Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

DẪN LỄ TẠ ƠN

LỄ TẠ ƠN HAI TÂN LINH MỤC
Emmanuel. Nguyễn Thành Đô và Giuse. Nguyễn Hoàng Minh
Sakeo 02/7/2009

DAÃN NHAÄP LEÃ

Kính thöa coäng ñoaøn,
Hoâm nay, hoï ñaïo Sakeo chuùng ta haân hoan ñoùn chaøo quyù cha, quyù thaày ñaïi chuûng sinh, quyù aân nhaân vaø quyù khaùch veà ñaây ñeå cuøng chung lôøi taï ôn cuøng vôùi quyù taân linh muïc: Emmanuel. Nguyeãn Thaønh Ñoâ vaø Giuse Nguyeãn Hoaøng Minh, laø nhöõng vò thaân quen vôùi coäng ñoaøn hoï ñaïo chuùng ta.
Caùc ngaøi ñaõ ñöôïc Thieân Chuùa yeâu thöông, tuyeån choïn vaø thaùnh hieán laøm linh muïc cho Chuùa, cho Giaùo Hoäi.
Trong thaùnh leã taï ôn hoâm nay, quyù taân linh muïc seõ daâng thaùnh leã taï ôn Thieân Chuùa, vì muoân ôn laønh Ngöôøi ñaõ ban xuoáng treân quyù cha.
Keå töø ñaây, quyù cha khoâng coøn soáng cho chính mình nhöng ñöôïc thaùnh hieán ñeå daønh troïn con ngöôøi vaø cuoäc ñôøi mình cho Thieân Chuùa vaø phuïc vuï coäng ñoaøn daân Chuùa.
Naêm xöa Chuùa Gieâsu ñaõ tuyeån choïn caùc moân ñeä vaø cho caùc oâng thoâng phaàn vaøo chöùc vuï tö teá cuûa Ngöôøi, moät chöùc vuï, qua ñoù Chuùa Gieâsu thaùnh hieán chính mình cho Chuùa Cha baèng caû maïng soáng treân thaäp giaù, moät hieán teá ñeïp loøng Chuùa Cha, hieán teá daâng chæ moät laàn thay cho taát caû, hieán teá cuûa söï trao ban, cuûa ôn cöùu ñoä vaø hieäp nhaát.
Qua ñoù, chuùng ta môùi caûm nhaän ñöôïc theá naøo laø huyeàn nhieäm cuûa aân suûng, söï dieäu kì cuûa ôn goïi ñaõ daãn ñöa quyù taân linh muïc tieáp noái con ñöôøng cuûa thaày Chí Thaùnh ñaõ ñi, con ñöôøng ñöa tôùi ñænh Can-veâ, con ñöôøng daãn tôùi hieán teá moãi ngaøy.
Vì theá, moãi ngaøy daâng leã, taân linh muïc seõ hieán daâng troïn veïn con ngöôøi cuûa mình, vôùi quyeát taâm vaø trung thaønh vôùi lôøi cam keát trong ngaøy trao-nhaän taùc vuï linh muïc.
Kính thöa coäng ñoaøn,
Giôø ñaây, trong nieàn vui, chuùng ta quy tuï nhau nôi ñaây ñeå cuøng chung lôøi taï ôn Chuùa vôùi quyù taân linh muïc, nhöng hôn ai heát, taân linh muïc cuõng caûm nhaän ñöôïc söï yeáu ñuoái, nhöõng baát toaøn cuûa mình, söï mong manh cuûa thuï taïo, nhôø ñoù quyù ngaøi  nhaän ra raèng: vì tình yeâu nhöng khoâng, Thieân Chuùa ñaõ tuyeån choïn vaø thaùnh hieán laøm linh muïc, chöù khoâng vì taøi ñöùc hay khoân ngoan.
Vì theá trong thaùnh leã hoâm nay, xin coäng ñoaøn caàu nguyeän nhieàu cho quyù taân linh muïc luoân khoân ngoan, can ñaûm löôùt thaéng nhöõng buoàn phieàn, nhöõng thöû thaùch trong cuoäc ñôøi muïc töû, nhôø ñoù quyù taân linh muïc coù theå phuïc vuï coäng ñoaøn daân Chuùa caùch ñaéc löïc nhaát.
Trong naêm Thaùnh Linh muïc, naêm maø caû theá giôùi xin ôn thaùnh hoaù caùc linh muïc,
Chuùng ta cuõng haõy caàu xin Chuùa ban cho nhöõng linh muïc cuûa Chuùa luoân trôû neân chöùng nhaân cho phaåm giaù con ngöôøi, cho phaåm chaát cao caû cuûa tình yeâu vaø cho quyeàn naêng cuûa thöøa taùc vuï linh muïc.
Xin cho caùc ngaøi bieát nöông töïa vaøo söùc soáng cuûa Chuùa nhö  öôùc muoán cuûa taân linh muïc Emmanuel. Nguyeãn Thaønh Ñoâ: “ SOÁNG LAØ ÑÖÙC KITO” ( Pl 1,21); cuõng nhö say meâ Chuùa vaø yeâu thöông con ngöôøi baèng tình yeâu lôùn lao: “ YEÂU NHÖ THAÀY YEÂU” maø taân linh muïc Giuse. Nguyeãn Hoaøng Minh choïn laøm leõ soáng cho mình.
Trong taâm tình tri aân caûm taï, môøi coäng ñoaøn ñöùng, chuùng ta höôùng veà cuoái nhaø thôø chaøo ñoùn ñoaøn ñoàng teá ñang tieán vaøo nhaø thôø.

LÔØI NGUYEÄN GIAÙO DAÂN
Chuû Teá:
Anh chò em thaân meán,
Thieân Chuùa laø cha yeâu thöông luoân tuyeån choïn, thaùnh hieán vaø sai nhöõng taâm hoàn quaûng ñaïi ñaùp laïi lôøi môøi goïi cuûa Ngöôøi ra ñi loan baùo vaø mih chöùng cho tình yeâu cöùu ñoä. Vaäy trong thaùnh leã taï ôn naøy, chuùng ta cuøng daâng leân Chuùa nhöõng lôøi nguyeän xin tha thieát:

Ngöôøi daãn:
1. Laïy Chuùa, Chuùa ñaõ môøi goïi caùc moân ñeä: “ anh em haõy neân troïn laønh nhö Cha cuûa anh em ôû treân trôøi laø Ñaáng troïn laønh” .
Chuùng ta caàu xin Chuùa cho caùc vò laõnh ñaïo trong Hoäi Thaùnh luoân khoân ngoan, coá gaéng trôû neân thaùnh thieän, tieát ñoä, coâng chính vaø ñaïo ñöùc, bieát theå hieän khuoân maët nhaân aùi, bao dung vaø ñoä löôïng cuûa Chuùa Gieâsu muïc töû cho moïi ngöôøi
CÑ: Xin Chuùa nhaän lôøi chuùng con.

2. Laïy Chuùa, Chuùa ñaõ noùi: “ anh em laø aùnh saùng theá gian”. Xin cho quyù taâm linh muïc luoân toûa aùnh saùng höông thôm nhaân ñöùc cuûa Chuùa Gieâsu muïc töû cho ñoaøn chieân Chuùa, haàu xöùng ñaùng laø nhaø moâ phaïm göông maãu cho con ngöôøi vaø cho thôøi ñaïi hoâm nay.
CÑ: Xin Chuùa nhaän lôøi chuùng con.

3. Laïy Chuùa, Chuùa ñaõ phaùn: “ luùa chín ñaày ñoàng maø thieáu thôï gaët”
Xin Chuùa ban cho coù nhieàu  baïn treû can ñaûm, saün loøng böôùc theo vaø laøm moân ñeä Chuùa, haàu trôû thaønh nhöõng chöùng nhaân cuûa Chuùa giöõa loøng ñôøi hoâm nay.
CÑ: Xin Chuùa nhaän lôøi chuùng con.

4. Trong taâm tình “ uoáng nöôùc nhôù nguoàn” , “ aên quaû nhôù keû troàng caây”.
Chuùng ta cuøng hieäp yù vôùi quyù Taân linh muïc,  xin Chuùa ban muoân ôn laønh xuoáng treân cha meï quyù taân linh muïc, cuõng nhö gìn giöõ nhöõng ai ñoùng goùp phaàn mình giuùp cho quyù taân linh muïc coù ñuû ñieàu kieän tieán leân baøn thaùnh: luoân maïnh khoeû, gaëp nhieàu nieàm vui, may maén vaø giöõ ñöôïc loøng trung tín vôùi Chuùa troïn ñôøi.
Xin Chuùa nhaän lôøi chuùng con.

Chuû teá:
Laïy Thieân Chuùa laø Cha yeâu thöông, xin ñoùn nhaän nhöõng yù nguyeän chaân thaønh cuûa con caùi naøi van, maø cho chuùng con luoân an vui vöõng böôùc trong ôn goïi Chuùa ban vaø luoân bieát laøm raïng danh thaùnh Chuùa. Chuùng con caàu xin nhôø Ñöùc Kitoâ Chuùa chuùng con.

DAÃN CAÀU CHO TAÂN LINH MUÏC
(sau baøi haùt hieäp leã).
Vì yeâu thöông, Thieân Chuùa ñaõ môøi goïi, tuyeån choïn vaø thaùnh hieán quyù cha laøm linh muïc cho Gíao Hoäi, khoâng phaûi vì baûn thaân quyù cha taøi ñöùc vaø khoân ngoan. Mang thaân phaän con ngöôøi baát toaøn, voán yeáu ñuoái vaø moûng doøn, xin coäng ñoaøn giuùp lôøi caàu nguyeän cho quyù cha ñaëc bieät quyù cha môùi ñuû söùc chu toaøn boån phaän, traùch nhieäm trong ôn goïi vaø söù vuï mình.
Môøi coäng ñoaøn ñöùng, môøi quyù cha quyø. Chuùng ta cuøng ñoïc kinh caàu cho caùc Linh muïc.

DAÃN CHUÙC MÖØNG
(Sau lôøi nguyeän hieäp leã)
Kính môøi quyù cha môùi , quyù cha ñoàng teá vaø quyù khaùch an toïa.
Môøi coäng ñoaøn hoï ñaïo ñöùng.
Sau ñaây, moät ñaïi dieän cuûa hoï ñaïo seõ thay lôøi cho coäng ñoaøn coù lôøi chuùc möøng quyù cha môùi trong ngaøy vui ñaùng nhôù naøy.

LÔØI CHUÙC MÖØNG CUÛA ÑAÏI DIEÄN HOÏ ÑAÏO
Kính thöa quyù cha ñoàng teá, quyù thaày ñaïi chuûng sinh, quyù aân nhaân vaø quyù khaùch cho pheùp toâi ñöôïc ñaïi dieän cho quyù oâng baø, anh chò em hoï ñaïo Sakeo coù ñoâi lôøi chuùc möøng quyù Taân Linh muïc Emmanuel. Nguyeãn Thaønh Ñoâ vaø Giuse. Nguyeãn Hoaøng Minh.
Quyù cha môùi kính meán,
Hoâm nay hoï ñaïo Sakeo chuùng con laáy laøm haân haïnh vaø vui möøng, vì ñöôïc quyù cha veà daâng leã taï ôn trong nhöõng ngaøy ñaàu ñôøi linh muïc vaø caàu nguyeän cho baø con hoï ñaïo chuùng con.
Ñaây cuõng laø dòp ñeå hoï ñaïo chuùng con chuùc möøng quyù cha ñaõ ñöôïc Chuùa yeâu thöông, tuyeån choïn vaø thaùnh hieán quyù cha laøm linh muïc.
Duø laõnh nhaän hoàng aân, nhöng quyù cha vaãn khoâng traùnh khoûi nhöõng thöû thaùch trong ñôøi muïc töû.
Vì theá, chuùng con kính chuùc quyù cha maõi luoân trung thaønh vôùi lôøi cam keát cuûa ngaøy ñaàu trao - nhaän taùc vuï linh muïc, ñeå phuïc söï Thieân Chuùa vaø phuïc vuï con ngöôøi trong ñôøi daâng hieán.
Coäng ñoaøn chuùng con cuõng xin caùm ôn quyù cha ñoàng teá ñaõ khoâng ngaïi khoù khaên ñeán ñeå chia seû nieàm vui vôùi coäng ñoaøn chuùng con vaø cuøng vôùi quyù cha môùi daâng thaùnh leã taï ôn caàu nguyeän cho hoï ñaïo chuùng con.
Chuùng con cuõng xin ñöôïc chia seû nieàm vui vôùi  cha meï vaø thaân nhaân cuûa quyù cha môùi.

Moät laàn nöõa chuùng con xin haân hoan chuùc möøng quyù cha môùi vaø chaân thaønh caùm ôn quyù cha, quyù thaày, quyù khaùch. 
Nguyeän xin Chuùa Gieâsu muï töû nhaân laønh luoân ñoàng haønh vôùi quyù cha, ñeå quyù cha chu toaøn toát söù maïng maø Chuùa trao phoù: ñoù laø chaêm soùc vaø höôùng daãn ñoøan chieân veà an nghæ trong ñoàng coû nöôùc trôøi.
Chuùng con xin daâng leân quyù cha môùi nhöõng moùn quaø ñôn sô, töôïng tröng cho taám loøng thaønh chuùng con nhaân ngaøy taï ôn hoâm nay. Xin quyù cha vui nhaän.

DAÃN TAÂN LINH MUÏC ÑAÙP LÔØI
Trong giôø phuùt thaân thöông naøy, chuùng con raát muoán ñöôïc nghe nhöõng taâm tình cuûa quyù cha môùi trong ngaøy veà vôùi hoï ñaïo Sakeo chuùng con ñeå daâng leã taï ôn hoâm nay. Môøi coäng ñoaøn ngoài.

DAÃN PHEÙP LAØNH CUOÁI LEÃ
( sau lôøi taâm tình cuûa cha môùi )
Môøi coäng ñoaøn ñöùng, chuùng ta laõnh nhaän pheùp laønh cuoái leã cuûa quyù cha môùi.



DẪN LỄ TẠ ƠN 
BỔN MẠNG HỌ ĐẠO VÀ CHA SỞ
(23/11/2013-24/11/2013)

Kính thưa ông bà và anh chị em,
Hôm nay, Giáo Hội kính nhớ thánh nữ Cêcilia, bổn mạng hai ca đoàn; cũng là dịp Họ đạo Sakeo chúng ta kỉ niệm những ngày lễ đáng nhớ:
Bổn mạng họ đạo: Đức Kitô, Vua Vũ Trụ (24/11).
Bổn mạng HĐGX: Các thánh Tử Đạo Việt Nam (24/11).
Bổn mạng cha sở: Thánh Clémentê (23/11).
Hòa trong tâm tình mừng kính những ngày lễ đáng nhớ ấy, chúng ta còn dâng lên Thiên Chúa niềm tri ân cảm tạ vì hai công trình: Tượng Đài Đức Mẹ và Thánh Giuse vừa hoàn thành.
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Chúa Giêsu Kitô là Vua vũ trụ và là Vua cai trị cuộc sống của chúng ta. Đức Kitô thực sự là một vị Vua đầy uy quyền, nhưng đầy lòng nhân từ, tha thứ và thương yêu. Dẫu là vị Vua trên các vua, Chúa trên các chúa, nhưng Ngài đã trở nên giống như chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi, để có thể yêu thương, phục vụ, thông chia buồn vui của con người. Bởi Ngài nói : “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28). 
Xin cho tất cả chúng ta, nhất là bà con trong họ đạo Sakeo nhận Chúa Giêsu, Vua Vũ Trụ làm bổn mạng, thì cũng luôn biết đặt trọn vẹn niềm tin của mình vào vị Vua Giêsu tối cao. Biết trung thành nghe theo sự hướng dẫn của Đức Vua mình tôn thờ là: sống yêu thương, hiệp nhất và sẵn sàng hy sinh phục vụ trong tinh thần khiêm tốn quên mình như Ngài, nhờ sự trợ giúp của Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse.
Thánh lễ hôm nay, chúng ta cũng hiệp ý cầu nguyện cho các linh mục, đặc biệt là cho cha sở chúng ta nhân ngày bổn mạng và kỉ niệm 10 năm LM.
Xin Chúa ban cho cha luôn trung thành bước theo Vua Kitô là LM tối cao, trở nên LM tài đức, khôn ngoan, thánh thiện, nhân từ để làm sáng danh Chúa và phục vụ cho nhu cầu phần rỗi các linh hồn nhờ sự trợ giúp của thánh Clêmentê, vị thánh bổn mạng của cha.
Cùng hiệp dâng trong thánh lễ tạ ơn hôm nay còn có sự hiện diện quý báo của cha…..đặc biệt là quý cha bạn và quý anh em cùng lớp với cha sở chúng ta.
Xin Chúa cho quý cha cứ bước mãi, cứ tiến mãi một cách quảng đại, hân hoan và bình an trong tình yêu Chúa Kitô là Vua, nhờ lời cầu bàu của Đức Maria, Thánh Giuse, thánh Cêcilia, Clêmentê và các thánh tử đạo Việt Nam.
Như tấm bánh càng bẻ ra lại càng nhân thêm mãi.
Như rượu thật càng để lâu càng thơm ngon.
Như hy lễ vét cạn đời mình cho Chúa và cho mọi người
Như tình yêu của trái tim Vua Giêsu luôn thổn thức vì nhân loại…
Xin Chúa kiện toàn niềm tin và ban ơn hiệp nhất, bình an cho tất cả quý ông bà và anh chị em hiện diện trong thánh lễ hôm nay.
Với những ý nghĩa và tâm tình đó, chúng ta cùng sốt sắng tham dự thánh lễ tạ ơn đặc biệt này.
Giờ đây, kính mời cộng đoàn phụng vụ cùng đứng và hướng về đoàn rước.

DẪN LỄ BỔN MẠNG CHA SỞ

Trọng kính quý cha, kính thưa cộng đòan,

Hôm nay trong bầu khí vui mừng của ngày lễ mừng kính thánh Clêmentê, giáo hoàng thứ nhất tử đạo, họ đạo Sakeo chúng ta vui mừng quy tụ bên nhau để hiệp dâng thánh lễ tạ ơn và chúc mừng bổn mạng cha sở họ đạo Sakeo thân yêu của chúng ta.

Thánh CLÊMENTÊ  thứ nhất, Giáo hoàng, Tử đạo là vị giáo hoàng trị vì trong 10 năm chỉ nhờ bức “thư gửi giáo hữu Côrintô”.
Vào thế kỷ thứ IV có lưu hành những chứng thư đầy huyền thoại. Theo đó, cha ngài là Phaustin thuộc dòng dõi Gia-cóp. Sinh tại Roma, được nuôi dưỡng trong Do Thái giáo.
Thánh Clêmentê đã nghe theo những diễn từ của các thánh tông đồ và trở thành môn đệ các ngài.
Ngài đã theo Thánh Phaolô trong các hành trình đi truyền giáo và đã trở thành đấng kế vị thứ ba của Thánh Phêrô.
Vua Trajanô đang bách hại các Kitô hữu biết được rằng: vị giáo hoàng đã đem được nhiều người trở lại đạo. Ông kết án ngài phải làm việc khổ sai tại các hầm mỏ bên kia Bắc Hải, trong các miền hoang vắng. 2.000 Kitô hữu đẽo đá tại đây chịu cảnh khát nước thảm khốc.
Tương truyền rằng Thánh Clêmentê cầu nguyện rồi lên một ngọn đồi và thấy một con chiên ghi dấu chân đúng vào chỗ có dòng nước tươi mát vọt lên làm giảm khát cho người mang án.
Nhà vua khi biết được rằng Thánh Clêmentê đã dùng lời nói và phép lạ để an ủi các Kitô hữu, liền sai các sứ giả tới cột cổ ngài vào một cái neo rồi ném xuống biển. Lệnh đường thi hành. Nhưng trong khi các tín hữu cầu nguyện trên bờ, họ thấy dòng nước rút đi một cách lạ lùng và có thể đưa xác vị tử đạo lên đất liền.
Điều chắc chắn là bức thư của Thánh Clêmentê đã thành một trong các tài liệu quý giá của Kitô giáo thời Chúa xưa. Các Kitô hữu Côrintô chạy đến Đức Giáo hoàng để tìm hoà giải những cuộc tranh chấp, đã kính cẩn đón tiếp thư của ngài. Những thư này được đọc cho các cộng đoàn tín hữu.
Thư của Thánh Clêmentê chứng thực việc Thánh Phêrô đến và chịu chết ở Roma, việc Nêrô bắt các Kitô hữu làm trò mua vui.
Thư cũng gợi ý cho chúng ta việc tổ chức Giáo hội. Giữa các sự việc lớn lao khác, thánh Clêmentê đã nói:
"Ai mạnh hãy lo cho người yếu. Người giàu hãy giúp đỡ người nghèo và người nghèo hãy chúc tụng Chúa và điều Ngài muốn cung ứng cho các nhu cầu của họ. Người khôn ngoan hãy tỏ ra khôn ngoan không phải chỉ trong lời nói mà còn trong các việc lành. Người khiêm tốn đừng nóí gì về mình và đừng tìm phô diễn hành động của mình. Người lớn không thể tồn tại mà không có người nhỏ và người nhỏ cũng không thể tồn tại mà không có người lớn... Thân thể không thể bỏ qua sự phục vụ của những chi thể nhỏ bé hơn.
Các tín hữu còn học biết qua những âu lo và sống đời sám hối, mỗi người phải biết vâng phục để trở nên tôi tớ hoàn tất vinh quang Thiên Chúa. Đức Kitô đã không đến trong kiêu sa, nhưng đã tự hạ, đã chịu khổ cực. Vậy phải nên thánh và tín thác cho Chúa."
Ngài là người đã sống họa lại hình ảnh của Chúa Giêsu nhân từ, hiền hậu. Ngài đã sống trọn vẹn con người của Ngài đến nỗi ta có thể nói được như thánh Phaolô:" Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Ðức Kitô sống trong tôi ". 
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con khâm phục Chúa đã làm cho thánh Cơ-lê-men-tê là tư tế và tử đạo của Ðức Kitô biết lấy máu đào mà minh chứng những mầu nhiệm thánh nhân cử hành,và biết nêu gương sáng để củng cố Tin Mừng người rao giảng.
Hôm nay, mừng kính thánh Clêmentê là vị thánh mà cha sở chúng ta nhận làm bổn mạng, trong niềm phấn khởi vui mừng nhân ngày mừng bổn mạng cha, chúng ta hãy tỏ lòng yêu mến chân thành với cha bằng việc cầu nguyện thật nhiều cho cha. Nguyện xin thánh Clêmentê, quan thầy cùa cha, tiếp tục cầu bàu cùng Chúa cho cha được luôn an mạnh, đầy tràn niềm vui va ơn Chúa xác hồn, để Cha đủ sức chu toàn nhiệm vụ mục tử đối với đoàn chiên mà Chúa và Giáo Hội trao phó.
Xin mời cộng đoàn đứng!
Sau lời nguyện hiệp lễ:
- chúng con kính mời quý cha và quý khách an tọa. sau đây một đại diện của họ đạo sẽ có đôi lời cảm tạ quý cha và quý khách cũng như vài lời tâm tình chúc mừng bổn mạng cha sở Clêmentê của chúng con. Xin mời cộng đoàn Sakeo đứng!


Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

SUY NIỆM LỜI CHÚA
CÁC NGÀY TRONG TUẦN CHÚA XXXII TN C

Thứ hai  (Lc 17, 1-6)
Mạnh Tử nói: "Nhân tri sơ tính bổn thiện", Tuân Tử nói: "Nhân tri sơ tính bổn ác"
Cùng bàn về tính thiện ác trong con người, một nhà triết học phương Tây là Honbach cũng đưa ra quan điểm : “con người khi sinh ra vốn không thiện cũng không ác. Thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo nên”
Còn Chúa Giêsu trong bài tin mừng hôm nay thì không bàn về tính thiện- ác nơi con người. Ngài cũng không theo quan điểm trung dung, nhưng khuyên chúng ta đừng làm gương mù, gương xấu mà làm ảnh hưởng đến tha nhân, nhất là với những người bé nhỏ.
Gương xấu là gì? Gương xấu là một lời nói hay một hành động không thích hợp làm cớ, tạo dịp cho người khác vấp phạm, sa ngã, phạm tội.
Có hai hình thức gây gương mù, gương xấu: Trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là một hành động hay lời nói chủ ý, cố tình làm vậy để tạo dịp cho người khác sa ngã. Gián tiếp là hành vi hay lời nói vô ý, sơ suất có thể làm cho người khác hiểu lầm mà sa ngã, nhưng thực chất người làm không muốn. Dù trực tiếp hay gián tiếp làm gương xấu thì cả hai hình thức này đều phải tránh vì nó lôi kéo người khác vào những sai lầm, tội lỗi.
Chúa Giêsu lên án rất mạnh mẻ về việc làm này. Án phạt mà Chúa Giêsu đưa ra cho những ai cố tình làm gương xấu là tử hình. “Cột cối đá mà quăng xuống nước” .
Để tránh gây gương mù gương xấu cho tha nhân không là điều dễ dàng nên Chúa Giêsu đòi hỏi cần phải có lòng tin. Lòng tin chính là sức mạnh vượt thắng những khó khăn trong đời.  Sống lòng tin mọi nơi mọi lúc ta mới có thể hóa giải được những khuynh hướng xấu nơi chính bản thân mà không muốn làm điều xấu ảnh hưởng đến tha nhân.
Xin Chúa ban thêm lòng tin nơi chúng con để chúng con đủ can đảm thi hành những điều tốt lành Chúa chỉ dạy, nhờ đó chúng con loại trừ được những hành vi và lời nói xấu xa, tội lỗi gây chia rẽ bất hòa trong đời sống.

Thứ ba (Lc 17, 7-10)
Để nói một điều gì khó nói, người ta hay dùng cách nói ví von
Để thổ lộ một tâm tình sâu kín, người ta hay bộc bạch qua một câu chuyện.
Để diễn tả một chân lý nào đó, người ta hay dùng một dụ ngôn.
Dụ ngôn là cách thế Chúa Giêsu hay dùng trong lời rao giảng nhằm dạy chúng ta về chân lý của lẽ sống.
Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng câu chuyn d ngôn về người đầy tớ để dạy chúng ta về thái độ khiêm tốn phải có trong bổn phận phục vụ.
N người đầy tớ, sau khi đã đi cày hay đi chăn chiên về, sẽ tự thấy có bổn phận phải tiếp tục phục vụ bữa tối cho chủ, rồi sau cùng mới được ăn mà không hề kêu ca.
Chúng ta cũng vậy,  khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm theo ý Chúa, thì hãy nói : "Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi" (Lc 17,10), chứ không được tự mãn, khoe khoang về những thành quả do công khó của mình đòi hỏi Chúa phải trả công như người làm thuê. Vì xét cho cùng, tất cả những gì chúng ta “có” và chúng ta “là” đều do Chúa ban: Sự sống, sức khỏe, tài năng, điều kiện hoàn cảnh…; cũng như những thành công trong công việc đều nhờ bởi ơn Chúa. Như lời Người phán: “Không có Thầy, anh em không làm được gì” (Ga 15,5).
Tạ ơn Chúa vì chúng ta thật danh dự được Chúa tin tưởng trao phó nhiệm vụ phụng thờ Chúa và phục vụ anh em.
Xin Chúa ban cho chúng ta thái độ khiêm tốn trước Chúa, trước anh em và  bản thân trong khi thi hành những bổn phận hằng ngày. Để khi thành công chúng ta không kêu căng tự mãn đòi hỏi công sức; cũng như khi thất bại chúng ta không buồn tủi, chán nản, bỏ cuộc trong trách niệm phục vụ.

Thứ tư (Lc 17, 11-19)
Người mắc bệnh cùi thời Chúa Giêsu phải chịu nhiều đau khổ.
Đau về thể xác
Vì không có thuốc chữa trị, nên bệnh cùi hành hạ thân xác rất nhức nhối.
Vi trùng cùi Hansen ăn vào da thịt dần mòn làm lỡ loét mặt mày, tay chân đau buốt.
Gân cốt tay chân thường bị co vấp lại, không còn khả năng làm việc như người bình thường. Tình cảnh họ rất là đau thương.
Khổ về tâm hồn
Quan niệm bệnh là do tội lỗi lỗi gây nên, cùi là bệnh nặng chứng tỏ tội của người cùi phải rất nhiều.
Người cùi bị mọi người xem thường, khinh bỉ và xa lánh vì sợ lây uế. Người cùi phải sống tách biệt với cộng đồng vì xã hội đẩy họ ra bên lề cuộc sống.
Người bị bệnh cùi luôn phải sống nhờ người khác và bị xem là thành phần ăn bám xã hội. Thật chua xót!

Việc Chúa Giêsu chữa lành bệnh cùi chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa quyền năng và giàu lòng thương yêu..
Việc Chúa Giêsu chữ lành bệnh cùi đồng nghĩa với việc Chúa phục hồi phẩm giá làm người của họ, trả lại cho họ tình trạng tốt đẹp thuở ban đầu mà Chúa đã tác tạo.
Việc Chúa chữa lành bệnh cùi cho họ là lời mời gọi mọi người hãy mở rộng vòng tay đón nhận nhau trong tình anh em, dù họ là ai.
Việc Chúa chữa lành bệnh cùi cũng chính là mời gọi tha thiết đối với những ai đang mang nặng những nỗi đau về thể xác hay những vết thương nơi tâm hồn hãy mạnh dạn đến với Chúa để kêu xin ơn cứu chữa của Ngài; và hãy can đảm hòa nhập với cộng đồng xã hội để có được niềm vui, nguồn an ủi.

Có lẽ chúng ta không mắc phải bệnh cùi về thể lý vì ngày nay đã có thuốc đặc trị. Nhưng rất có thể chúng ta lại mắc phải bệnh cùi về tâm linh.
Cùi tâm linh là khi chúng ta vô ơn đối với Thiên Chúa. Sống xa cách Chúa, không quan tâm đến thánh lễ Chúa nhựt, không còn biết cám ơn Chúa qua giờ kinh sáng-tối nơi gia đình, không để tâm học hỏi Thánh kinh và giáo lý….
Cùi tâm linh là khi chúng ta tự tách rời khỏi anh em trong các sinh hoạt của họ đạo. Có thể vì mặc cảm hay vì tự cao mà ta sống cu ki một mình, không còn khả năng hòa nhập với cộng đoàn họ đạo.
Cùi tâm linh là khi chúng ta vô tâm, thờ ơ, dửng dưng, ích kỷ, tư lợi không biết chạnh lòng thương trước nỗi đau của người khác. Sự Những thứ đó chính là những chứng bệnh cùi về tâm linh nguy hiểm.
Vậy mỗi người chúng ta hãy ý thức về bệnh cùi tâm linh của mình và xin Chúa cứu chữa.
Xin Chúa cho chúng con biết khiêm tốn nhận ra bệnh tình nguy hiểm đang mang trong người. Và xin Chúa thương cứu chữa cho lành sạch. “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!”.

Thứ năm  (Lc 17, 20-25)
Bao giờ triều đại Thiên Chúa đến và đến ở đâu? Đó không chỉ là thắc mắc của người Pharisêu mà là của tất cả chúng ta.
Qua câu trả lời, Chúa Giêsu như muốn nói với ta rằng: Bao giờ triều đại Thiên Chúa đến hay đến ở đâu không quan trọng. Quan trọng là làm sao chúng ta cảm nhận được triều đại Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta.
Làm thế nào chúng ta cảm nhận được triều đại Thiên Chúa đang ở giữa hay ở nơi chúng ta?
Thưa ta Phải sống yêu thương.
Thánh Gioan định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Như vậy ai sống yêu thương thì người ấy giống Thiên Chúa; giống Thiên Chúa thì tất nhiên được ở trong triều đại của Chúa; mà ở trong triều đại Chúa có nghĩa là triều đại Thiên Chúa đang đến ở giữa người đó.
Linh mục Vinh Hạnh đã sáng tác một bài hát “Đâu có tình yêu thương” rất hay. Lời của bài hát viết rằng: “Đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa trời.”. Vậy nơi nào có tình yêu thì Đức Chúa Trời hiện diện nơi đó. Và nơi đó chính là triều đại của Thiên Chúa đang đến.
Phải sống niềm tin vào Đức Giêsu.
Trong cuộc đàm luận với ông Nicôđê, Chúa Giêsu đã khẳng định: "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ”. (Ga 3,1-21).
Chính nhờ niềm tin vào Chúa Giêsu, Thiên Chúa làm Người là điều kiện con người được cứu độ. Khi con người được cứu độ cũng đồng nghĩa với triều đại Thiên Chúa đang đến giữa họ.
Phải sống công chính.
Thánh Phaolô xác định mạnh mẻ: Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng  sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17).
Ai biết sống đời công chính, kiến tạo bình an và gieo rắc niềm vui trong Chúa Thánh Thần, chắc chắn xứng đáng là công dân của nước Chúa. Là công dân nước Chúa thì tất nhiên triều đại Thiên Chúa đang đến ở giữa họ.
Tóm lại: Niềm tin, Tình yêu, công chính... là những điều kiện cơ bản và nền tảng mà mỗi người chúng ta phải nỗ lực thực hiện mới mong đón nhận được triều đại Thiên Chúa đang đến với ta.
Xin Chúa cũng cố niềm tin, tình yêu và sự công chính của Chúa nơi mỗi chúng ta,  ngõ hầu chúng ta cảm nhận được bình an, hạnh phúc và niềm vui nơi tâm hồn. Khi đó chúng ta sẽ nhận thấy triều đại Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta. Amen.

Thứ sáu (Lc 17, 26-37)
 “Bao giờ triều đại Thiên Chúa đến?”  (Lc 17,20) hoặc  bao giờ đến ngày tận thế? Đó không chỉ là nỗi quan tâm của những người Pharisêu mà còn là của các môn đệ Chúa Giêsu: “Thưa thầy, ở đâu vậy?”. (Lc 17,37). Trãi qua mọi thời đại, con người lúc nào cũng quan tâm đến vấn đề này.
Vào những thời kì  đầu của Giáo Hội, các tín hữu Thêxalônica đã nghe theo những luận điệu tuyên truyền sai lạc về ngày tận thế sắp đến. Do đó họ tỏ ra chán nản, lười biếng buông xuôi hết mọi thứ, không còn lo làm việc nữa. Đến nổi Thánh Phaolô phải viết thư khuyên họ, đừng tin theo những luận điệu ấy.
Nhất là bước vào năm 2000, nhiều người cho rằng  ngày tận thế sẽ đến, nên họ lo lắng đủ mọi chuyện: dự trữ lương thực, mua đèn cầy để xin làm phép, lo đi xưng tội, cố gắng sống tốt... nhằm chờ đón ngày tận thế.
Gần đây nhất, người ta đồn đoán theo lịch Maya thì ngày 21/12/2012 sẽ là ngày tận thế, vì là ngày kết thúc niên lịch của họ. Nhưng tất cả những đồn đoán ấy đều qua đi, mà không hề xảy ra ngày tận thế.
Vậy bao giờ thì tận thế?
Không ai biết trước được. Cả Chúa Giêsu cũng không mạc khải về thời giờ cụ thể của ngày này, chỉ có Chúa Cha biết thôi:  “Còn về ngày hay giờ đó, thì dù các thiên sứ trên trời, hay cả Con Người đi nữa, cũng không ai biết được trừ một mình Chúa Cha mà thôi”(Mc 13,32). Chúa Giêsu chỉ nói sẽ có ngày tận thế và ngày ấy đến một cách rất là nhanh chóng và bất ngờ như  “ánh chớp chói lòa chiếu sáng từ phương trời này đến phương trời kia” (Lc 17,24).
Và để minh họa cho tính bất ngờ của ngày tận thế ấy, bài tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng hai sự kiện cụ thể trong thời cựu ước đó là: lụt Đại Hồng Thủy thời Nô-e  và  Mưa Lữa, Diêm Sinh từ trời xuống thời ông Lót để mời gọi chúng ta phải có thái độ sẵn sàng cho ngày ấy.
Cũng như ngày tận thế đến bất ngờ và nhanh chóng thế nào thì cái chết cũng đến với mỗi chúng ta cũng mang tính cách bất ngờ như vậy. Vì thế điều quan trọng là hãy nghe theo lời dạy của Chúa mà chuẩn bị sẵn sàng.  Có sẵn sàng thì cho dù cái chết có đến bất ngờ, ta cũng không hề sợ hãi; trái lại, ngày ấy sẽ là ngày hân hoan vui mừng của ta , vì triều đại Thiên Chúa thuộc về ta.
Lạy Chúa, sống trên đời này, ai trong chúng con cũng tất bật lo cho cơm áo gạo tiền; cũng như muốn vui chơi hưởng thụ. Nhưng xin Chúa đừng để chúng con quá ham mê của cải và đam mê hưởng thụ mà quên đi nhiệm vụ chính yếu là chuẩn bị sẵn sàng cho ngày Chúa đến.

Thứ bảy (Lc 18,1-8)
Phải nói rằng cầu nguyện chính là biểu lộ của đức tin. Có tin mới cầu xin. Tin ít thì cầu xin ít, tin nhiều cầu xin nhiều. Tin vững vàng thì cầu xin kiên trì.
Vì thế, chúng ta mới hiểu tại sao Chúa Giêsu phải thốt lên: “ khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”. Nói cách khác là liệu Ngài có còn thấy con người cầu nguyện khi ngày Ngài ngự đến nữa chăng?
Với hình ảnh bà góa trong bài tin mừng hôm nay, chúa Giêsu muốn dạy chúng ta phải kiên trì trong cầu nguyện để biểu lộ đức tin mạnh mẻ của mình.
Kiên trì là gì? 
Kiên trì là: bền bỉ, giữ vững, không bỏ.
Bền bỉ cầu xin như người đàn bà góa bất hạnh trong bài tin mừng hôm nay. Như  thánh nữ Mônica hơn 20 năm cầu nguyện cho chồng, cho con….
Nếu bà góa kiên vững đặt hết niềm tin và lời cầu xin của mình vào ông quan tòa bất chính, thì chúng ta càng phải kiên gan giữ vững niềm tin và lời nguyện xin của chúng ta vào Thiên Chúa là người Cha chúng ta.
Nếu ông quan tòa bất chính còn đáp lại nguyện vọng của người đàn bà góa nhờ sự kiên trì không chán nản bỏ cuộc của bà ta, thì Thiên Chúa, người cha nhân ái của chúng ta, chắc chắn sẽ không bao giờ làm ngơ trước lời cầu xin liên tục của con cái mình. Nhưng liệu lòng tin chúng ta có đủ mạnh để kiên trì cầu xin hay là chúng ta dễ dàng nản lòng bỏ cuộc?


Lạy Chúa, xin cho con luôn biết biểu lộ lòng tin của mình cách mạnh mẻ bằng việc cầu nguyện kiên trì. Để khi vui hay lúc buồn, thành công hay thất bại, mưa hay nắng, mạnh khỏe hay đau yếu… lúc nào con cũng gắn kết với Chúa qua việc cầu nguyện.  Xin cho con cũng ý thức cầu nguyện là nhu cầu rất cần thiết cho đời sống đức tin như hơi thở cần cho sự sống vậy!


  SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN Lm. Nguyệt Giang CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN-B KÍNH TRỌNG THỂ CHÚA KITÔ, VUA VŨ TRỤ Đn 7,...