Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

HỌ ĐẠO SAKEO CHUẨN BỊ MỪNG LỄ GIÁNG SINH

Suy niệm lễ Chúa Giáng Sinh 2013

Suy niệm 1.
11-12-13, được gọi là “ngày của trăm năm” hay ngày “tiến lên” trong thế kỷ 21.
Đây chẳng phải là ngày tốt, xấu. Đó chỉ là ngày có con số đẹp, lạ và ngộ nghĩnh theo sắp xếp kiểu tiến lên như 11-12-13. Điều làm nên giá trị cho ngày đẹp đó là mỗi thế kỷ chỉ xuất hiện một lần. Vì thế, người ta gọi đây là “ngày của trăm năm”.
Theo tác giả Phạm Hồng Phước thì “bất luận thế nào, do đây là ngày đặc biệt, cả trăm năm mới có một lần, người ta có thể nghĩ về chúng theo ý thích của mình. Nhưng gạt qua một bên chuyện tốt xấu, không ai có thể phủ nhận đây là ngày rất đẹp. Và vì vậy, trong ngày đẹp hết sức hiếm hoi như vậy, ta nên đánh dấu chúng bằng những sự kiện, việc làm gì đó thật là đẹp. Thí dụ, tặng cho “người dưng khác họ chẳng nọ thời kia” một nụ hôn thật đẹp…”.
Nếu ngày 11/12/13 là ngày đặc biệt theo cái nhìn của người đời, thì ngày 25/12/13, ngày mừng kỉ niệm Con Chúa Giáng Sinh làm người phải là một ngày hết sức đặc biệt đối với người kitô hữu chúng ta.
Đặc biệt không bởi con số đẹp của năm tháng, ngày giờ, nhưng đặc biệt bởi ngày này năm xưa Ngôi Lời Thiên Chúa đã đến trong thế gian và làm người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi, để cứu độ chúng ta.
Đặc biệt là nhờ Người mà muôn vật muôn loài được tạo thành.
Đặc biệt bởi chính Ngài là sự sống và là Đấng ban sự sống.
Người cũng chính là Ánh sáng và là Ánh sáng thật.
Ngài đến để xua tan bóng tối và đem đến cho nhân loại ánh sáng tình thương cứu độ.
Nếu ngày 11/12/13 tác giả Phạm Hồng Phước nhắc nhở con người làm một nghĩa cử cao đẹp dành cho tha nhân, thì ngày Giáng sinh hôm nay, chúng ta cũng được Ngôi Lời Thiên Chúa kêu mời hãy thắp lên cho tha nhân ánh sáng của niềm hy vọng bằng những cử chỉ đẹp.
Hãy thắp lên ánh sáng yêu thương chân thành cho những ai còn đang lạc bước trong bóng tối của đố kị ghen ghét.
Hãy thắp lên ánh sáng của hòa giải tha thứ cho những ai còn bước đi trong bóng tối của hận thù, chia rẽ.
 Hãy xua tan bóng đêm của đau khổ, thất vọng bằng ánh sáng cảm thông an ủi; bóng tối của nghèo đói bằng ánh sáng quảng đại cho đi,; của bóng đêm sự chết bằng ánh sáng niềm vui sự sống….
Mừng ngày lễ giáng sinh chỉ có ý nghĩa khi chúng ta biết tiếp nhận sự sống và ánh sáng mà Ngôi Lời Thiên Chúa đem đến.
Xin cho mỗi người trong chúng ta biết can đảm xua trừ bóng đen của tiền tài, danh vọng, lạc thú trần thế vây hãm nhờ tin nhận và thông phần vào ánh sáng thần linh nơi Ngôi Lời Thiên Chúa làm người. Qua đó chúng ta mới có thể trao ban ánh sáng niềm vui, hy vọng và sự sống của Chúa cho tha nhân.

Suy Niệm 2.
Thứ Tư 11 tháng 12, vừa qua Đức Thánh Cha Phanxicô đã được bình chọn là nhân vật của năm 2013. Đây là truyền thống của báo Time có từ năm 1927 và mỗi năm họ chọn một nhân vật, hay một phong trào làm người của năm đó.
Một nhân vật nào đưc Time tuyển chọn, ban biên tập sẽ dành một bài báo đặc biệt nói về vị đó. 
Trong bài viết nói về ĐTC Phanxicô lần này, báo Time ca ngợi ĐTC có đời sống khó nghèo, đơn sơ khiêm tốn và đặc biệt quan tâm đến người nghèo. Ảnh hưởng của ĐTC đã làm bừng lên sức sống của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ nhất là tại các nước Âu Mỹ. 
Giới báo chí thế giới cũng đã đặt cho ĐTC Phanxicô những danh hiệu như: “Giáo Hoàng Của Người Nghèo”; Giáo Hoàng Của Quần Chúng”. Những tin tức Đức Thánh Cha tỏ lòng thương yêu người nghèo, bệnh tật, gần gũi với mọi người đều được các hãng thông tấn quốc tế loan truyền cách rộng rãi.
Nếu báo giới năm nay không ngớt lời ca khen Đức Thánh Cha Phanxicô và bình chọn ngài là nhân vật của năm vì đời sống nghèo khó, đơn sơ khiêm tốn và sự gần gũi thân tình với mọi người, nhất là người nghèo. Thì cách đây hơn 2000 năm, một nhân vật trọng đại đã xuất hiện. Đời sống của Người đã trở nên trung tâm và khuôn mẫu cho mọi người, ở khắp mọi nơi, qua mọi thời đại . Chính đời sống khó nghèo, đơn sơ bình dị và tình yêu lớn lao, Người trở nên nguồn cảm hứng và động lực mạnh mẻ, làm ảnh hưởng đến bao lớp người trên thế giới, trong đó đặc biệt có Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhân vật đó chính là Đức Giêsu Kitô.
Ả nh hưởng bởi cách thế hiện diện củaNgài.
Như lời Thánh Phaolô viết trong thư gửi tín hữu Philiphê: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (Pl 2:6-8)
Là một Thiên Chúa cao sang, quyền thế  nhưng Người không nhất quyết chọn nơi sinh ra ở cung điện diễm lệ, trong sự đầy đủ vật chất giàu sang. Trái lại Người chấp nhận sinh ra trong cảnh hang đá đơn sơ, khó nghèo. Ngài nghèo khó đến độ không có một chỗ tử tế để hạ sinh, không một tấm chăn ấm đến xua đi giá lạnh mùa đông.
Con Thiên Chúa không những sinh nơi hang đá nghèo hèn, nhưng còn chấp nhận đời sống vô gia cư lưu lạc nơi đất khách quê người ngay từ thuở ấu thơ. Khi lớn lên Người chọn lấy đời sống bôn ba trên khắp nẻo đường Palestine để rao giảng tin mừng. Chính Người tuyên bố cho những ai bước theo Ngài phải chấp nhận cuộc sống bấp bênh: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chổ tựa đầu”. (Mt 8, 18-220)
Sinh đã nghèo, sống lại nghèo hơn và chết còn nghèo đáng sợ, đến mức không thể nghèo hơn nửa: trần truồng bị treo trên thập giá.
Chấp nhận sinh nghèo, sống nghèo, chết nghèo để đồng cảm với người nghèo và ban phát sự giàu có của Ngài lại cho ta. “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. (Mt 5:3)
Ảnh hưởng bởi cuộc sống đơn sơ bình dị của Ngài.
Là Hoàng Tử Bình An, nhưng Ngài không chọn thành phần quý tộc, ông hoàng bà chúa làm cha mẹ mình. Trái lại Ngài sinh hạ nơi hang bò lừa, sống trong gia đình khó nghèo.
Đón nhận một người nữ làng quê làm mẹ và chàng Giuse thợ mộc làm cha. Những người được Ngài mặc khải đầu tiên cũng là những người đơn sơ, bé mọn. Ngoài Đức Maria và Thánh Giuse còn lại chỉ là những mục đồng nghèo khổ và đơn sơ.
Tiệc mừng sinh nhật đầu tiên của Hài Nhi Giê-su không trống, không kèn, không có mặt của quan quyền, vua chúa, nhưng là những sinh vật bò lừa, những người chăn chiên quê mùa  những người đạo sỹ biết khiêm nhường đi tìm chân lý, nguồn cứu độ đích thực.
Chiêm ngắm hình ảnh đơn sơ của Hài nhi Giê-su nơi máng cỏ ta hiểu hơn về giao ước vĩ đại đã được thực hiện từ những gì đơn sơ nhất.
Ảnh hưởng bởi chính tình yêu Ngài dành cho con người.
Khi chiêm ngắm mầu nhiệm Con Thiên Chúa Giáng Sinh làm người, thật ngỡ ngàng khi nhận ra một vị Thiên Chúa đầy yêu thương và gần gũi con người.
Một Hài Nhi đơn sơ, được quấn trong tấm tả mỏng manh, giữa trời đông buốt giá, nhưng cánh tay người vẫn giơ cao và giang rộng như muốn ôm chầm và nhấn chìm nhân loại trong trái tim chan chứa tình yêu của Ngài. Hình ảnh Hài nhi Giê-su giang tay ban phát tình yêu xuyên suốt cuộc đời của Ngài, xuyên suốt cả lịch sử vũ trụ.
Cánh tay của Ngài chữa lành bao người bệnh hoạn, tật nguyền. Cánh tay của người giang ra ôm trọn những con người đau khổ thậm chí là những con người tội lỗi. Cánh tay vị Vua Vũ trụ cúi xuống thể hiện tình yêu của Ngài bằng việc cúi mình xuống rửa chân cho con người. Từ nơi cánh tay và trái tim của Ngài nguồn mạch ơn cứu độ tưới nhuần trên con người mãi mãi…Cánh tay ngài ôm ấp mọi thân phận con người, tình yêu nơi Ngài giải phóng thân phận con người tội lỗi: “chỉ bằng yêu thương mới “giam cầm” được những con người hoang dại.” “chỉ có tình yêu mới phá tan gông cùm của những tâm hồn tan nát” (trích trong “nhà sư đeo cỗ thánh giá” Vô Thường).
Giáng sinh là dịp để  hàng tỷ trái tim con người thổn thức ngỡ ngàng về Hài Nhi Giê-su.
Xin Hài nhi Giê-su cho con luôn biết luôn suy ngắm hình ảnh của Ngài mọi lúc, mọi nơi trong cuộc đời của con! Xin cho con luôn biết sống đơn sơ, khiêm hạ và yêu thương chân thành theo gương Ngài, nhờ mẫu gương sống động nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô kính yêu của chúng con.
Xin Hài nhi Giê-su luôn thương đến những người chưa nhận biết Ngài. Cho họ cảm nếm được tình thương cứu độ của Chúa dành cho họ.

Xin cho con trở nên ánh sao sáng hầu đưa dẫn nhiều người nhận ra Chúa là Mặt Trời Công Chính hầu mọi người chung lời ca ngợi danh Chúa khắp địa cầu như một bài tình ca bất tận về Hài nhi Giê-su!
Lm Seoka








MỪNG NGÂN KHÁNH CHA SỞ BÔ-NA.
ANTÔN NGUYỄN VĂN ĐẦY

Sáng nay vào lúc 9g30, ngày 19/12/2013, tại họ đạo Bô-na, hạt Trà Lồng, Giáo Phận Cần Thơ đã diễn ra thánh lễ tạ ơn rất long trọng, mừng Ngân Khánh Linh Mục của Cha Antôn Nguyễn Văn Đầy, cha sở họ đạo Bô- na, (1988 – 2013).
Cùng mừng Ngân Khánh Linh Mục hôm nay với cha sở Bôna, còn có cha Phêrô Lê Quang Phú, cha giáo Đại chủng viện Thánh Qúy; cha Phêrô Nguyễn Văn Sang, cha sở Họ đạo Bãi Gía; cha Matthêu Đinh Ngọc Mừng, cha sở Họ đạo Ba Trinh.
Trong ngày trọng đại này, bà con giáo dân họ đạo Bô- na rất vinh dự được đón tiếp Đức Cha Stêphanô, Giám mục Giáo phận Cần Thơ.
Hiệp dâng thánh lễ tạ ơn sáng nay còn có sự hiện diện quý báo của Cha Tổng Đại diện Carôlô Hồ Bặc Xái, quý Cha Quản hạt hơn 60 Cha trong, ngoài Giáo phận.
Mặc dù trong những ngày cuối mùa vọng, thời tiết trở nên se lạnh. Nơi các Cộng đoàn và Họ đạo đang phải gấp rút chuẩn bị cho đại lễ Giáng Sinh, song lòng yêu mến cha Antôn nên khá đông quý tu sĩ nam nữ, quý thầy đại chủng viện, quý ân nhân, thân nhân từ các Giáo Phận: Sài Gòn, Mỹ Tho,Vĩnh Long cùng với đông đảo bà con giáo dân từ các họ đạo phụ cận đã đến chúc mừng, hiệp lời cầu nguyện cho cha Antôn nhân dịp mừng lễ Ngân Khánh này.
Vẫn biết rằng mỗi ngày trong chuỗi đời linh mục đều là những ngày tạ ơn. Nhưng dịp mừng Ngân khánh Thụ phong Linh mục là mốc thời gian quý báu, là cơ hội thuận tiện để người linh mục nhìn lại hành trình đã qua, mà dâng lên Chúa lời tri ân cảm tạ.
Tạ ơn Chúa vì chính Người đã đoái thương, tuyển chọn và nuôi dưỡng Cha Antôn trong suốt 25 năm qua trong thánh chức Linh mục.
Tạ ơn Chúa với biết bao thăng trầm của hoàn cảnh lịch sử đất nước, với bao thay đổi của thời cuộc, nhưng lý tưởng Linh Mục vẫn không đổi thay. Cha vẫn nhiệt tâm và luôn hăng say dấn thân phục vụ trong tin yêu trong suốt 25 năm qua.
Tạ ơn Chúa trong suốt chặng đường dài với đầy gian lao thử thách; với biết bao biến cố thăng trầm của cuộc đời; với bao tai nạn xảy đến, có lúc tưởng chừng như không thể giữ được mạng sống, như cha đã chia sẻ trong thánh lễ. Thế mà Chúa vẫn quan phòng chở che.
25 năm, một khúc quanh nhìn lại để tri ân cha mẹ, thầy cô, người thân, ân nhân, bạn bè và những người đã quan tâm, động viên, cũng như đã, đang và sẽ đồng hành với cha Antôn trong ơn gọi mục tử.
25   năm, cũng là một cơ hội thuận tiện để nói lên lời xin lỗi Chúa vì những bất xứng và yếu đuối của phận người. Xin lỗi tha nhân vì những thiếu sót trong bổn phận phục vụ trong sứ mạng loan báo tin mừng. Xin Chúa lượng tình tha thứ; xin mọi người rộng lòng bỏ qua mà tiếp tục yêu thương cầu nguyện cho cha thật nhiều!
Xin cho cha tựa như dòng sông chở nặng phù sa Ân Sủng và nguồn nước mát Tình Yêu của Chúa mà tuôn chảy đến mọi ngã đường đời, cũng như mềm mại len lõi vào tận ngõ ngách các tâm hồn nhằm vun đắp cho vườn cây Giáo Hội mỗi ngày tươi tốt, trổ sinh nhiều hoa trái tốt lành.

Người Seoka

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN IV MÙA VỌNG

SUY NIỆM LỜI CHÚA CÁC NGÀY TRONG TUẦN IV MÙA VỌNG

Lm. Seoka

Thứ hai, ngày 23/12. (Lc 1, 57-66).
Sau bao nhiêu năm mong mõi đợi chờ trong sự tủi hổ, vì phận nữ không con. Nay niềm vui được vỡ òa, vì được Chúa cất đi sự tủi hổ, khi cho bà Elizabeth sinh hạ con trai trong lúc tuổi già. Đây quả là biến cố lạ lùng, ngập tràn niềm vui cho gia đình Gia-ca-ri-a. Nên bà con láng giềng đã đến chúc mừng, chia sẻ niềm vui.
Niềm vui được chia sẻ, niềm vui nhân đôi. Đúng vậy niềm vui của gia đình Gia-ca-ri-a được nhân đôi sau đó 8 ngày. Đứa con trẻ được gia nhập vào cộng đoàn qua nghi thức cắt bì và với cái tên là lạ “Gioan”, không theo truyền thống, nhưng được Thiên Chúa đặt cho. Sự kiện lạ ấy như là dấu chỉ cho biết con trẻ này được Chúa yêu thương và tuyển chọn cách đặc biệt.
Niềm vui nối tiếp niềm vui khi con người thuận theo ý Chúa. Ngay khi Gia-ca-ri-a vâng ý Chúa, đặt tên con mình là Gioan, phút chốc ấy miệng ông được mở ra và không ngớt lời ca ngợi chúc tụng Thiên Chúa.
Qua những biến cố bất ngờ liên tiếp xảy ra nơi gia đình Da-ca-ri-a, như nhắc nhở chúng ta ý thức rằng:
Có con cái là niềm vui và hạnh phúc lớn lao của cha mẹ. Nhưng con cái cũng chính là ân ban do tình thương của Chúa. Xin cho chúng ta không ngớt lời ngợi khen và cảm tạ tình thương của Chúa.
Cm tạ Chúa đã cho ta được làm người, được sinh ra trong vòng tay đầy ấp tình thương của cha mẹ và sự đỡ nâng của láng giềng thân thuộc.
Cm tạ Chúa đã cho ta nên nghĩa tử của Chúa và trở nên anh em với nhau qua bí tích rửa tội.
Cám tạ Chúa vẫn tiếp tục tuôn đổ muôn ơn lành hồn xác xuống trên cuộc đời chúng ta và trao ban cho ta sứ mạng cao quý loan truyền và cao rao tình thương lạ lùng của Chúa cho muôn người, khắp mọi nơi.
Xin cho chúng ta luôn biết thuận theo ý Chúa trong mọi hoàn cảnh. Nhờ đó chúng ta mới có được sự bình an và niềm vui đích thực nơi tâm hồn.

Thứ ba, ngày 24 tháng 12. (Lc 1,67-79).
Tin mừng trong ngày cuối cùng của mùa vọng, Giáo hội như mời gọi chúng ta hợp ý với ông Gia-ca-ri-a dâng lên Thiên Chúa lời tri ân chúc tụng qua bài ca Benedictus.
Cùng với Gia-ca-ri-a chúng ta hãy hướng nhìn về ba phía để tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa tình thương.
1.     Hướng nhìn về quá khứ.
Nhìn lại quá khứ, Giacaria nhận thấy Chúa là Ðấng thành tín và đầy yêu thương.
Vì yêu thương con người, nên ngay khi nguyên tổ phạm tội, Thiên Chúa đã hứa ban Đấng cứ độ. Để khởi đầu thực hiện lời hứa này, Thiên Chúa chọn gọi tổ phụ Abraham làm cha của kẻ tin và kí kết với ông lời giao ước cứu độ. Trãi qua dòng lịch sử với những biến cố thăng trầm của dân tộc Israel, Thiên Chúa vẫn hằng trung tín. Ngài không hề quên lời hứa qua việc sai các ngôn sứ, các tiên tri loan báo và chuẩn bị tâm hồn cho dân đón nhận vị cứu tinh quyền thế. Ngài đến “để cứu ta thoát khỏi địch thù, thoát tay mọi kẻ hằng ghen ghét, sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên vì nhớ lại lời xưa giao ước”.
2.     Hướng nhìn vào hiện tại
Nhìn vào hiện tại, Gia-ca-ri-a quá đổi vui mừng vì được Chúa thương ban người con yêu quý là Gioan Tẩy Gỉa. Trước biến cố lạ lùng này, Gia-ca-ri-a như nhìn thấy một tia sáng hy vọng ở phía chân trời khi nói tiên tri về sứ mạng của người con ông: với tư cách Tiền hô, con trẻ rồi đây sẽ công bố sứ điệp, chuẩn bị lòng dân đón nhận Đấng Cứu Thế, khơi dậy trong tâm hồn Dân Chúa lòng khát khao ơn cứu độ. Ơn cứu độ này được thực hiện suốt dòng lịch sử Dân Chúa và sẽ được thành toàn nơi Đức Kitô, Đấng cứu độ bằng tình thương tha thứ.
3.     Hướng nhìn đến tương lai
Gia-ca-ri-a kết thúc bài thánh ca khi cho ta biết lòng nhân nghĩa của Thiên Chúa được tỏ hiện vì Ngài chạnh lòng thương chúng ta. Chính vì lòng nhân nghĩa mà “Vầng Đông từ cao vời viếng thăm ta". "Vầng Đông" chính là Đấng Mêsia, Đấng Kitô của Thiên Chúa. Ngài sẽ soi sáng những kẻ ngồi trong bóng ti sự chết như những lữ hành lạc đường đợi trời sáng để tiếp tục cuộc hành trình, và dẫn đưa họ tiến bước trong bình an.
Tâm tình của Dacaria mở ra con đường đầy hy vọng cho Dân Chúa, đồng thời cũng là lời mời gọi chúng ta hãy dâng Chúa lời Chúa tụng, ngợi khen vì muôn ơn lành Chúa thương ban cho ta.
Ước gì trong giờ phút này khi mà chúng ta đang bận rộn chuẩn bị lễ Giáng Sinh, nhưng hãy đừng quên hướng về quá khứ để cảm tạ muôn ơn lành Chúa thương ban trong suốt một năm qua.
Ước gì trong giờ phút hiện tại này, lòng chúng ta cũng ngập tràn niềm vui và hạnh phúc như ông Gia-ca-ri-a vì mỗi người chúng ta đã dọn con đường đi vào cõi lòng sẵn sàng chờ đón Chúa đến viếng thăm.
Xin cho bây giờ và mãi mãi chúng ta luôn biết phụng thờ Chúa suốt cả đời ta, bằng đời sống thánh thiện, công chính trước nhan Ngài. Amen

Thứ tư, ngày 25 tháng 12: Mừng lễ Chúa Giáng sinh

Suy niệm 1.

11-12-13, được gọi là “ngày của trăm năm hay ngày “tiến lên” trong thế kỷ 21.
Đây chẳng phải là ngày tốt, xấu. Đó chỉ là ngày có con số đẹp, lạ và ngộ nghĩnh theo sắp xếp kiểu tiến lên như 11-12-13. Điều làm nên giá trị cho ngày đẹp đó là mỗi thế kỷ chỉ xuất hiện một lần. Vì thế, người ta gọi đây là “ngày của trăm năm”.
Theo tác giả Phạm Hồng Phước thì “bất luận thế nào, do đây là ngày đặc biệt, cả trăm năm mới có một lần, người ta có thể nghĩ về chúng theo ý thích của mình. Nhưng gạt qua một bên chuyện tốt xấu, không ai có thể phủ nhận đây là ngày rất đẹp. Và vì vậy, trong ngày đẹp hết sức hiếm hoi như vậy, ta nên đánh dấu chúng bằng những sự kiện, việc làm gì đó thật là đẹp. Thí dụ, tặng cho “người dưng khác họ chẳng nọ thời kia” một nụ hôn thật đẹp…”.
Nếu ngày 11/12/13 là ngày đặc biệt theo cái nhìn của người đời, thì ngày 25/12/13, ngày mừng kỉ niệm Con Chúa Giáng Sinh làm người phải là một ngày hết sức đặc biệt đối với người kitô hữu chúng ta.
Đặc biệt không bởi con số đẹp của năm tháng, ngày giờ, nhưng đặc biệt bởi ngày này năm xưa Ngôi Lời Thiên Chúa đã đến trong thế gian và làm người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi, để cứu độ chúng ta.
Đặc biệt là nhờ Người mà muôn vật muôn loài được tạo thành.
Đặc biệt bởi chính Ngài là sự sống và là Đấng ban sự sống.
Người cũng chính là Ánh sáng và là Ánh sáng thật.
Ngài đến để xua tan bóng tối và đem đến cho nhân loại ánh sáng tình thương cứu độ.
Nếu ngày 11/12/13 tác giả Phạm Hồng Phước nhắc nhở con người làm một nghĩa cử cao đẹp dành cho tha nhân, thì ngày Giáng sinh hôm nay, chúng ta cũng được Ngôi Lời Thiên Chúa kêu mời hãy thắp lên cho tha nhân ánh sáng của niềm hy vọng bằng những cử chỉ đẹp.
Hãy thắp lên ánh sáng yêu thương chân thành cho những ai còn đang lạc bước trong bóng tối của đố kị ghen ghét.
Hãy thắp lên ánh sáng của hòa giải tha thứ cho những ai còn bước đi trong bóng tối của hận thù, chia rẽ.
 Hãy xua tan bóng đêm của đau khổ, thất vọng bằng ánh sáng cảm thông an ủi; bóng tối của nghèo đói bằng ánh sáng quảng đại cho đi,; của bóng đêm sự chết bằng ánh sáng niềm vui sự sống….
Mừng ngày lễ giáng sinh chỉ có ý nghĩa khi chúng ta biết tiếp nhận sự sống và ánh sáng mà Ngôi Lời Thiên Chúa đem đến.
Xin cho mỗi người trong chúng ta biết can đảm xua trừ bóng đen của tiền tài, danh vọng, lạc thú trần thế vây hãm nhờ tin nhận và thông phần vào ánh sáng thần linh nơi Ngôi Lời Thiên Chúa làm người. Qua đó chúng ta mới có thể trao ban ánh sáng niềm vui, hy vọng và sự sống của Chúa cho tha nhân.

Suy Niệm 2.

Thứ Tư 11 tháng 12, vừa qua Đức Thánh Cha Phanxicô đã được bình chọn là nhân vật của năm 2013. Đây là truyền thống của báo Time có từ năm 1927 và mỗi năm họ chọn một nhân vật, hay một phong trào làm người của năm đó.
Một nhân vật nào đưc Time tuyển chọn, ban biên tập sẽ dành một bài báo đặc biệt nói về vị đó. 
Trong bài viết nói về ĐTC Phanxicô lần này, báo Time ca ngợi ĐTC đời sống khó nghèo, đơn sơ khiêm tốn và đặc biệt quan tâm đến người nghèo. Ảnh hưởng của ĐTC đã làm bừng lên sức sống của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ nhất là tại các nước Âu Mỹ. 
Giới báo chí thế giới cũng đã đặt cho ĐTC Phanxicô những danh hiệu như: “Giáo Hoàng Của Người Nghèo”;Giáo Hoàng Của Quần Chúng”. Những tin tức Đức Thánh Cha tỏ lòng thương yêu người nghèo, bệnh tật, gần gũi với mọi người đều được các hãng thông tấn quốc tế loan truyền cách rộng rãi.
Nếu báo giới năm nay không ngớt lời ca khen Đức Thánh Cha Phanxicô và bình chọn ngài là nhân vật của năm vì đời sống nghèo khó, đơn sơ khiêm tốn và sự gần gũi thân tình với mọi người, nhất là người nghèo. Thì cách đây hơn 2000 năm, một nhân vật trọng đại đã xuất hiện. Đời sống của Người đã trở nên trung tâm và khuôn mẫu cho mọi người, ở khắp mọi nơi, qua mọi thời đại . Chính đời sống khó nghèo, đơn sơ bình dị và tình yêu lớn lao, Người trở nên nguồn cảm hứng và động lực mạnh mẻ, làm ảnh hưởng đến bao lớp người trên thế giới, trong đó đặc biệt có Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhân vật đó chính là Đức Giêsu Kitô.
Ả nh hưởng bởi cách thế hiện diện củaNgài.
Như lời Thánh Phaolô viết trong thư gửi tín hữu Philiphê:
“Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (Pl 2:6-8)

Là một Thiên Chúa cao sang, quyền thế  nhưng Người không nhất quyết chọn nơi sinh ra ở cung điện diễm lệ, trong sự đầy đủ vật chất giàu sang. Trái lại Người chấp nhận sinh ra trong cảnh hang đá đơn sơ, khó nghèo. Ngài nghèo khó đến độ không có một chỗ tử tế để hạ sinh, không một tấm chăn ấm đến xua đi giá lạnh mùa đông.
Con Thiên Chúa không những sinh nơi hang đá nghèo hèn, nhưng còn chấp nhận đời sống vô gia cư lưu lạc nơi đất khách quê người ngay từ thuở ấu thơ. Khi lớn lên Người chọn lấy đời sống bôn ba trên khắp nẻo đường Palestine để rao giảng tin mừng. Chính Người tuyên bố cho những ai bước theo Ngài phải chấp nhận cuộc sống bấp bênh: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chổ tựa đầu”. (Mt 8, 18-220)
Sinh đã nghèo, sống lại nghèo hơn và chết còn nghèo đáng sợ, đến mức không thể nghèo hơn nửa: trần truồng bị treo trên thập giá.
Chấp nhận sinh nghèo, sống nghèo, chết nghèo để đồng cảm với người nghèo và ban phát sự giàu có của Ngài lại cho ta. “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ..  (Mt 5:3)

Ảnh hưởng bởi cuộc sống đơn sơ bình dị của Ngài.
Là Hoàng Tử Bình An, nhưng Ngài không chọn thành phần quý tộc, ông hoàng bà chúa làm cha mẹ mình. Trái lại Ngài sinh hạ nơi hang bò lừa, sống trong gia đình khó nghèo. Đón nhận một người nữ làng quê làm mẹ và chàng Giuse thợ mộc làm cha. Những người được Ngài mặc khải đầu tiên cũng là những người đơn sơ, bé mọn. Ngoài Đức Maria và Thánh Giuse còn lại chỉ là những mục đồng nghèo khổ và đơn sơ.
Tiệc mừng sinh nhật đầu tiên của Hài Nhi Giê-su không trống, không kèn, không có mặt của quan quyền, vua chúa, nhưng là những sinh vật bò lừa, những người chăn chiên quê mùanhững người đạo sỹ biết khiêm nhường đi tìm chân lý, nguồn cứu độ đích thực.
Chiêm ngắm hình ảnh đơn sơ của Hài nhi Giê-su nơi máng cỏ ta hiểu hơn về giao ước vĩ đại đã được thực hiện từ những gì đơn sơ nhất.
Ảnh hưởng bởi chính tình yêu Ngài dành cho con người.
Khi chiêm ngắm mầu nhiệm Con Thiên Chúa Giáng Sinh làm người, thật ngỡ ngàng khi nhận ra một vị Thiên Chúa đầy yêu thương và gần gũi con người.
Một Hài Nhi đơn sơ, được quấn trong tấm tả mỏng manh, giữa trời đông buốt giá, nhưng cánh tay người vẫn giơ cao và giang rộng như muốn ôm chầm và nhấn chìm nhân loại trong trái tim chan chứa tình yêu của Ngài. Hình ảnh Hài nhi Giê-su giang tay ban phát tình yêu xuyên suốt cuộc đời của Ngài, xuyên suốt cả lịch sử vũ trụ.
Cánh tay của Ngài chữa lành bao người bệnh hoạn, tật nguyền. Cánh tay của người giang ra ôm trọn những con người đau khổ thậm chí là những con người tội lỗi. Cánh tay vị Vua Vũ trụ cúi xuống thể hiện tình yêu của Ngài bằng việc cúi mình xuống rửa chân cho con người. Từ nơi cánh tay và trái tim của Ngài nguồn mạch ơn cứu độ tưới nhuần trên con người mãi mãi…Cánh tay ngài ôm ấp mọi thân phận con người, tình yêu nơi Ngài giải phóng thân phận con người tội lỗi: “chỉ bằng yêu thương mới “giam cầm” được những con người hoang dại.” “chỉ có tình yêu mới phá tan gông cùm của những tâm hồn tan nát” (trích trong “nhà sư đeo cỗ thánh giá” Vô Thường).
Giáng sinh là dịp để  hàng tỷ trái tim con người thổn thức ngỡ ngàng về Hài Nhi Giê-su.
Xin Hài nhi Giê-su cho con luôn biết luôn suy ngắm hình ảnh của Ngài mọi lúc, mọi nơi trong cuộc đời của con! Xin cho con luôn biết sống đơn sơ, khiêm hạ và yêu thương chân thành theo gương Ngài, nhờ mẫu gương sống động nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô kính yêu của chúng con.
Xin Hài nhi Giê-su luôn thương đến những người chưa nhận biết Ngài. Cho họ cảm nếm được tình thương cứu độ của Chúa dành cho họ.
Xin cho con trở nên ánh sao sáng hầu đưa dẫn nhiều người nhận ra Chúa là Mặt Trời Công Chính hầu mọi người chung lời ca ngợi danh Chúa khắp địa cầu như một bài tình ca bất tận về Hài nhi Giê-su!


Thứ năm, ngày 26 tháng 12. (Mt 10,17-22).
Kính thánh Stêphanô phó tế tử đạo tiên khởi.
Bài Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ biết sẽ phải chịu bách hại không những bởi nhà cầm quyền trần thế và ngay cả những người thân yêu của mình, vì mang danh Chúa. Nhưng Chúa Giêsu cũng chấn an các ông đừng sợ, hãy can đảm và kiên trì làm chứng cho Ngài. Đừng sợ bởi lẽ chính Chúa Thánh Thần sẽ  luôn ở bên. Ngài sẽ nâng đỡ và soi sáng cho các ông biết phải nói gì. Đừng sợ vì khi trung thành can đảm làm chứng cho Chúa, các ngài sẽ được Chúa cứu thoát.
Có thể nói, phó tế Stêphanô là người đầu tiên trung thành với lời dạy của Chúa Giêsu vì đã can đảm làm chứng cho Chúa và đã được diễm phúc lãnh nhận vòng hoa chiến thắng vinh quang trong nước trời.
Thầy phó tế Stêphanô vì mang danh môn đệ Đức Kitô và say mê rao giảng về một vị Thiên Chúa đầy lòng yêu thương nên phó tế Stêphanô đã bị những người Pharisêu ghen ghét. Tức giận nên họ tìm mọi cách để vu khống hạ bệ và giết ngài. Nhưng với lòng can đảm và ơn soi sáng của Thánh Linh, ngài không khuất phục trước những lời đe dọa vu khống của họ. Trái lại ngài sẵn sàng tranh luận, giải thích cho họ nhận ra chân lý. Lời lẽ của ngài rất khôn ngoan và sắt bén làm cho đối phương phải im hơi, lặng tiếng. Không tranh luận lại được với ngài. Vì thế, họ càng căm phẩn và tìm cách tố cáo ngài về tội phạm thượng chống lại Môsê và Thiên Chúa. Họ quyết định bắt ngài đưa ra pháp đình để xử án.
Trước pháp đình, Stêphanô càng mạnh dạn minh chứng về Đức Giêsu là Con Thiên Chúa đến trần gian và đã chịu chết nhục nhã để cứu chuộc loài người. Thánh nhân cũng không ngần ngại vạch trần tội vong ân bội nghĩa của họ và không ngại nhắc đến lòng nhân từ yêu thương của Thiên Chúa dành cho dân Ngài.
Với lời lẽ khôn ngoan để minh chứng niềm tin, cũng như lời biện hộ đanh thép tố cáo tội ác của những kẻ làm hại ngài, càng khiến cho đối phương tức giận đến sôi máu và quyết định đưa ngài ra ném đá tử hình.
Dù chịu cực hình đau đớn nhưng lòng ngài vẫn chan chứa sự cảm thông và tình yêu tha thứ theo gương vị Thầy Chí Thánh. Nên trước khi tắt thở, ngài không quên cầu nguyện cho những kẻ giết hại mình: “Lạy Chúa, xin đừng chấp tội họ”.
Xin cho chúng ta cũng biết noi theo thánh Stêphanô can đảm chấp nhận mọi gian lao thử thách ngay cả mạng sống để minh chứng cho niềm tin của mình vào Đức Kitô Tình Yêu nhờ sức mạnh của Thánh Thần.
 Xin cho chúng ta biết noi gương thánh Stêphanô cũng sẵn lòng tha thứ cho những kẻ làm hại chúng ta. Biết lấy tình thương xóa bỏ hận thù, theo lời dạy của Chúa Giêsu.

Thứ sáu, ngày 27 tháng 12. (Ga 20,2-8)
Lễ mừng kính thánh Gioan tông đồ

Suy niệm 1

Tin mừng được trích đọc trong thánh lễ mừng kính thánh Gioan Tông đồ hôm nay, thuật lại cho thấy ba cái nhìn khác nhau khi chứng kiến cùng một sự kiện “Ngôi mộ trống”.
- Ma-ri-a Ma-đa-lê-na cứ đinh ninh rằng xác Chúa Giêsu đã bị đánh cắp (Gioan 20, 13-15).
- Phêrô thì rất đỗi ngạc nhiên vì sự việc đã xảy ra (Lu-ca 24, 12).
- Còn Gioan, người môn đệ Chúa Giê-su thương mến, thì tin chắc rằng Chúa Giêsu đã sống lại như lời Ngài đã tiên báo (Ga 20, 9).
Sở dĩ có cái nhìn khác nhau là vì cả ba người đang mang trong mình những tâm trạng khác nhau:
Maria Macđala, với tâm trạng thương nhớ Chúa thiết tha. Có lẽ cả đêm dài bà không chợp mắt được. Bà ước ao trời mau sáng để ra thăm mộ Chúa. Nhưng khi chứng kiến tảng đá đậy mộ bị lăn ra, bà đã hốt hoảng chạy về báo tin cho các môn đệ Chúa. Tình thương mà Maria Macđala dành cho Chúa Giêsu là một tình thương đáng trân trọng. Nhưng nếu tình thương chỉ dừng lại ở mức độ cảm tính thường tình của con người thì không có khả năng nhận ra Chúa phục sinh.
Phêrô mang tâm trạng buồn vì tội lỗi đè nặng nên cũng không nhận ra gì hơn ngoài việc rất đổi ngạc nhiên khi chứng kiến những băng vải và khăn che đầu được cuốn lại xếp riêng ra cũng như ngôi mộ trống. Phải chăng lúc đó tâm trí của Phêrô vẫn còn bị ám ảnh giờ phút chối Chúa. Phải chăng lòng ông vẫn còn mang nặng nỗi u buồn về tội lỗi của mình. Ông còn phải có thời gian và kiên nhẫn như là liều thuốc đặc trị chữa lành vết thương tâm hồn bất tín mà tiến đến niềm tin vào Chúa phục sinh.
Gioan, người môn đệ Chúa yêu, mà cũng là môn đệ rất yêu Chúa, nên khi chứng kiến những băng vải còn đó bên ngôi mộ trống ông đã tin.
Để tin vào sự phục sinh của Chúa Giêsu, Gioan đã vượt lên trên tình cảm thường tình của Maria Macđala và nổi đau buồn vì mặc cảm tội lỗi của Phêrô. Cái nhìn vào sự kiện ngôi mộ trống của Gioan được định hướng bởi tình yêu trong sáng và sự hướng dẫn của Lời Chúa. Chính cái nhìn này đã cho ông niềm tin vào sự sống lại của Chúa Giêsu.
Như thế, cùng một sự kiện, nhưng lại có nhiều tâm trạng khác nhau nên đưa đến cái nhìn khác nhau.
Những biến cố vui buồn, sướng khổ, thành công thất bại…như là dấu chỉ “ngôi mộ trống” thường xuyên xảy đến cho chúng ta. Vậy trước những dấu chỉ đó ta có cái nhìn như thế nào?
Có thể giống như Maria Macdala, chỉ dừng lại ở tình cảm thường tình nên khi những biến cố ấy xảy đến trong cuộc sống, chúng ta chỉ phản ứng theo cảm tính. Vui mừng khi thành công, hạnh phúc…, đau buồn khi gặp nghèo khổ, mất mác, thất bại trong cuộc sống.
Có thể chúng ta cũng giống như Phêrô chẳng thấy gì hơn khi đối mặt với thử thách. Đối diện trước những biến cố, chỉ dừng lại ở sự ngạc nhiên như bao người, không thể nhận ra gì thêm ở phía sau biến cố ấy mà Chúa gởi đến.
Xin cho chúng ta biết nhìn mọi việc, mọi biến cố xảy đến trong cuộc đời với cái nhìn đức tin của thánh Gioan. Nhờ cái nhìn đức tin này thì cho dù đối mặt với bất cứ thử thách nào, hoàn cảnh nào ta vẫn thấy an tâm vì chính Chúa Phục sinh hiện diện và đồng hành cùng chúng ta.
Nhưng để có được cái nhìn đức tin, chúng ta cần có được tình yêu Chúa chân thành, cũng như sáng suốt nhìn những biến cố dưới ánh sáng Lời Chúa. Sống niềm tin là biết nhìn tất cả mọi việc theo tình yêu Chúa và dưới ánh sáng của Lời Chúa .
Xin Chúa cho chúng con có được tình yêu Chúa nồng nàn và ơn soi sáng bởi Lời Chúa như thánh Gioan để qua những dấu chỉ, biến cố hay sự kiện xảy đến trong cuộc sống, chúng con tin và nhận ra Chúa hiện diện bên con. A-men.

Suy niệm 2

Mừng kính Thánh Gioan tông đồ hôm nay, không gì quý hơn chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thân thế và cuộc đời của Thánh Gioan.

Thân thế
Thánh Gioan là em ruột của thánh Giacôbê tiền, quê ở làng Bết-sai-đa, cùng quê với Phêrô và Anrê. Cha ngài là ông Dê-bê-đê làm nghề chài lưới.  Mẹ ngài là bà Sa-lô-mê, một người phụ nữ đạo đức được nhắc trong thánh kinh.
Ngài là một trong 4 môn đệ đầu tiên được Chúa Giêsu kêu gọi theo Ngài trên biển hồ Tê-bê-ria-a.  Không ngần ngại do dự,  Gioan đã lập tức bỏ lại tất cả để đi theo Chúa.
Trong số 12 tông đồ, ngài là một trong ba môn đệ thân tính và gần gũi Chúa Giêsu nhất. Ngài được diễm phúc dự tiệc cưới Cana cùng với Chúa, được chứng kiến Chúa biến hình trên núi Ta-bo, được Chúa sai đi sửa soạn bữa tiệc cuối cùng, ngài cũng được hiện diện cùng với Chúa trong vườn cây dầu và chứng kiến giây phút sợ hãi nhất của Thầy Giêsu.
Trong bữa tiệc ly,  ngài ngồi gần và tựa đầu vào ngực Chúa. Chính thánh Gioan là môn đệ được Chúa trối làm con Đức Maria và Đức Maria làm Mẹ của ngài. Thánh Gioan đã theo Chúa Giêsu đến cùng. Dưới chân thập giá, ngài đã chứng kiến cái chết khổ nhục của Chúa Giêsu.

Cuộc đời 
Người đời thường cho rằng  cuộc đời của một linh mục chỉ cần thực hiện được 3 cộng việc là đã chu toàn tốt bổn phận của người tông đồ Chúa rồi: 1. Viết một quyển sách, 2. xây một nhà thờ và 3. Nuôi một nghĩa tử.
Nếu nói như vậy thì thánh Gioan là người đầu tiên đã hoàn thành hết sức suất sắc bổn phận của mình trong vai trò là người môn đệ Chúa.
Ngài không chỉ viết một quyển sách mà đến cả 3 quyển sách: Phúc âm, khải huyền và cả sách các thư nữa.
Thánh Gioan không chỉ nuôi một nghĩa tử mà ngài còn có trách nhiệm dưỡng nuôi cả một Giáo Hội Chúa vì ngài đã nhận Đức Maria, mẹ Giáo Hội làm Mẹ mình qua lời trăn trối của Chúa Giêsu
Ngài cũng không chỉ xây dựng một ngôi nhà thờ vật chất mà ngài đã, đang và sẽ xây dựng vô vàn ngôi đền thờ tâm hồn, bằng chính Lời Chúa nơi tin mừng của ngài.
Cuộc đời của thánh Gioan đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Nhưng một trong những bài học quan trọng và quý giá  nhất có thể kể đến đó là "Tình yêu".
Thánh Gioan được mệnh danh là “môn đệ Chúa yêu” và cũng là “môn đệ yêu Chúa.”.  Vì cảm nhận tình yêu sâu xa về một vị Thiên Chúa mà cả đời ông gắm bó yêu mến, nên ngài đã gọi đúng tên Người: “Thiên Chúa là Tình Yêu”.  Cảm nhận và hiểu biết về Thiên Chúa Tình Yêu thôi chưa đủ, ngài còn sống hết mình với tình yêu ấy; đồng thời ngài còn mời gọi mọi người hãy thể hiện tình yêu của mình đối với Thiên Chúa bằng cách tuân giữ lệnh truyền của Chúa: “Ai yêu mến Thiên Chúa là giữ các lệnh truyền của Chúa” và yêu mến tha nhân: “Ai yêu mến Thiên Chúa, thì phải yêu mến anh em mình, ai nói tôi yêu mến Chúa mà ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối”.
Xin cho chúng ta có được tình yêu Chúa nồng nàn như thánh Gioan để chúng ta có thể trung thành thực hành giới răn Chúa truyền dạy là: “mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn” và yêu tha nhân không những như chính mình mà còn “yêu như Chúa yêu” nữa, theo lời dạy và gương sống của Thánh Gioan tông đồ.

Thứ bảy ngày 28 tháng 12. (Mt 2,13-18)
Kính nhớ các anh hài tử đạo.
Hòa trong bầu khí vui mừng của những ngày mừng lễ giáng sinh, nhưng hình như sự trầm buồn vẫn len lỏi đâu đó. Trầm buồn không bởi Con Thiên Chúa bị khướt từ xua đuổi; cũng không do việc Con Thiên Chúa sinh hạ nơi hang đá thấp hèn, cũng không hẳn vì gia đình thánh gia phải chốn chạy lưu lạc nơi đất khách quê người. Nhưng nổi buồn hơn hết phải nói đến đó là bao trẻ thơ vô tội đã bị sát hại dưới bàn tay độc ác của bạo chúa Hêrôđê.
Nguyên nhân nào đưa đến những cái chết thương tâm của những hài nhi vô tội. Có hai nguyên nhân chính:
- Nguyên nhân thứ nhất: Khi Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem, thì các nhà đạo sĩ phương đông nhìn thấy ánh sao lạ. Đoán biết Đức vua dân Do Thái xuất hiện nên các ngài đã lên đường tìm tới Bêlem để thờ lạy. Sau khi dâng lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược, các ngài được mộng báo trở về quê hương bằng con đường khác, không trở lại báo tin cho Vua Hêrôđê biết về nơi chốn hạ sinh của Hài Nhi Giêsu như thỏa thuận trước đó. Biết mình bị lừa nên nhà vua rất tức giận.
- Nguyên nhân thứ hai: Bởi lẽ theo các thượng tế và kinh sư là những chuyên gia sử sách, thì vị lãnh tụ chăn dắt Israel phải sinh ra tại Bêlem, miền đất Giuđa. Nay vị lãnh tụ được sử sách nói đến đã xuất hiện. Nhà vua lo sợ mất ngai vàng nên quyết định ra lệnh sát hại các trẻ em từ hai tuổi trở xuống tại Be6lem cũng như các vùng phụ cận với hy vọng trong đó có cả Hài Nhi Giêsu. Thế là bao tiếng khóc than thảm thiết của những bà mẹ vang lên làm nao động lòng người.
Nếu ngày xưa vì tức giận, sợ mất quyền lực mà vua Hêrôđê đã nhẫn tâm giết chết bao hài nhi vô tội để lại bao tiếng ai oán. Thì ngày nay thay vì quyền sống, sự bình đẳng và phẩm giá con người phải được đề cao. Thế mà chúng ta không thể tưởng tượng nổi hàng năm có biết bao là trẻ em vô tội bị giết chết do sự độc ác của những Hêrôđê thời đại. Thật là một điều đáng buồn!
Theo bài viết của Lệ Hà đăng trên Baomoi.com, thì Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Theo thống kê của hội Kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ phá thai Việt Nam là 1,2 – 1,6 triệu ca mỗi năm, trong đó 20% thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên.  
Trong năm 2009, chỉ riêng tại trung tâm của BS. Nguyễn Thị Hồng Minh có hơn 5.000 ca phá thai. BS Hồng Minh, giám đốc trung tâm cũng cho biết: trong số những ca đến nạo phá thai đối tượng là học sinh, sinh viên chiếm tới 25%. Trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam nạo phá thai 2,5 lần trong đời.
Tại Việt Nam, cứ 6 giây là một thai nhi bị giết và cứ 1 giây, trên toàn thế giới có 40 em sinh linh nhỏ bé không được chào đời.
Dân gian thường nói: “Hổ dữ không ăn thịt con”. Vậy mà chính cha mẹ chỉ vì ích kỷ, chỉ vì ham hố địa vị mà đánh mất nhân phẩm, mờ mắt lương tri, giết chết chính con cái mình, thua loài lang sói.
Đó một hành động vô đạo, bất nhân. Hơn nữa, giết một đứa trẻ không có khả năng tự vệ là một hành động bỉ ổi, hèn nhát.
Theo Đức Cha Micae, Giám Mục Giáo Phận Kon Tum, kẻ nào phá thai thì còn dã man tàn bạo hơn cả vua Hêrôđê. Hêrôđê chỉ giết một lần, còn ngày nay người ta kéo dài hành động tàn ác đó khắp nơi. Mỗi ngày có nhiều em nhỏ vô tội bị giết chung quanh chúng ta và giữa chúng ta.
Lễ mừng kính các thánh anh hài tử đạo hôm nay nhắc nhở chúng ta hãy can đảm bảo vệ sự sống, nhất là những bậc làm cha mẹ hãy trân trọng món quà vô giá là sự sống mà Chúa thương ban. Hãy chăm lo nuôi dưỡng con cái thật chu đáo, hãy quan tâm giáo dục con cái mình trở thành người và người con Chúa thật tốt trước tình trạng xã hội xuống dốc về đạo đức như ngày hôm nay.
Xin các thánh Anh hài tử đạo vì danh Chúa Giêsu, tha thứ cho những sai lầm của những người có trách nhiệm, nhất là những bậc làm cha mẹ vì đã nhẫn tâm giết hại các ngài.







SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN-NĂM B Kn 1,13-15; 2,23-24; 2Cr 8,7.9.13-15; Mc 5,21-43 Suy niệm 1: ...