tràn ngập bóng tối của sự chết, của tội lỗi và hận thù…như thế, Chúa Giêsu không ngừng mời gọi chúng ta phải chiếu giãi  trước mặt mọi người.
“Các con là ánh sáng thế gian”. Ngày nhận lãnh bí tích rửa tội, Giáo Hội trao cho ta cây nến sáng để nhắc nhớ chúng ta hãy gìn giữ ngọn nến ấy luôn cháy sáng mãi trong suốt cuộc đời.
Cây nến phục sinh mà người kitô hữu chúng ta thắp lên trong đêm lễ phục sinh nhắc nhở chúng ta nhiệm vụ mang ánh sáng Chúa Kitô chia sẻ cho mọi người chung quanh.
Xin Chúa giúp chúng ta tẩy sạch mọi bóng tối tội lỗi, để thực sự được sinh lại cùng với Đức Giê-su. Trở nên con cái sự sáng bằng đời sống tươi vui, an hoà, khiêm nhường, nhịn nhục, yêu thương, đoàn kết đến cho anh em.

Thứ năm (Ga 13,16-20)

Dẫn
Các nhà xã hội học định nghĩa con người là con vật có xã hội tính. Thật vậy “ không ai là một hòn đảo”. con người sống là sống với, sống cùng, sống cho và sống nhờ người khác.
Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta mở lòng đón tiếp những sứ giả Chúa với tấm lòng yêu mến và hy sinh phục vụ. Yêu mến phục vụ các ngài chính là yêu mến và phục vụ Chúa.

Chia sẻ

“ Tôi tớ không lớn hơn chủa nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi” (Ga 13, 16). Các tông đồ là môn đệ Chúa nên các ông không thể bằng Chúa. Nhưng các ngài diễm phúc được Chúa Giêsu đặt ngang hàng với Người. “Ai đón tiếp người Thầy sai đến là đón tiếp Thầy”.
Như thế, Chúa mời gọi chúng ta phải lưu tâm đón tiếp và phục vụ những sứ giả của Chúa sai đến là các tông đồ. Tiếp nối các tông đồ là các linh mục. Các ngài cũng là những Chúa Kitô thứ hai. Do đó đón tiếp các ngài là đón tiếp chính Chúa.
Trong Thánh Kinh chúng ta thấy còn ghi lại một vài nét đẹp của sự tiếp đón đáng cho chúng ta bắt chước. Những gương sáng này vẫn luôn giữ được tính cách thời sự của nó.
1.  Ông Abraham.
Ông là một con người hiếu khách và quảng đại. Khi thấy ba khách lạ đang đi trong sa mạc nắng cháy, không những ông mời mà còn năn nỉ họ vào nhà nghỉ và ân cần săn sóc họ một cách chu đáo.  Ba người khách lạ đó là ai ? Đó là ba sứ giả của Thiên Chúa.
Đáp lại tấm thịnh tình và lòng quảng đại của ông, ba sứ giả ban cho vợ chồng hiến muộn này một đứa con trai đầu lòng. Đó là cậu Isáac.
2.  Một gia đình ở Su-nêm.
Khi tiên tri Elia qua Su-nêm, một bà giầu có rất hiếu khách đã mời Elia vào nhà dùng bữa với sự săn sóc tỉ mỉ. Bà còn dọn cho tiên tri một phòng trên gác đầy tiện nghi để tiên tri có thể lui tới tự do.
Đáp lại tấm lòng quảng đại của bà, Elia cũng hứa ban cho bà một đứa con vì bà son sẻ: ‘Vào thời kỳ này, vào độ này sang năm, bà sẽ có cháu trai bồng”
3.  Gia đình ba chị em ở Bêtania.
Chúa Giêsu rất thương ba chị em này, mỗi khi đi qua Bêtania, Chúa và các môn đệ thuờng ghé thăm chị em và nghỉ ngơi. Chị cả Matta rất hiếu khách, dọn cho Chúa những bữa ăn ngon. Còn cô em Maria  đón tiếp Chúa bằng cách ngồi dưới chân Chúa mà nghe Ngài dạy dỗ, cách đón tiếp này cũng làm cho Chúa rất hài lòng. Còn Lagiarô là đàn ông thì tiếp theo kiểu đàn ông là ăn uống và chuyện trò với Chúa.
Đáp lại sự đón tiếp ân cần và thành thực của ba chị em, Chúa Giêsu đã làm cho Lagiarô sống lại sau khi chết bốn ngày.

Khi tiếp đón các tông đồ của Chúa, dĩ nhiên chúng ta phải mất mát : mất thì giờ, mất tiền của, mất công... Nhưng tất cả sẽ được Chúa thưởng công cho ở đời này hay đời sau.
Chúng ta hãy cảm tạ Chúa, đã tiên liệu cho chúng ta có những người kế tiếp Chúa, là các linh mục, để đem Chúa đến cho chúng ta và dạy bảo chúng ta về đời sống đạo.
 Chúng ta cầu xin cho các linh mục biết sống và thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trước mặt Chúa cho xứng đáng, để mọi người nhận ra khuôn mặt Đức Kitô qua đời sống linh mục.
 
Thứ sáu (Ga,1-6)
Dẫn
Ngày xưa chưa có đường. Nhưng do đi lại nên trở thành đường mà thôi.
Muốn đi và đạt đến đỉnh hạnh phúc vinh quang ta cần có con đường để đi. Con đường ấy chính là Đức Giêsu Kitô, Ngài đi từ trời xuống và từ đất lên và trở nên đường đưa dẫn chúng ta về trời sum họp cùng với Ngài trong nhà Cha.
Xin cho chúng ta biết đi trên con đường mà chính Chúa đã vạch ra hầu chúng ta đạt tới quê trời vinh phúc.

Chia sẻ

Sau một thời gian rời bỏ Việt Nam để tìm cho mình cuộc sống tự do nơi quê hương xứ sở mới. Nay cuộc sống của hầu hết Việt Kiều ở nước ngoài đều ổn định và sung túc. Trong khi đó những người thân của họ ở lại thì phải sống trong cảnh khó khăn, vất vã. Với chính sách đoàn tụ gia đình, những năm gần đây, nhiều việt kiều đã về nước để bảo lãnh người thân của mình sang để sum họp gia đình và hưởng được cuộc sống tiện nghi thoải mái.
Tuy nhiên để được đoàn tụ với người thân bên nước ngoài, công dân việt nam phải thoả mãn nhiều điều kiện....

Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho các tông đồ biết : Ngài sẽ ra đi để dọn chỗ cho các ông, rồi một ngày nào đó, Chúa sẽ trở lại, đem các ông lên ở với Chúa trên nhà Cha trên trời, để hưởng vinh phúc đời đời.
Tuy nhiên để được đoàn tụ với Chúa Giêsu trên quê hương thiêng đường, Chúa cũng đòi hỏi chúng ta phải thoả mãn các điều kiện mà Chúa đưa ra. Đó là đi đúng con đường của Chúa đã đi, tuân giữ chân lý mà Chúa đã truyền và hiệp thông trong sự sống của Chúa.
Con đường mà Chúa Giêsu đi là con đường hẹp, con đường thập giá. Chấp nhận hy sinh, gian khổ để thi hành những giời răn mà Chúa đã chỉ dạy. Biết khiêm tốn, hạ mình chấp nhận thiệt thòi để phục vụ tha nhân với tình yêu mến.
Cố gắng sống theo chân lý mà Chúa đã dạy. Chân lý ấy là sống yêu thương. Yêu không chỉ những người thân cận, không phải những kẻ yêu mình mà tình yêu phải quy chiếu vào tình yêu của Chúa Giêsu : « Yêu như Chúa yêu », tình yêu ấy phải dành cho hết mọi người, không phân biệt một ai, ngay cả kẻ thù.
Ý thức nổ lực sống hiệp thông với Chúa, bằng việc lắng nghe và thi hành Lời Chúa cũng như tha thiết kết hiệp với Chúa qua việc kính yêu và năng đón nhận Mình Thánh Chúa. Nhờ thế sự sống và sức mạnh Chúa tuôn chảy trong ta. Như nhựa cây cần thiết để nuôi sống cây nho và cành nho thế nào thì linh hồn chúng ta cũng cần đến Lời Chúa và Mình Thánh Chúa như thế.
 Mục đích một đời sống đạo là hạnh phúc thiêng đàng. Nhưng để đạt được điều mong đó, không gì khác hơn là chúng ta phải đi theo đường Chúa đã đi, sống theo chân lý mà Chúa đã sống và chỉ dạy, nhất là phải luôn sống bằng sức sống của Chúa qua việc thi hành Lời Chúa và năng kết hiệp với Chúa nơi bàn tiệc Thánh Thể.

Thứ bảy (Ga 14, 7-14)
Dẫn
 "Xin cho chúng con thấy Chúa Cha" (Ga 14,8). Đó không chỉ là khao khát của tông đồ philipphê mà là mỗi chúng ta, những người tin Chúa.
Khao khát đó sẽ được Đức Giêsu làm thoả mãn qua sứ điệp của lời Chúa hôm nay.
Chia sẻ
 Tin Mừng hôm nay, Philipphê xin với Chúa Giêsu: " Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện." (Ga.14:8)
Khao khát của Philipphê, cũng là khao khát mỗi chúng ta.
Thiên Chúa đã đáp lại khát vọng đó qua việc cho Ngôi Hai Thiên Chúa làm người.
“ Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ, nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử Giêsu” (Dt 1, 1-20)
Nơi Đức Giêsu Kitô, chúng ta gặp được Thiên Chúa, dễ gần, dễ thấy, dễ quen.
Thiên Chúa đâu chỉ ở nơi cao thẳm ngàn trùng, Thiên Chúa hiện diện nơi con người Đức Giêsu khiêm hạ. Giữa Ngài và Thiên Chúa Cha có một gắn bó lạ lùng đến nỗi Đức Giêsu dám nói: "Ai biết Thầy là biết Cha" (14, 7) "Ai thấy Thầy là thấy Cha" (14, 9) vì "Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy"(14, 10).
Lời nói và việc làm của Đức Giêsu chính là lời nói và việc làm của Thiên Chúa (14, 10). Toàn bộ cuộc đời Đức Giêsu được Cha chiếm ngự. Ngài như tấm gương trong suốt, phản chiếu khuôn mặt và trái tim Thiên Chúa, đầy nhân ái và bao dung với hết mọi người.
Kitô hữu là người có Chúa Kitô nên được mời gọi trở nên giống Chúa Giêsu để có thể nói rằng: "Ai biết tôi là biết Đức Kitô, ai thấy tôi là thấy Đức Kitô."
Lạy Chúa Giêsu! Ðã bao lần con làm cho khuôn mặt Chúa trở méo mó, biến dạng và có thể là rất khó thương vì đời sống không tốt đẹp của con.
Xin cho con biết nhìn lên Chúa như một khuôn mẫu tuyệt vời để tu tập thành con người mới, con người có phẩm chất cao đẹp, có đạo đức và tình yêu thương, để nhờ đó con trở thành hình ảnh trung thực về Chúa cho thế giới hôm nay. Amen

  SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN Lm. Nguyệt Giang CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN-B KÍNH TRỌNG THỂ CHÚA KITÔ, VUA VŨ TRỤ Đn 7,...