XUÂN YÊU THƯƠNG-TRAO NỤ CƯỜI
Để Lời Chúa không những được đọc mà còn được suy niệm, được hiểu và sống tốt hơn nơi mỗi người. Nói khác đi là để cho "Lời Chúa ở lại trong ta"(Ga 8,31) mỗi ngày. Xin được gợi lên một vài cảm nhận đơn sơ được ghi lại mỗi khi đọc Lời Chúa, như là những chia sẻ chân tình phát xuất từ tấm lòng. Hy vọng Lời Chúa trở thành bạn đồng hành hướng dẫn đời sống chúng ta. Nhờ ánh sáng Lời Chúa soi dẫn chúng ta tìm thấy sự thật đích thực mà được giải thoát.
Tìm kiếm Blog này
Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018
Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018
CHÚA NHẬT II MÙA CHAY
Dẫn:
Lời Chúa hôm nay mời gọi
chúng ta cùng lên núi với Chúa Giêsu, không phải để được biến hình, nhưng là để
biến đổi đời sống nhờ biết lắng nghe Lời dạy của Chúa Giêsu, Con chí ái của
Chúa Cha để trở nên hoàn thiện như lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Các con hãy nên hoàn thiện, như Cha
các con trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt. 5, 48).
Suy niệm:
Nếu Chúa nhật thứ I MC, Tin
mừng mời gọi chúng ta cùng nhịp bước với Chúa Giêsu đi vào sa mạc dưới sự tác
động của CTT để chay tịnh và cầu nguyện nhằm múc lấy ơn thiêng và sức mạnh của
Chúa mà chiến đấu và chiến thắng những mưu chước cám dỗ; thì Chúa nhật II MC
hôm nay lại tiếp tục mời gọi chúng cùng dấn thân cùng với Chúa Giêsu tiến lên
núi cao để được biến đổi trở nên hoàn thiện, trong Chúa Giêsu xứng đáng trở
thành con yếu dấu của Chúa Cha. Nhưng làm thế nào để ta được biến đổi trở nên
hoàn thiện xứng danh là con yêu dấu của Chúa Cha?
Lời Chúa hôn nay chính là
kim chỉ nam sẽ hướng dẫn chúng ta:
- Bài đọc 1, trích sách
Sáng thế cho ta biết: Để trở nên tổ phụ của một dân đông như sao trên trời, cát
ngoài bãi biển, Abraham đã phải chấp nhận “từ bỏ”: Từ bỏ cái tên Abram cũ để
nhận lấy cái tên mới do Chúa đặt cho để từ đó ông bước vào chặng đường mới để
thi hành sứ mạng mà Chúa trao phó. Từ bỏ nhà cửa, của cải và cả quê hương hương
xứ sở đã gắn bó một thời để ra đi đến một nơi vô định mà Chúa sẽ chỉ cho biết
sau. Trên hết là Abram đã từ bỏ ý định riêng với những dự tính của ông trước đó
mà sẵn sàng vâng theo ý Chúa để dấn thân lên đường. Nhất là từ bỏ cái nhìn tự
nhiên của con người để tùng phục thánh ý TC mà sát tế Isaac con yêu của mình mà
dâng cho Chúa trong tin tưởng và phó thác.
Chính vì chấp nhận từ bỏ
trong vâng phục thánh ý Chúa, mà ánh sáng lời hứa cứu độ của Thiên Chúa sau khi
nguyên tổ phạm tội nơi vườn địa đàng năm xưa, nay được khai mở sáng lên. Và
cũng chính nhờ sự vâng phục Thiên Chúa mà tên của tổ phục Abraham được vinh danh
và lưu truyền cho hậu thế: “là Cha của những kẻ tin”.
Bài đọc II, trích thư của
thánh Phaolô tông đồ gửi cho tín hữu Rôma, nhắc nhớ chúng ta rằng: để được biến
đổi trở nên người con Chúa, ngoài việc vâng phục thánh ý TC, ta mà còn phải
tích cực phục vụ lợi ích cho con người theo mẫu gương của Đức Giêsu. Sẵn sàng
chịu chết đau thương trên thập giá “vì
tất cả chúng ta”; và sống lại vinh quang, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha
để biện hộ và cứu rỗi chúng ta .
Như thế để được biến đổi
trở nên người con yêu dấu của Chúa Cha quả là điều không hề dễ dàng. Vì thế, mà
Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng biến cố biến hình trên núi Tabor như một tháo
cởi mối thắt quá chặt và đầy khó khăn ấy.
Với cố biến hình trên núi
Tabor, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ và chúng ta hãy:
- Vững tin vào con
đường thập giá mà Ngài phải đi. Nếu trước đó, khi loan báo về cuộc thương
khó mà Ngài sắp trãi qua, các môn đệ, nhất là Phêrô đã không chấp nhận và quyết
liệt can ngăn; thì qua cuộc biến hình này, Chúa Giêsu muốn giúp các ông hiểu
rằng vinh quang chỉ đến sau khi chấp nhận đi vào con đường thập giá.
- An tâm vì Ngài
chính là Con Thiên Chúa. Tin mừng cho biết trong khi cầu nguyện trên núi
cao, thì hình dạng Ngài bổng biến đổi: “Dung
nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh
như ánh sáng”. Cũng
chính khi ấy, Chúa Cha đã xác nhận: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng
về Người”.
- Hãy luôn vâng nghe lời
Người. Trong cuộc biến hình xác nhận cho biết:
Đức Giêsu là Môsê mới và Êlia mới. Nơi Ngài gom tóm toàn thể lề luật và ngôn sứ
được nói trong cựu ước nay được kiện toàn nơi Ngài: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc
lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn”. ( Mt 5,17); đồng
thời Chúa Cha lại mời gọi chúng ta "vâng
nghe lời Người" để trở thành người con trong người Con chí ái của
Chúa. Như thế để được biến đổi
đời sống trở nên con yêu dấu của Chúa, ta cần phải thực hiện hai việc chính
yếu:
-
Chấp nhận từ bỏ ý riêng để tiến bước trên hành trình đức tin theo gương
như tổ phục Abraham; mà đỉnh cao là nơi chính Đức Kitô. Với niềm tín thác tuyệt
đối vào thánh ý Thiên Chúa nên Người đã chấp nhận xuống thế làm người, chịu
chết và đã sống lại để cứu chuộc chúng ta.
-
Phải luôn chú tâm lắng nghe và thực hành Lời Chúa qua việc say mê học hỏi, suy
niệm và thực hành Lời Chúa. Hãy để cho Lời Chúa thấm nhập vào mọi suy nghĩ, lời
nói và việc làm của chúng ta trong mọi sinh hoạt đời thường. Để như thánh
phaolô đã nói: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống
trong tôi” (Gl 2,20).
Nhờ
thế đời ta mới được biến đổi thật sự, ngõ hầu xứng danh là “con yêu dấu của
Chúa Cha”. Amen
Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018
SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN II MÙA CHAY
Lm. Seoka
Thứ hai (Lc 6, 36-38)
Dẫn
Chúng
ta có muốn sống lúc nào cũng bị người khác dòm ngó, bới móc không? Chắc chắn là
không. Vậy chúng ta cũng đừng làm cho người khác điều gì mà chính chúng ta cũng
không ưa thích.
Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy trở nên con
cái đích thực của Chúa bằng cách thể hiện lòng nhân từ với tha nhân theo mẫu
gương của Chúa: “biết tha thứ và cho đi” hay ít nhất đừng tước lấy quyền Chúa
để xét đóan và kết án anh em mình.
Chia
sẻ
Chuyện vui:
Ông bà già rất yêu quý cháu nội đích tôn của mình. Một hôm hai
ông bà ngồi bên nhau xem cháu nội ngủ. Vì lẽ thương cháu quá, bà nội lên tiếng
bảo:
- Ông thấy không, hai con mắt nó khi ngủ giống tôi như đúc vậy!
- Ông nội gật gù nói: À… thì giống, nhưng chỉ khi nó ngủ thôi,
còn khi nó thức cặp mắt nó có khác gì tôi đâu.
- Ngắm xem cháu được một lúc, ông lại lên tiếng: Bà xem, khi nó
ngủ cái miệng nó giống in hệt tôi vậy đó!
- À thì lúc ngủ, còn khi nó thức, ông trông cái miệng nó và miệng
tôi có khác gì nào! Bà trả lời.
- Ông nội gật đầu bảo: Vậy tôi biết lý do tại sao nó lại nói
chuyện và ăn hàng nhiều rồi…(vì cái miệng giống bà mà.).
Mong ước lớn lao của ông bà cha mẹ là làm sao con cái trở nên
giống mình, ít nhất là ở hình thể bên ngoài. Nó sẽ còn tốt hơn nếu con cái
giống mình về cả tâm tính. “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.
Thiên
Chúa là người Cha giàu lòng yêu thương, cũng muốn chúng ta là những người con
trở nên giống Người.
Niềm
vui và hảnh diện của cha mẹ là con cái giống mình. Cũng thế Thiên Chúa Người
Cha của mọi người Cha sẽ vui mừng và hảnh diện nếu chúng ta nên giống Chúa.
Thiên
Chúa là Đấng Nhân Từ, vì thế Người cũng mong chúng ta phải cò lòng nhân từ như
Người.
Để
thể hiện lòng nhân từ, một mặt Chúa dạy chúng ta “đừng xét đoán” và “đừng kết
án” ai cả. Mặt khác cách tích cực “hãy tha thứ” và “hãy cho đi”.
Nhưng
hình như do hậu quả của tội nguyên tổ và ảnh hưởng của bầu khí hận thù chống
đối của Satan xưa, nên chúng ta thường làm ngược lại điều Thiên Chúa chỉ muốn.
Chính
chất độc tội nguyên tổ đã tiêm vào người ta và bầu khí ô nhiễm chống đối của
Satan thấm nhập hồn ta nên hình dáng chúng ta đã bị biến dạng, tâm tính chúng
ta đã bị biến chất, không còn là hình ảnh tốt đẹp của Chúa nữa, cung cách đối
xử với nhau không còn dựa trên tình yêu, lòng nhân từ của Chúa nữa.
Chúng
ta thường thích xét đoán người khác hơn xét đoán chính mình. Chúng ta thường
thích lên án người khác hơn lên án chính mình. Trong khi Thiên Chúa là
Đấng toàn thiện, chí thánh, uy quyền nhưng Chúa không hề xét đoán hay lên án,
một mực Người tìm cách cứu vớt, Người luôn kiên nhẫn chờ đợi kẻ có tội ăn năn
sám hối để Người tha thứ.
Thiên
Chúa là Tình Yêu và là Đấng nhân từ giàu lòng thương xót. Chúa muốn chúng ta
hãy trở nên giống Người bởi chính Người là Cha chúng ta.
Niềm
vui và hảnh diện của Cha là nhìn thấy con cái cố gắng để trở nên giống mình. Và
bình an và hạnh phúc của con cái chỉ có được khi biết vâng lời Cha và noi theo
nếp sống tốt đẹp của Cha mình.
Xin
Chúa cho chúng con, những người con Chúa ngày càng giống Chúa nhân từ quảng
đại. Không bao giờ xét đoán, phê bình chỉ trích, nói hành nói xấu, cáo gian ai.
Trái lại luôn có cái nhìn ngay thẳng và trong sáng. Luôn biết nghĩ tốt,
nói tốt, làm tốt cho mọi người. Biết cho đi không cần toan tính. Nhất là biết
sẵn sàng thứ tha cho nhau như Chúa hằng tha thứ cho chúng con. Amen
Thứ ba: Mt 23, 1-12
Dẫn:
Tin
mừng hôm nay, Chúa Giêsu lên án mạnh mẽ lối sống giả hình của các kinh sư và
những người Pharisêu. Đồng thời Chúa cũng kêu mời chúng ta hãy sống theo những
gì họ dạy. Nhưng tránh làm theo những gì họ làm. Bởi họ dạy một đàng, lại làm
một ngã. Nói thì đúng, làm thì sai. Dạy sống đạo đức, nhưng lại sống bất nhân.
Xin
cho chúng ta biết can đảm sống và làm chứng cho sự thật với lòng thành giữa một
xã hội còn nhiều gian dối và lọc lừa.
Suy
niệm
Người ta kể truyện vui:
Để phân biệt được đâu là người Việt, đâu là người Trung Quốc,
đâu là người Nhật và đâu là người Mỹ, người ta dựa vào hai yếu tố: “Nói” và
“Làm”
Người Mỹ: nói gì thì làm đấy.
Người Trung Quốc: làm rồi mới nói.
Người Nhật: nói trước rồi mới làm sau.
Còn người Việt Nam: nói một đàng làm một ngã.
Hôm
nay nhận được thông tin: Tình thương của em Bé 9 tuổi người Nhật trong cơn hoạn
nạn. (Trích trong thư đề ngày 17.03.2011 của ông Hà Minh Thành, cảnh sát người
Nhật gốc Việt, gửi cho một người bạn mới quen biết.) Tôi thật sự xúc động và
ngưỡng mộ trước hành động cao thượng của em bé người Nhật.
Trong
khi mọi thứ hầu như đều bị nhận chìm trong lòng đất và đáy đại dương do thảm
họa của trận động đất và sóng thần 11.03.2011, thì có một thứ mà không một thảm
họa thiên tai nào có thể nhận chìm được, đó là tinh thần bất khuất của một em
bé 9 tuổi người Nhật.
Trong
giờ phút đau đớn và sợ hãi nhất khi phải chứng kiến những người thân yêu lần
lượt ra đi. Nhưng em vẫn kiên cường đứng vững.
Trong
hòan cảnh em phải mất đi tất cả: tình thân, nhà cửa và lương thực nuôi sống,
thì có một thứ quý nơi em không bao giờ mất đi, đó là tấm lòng hào hiệp và tinh
thần hy sinh lớn lao.
Dù
bụng đói nhưng lòng không tham. Dù phải đối chọi với hoàn cảnh gian khổ, khắc
nghiệt nhưng em vẫn luôn hướng về ích lợi chung.
Thể
xác và tuổi đời em còn quá nhỏ nhưng tâm hồn em quá cao thượng. Giữa không gian
đêm tối của cảnh đổ nát hoang tàn lại lé lên một ánh sáng rạng ngời kì diệu của
lòng trung thực, quảng đại, và hy sinh, có khả năng xua tan bóng tối của bất
công, gian dối, lợi lộc, ích kỉ … của con người thời đại và xây dựng lại nhiều
tâm hồn còn đầy ngỗn ngang oan trái.
Đây
là điều mà Chúa Giêsu mong muốn những người môn đệ Chúa vươn tới. Nổ lực xua
tan bóng tối của phô trương, tự đắc, giả hình. Và hãy can đảm chiếu giãi ánh
sáng của lối sống đơn sơ, khiêm tốn và chân thực. Ý thức phát huy đời sống tình
nghĩa với Chúa và thân thiện với mọi người.
Xin
Chúa cho chúng ta tránh xa thái độ kiêu ngạo, thói sống giả hình của người biệt
phái mà can đảm nhận mình hèn mọn còn nhiều khiếm khuyết, tội lỗi. Xin cho
chúng ta biết noi gương Chúa sẵn sàng phục vụ, sẳn sàng giúp đỡ mọi người trong
hết mọi việc, để xứng đáng là con Chúa và trở nên bạn hữu thân thiết với mọi
người. Amen
Thứ tư: Mt 20, 17-28
Dẫn:
Tham
vọng thế gian: làm lớn, đứng đầu là để được ăn trên ngồi trước, để hà hiếp bốc
lột người khác.
Tham
vọng nước trời: làm lớn là động lực trao dồi khả năng nhằm để phục vụ mọi
người. Làm lớn không phải để ngồi trên cao chỉ tay năm ngón, nhưng là cơ hội
phục vụ nhiều người tốt hơn.
Suy niệm:
Khi
còn ở đại chủng viện, cha tu đức hay hỏi các thầy: tiêu chí đi tu để làm gì?
Dĩ
nhiên các thầy thánh thiện phải trả lời: để có điều kiện tốt phục vụ Chúa, phục
vụ mọi người. Ít thầy nào dám trả lời: đi tu để “làm cha”. Dẫu rằng lòng luôn
ước muốn đi tu là để “làm cha”. Bởi lẽ không làm linh mục, thì vào đại chủng
viện làm gì?
Ước
muốn làm linh mục của các thầy chủng viện là ước muốn chính đáng. Nhưng cần xem
lại quan niệm làm “cha đời” và “cha đạo” như thế nào.
Theo
Pastores Dabo Vobis, thì linh mục phải là hiện thân của Đức Kitô trong tư cách:
là Đầu và Tôi Tớ, là Mục tử và hôn phu của Hội Thánh. Làm linh mục không vì mục
tiêu danh vọng, thống trị, nhưng để phục vụ với con tim hiền hậu và khiêm tốn.
Các
tông đồ khi theo Chúa có lẽ cũng luôn muốn mình được chổ tốt nhất, được vinh
dự, được làm lớn, làm thủ lãnh để sai bảo người khác nên đã nhiều lần thố lộ
ước muốn ấy bằng những cách thế khác nhau:
Bằng
cách trực tiếp đến xin Chúa cho một anh ngồi bên hữu, một anh ngồi bên tả, như
hai anh em Giacôbê và Gioan con ông Dê-bê-đê.
Khi
đi ngày không được thì đi đêm, thấy đi đường thẳng không an toàn thì đi đường
vòng. Khi ngại miệng xin xỏ thì nhờ người thân như trường hợp mà tin mừng hôm
nay thuật lại. Bà mẹ của hai ông Giacôbê và Gioan đến thỉnh cầu Chúa Giêsu cho
hai đứa con yêu của bà được một cậu bên tả và một cậu bên hữu khi Chúa được
vinh quang.
Các
tông đồ khác tuy ngại không dám bộc bạch ước muốn đứng đầu nhưng cũng đã tỏ ra
khó chịu và bực mình với Giacôbê và Gioan vì lòng ghen tỵ, không muốn cho hai
anh em kia phần hơn.
Tập
thể nào, tổ chức nào cũng cần có người đứng đầu để điều khiển các sinh hoạt.
không thể có cảnh “ cá đối bằng đầu” được.
Giáo hội
cũng thế, cần có người đứng đầu, lãnh đạo. Nhưng điều quan trọng Chúa muốn là
đừng dùng địa vị của mình để cai trị áp bức người khác, hay tự cao tự đại nhưng
để phục vụ. Không phải dùng quyền để bảo vệ cá nhân mình nhưng xử dụng quyền để
bảo vệ quyền lợi cho tất cả mọi người.
Lòng
kiêu ngạo tranh đấu để làm đầu mọi người vốn là điều không tốt, nhưng lòng ganh
tỵ thì cũng chẳng hay ho gì. Hai tật xấu này thường làm cản trở sự phát triển
đời sống cá nhân và tập thể về mọi phương diện, cần loại bỏ.
Tinh
thần cạnh tranh cũng không phải là xấu. Nhưng cạnh tranh để làm gì mới là điều
đáng nói. Cạnh tranh mà ghanh tỵ mà ghen ghét mà triệt hạ, đấu đá lẫn nhau thì
đáng lên án.
Xin
Chúa cho chúng ta luôn có tham vọng tốt để phát triển tối đa khả năng Chúa ban
và biết xử dụng những khả năng đó để phục vụ cho mọi người mỗi ngày tốt hơn.
Xin cũng cho chúng ta biết từ bỏ thái độ ghen tỵ khi thấy người khác thành đạt
và tốt đẹp hơn chúng ta.
Thứ năm: Lc 16,19-31
Dẫn:
Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta phải có thái độ khôn ngoan khi xử
dụng tiền của.
Suy
niệm:
Ông
phú hộ trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu kể, xem ra cũng đáng khen. Ông chẳng làm gì
nên tội. Không ăn trộm ăn cắp ai. Không cho vay ăn lời dù lãi chỉ bằng ngân
hàng nhà nước. Không lấn ranh hay chiếm đoạt đất đai ai cả cho dù là ý muốn.
Cũng chẳng lê lết sang nhà hàng xóm để nhiều chuyện, cũng không thấy phiền
trách hay nói hành nói xấu ai. Đời ông không hề cờ bạc, không số đầu số đuôi.
Dù nhiều tiền lắm của nhưng chẳng thấy đi bia om hay vào hàng quán ăn uống
phung phí… sống được như ông thời nay xem ra đã là tốt quá còn gì.
Phải
chi trái đất này chỉ một mình ông thì quá tốt. Phải chi xã hội này mọi người
đều giàu có như ông thì số phận ông ta đâu có hẵm hiêu và đau đớn đến thế. Cũng
tại cái anh Lazarô nghèo nàn và bệnh tật hiện diện trên thế gian này nên cuộc
sống giàu sang, sung sướng của ông phú hộ đã trở nên nguy hiểm, bất an. Bất an
không vì sợ trộm cắp nhưng sợ vì phải chia sẻ. không ngại vì lẽ sống công bằng
nhưng cảm thấy bất an vì phải thực thi tình bác ái.
Nhưng
cuộc đời luôn biến đổi không dò. Hôm qua là chủ nay lại là tớ. hôm qua giàu có
nay lại nghèo khổ. Hôm qua là sung sướng thoải mái nhưng nay lại gian lao, khổ
nhọc… cuộc đời của ông phú hộ và Lazarô cũng đổi thay sau cái chết. Giàu có,
sung sướng, tiện nghị, yến tiệc linh đình nhưng thiếu bác ái đã trở thành vực
sâu u tối giam hãm nhà phú hộ muôn đời.
Chấp
nhận đau khổ, bệnh tật trong thân phận nghèo nàn, khiêm tốn không hề than
trách, nhưng một mực tin tưởng phó thác vào tình thương Chúa như Lazarô, đã trở
thành những bậc thang đưa Lazarô lên cao vút đến nỗi khoảng cách từ Lazarô đến
nhà phú hộ xa vời không thể qua lại được.
Chúa
sẽ xét xử chúng ta về những việc làm bác ái ta đã làm hay không làm cho tha
nhân. “ Hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc hãy vào hưởng vinh quang
cùng Ta. Vì xưa Ta đói các ngươi đã cho ăn…..”.
Như
thế ông phú hộ bị phạt không vì ông ta lắm tiền nhiều của, cũng không vì ăn
sang mặc đẹp, nhưng ông ta bị phạt bởi vì ông không biết dùng của cải tiền bạc
mà giúp đỡ người nghèo.
Xin
chúa cho chúng ta biết vâng lời Chúa và Giáo Hội, hằng ngày biết dùng của cải
Chúa ban mà làm lợi ích cho mình và tha nhân về phần hồn cũng như phần xác; và
cho chúng con dù giàu hay nghèo cũng luôn sống đẹp lòng Chúa, vâng theo thánh ý
Chúa để mai sau được hưởng hạnh phúc bên Chúa muôn đời.
Thứ sáu
LỄ TUYỀN TIN (Lc 1, 26-38)
Dẫn:
Cùng
với Giáo Hội, hôm nay chúng ta long trọng mừng Lễ Truyền Tin. Kỷ niệm biến cố
Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Maria, khởi đầu cho chương trình cứu độ
đầy yêu thương của Thiên Chúa dành cho con người.
Để
thực hiện chương trình cứu độ, Thiên Chúa đã chọn gọi Đức Maria cộng tác trong
việc cưu mang và sinh hạ Đấng Cứu Thế và Đức Maria đã đáp lời bằng hai tiếng “
xin vâng”.
Xin
cho chúng ta cũng biết noi gương Đức Maria khiêm tốn và ngoan ngoãn vâng theo
thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh, để chương trình cứu độ của Chúa nơi ta được
hoàn thành tốt đẹp.
Suy
niệm:
Mội
khi đọc kinh kính mừng, chúng ta nhắc lại lời truyền tin của sứ thần Gabriel
cho Đức Maria xưa: “kính mừng Maria đầy ơn phước, Đức Chúa Trời ở cùng bà, bà
có phước lạ hơn mọi người nữ….” cũng đồng nghĩ với lời Thiên Thần: “ Mừng vui
lên, Đấng đầy ơn phúc. Thiên Chúa ở cùng bà…”.
Lời
truyền tin này là một lời chào chúc quý giá và mang giá trị hết sức cao cả. bởi
lẽ có ơn phúc nào cao lớn cho bằng ơn phúc được Thiên Chúa ở cùng (chính Chúa
là nguồn mọi ơn phúc và Đấng ban ơn phúc. Được Thiên Chúa ở cùng thì có mọi ơn
phúc nơi mình rồi). và có hạnh phúc nào lớn bằng hạnh phúc được Thiên Chúa ưu
ái chọn làm Mẹ Thiên Chúa. (được chọn làm mẹ vua đã là vinh dự và ơn phúc quá
lớn rồi huống chi là Mẹ Vua Trời).
Ý
thức sứ mạng cao quý ấy trong vui mừng khôn tả vượt trí hiểu, Đức Maria đã bối
rối và tự hỏi lời chào ấy có ý nghĩa như thế nào? Nhưng sau khi được Thiên Thần
giải thích, Đức Maria biết đó là ý định Thiên Chúa, dù không hiểu hết nhưng Đức
Maria vẫn khiêm tốn ngoan ngoãn vâng nghe.
Có
nhiều điều xảy ra trong đời sống vượt ngoài trí hiểu và khả năng chúng ta,
chúng ta thấy không thể thực hiện được. nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi chuyện
đều có thể. Từ không Chúa đã tạo thành vũ trụ vạn vật chỉ bằng lời phán truyền.
Chỉ cần bùn đất Chúa đã tạo dựng con người bằng hơi thở của Chúa. Với quyền
năng bà chị họ Isave son sẻ đã mang thai và sinh con. Còn với Đức Maria việc
cưu mang Đấng Cứu Thế mà vẫn đồng trinh là chuyện bình thường. Miễn chúng ta
sẵn sàng để Chúa hành động nơi chúng ta như Đức Maria.
Tuy
Thiên Chúa quyền năng lam được mọi sự. Nhưng Thiên Chúa lại yêu thích con người
cộng tác với Chúa.
Để
chọn gọi dân riêng, Chúa đạ mời gọi tổ phục Abraham cộng tác, và Abraham đã
vâng lời bỏ xứ sở ra đi theo ý định Thiên Chúa. Thế là một dân riêng của Chúa
đã hình thành.
Để cứ
dân tộc Israel ra khỏi kiếp nô lệ bên Ai cập, Thiên Chúa đã mời gọi Môsê cộng
tác, dù sợ hãi về sự kém cỏi của mình, Môsê vẫn vâng phục ý muốn của
Chúa. Thế là cuộc giải phóng đã hoàn tất.
Để
cứu độ nhân loại, Thiên Chúa chọn Đức Maria, một người thiếu nữ bình thường,
nghèo khó làm mẹ Đấng Cứu Thế và Mẹ đã ngoan ngoãn tin tưởng vâng nghe. Thế là
chương trình cứu độ từ ngàn đời của Thiên Chúa được thực hiện.
Để
cứu độ mỗi chúng ta, Chúa cũng mời gọi chúng ta hợp tác với Chúa. Như thánh
Augustinô đã nói: “ Chúa dựng nên con Chúa không cần con, nhưng để cứ độ con
Chúa cần con cộng tác”. Xin cho chúng ta tích cự cộng tác với ơn cứu độ của
Chúa để cứu chính mình và tha nhân.
Trước
ơn phúc lớn lao, Đức Maria đã bối rối và muốn tìm hiểu xem sự việc sẽ xảy đến
như thế nào? Một khi nhận biết là ý định Thiên Chúa Đức Maria sẵn sàng vâng
theo. Chứ Đức Maria không hề nghi ngờ, hay kém tin. Trước những thử thách, khó
khăn, đau buồn trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta bị lung lay, nghi ngờ và
than trách người, than trách Chúa, nhưng ít khi chúng ta bắt chước Đức Maria
tìm hiểu xem Chúa muốn gì qua những biến cố vui buồn, thành công thất bại, hạnh
phúc hay bất hạnh ấy trong cuộc sống. mỗi biến cố đều có sứ điệp Chúa gởi đến
ta mong ta đọc ra mà điều chỉnh đời sống theo thánh ý của Chúa. Chúa luôn đi
qua cuộc đời chúng ta, nhưng chúng ta lại không gặp Ngài. Chúa luôn đồng hành
với ta nhưng ta lại không nhận ra Ngài. Chúa hằng gõ cửa nhà chúng ta, nhưng ta
lại không nhận ra tiếng Ngài.
Xin
cho chúng ta biết để tâm suy niệm các biết cố trong đời để nhận ra tình thuơng
của Chúa như Đức Maria. Amen
(Viết theo Hạt Giống Nẩy Mầm, của cha Carôlô Hồ Bặc Xái)
Thứ bảy: Lc 15,1-3.11-31.
Thứ bảy: Lc 15,1-3.11-31.
Dẫn:
Chúa là Người Cha nhân hậu, giàu lòng lòng yêu thương, cảm thông
và sẵn sàng tha thứ những lầm lỗi của chúng ta, một khi chúng ta nhận ra sai
lỗi và quyết tâm đổi mới đời sống. Đó là nội dung của sứ điệp lời Chúa hôm nay
gởi đến chúng ta. Xin cho chúng ta cảm nhận được tình yêu của Chúa mà quyết tâm
từ bỏ tội lỗi, quay về sống trong ân sủng của Người.
Suy
niệm:
Người
đời thường nói: con cưng là con hư. Nếu cưng không đúng cách sẽ làm hư hỏng con
cái.
Nhưng
con đã hư rồi thì liều thuốc duy nhất để chữa là tình thương.
Tin
mừng hôm nay, không trình bày cho chúng ta biết trước khi hai người con hư,
người cha đã yêu thương chúng như thế nào. Nhưng chỉ cho ta biết, người cha đã
dùng tấm lòng yêu thương tha thiết để cảm hóa hai đứa con sau khi chúng đã ra
hư đốn.
Người
con thứ: Nhẫn tâm cắt đứt tình cha và sẵn sàng bỏ nghĩa anh em, gom lấy nữa
phần gia sản gia đình ra đi phiêu lưu tìm cảm giác lạ.
Từ
nay thay vì ngủ nhà cha, anh ngủ nhà trọ. Thay những bữa cơm đơn sơ ở nhà cha
bằng những bữa tiệc linh đình nơi nhà hàng sang trọng. Thay vòng tay yêu thương
chân tình của cha già, bằng những vòng tay ân ái gian trá của các kiều nữ trẻ
trung xinh đẹp.
Nhưng
khách sạn dù có thoải mái, cơm nhà hàng dù có sang trọng đặc biệt, và nằm trong
vòng tay của các kiều nữ xinh đẹp dù êm ái, thì rồi anh cũng chẳng thấy bình an
và hạnh phúc. Kết quả của phiêu lưu tìm cảm giác lạ trong thác loạn đã làm anh
tan gia bại sản, thân xác tiều tụy và đau khổ, kiếp sống không ra con người.
Dẫu
thế tình cha vẫn ấm áp như ngày nào. Vui mừng chào đón người con như thuợng
khách. Sẵn sàng tha thứ, yêu thương. Tình yêu vẫn nguyên vẹn tha thiết và nồng
nàn như xưa.
Người
con cả cũng chẳng hơn gì đứa em hư hỏng. dù cần cù lam lũ, không hề bất tuân
lệnh cha. Nhưng đầu anh lại có nhiều toan tính, lòng anh đầy ích kỷ và ghen tỵ.
Trong khi mọi người vui mừng vì em mình đã chết nay sống lại đã mất nay tìm
thấy. Vậy mà anh lại kể công và phân bì với em mình cùng cha già. Trong khi
người cha không hề coi anh là người ngoài thì chính anh lại xem mình là kẻ xa
lạ vì không thừa nhận mình là con cha và là người anh của đứa con thứ: “ Cha
coi đã bao năm con hầu hạ Cha, thế mà chưa bao giờ Cha cho lấy một con bê con
để ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con cha kia ( không phải là em con), sau khi
nuốt hết của cải của cha với bọn đĩ điếm, nay trở về, cha lại cho con bê béo ăn
mừng”.
Thấu
hiểu hết lòng con, người cha ra năn nỉ con vào chia sẻ niềm vui và ân cần giải
thích cho con hiểu rằng: nó là em con và con là con cha. Cha muốn con vui trong
phận làm con và làm anh và hãy vui mừng và hãnh diện vì luôn được sống trong
tình thương của cha.
Hình
ảnh của hai đứa con trong dụ ngôn có lúc cũng hiện diện nơi mỗi chúng ta. Có
lúc ta cũng muốn chối bỏ chúa, bỏ đạo, bỏ nhà thờ. Có lúc chúng ta cũng muốn
phiêu lưu tìm cảm giác lạ quá độ của bia rượu, thuốc lá, cà phê, trai gái, bất
trung và sa đoạ như đứa con thứ. Cũng lắm lúc chúng ta sống trong ít kỷ tham
lam toan tính, tìm lợi mình, muốn hại người. nuông chiều và nuôi dưỡng lòng
ghanh tị. Cảm thấy khó chiụ khi ai đó giàu hơn chúng ta, giỏi hơn chúng ta, đạo
đức hơn chúng ta, được nhiều người thương mến hơn chúng ta.
Chúa
Người Cha thấu hiểu lòng của mỗi chúng ta. Nhưng Chúa cũng là Đấng giàu lòng
yêu thương tha thứ, mong muốn ta nhận ra lầm lỗi mà sửa đổi. Mùa chay là mùa
trở về, xin cho chúng ta biết bỏ đi con đường đi hoang tội lỗi mà can
đảm quay về nhà Cha để cảm nhận tình của Cha yêu ta là dường nào. Nhờ thế ta
quyết tâm đổi mới đời sống mỗi ngày nên tốt hơn, hầu xứng đáng với tình yêu của
Cha dành cho chúng ta.
Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2018
SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG
TUẦN I MC
Lm Seoka
Thứ
hai
Bài
đọc I: Lv 19, 1-2.11-18
1
Đức Chúa phán với ông Mô-sê rằng : 2 “Hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái
Ít-ra-en và bảo chúng : Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa
của các ngươi, Ta là Đấng Thánh.
11
Các ngươi không được trộm cắp, không được nói dối, không được lừa gạt đồng bào
mình. 12 Các ngươi không được lấy danh Ta mà thề gian : làm thế là (các) ngươi
xúc phạm đến danh Thiên Chúa của (các) ngươi. Ta là Đức Chúa. 13 Ngươi không
được bóc lột người đồng loại, không được cướp của ; tiền công người làm thuê,
ngươi không được giữ lại qua đêm cho đến sáng. 14 Ngươi không được rủa người
điếc, đặt chướng ngại cho người mù vấp chân, nhưng phải kính sợ Thiên Chúa của
ngươi, Ta là Đức Chúa. 15 Các ngươi không được làm điều bất công khi xét xử :
không được thiên vị người yếu thế, cũng không được nể mặt người quyền quý,
nhưng hãy xét xử công minh cho người đồng bào. 16 Ngươi không được vu khống
những người trong dòng họ, không được ra toà đòi người đồng loại phải chết. Ta
là Đức Chúa. 17 Ngươi không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn
quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó. 18 Ngươi không
được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu
đồng loại như chính mình. Ta là Đức Chúa.
Tin
mừng: Mt 25, 31-46
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi Con Người đến trong vinh
quang, có hết thảy mọi thiên thần hầu cận, Người sẽ ngự trên ngai uy linh của
Người. Muôn dân sẽ được tập họp lại trước mặt Người, và Người sẽ phân chia họ
ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê. Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê
ở bên trái. Bấy giờ Vua sẽ phán với những người bên hữu rằng: "Hãy đến,
hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã
chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho
ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta
mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù
đày, các ngươi đã đến với Ta". Khi ấy người lành đáp lại rằng: "Lạy
Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao
giờ chúng con thấy Chúa là lữ khách mà tiếp rước, mình trần mà cho mặc; có khi
nào chúng con thấy Chúa yếu đau hay bị tù đày mà chúng con đến viếng Chúa
đâu?" Vua đáp lại: "Quả thật, Ta bảo các ngươi: Những gì các ngươi đã
làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho
chính Ta"."Rồi Người cũng sẽ nói với những kẻ bên trái rằng:
"Hỡi phường bị chúc dữ, hãy lui khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn
cho ma quỷ và kẻ theo chúng. Vì xưa Ta đói, các ngươi không cho ăn; Ta khát,
các ngươi không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi chẳng tiếp rước; Ta mình
trần, các ngươi không cho đồ mặc; Ta đau yếu và ở tù, các ngươi đâu có viếng
thăm Ta!" Bấy giờ họ cũng đáp lại rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng
con đã thấy Chúa đói khát, khách lạ hay mình trần, yếu đau hay ở tù, mà chúng
con chẳng giúp đỡ Chúa đâu?" Khi ấy Người đáp lại: "Quả thật, Ta bảo
cho các ngươi biết, những gì các ngươi đã không làm cho một trong các anh em bé
mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta". Những kẻ ấy
sẽ phải tống vào chốn cực hình muôn thuở, còn các người lành thì được vào cõi
sống ngàn thu".
Suy
niệm 1:
Nên
Thánh là tiêu chí mà mọi người, đặc biệt là các kitô hữu hướng đến vì đó là lời
mời gọi của Thiên Chúa "Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức
Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh.” ( Lv 19, 2). Nhưng
làm thế nào để nên thánh?
Bài
đọc I cho chúng ta biết cần phải trung thành tuân giữ các giới răn của Chúa.
Các điều răn của Chúa gồm tóm vào hai điều chính yếu:
Mến
Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Để cụ thể hóa điều
này, sách Lê-vi chỉ dạy chúng ta "không được lấy danh Chúa mà thề
gian: làm như thế là ta xúc phạm đến danh Thiên Chúa". ( Lv 19, 12).
Yêu
đồng loại như chính mình. Để thực hiện cụ thể điều luật này, sách Lê-vi khuyên
dạy chúng ta phải giữ đức công bằng. (Lv 9, 11-16); đồng thời cần phải
loại trừ lòng ghen ghét, hận thù, oán hận ra khỏi lòng mình.
Còn
bài tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thực thi luật tình yêu cách
tích cực hơn qua những việc làm bác ái cụ thể như: cho kẻ đói ăn, khát uống,
tiếp đón khách trọ, chia sẻ quần áo mặc, giúp đỡ người đau yếu…Chúa Giêsu cũng
cho biết khi giúp đỡ tha nhân nhất là những người nghèo khổ là ta làm cho chính
Chúa.
Bác
ái đối với tha nhân chính là điều kiện cần thiết để được Chúa chúc phúc và xứng
đáng đón nhận phần thưởng nước trời.
Xin
Chúa cho chúng ta mùa chay biết gia tăng làm việc bác ái, nhất là biết lưu tâm
giúp đỡ những người nghèo về vật chất và khổ về tinh thần, cũng như siêng năng
việc thờ phượng Chúa hơn.
Suy
niệm 2:
Ước
muốn của người kitô hữu chúng ta là gi? Nếu không phải là được hạnh phúc nước
trời làm gia nghiệp. Nhưng làm thế nào để đạt được điều mà chúng ta hằng mong
ước đó? Lời Chúa hôm nay sẽ chỉ dạy chúng ta.
Thánh
Gioan đã định nghĩa Thiên Chúa là “Tình Yêu”. Chúa Giêsu đi
vào trần gian không chỉ thể hiện tình yêu qua việc giúp đỡ mọi người, đặc biệt
là những người nghèo khổ bệnh tật,…mà còn vạch ra cho chúng ta con đường tình
yêu qua cái “chết cho người mình yêu”, để rồi mời gọi tất cả những
ai muốn vào nước trời phải đi vào con đường tình đó: “yêu như Chúa yêu”.
Sở
dĩ chúng ta phải yêu thương mọi người vì: (1) tất cả đều do Chúa dựng nên giống
hình ảnh Chúa. (2) Mọi người đều được Chúa Giêsu đổ máu để cứu chuộc. (3)Chính
Chúa Giêsu cũng đồng hoá Người với tất cả những ai bé nhỏ nghèo hèn nữa. Do vậy
ai giúp người, nhất là người nghèo khổ chính là giúp Chúa.
Chúng
ta thường hay phân biệt hai loại nghèo: (1) nghèo mà dễ thương là những người
chí thú lo làm ăn lương thiện, nhưng vì hoàn cảnh họ không khá lên được. (2)
Loại nghèo khó thương, là những ai suốt ngày chỉ lo cờ bạc, rượu chè, gian
tham, lười biếng không lo làm, nên sinh nghèo. Loại nghèo này đáng phải trừng
phạt và loại trừ mới đáng. Tuy nhiên với cái nhìn của Chúa thì hoàn toàn khác.
Loại nghèo xem ra khó thương, thì đó lại là loại nghèo đáng thương trước mặt
Chúa, vì họ không chỉ nghèo vật chất mà nghèo cả tinh thần và kiến thức. Do đó
họ đáng cần được yêu thương và giúp đỡ.
Mỗi
người đều được Chúa kêu mời hưởng hạnh phúc muôn đời. Do đó dù con người có xấu
xa, tội lỗi như thế nào đi nữa thì họ cũng là đối tượng được Chúa yêu thương và
tôn trọng, nên chúng ta không có quyền loại trừ.
Nhưng
ta phải làm gì để nói lên tình yêu dành cho tha nhân?
Bài
tin mừng hôm nay gợi cho chúng ta ý thức nổ lực thực hành sống mười bốn mối yêu
người.
-
Thương xác bảy mối: Cho kẻ đói ăn, kẻ khác uống, rách rưới ăn mặc, viếng kẻ
liệc cùng kẻ tù đày, cho khách đổ nhờ, chuộc kẻ làm tôi, chôn xác kẻ chết…
-
Thương linh hồn bảy mối: Lấy lời lành khuyên người, mở dạy kẻ mê muội, an ủi kẻ
âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ khinh dễ ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ
sống và kẻ chết.
Sống
được như thế là chúng ta đã chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho ngày Con Người đến
trong vinh quang. Chắc chắn ngày ấy chúng ta sẽ đứng bên phải, thuộc hạng chiên
ngoan xứng đáng được Chúa chúc phúc và thưởng vương quốc mà Người đã dọn sẵn
cho.
Xin
cho mùa chay này chúng ta ý thức sống tình bác ái với tha nhân tích cực hơn:
Bằng cái nhìn ngay thẳng và trong sáng, bằng những cử chỉ thân tình, bằng những
nụ cười quý mến, bằng đôi chân ra đi đến với anh em, bằng đôi tay sẵn sàng mở
rộng để chia sẻ với anh chị em, nhất là những ai nghèo khổ.
Nhờ
thế chúng ta sẽ nên giống Chúa và được Chúa chúc phúc lành cho chúng ta hôm nay
và mai sau.
Suy
niệm 3:
Dẫn:
Điều
kiện gì để ta được ban thưởng nước trời? và tiêu chí nào để Chúa phán xét chúng
ta trong ngày sau hết? Đó là điều mà Tin mừng hôm nay nói đến. Xin cho chúng để
tâm lắng nghe và thi hành những điều kiện cần thiết như Chúa muốn để ta đạt
được tiêu chí mà Chúa đòi buộc.
Suy
niệm:
Tin
mừng hôm nay vén mở quang cảnh trang nghiêm trong ngày phán xét của Thiên Chúa.
Ngày ấy, Đức Giêsu sẽ là Vua ngự đến trong vinh quang để xét xử muôn dân. Ngày
ấy muôn dân sẽ được tập họp hai bên tả hữu trước mặt Vua Giêsu để nghe xét xử
và phán quyết.
Tiêu
chí xét xử trong ngày đó sẽ không dựa trên chức quyền, giàu sang, kiến thức,
màu da chủng tộc hay tôn giáo…nhưng Vua Giêsu chỉ căn cứ trên tiêu chí duy nhất
đó là việc làm bác ái dành cho những người bé nhỏ và nghèo khổ. Bởi những người
này là hiện thân của Chúa Giêsu. Giúp đỡ họ là giúp đỡ chính Chúa Giêsu.
Phần
thưởng mà Vua Giêsu dành cho họ là được đến với Người và lãnh lấy phần thưởng
là gia nghiệp nước trời. Còn án phạt mà những người đã không thực thi tình bác
ái đối với những người bé mọn nhất là lui khỏi mặt Người và vào lửa muôn đời đã
đốt sẵn cho ma quỷ.
Thật
hạnh phúc biết mấy cho những ai được ở bên hữu Vua Gie6su vì được Chúa ghi nhận
công đức và ban thưởng xứng đáng.
Trong
mùa chay này xin cho chúng ta biế sống vị tha, biết hy sinh tiết chế nhũng nhu
cầu không cần thiết mà góp phần vào công việc bác ái giúp đỡ tha nhân nhất là
những ai đang nghèo khổ.
Thứ
ba
Bài
đọc I: Isaia 55, 10-11
10
Đức Chúa phán thế này: “Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về
trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc,
cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn,11 thì lời Ta cũng vậy, một
khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa
thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.”
Tin
mừng: Mt 6, 5-15
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng:
"Khi cầu nguyện, các con đừng nhiều lời như dân ngoại: họ nghĩ là phải nói
nhiều mới được chấp nhận. Ðừng làm như họ, vì Cha các con biết rõ điều các con
cần, ngay cả trước khi các con xin. Vậy các con hãy cầu nguyện như thế
này:"Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng,
nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng
con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha
kẻ có nợ chúng con, xin chớ đến chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con
cho khỏi sự dữ. Amen.
"Vì nếu các con có tha thứ cho người ta
những lầm lỗi của họ, thì Cha các con, Ðấng ngự trên trời, mới tha thứ cho các
con. Nếu các con không tha thứ cho người ta, thì Cha các con cũng chẳng tha thứ
lỗi lầm cho các con".
Suy
niệm 1:
Trong
hoàn cảnh bị lưu đày bên Babylon. Dân Chúa phải sống trong tình trạng tủi nhục,
đau khổ nên lúc nào họ cũng trông chờ ngày Thiên Chúa ra tay giải thoát họ. Họ nhớ lại lời Chúa hứa
với cha ông họ và mong Ngài mau đến để thực hiện lời hứa.
Trong
bố cảnh đó, ngôn sứ Isaia đã lên tiếng chấn an họ hãy an
tâm vì Thiên Chúa sẽ không thất tín bao giờ.
Bằng
hình ảnh mưa móc làm cho đất phì nhiêu, làm cho hạt giống đâm chồi
nẩy lộc sinh hoa kết trái và đem lại cơm bánh cho con người. Isaia muốn nhấn
mạnh đến hai đặc tính của Lời Chúa.
1.
Lời Chúa là lời Chân lý vì thế Lời Chúa hứa với dân Ngài chắn chắn sẽ được thực
hiện. “Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời"
2.
Lời Chúa có sức biến đổi tâm hồn và cuộc sống con người trở nên an vui và hạnh
phúc. Tựa như mưa sa tưới gội "làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ
gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn" vậy.
Vì
thế Isaia kêu gọi mọi người hãy tin tưởng vào Lời Chúa và hãy để cho Lời Chúa
biến đổi cuộc đời.
Còn
bài tin mừng hôm nay thì mời gọi chúng ta thực hiện Lời Chúa qua hai việc làm
cụ thể đó là: Cầu nguyện với lời kinh Lạy Cha và thực thi tình bác ái với nhau
bằng việc tha thứ. Thực thi lời dạy của Chúa Giêsu tin chắn đời chúng ta sẽ
tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.
Xin
cho chúng ta trong Mùa chay này biết chuyên chăm cầu nguyện và tích cực
sống tình bác ái tha thứ nhằm góp phần xây dựng Họ đạo chúng ta trở thành cộng
đoàn hiệp nhất, phụng tự và đức ái theo lời mời gọi của các vị chủ chăn Gíao
Hội.
Suy
niệm 2:
Cầu
nguyện là một trong ba việc làm đạo đức quan trọng mà Giáo Hội nhắc nhở chúng
ta thi hành trong mùa chay. Nhưng chúng ta đã cầu nguyện như thế nào? Có hợp
với ý muốn của Chúa chưa? Hãy lắng nghe lời Chúa dạy hôm nay, để điều chỉnh lại
việc cầu nguyện của chúng ta cho xứng hợp.
Thông
thường khi nói đến cầu nguyện, đa số chúng ta đều nghĩ đến xin ơn nọ ơn kia, it
ai nghĩ rằng cầu nguyện là tìm cách làm vinh danh Chúa và làm công việc của
Chúa.
Xin
những ích lợi vật chất cho mình, đành là một điều cần, nhưng nó lại mang tính
cách vị kỷ làm cho ta chỉ nghĩ đến bản thân mà không quan tâm đến ý muốn của
Chúa. Vì thế Chúa dạy cho các Tông đồ cách thức cầu nguyện sao cho phù hợp qua
lời kinh Lạy Cha.
Phân
tích kinh lạy cha, ta thấy gồm có bảy điều nguyện xin và được chia ra làm hai
phần rõ rệt:
Phần
thứ nhất: gồm ba điều nguyện ước hướng về Chúa. Xin cho Thánh danh Thiên Chúa
được thiên hạ nhận biết mến yêu và phụng sự, xin cho Nước Cha tức là uy quyền
của Chúa hay là Giáo Hội Ngài thành lập được lan rộng khắp nơi, được thống trị
trong cả thế giới nhất là trong các linh hồn ; xin cho thánh ý Cha được mọi
người ở dưới đất tuân phục cách hoàn hảo cũng như các Thánh ở trên trời hằng
tuân phục.
Phần
thứ hai: gồm bốn điều, là những lời nguyện xin cho nhu cầu vật chất và tinh
thần cho chính chúng ta. Xin cho được đủ của để nuôi mình hằng ngày ; xin Chúa
tha nợ tội lỗi, cái nợ tội lỗi đã làm phiền lòng Chúa ; xin Chúa cứu khỏi những
chước cám dỗ bất kỳ bởi đâu và cả những sự dữ, những tai ương ở trần gian nữa.
Những
lời nguyện xin ở trên đây phải luôn luôn được nuôi dưỡng bằng những tâm tình
tin cậy yêu mến của người con đối với người Cha. Nên người cầu nguyện phải coi
Thiên Chúa là Cha, một người Cha trên hết các người Cha.
Sau
khi dạy kinh lạy cha, Chúa Giêsu đặc biệt nhấn mạnh đến việc tha thứ. Đây là
vấn đế khó. Mình xin Chúa tha nợ (tội) cho mình thì dễ, nhưng mình tha nợ (lỗi)
cho người khác quả là không dễ. Sở dĩ khó bởi vì chúng ta xem trọng mình hơn
Chúa. Nếu suy nghĩ kỉ chúng ta thấy rằng: chúng ta xúc phạm đến Chúa là Đấng
Thánh, là Đấng Tạo Dựng… thì nặng nề biết dường nào. Ngược lại người khác xúc
phạm đến ta chỉ là thụ tạo thì có đáng gì. Như thế ta nợ Chúa quá nặng, người
khác nợ ta thì quá nhẹ. Chúa lại lấy cái nợ nhẹ ra để làm điều kiện tha nợ nặng
cho chúng ta quả là ân huệ lớn lao cho ta rồi. Nếu ta không chấp nhận đúng ta
là người dại biết mấy. Hơn nữa chẳng những Chúa không tha tội cho ta mà Chúa
cũng không nhận lời cầu xin và lễ dâng của ta nữa. Chính Chúa đã nói rõ: “khi
đi dâng lễ mà nhớ mình có chuyện bất hoà với anh em, thì hãy để của lễ đó mà về
làm hòa với anh em đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ sau”.
Hằng
ngày, chúng ta vẫn đọc kinh lạy cha, chúng ta thờ lạy Chúa, chúng ta tôn vinh
Chúa, chúng ta cầu xin những ơn hồn xác điều đó tốt lắm. Riêng việc cầu xin ơn
tha thứ cho nhau là điều rất cần nhưng chúng ta lại hay quên.
Xin
Chúa giúp chúng ta ít là trong mùa chay này biết sẵn sàng quảng đại tha thứ cho
những ai đã đang và sẽ làm cho chúng ta đau lòng, nhờ đó chúng ta mới xứng đáng
được Chúa tha thứ và ban ơn phúc.
Thứ
tư
Bài
đọc I: Gn 3, 1-10
Lời
Chúa phán cùng Giona rằng: "Hãy chỗi dậy và đi đến Ninivê, một thành phố
lớn, và rao giảng cho nó điều Ta sẽ nói cho ngươi". Giona chỗi dậy và đi
đến Ninivê theo lời Chúa dạy. Ninivê là một thành phố lớn, rộng bằng ba ngày
đàng. Giona tiến vào thành phố, đi một ngày đàng, rồi rao giảng rằng: "Còn
bốn mươi ngày nữa, Ninivê sẽ bị phá huỷ". Dân thành tin tưởng nơi Chúa; họ
công bố việc ăn chay và mặc áo nhặm, từ người lớn đến trẻ nhỏ.
Vua
thành Ninivê nghe điều đó, liền bỏ ngai vàng, cởi áo cẩm bào, mặc áo nhặm và
ngồi trên đống tro. Trong thành Ninivê, người ta rao sắc lệnh sau đây của nhà
vua và các vương hầu: "Người, vật, bò, chiên, không được nếm, không được
ăn uống gì hết; người và vật phải mặc áo nhặm, phải kêu to lên cùng Chúa và
phải cải thiện đời sống, phải bỏ đàng tội lỗi và những điều bất chính đã phạm.
Biết đâu Chúa sẽ đổi ý thứ tha, nguôi giận và chúng ta khỏi chết?" Chúa
thấy việc họ làm, vì họ bỏ đời sống xấu xa, Chúa đổi ý định phạt họ, và Người
không thực hiện điều đó. Đó là lời Chúa.
Tin
mừng: Lc 11,29-32
Khi
ấy, thấy dân chúng từng đoàn lũ tụ tập lại, Chúa Giêsu phán rằng: "Dòng
giống này là dòng giống gian ác. Chúng đòi điềm lạ, nhưng sẽ không ban cho
chúng điềm lạ nào, ngoài điềm lạ của tiên tri Giona. Vì Giona đã nên điềm lạ
cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là điềm lạ cho dòng giống
này như vậy. Ðến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam sẽ đứng lên tố cáo và lên
án dòng giống này, vì bà đã từ tận cùng trái đất mà đến nghe sự khôn ngoan của
Salomon. Nhưng ở đây còn có người hơn Salomon. Dân thành Ninivê cũng sẽ đứng
lên tố cáo và lên án dòng giống này, vì họ đã sám hối theo lời Giona giảng,
nhưng ở đây còn có người hơn Giona nữa".
Suy
niệm:
Mặc
dù được nghe rất nhiều lời giảng dạy và chứng kiến không ít những phép lạ Chúa
Giêsu làm. Nhưng người Do Thái thời Chúa Giêsu vẫn cứng lòng, không ăn năn hoán
cải. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu quở trách họ rất nặng lời.
Xin
đừng để chúng ta đi vào vết xe củ như người Do Thái xưa. Nhưng cho chúng ta
biết khiêm tốn đón nhận Lời Chúa và Giáo Huấn của Giáo Hội chỉ dạy mà hoán cải
đời sống mỗi ngày nên tốt hơn.
"Người
buồn cảnh có vui bao giờ". Việc thay đổi con người không hệ tại ở hình
thức bên ngoài, nhưng trước hết là phải thay đổi tận cõi lòng, thay đổi não
trạng và cái nhìn. Dù có chứng kiến bao là phép lạ, dù có vỗ tay ca ngợi không
ít những lời hay ý đẹp của Chúa Giêsu, rốt cùng họ vẫn không tin.
Như
hết cách, Chúa Giêsu đành phải thốt lên: “Thế hệ này là một thế hệ gian
ác, chúng xin điềm lạ. nhưng chúng sẽ không thấy được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ
ông Gio-na”.
Như
một cố gắng cuối cùng, Chúa Giêsu đã dùng lại hai câu chuyện ngày xưa, hy vọng
họ suy nghĩ lại mà thay đổi não trạng.
Nhắc
lại chuyện Gio-na ngày xưa (bài đọc I), nhằm lưu ý họ rằng: Ngày
xưa chỉ lời rao giảng miễn cưỡng của Ngôn sứ Giona. Vậy mà cả thành Ninivê, từ
vua đến dân, từ già đến trẻ, từ người đến súc vật đều ăn chay, sám hối và khẩn
xin sự tha thứ của Chúa. Vậy mà hôm nay có Người còn hơn Giona. Đấng mà Giona
loan báo đã đến và rao giảng vậy mà họ lại không để tâm ăn năn hối cải. Thật
đáng buồn!
Nhắc
lại câu chuyện nữ hoàng phương nam vượt đường xa vạn dặm, bất chấp khó khăn,
tốn kém đến để diện kiến vị vua khôn ngoan là Salomon. Bà ta đã toại nguyện,
hết lòng cảm phục sự khôn ngoan của nhà vua. Nhưng ở đây còn trọng hơn vua
Salomon nữa, vì Người chính là sự khôn ngoan của Thiên Chúa và là vua trên hết
các vị vua. Thế mà họ chẳng thèm nghe. Thật đau lòng!
Chính
lòng tự mãn và mù quáng đã làm hỏng hết mọi ơn phúc, vì thế không còn cách nào
để tự chữa mình được nữa.
Xin
cho chúng ta đừng như thế hệ Do Thái xưa mù quáng và tự mãn, nhưng trở nên
giống dân thành Ninivê và nữ hoàng phương nam mau mắn lắng nghe lời Chúa và
quyết tâm ăn năn sám hối; cũng như biết khiêm tốn nhận mình còn nhiều khiếm
khuyết, thiếu sót, tật xấu và tội lỗi, để theo sự khôn ngoan của Chúa hướng dẫn
mà sửa đổi đời sống mỗi ngày nên tốt hơn.
Thứ
năm
Bài
đọc I: Est 14, 1. 3-5. 12-14.
Trong
những ngày ấy, nữ hoàng Esther kinh hoàng vì lâm nguy, nên tìm nương tựa nơi
Chúa. Bà nài xin Chúa là Thiên Chúa Israel rằng: "Lạy Chúa con, chỉ mình
Chúa là Vua chúng con, xin cứu giúp con đang sống cô độc, ngoài Chúa không có
ai khác giúp đỡ con. Con đang lâm cơn nguy biến. Lạy Chúa, con nghe cha con nói
rằng Chúa ưu đãi Israel hơn mọi dân tộc, ưu đãi cha ông chúng con hơn bậc tiền
bối của các ngài, đã nhận các ngài làm phần cơ nghiệp muôn đời và đã thực thi
lời hứa với các ngài.
"Lạy
Chúa, xin hãy nhớ (đến chúng con) và hãy tỏ mình ra cho chúng con trong cơn
gian truân của chúng con. Lạy Chúa là Vua các thần minh và mọi bậc quyền bính,
xin ban cho con lòng tin tưởng. Xin đặt trong miệng con những lời khôn khéo
trước mặt sư tử, xin Chúa đổi lòng sư tử để nó ghét kẻ thù của chúng con, để kẻ
thù ấy và những ai đồng loã với hắn sẽ phải chết. Nhưng phần chúng con, thì xin
Chúa ra tay giải thoát chúng con và phù trợ con, vì lạy Chúa, ngoài Chúa là
Đấng thông suốt mọi sự, không ai giúp đỡ con".
Tin
mừng: Mt 7, 7-12
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng:
"Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì bất
cứ ai xin thì sẽ nhận được, ai tìm thì sẽ gặp, ai gõ cửa sẽ mở cho. Nào ai
trong các con thấy con mình xin bánh, mà lại đưa cho nó hòn đá ư? Hay là nó xin
con cá mà lại trao cho nó con rắn ư? Vậy nếu các con, dù là kẻ xấu, còn biết
lấy của tốt mà cho con cái, thì huống chi Cha các con, Ðấng ở trên trời, sẽ ban
những sự lành biết bao cho kẻ cầu khẩn Người!
"Vậy tất cả những gì các con muốn người
ta làm cho mình, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế: Ðấy là điều mà
Lề luật và các tiên tri dạy".
Suy
niệm:
Lời
Chúa hôm nay khuyến khích chúng ta hãy siêng năng và kiên trì cầu nguyện với
lòng tin tưởng vào tình thương của Thiên Chúa là Cha.
Người
xưa thường nói: "Có chí thì nên. Kiến tha lâu đầy tổ. Góp gió
thành bão. Năng nhặt chặt bị. Ngồi lâu câu bền. Thua keo này, bày keo
khác". “Dẫu rằng chí thiển tài hèn, chịu khó nhẫn nại làm nên
cơ đồ”…
Kinh
nghiệm đời thường cũng cho chúng ta biết: muốn làm bất cứ việc gì, chúng ta
cũng phải dầy công vất vả: người nông dân muốn có mùa gặt, phải làm đất, gieo
hạt, nhổ cỏ, vun xới đất, tưới phân chăm sóc cây lúa. Có như thế mới có thu
hoạch.
Học
sinh muốn trở thành bác sĩ, kỹ sư phải vất vả và học hành bao nhiêu năm trời
đèn sách. Có như thế mới có thể trở thành người có chuyên môn giỏi giúp ích cho
gia đình và xã hội.
Kiên
trì lao động là đều kiện cần thiết cho sự thành đạt của mọi công việc. Nói cách
khác, kiên trì lao động chắc chắn sẽ đem lại thành công. Kinh nghiệm ấy được
cha ông ta đúc kết thành câu châm ngôn : "Có công mài sắt có ngày
nên kim”. Câu châm ngôn này không những chỉ đúng trong lãnh vực tự nhiên mà
còn đúng cả trong lãnh vực siêu nhiên nữa.
Khi
cầu nguyện, Abraham mặc cả với Chúa nhiều lần bằng cách hạ dần số người công
chính có trong thành Xơ-đôm tội lỗi, để xin Chúa tha phạt cho cả thành. Quả là
có lợi khi ông lý luận chẳng lẽ người công chính cũng bị vạ lây với hình phạt
dành cho người tội lỗi? Và cuối cùng nhờ biết “đôi co”, Thiên Chúa “đành thua”
sự kiên trì của ông Abraham. Thế là ông và cả thành thoát nạn bởi bản chất của
Thiên Chúa là Đấng "chậm bất bình và đầy lòng khoan dung".
Lòng
kiên nhẫn cầu nguyện của ông Maisen cũng vậy. Khi ông giang tay cầu nguyện thì
dân Chúa thắng thế. Còn khi ông mệt mỏi xuôi tay xuống thì quân A-ma-lếch thắng.
Thánh
Phaolô trong thư gửi Timôthêô cũng đã căn dặn phải kiên nhẫn, trung tín cầu
nguyện và năng suy gẫm Lời Chúa trong Thánh Kinh.
Rồi
đến dụ ngôn bà góa trong Tin mừng. Bà góa nài nỉ xin thẩm phán xét xử công lý
cho bà. Để bà khỏi quấy rầy, ông thẩm phán, mặc dù là người bất lương, cuối
cùng cũng phải xét xử vụ kiện của bà.
Cuộc
trở lại của thánh Augustinô là một ví dụ điển hình, nói lên lòng kiên nhẫn
trong việc cầu nguyện của bà mẹ là Monica. Phải mất gần 20 năm trời lời cầu
xin, bà Mônica mới được Chúa nhậm lời.
Đặc
biệt Bài đọc I hôm nay cho chúng ta thấy mẫu gương cầu nguyện tuyệt vời của bà
Esther. Nhờ kiên tâm cầu nguyện với niềm tin tưởng vào Thiên Chúa quyền năng
nên lời cầu xin của bà được Chúa nhậm lời.
Hơn
ai hết, Chúa Giêsu biết được giá trị cao quý của việc cầu nguyện là cần thiết
cho đời sống chúng ta là thế nào nên bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu tha thiết
kêu mời chúng ta hãy kiên tâm cầu nguyện: “Anh em cứ xin thì sẽ được,
cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11, 9).
Xin
cho chúng ta nghe lời Chúa chỉ dạy mà siêng năng cầu nguyện và cầu nguyện kiên
trì với lòng tin tưởng vào Chúa là người Cha đầy lòng yêu thương chúng ta. Tin
chắn Ngài sẽ nhận lời mà ban cho chúng ta những điều thiện hảo nhất hơn cả
những gì chúng ta cầu xin.
Thứ
sáu
Bài
đọc I: Ed 18, 21-28
Đây
Chúa là Thiên Chúa phán: "Nếu kẻ gian ác ăn năn sám hối mọi tội nó đã
phạm, tuân giữ mọi giới răn của Ta, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ
sống chớ không phải chết. Ta sẽ không nhớ lại mọi tội ác nó đã phạm: nó sẽ sống
nhờ việc công chính mà nó đã thực hành! Chúa là Thiên Chúa phán: "Có phải
Ta muốn kẻ gian ác phải chết, chớ không muốn nó bỏ đàng tội lỗi và được sống ư?
Còn
nếu kẻ công chính bỏ đàng công chính, và phạm tội ác cách ghê tởm như người
gian ác quen phạm, có phải nó được sống ư? Chẳng ai còn nhớ đến mọi việc công
chính nó đã thực hiện, vì sự bất trung nó đã làm và tội lỗi nó đã phạm, nó sẽ
phải chết.
Các
ngươi nói rằng: 'Đường lối của Chúa không chính trực'. Vậy hỡi nhà Israel, hãy
nghe đây: Có phải đường lối của Ta không chính trực ư? Hay trái lại đường lối
của các ngươi không chính trực? Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính và
phạm tội ác, nó phải chết, chính vì tội ác nó phạm mà nó phải chết. Nếu kẻ gian
ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống.
Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải
chết".
Tin
mừng: Mt 5, 20-26
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng:
"Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con
chẳng được vào Nước Trời đâu. Các con đã nghe dạy người xưa rằng: Không được
giết người. Ai giết người, sẽ bị luận phạt nơi toà án. Còn Ta, Ta bảo các con:
Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt. Ai bảo anh em là
"ngốc", thì bị phạt trước công nghị. Ai rủa anh em là
"khùng", thì sẽ bị vạ lửa địa ngục. Nếu con đang dâng của lễ nơi bàn
thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với con, thì con hãy để của
lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em con trước đã, rồi hãy trở lại
dâng của lễ. Hãy liệu làm hoà với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc đường với nó, kẻo
kẻ thù sẽ đưa con ra trước mặt quan toà, quan toà lại trao con cho tên lính
canh và con sẽ bị tống ngục. Ta bảo thật cho con biết: Con sẽ không thoát khỏi
nơi ấy cho đến khi trả hết đồng bạc cuối cùng!"
Suy
niệm:
Giết
người thì ở đâu và thời nào cũng là tội nặng, vì chỉ có Chúa làm chủ sự sống
mới có quyền đó. Đó là công lý.
Luật
của Chúa trong tin mừng hôm nay còn vượt trên công lý nữa. Công lý hay luật
pháp buộc tội khi một người phạm tội. Còn Chúa, Chúa đi xa hơn, Chúa ngăn chặng
ngay từ nguyên nhân, nguồn gốc đưa đến tội giết người.
Xin
cho mùa chay này chúng ta biết giữ tâm hồn cũng như môi miệng cẩn trọng để khỏi
sa vào tội giết người không gươm.
Chúa
nói “ai giận anh em mình thì đáng bị tòa xét xử, ai mắng chửi anh em là
đồ ngốc thì sẽ bị lên án trước công nghị và ai mắng chửi anh em mình là khùng
thì đáng lửa trầm luân.”
Người
xưa kết tội khi người ấy ra tay giết anh em mình. Còn Chúa Giêsu lên án ngay từ
đáy lòng kẻ mắc tội lỗi ấy. Vì vậy, kẻ giết người thì thường bắt đầu từ chỗ
ganh ghét, ghen tỵ, giận dỗi. Và Chúa cấm ngay từ chỗ tư tưởng đó chứ không chờ
cho việc xảy ra bằng hành động. Chúa cấm từ trong trứng nước như vậy.
1.
“Ai giận anh em mình thì đáng bị xét xử”.
Giận
dỗi thì ai cũng dễ mắc lắm. “... dày môi hay hờn, giận cá chém thớt”.
Người ta chỉ giận người khác rồi mới nảy ra ý định giết người đó. Khi ta giận
ai là ta muốn cho người đó khuất mắt ta, ta không muốn người đó hiện diện trên
cõi đời này nữa. Cho nên giận như vậy thì chẳng khác gì giết người không dao.
2.
Thái độ thứ hai được kể ngang hàng với tội sát nhân là tội khinh dể anh em
mình. Chúa Giêsu nói: “Ai bảo anh em mình là đố ngốc... là đáng bị lên
án trước công nghị.”
Tại
sao khinh bỉ người như thế mà cũng bị coi là giết người. Thưa vì khinh khi như
thế, ta thường kiếm cách sát phạt họ, làm hại thanh danh họ mà không cần gươm
giáo gì cả. Cho nên giết người ở đây là giết trong phạm vi tinh thần day dứt,
làm cho người đó khốn khổ, tủi nhục, tuyệt vọng, chết dần chết mòn... Đó cũng
là cách làm cho người đó chết mau hơn.
3.
Cũng chưa hết, Chúa Giêsu nói: “Ai mắng anh em là đồ khùng... đáng lửa
hỏa ngục”.
Khi
ta mắng một người như vậy là ta đóng một vai trò quan án mà mình không có quyền
như thế. Ta mắng một người như thế là ta hạ thấp họ xuống hàng con vật hết trí
khôn rồi, không đáng là người nữa. Trong lòng chúng ta chất chứa những cay đắng
giận dữ ghen ghét và ta muốn đổ hết lên đầu người mà ta mắng chửi kia.
Chúng
ta nhớ một điều khi chúng ta phạm tội giết người từ trong tư tưởng, lời nói hay
việc làm là chính chúng ta cướp quyền của Thiên Chúa, là chúng ta phản bội
Thiên Chúa. nên đáng nhận lấy hình phạt là lửa địa ngục.
Chúng
ta phải ăn năn thống hối nhiều lắm vì đời chúng ta hằng gây sóng gió bằng lời
ăn tiếng nói làm đau khổ, làm tan nát bao nhiêu tâm hồn. Do bởi lời nói, chúng
ta sẽ bị Thiên Chúa xét xử ngày phán xét đó!
4.
Tha thứ không phải là điều dễ nhưng đó lại là điều kiện để tôn vinh Thiên Chúa
một cách xứng đáng: "Nếu ngươi đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực
nhớ anh em đang có điều bất bình với ngươi, hãy đặt của lễ trước bàn thờ, đi
làm hoà với người anh em trước, rồi hãy đến mà dâng của lễ." .
Tha thứ là bắt đầu lại mối tương quan tốt đẹp với người anh em, theo gương Chúa
đã tha thứ và bắt đầu lại mãi với mỗi người chúng ta.
Lạy
Chúa, xin dạy chúng con biết yêu thương và tha thứ như Chúa đã từng yêu thương
và tha thứ cho chúng con. Amen.
Thứ
Bảy
Bài
đọc I: Đnl 26, 16-19
Môsê
đã nói với dân chúng rằng: "Hôm nay Chúa là Thiên Chúa truyền lệnh cho
ngươi phải thi hành các lề luật và các huấn lệnh này; ngươi phải tuân giữ và
thực thi các điều đó hết lòng và hết tâm hồn. Hôm nay ngươi đã chọn Chúa làm
Thiên Chúa, thì hãy bước đi trong đường lối Người, tuân giữ các lề luật, giới
răn và huấn lệnh của Người; hãy vâng lệnh Người. Hôm nay Chúa đã chọn ngươi làm
dân riêng Chúa, như Người đã phán với ngươi, thì ngươi hãy tuân giữ mọi giới
răn của Người. Người sẽ làm cho ngươi được vinh quang, thanh danh và huy hoàng
hơn mọi dân tộc Người đã tạo dựng, để ngươi trở thành dân thánh của Chúa là
Thiên Chúa ngươi, như Người đã phán". Đó là lời Chúa.
Tin
mừng: Mt 5, 43-48
Khi ấy, Chúa phán cùng các môn đệ rằng:
"Các con đã nghe dạy: Ngươi hãy yêu thân nhân, và hãy thù ghét địch thù.
Còn Ta, Ta bảo các con: Hãy yêu thương thù địch và làm ơn cho những kẻ ghét các
con; hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các con, để như vậy các
con nên con cái của Cha các con, Ðấng ngự trên trời: Người khiến mặt trời mọc
lên cho người lành kẻ dữ, và cho mưa xuống trên người liêm khiết và kẻ bất
lương. Vì nếu các con yêu thương những ai mến trọng các con, thì các con được
công phúc gì? Các người thu thuế không làm như thế ư? Nếu các con chỉ chào hỏi
anh em mình thôi, thì các con đâu có làm chi hơn? Những người ngoại giáo không
làm thế ư? Vậy các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Ðấng hoàn
hảo".
Suy
niệm:
Để
xứng đáng là dân thánh Thiên Chúa nhằm thừa hưởng vinh quang, thanh danh và huy
hoàng hơn mọi dân tộc, sách Đệ Nhị Luật trong bài đọc I đưa ra một số điều kiện
như sau:
Phải
chọn Chúa là Thiên Chúa của đời mình.
Phải
hết lòng tuân giữ và đem ra thực hành các thánh chỉ, mệnh lệnh của Chúa.
Phải
hết lòng tin tưởng Thiên Chúa và bước đi trong đường lối của Ngài theo gương tổ
phụ Abraham.
Còn
bài tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng đưa ra những tiêu chí để trở nên hoàn
thiện, xứng đáng làm môn đệ của Ngài:
1.
Phải "yêu thương địch thù và làm ơn cho những kẻ ghét các
ngươi".
2.
Hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các ngươi".
Thực
hiện những tiêu chí mà Chúa Giêsu đòi hỏi không phải là điều dễ dàng. Khó nhưng
không phải là không thể, bởi lẽ chính Chúa Giêsu đã nêu gương cho chúng
ta. Ngài đã yêu thương đến tận cùng bằng cái chết để cho nhân loại được
sống. Trên đỉnh cao thập giá Ngài đã tha thứ cho những kẻ giết hại Người và cầu
xin Chúa Cha tha thứ cho chúng. " Xin tha cho chúng vì chúng không
biết việc chúng làm".
Ngài
còn hướng chúng ta đến mẫu gương cội nguồn Tình yêu nơi Thiên Chúa. Một tình
yêu dành cho hết mọi loài và mọi người không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn
giáo. Không giới hạn giới tính nam hay nữ, hoàn cảnh giàu hay nghèo, tình trạng
tốt hay xấu… tất cả đều được Ngài yêu thương. Tình yêu của Ngài tựa như
" mặt trời mọc lên cho người lành kẻ dữ, và cho mưa
xuống trên người liêm khiết cũng như kẻ bất lương." và mời gọi
chúng ta noi theo gương Chúa để trở nên hoàn thiện. Qua đómọi người sẽ nhận
biết chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu vì chúng ta có lòng yêu thương nhau như
Chúa yêu.
Qua
bí tích rửa tội, chúng ta được Thiên Chúa tuyển chọn trở nên dân Thánh và trở
thành môn đệ Chúa Giêsu.
Xin
cho chúng ta biết sống theo tinh thần của Thiên Chúa là: bao dung-tha
thứ, quảng đại-hy sinh cho hết mọi người.
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu,
xin uốn lòng chúng con nên giống Trái Tim Chúa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN Lm. Nguyệt Giang CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN-B KÍNH TRỌNG THỂ CHÚA KITÔ, VUA VŨ TRỤ Đn 7,...
-
NGHI THỨC XỨC DẦU BỆNH NHÂN 1. NHỮNG LƯU Ý MỤC VỤ CẦN BIẾT TRƯỚC 1. Chỉ linh mục mới là thừa tác viên chính thức của bí tích xức dầu bệ...
-
NGHI THỨC BÍ TÍCH THÊM SỨC I. ĐÓN ĐỨC GIÁM MỤC (cổng nhà thờ: đọc ) Đức Giám Mục,với tư cách là người rao giảng tin m...
-
L Ễ TẠ ƠN HAI TÂN LINH MỤC Emmanuel. Nguyễn Thành Đô và Giuse. Nguyễn Hoàng Minh Sakeo 02/7/2009 DAÃN NHAÄP LEÃ Kính thöa coäng...