Lễ Thánh Giuse
THÁNH GIUSE MẪU GƯƠNG CỦA THINH LẶNG
THÁNH GIUSE MẪU GƯƠNG CỦA THINH LẶNG
Lm Seoka
Dẫn nhập
Nếu
mùa chay là mùa sám hối, trở về. Có lẽ việc trở về sâu xa nhất là trở về cỏi
lòng mình trong thinh lặng để nhận ra Thiên Chúa là Cha đầy yêu thương, nhận ra
tha nhân là anh em mình, nhất là nhận ra con người thật của mình. Nhờ đó mà ta
có những điều chỉnh cho đúng đắn phù hợp với ý Chúa hơn.
Nếu
Giáo Hội đặt tháng kính Thánh Giuse vào Mùa Chay, thì mục đích đã rõ, bởi vì
ngài là khuôn mẫu của con người nội tâm, thinh lặng.
Xin Chúa cho chúng ta biết trân trọng và yêu quý đời sống thinh lặng, nhất là biết học nơi thánh Giuse bài học về “đức thinh lặng”.
Xin Chúa cho chúng ta biết trân trọng và yêu quý đời sống thinh lặng, nhất là biết học nơi thánh Giuse bài học về “đức thinh lặng”.
Chia sẻ
Có
truyện kể về 3 pho tượng: Xưa một nhà vua Ấn Độ, muốn thử nhân tài của một
nước Chư hầu liền gửi tới nước này ba pho tượng vàng, giống hệt nhau.
Nhà vua Ấn Độ yêu cầu nhà vua Chư hầu cho biết trong ba pho tượng
vàng này, đâu là pho tượng quí giá nhất.
Nhà
vua nước Chư hầu cho triệu tập các nhà thông thái tới để đánh giá ba
pho tượng vàng này, tìm ra xem pho tượng nào quí giá nhất. Các nhà thông thái
nghĩ ngay tới giá trị của mỗi pho tượng sẽ căn cứ vào cân nặng nhẹ, hoặc vào
tuổi vàng tốt xấu, hoặc căn cứ vào nghệ thuật tìm thấy trên ba pho tượng vàng!
Nhưng rồi các nhà thông thái đành phải bó tay, vì ba pho tượng này giống hệt
nhau về nghệ thuật, khối lượng và tuổi vàng.
Nhà vua nước Chư hầu rất buồn, vì không biết được giá trị hơn kém của ba pho tượng. Vua liền cho loan báo khắp nước: Ai tìm được bí mật giá trị của mỗi pho tượng sẽ được trọng thưởng.
Nhà vua nước Chư hầu rất buồn, vì không biết được giá trị hơn kém của ba pho tượng. Vua liền cho loan báo khắp nước: Ai tìm được bí mật giá trị của mỗi pho tượng sẽ được trọng thưởng.
Có
một người tù, biết chuyện xin được xem ba pho tượng và nếu anh ta tìm ra giá
trị hơn kém của ba pho tượng này thì anh chỉ xin một điều kiện là cho anh được
tự do.
Lập
tức nhà vua cho anh xem ba pho tượng. Vừa ngó xong ba pho tượng, anh ta xin một
cọng rơm. Chỉ trong ít phút, anh đã khám phá ra giá trị hơn kém của ba pho
tượng vàng.
Anh
lấy cọng rơm chọc vào lỗ tai pho tượng thứ nhất, thì thấy cọng rơm xuyên từ lỗ
tai này sang lỗ tai kia, anh bảo: “ đây là pho tượng ít giá trị nhất, vì nó
tượng trưng cho hạng người nghe điều gì, vừa vào tai nọ, đã ra tai kia, không
biết ghi nhớ, không để tâm gì suy nghĩ điều đã nghe”.
Anh
ta lại lấy cọng rơm chọc vào lỗ tai pho tượng thứ hai, thì thấy cọng rơm đi từ
lỗ tai chạy xuống miệng pho tượng. Anh bảo: “pho tượng này hơn pho tượng trước
là vì nó tượng trưng cho hạng người biết nghe, biết nhớ nhưng mắc khuyết điểm
là: vừa nghe được gì đã vội nói ngay, không suy nghĩ xem điều mình nghe đúng
hay sai, nói ra có lợi hay có hại”.
Anh
lại lấy cọng rơm chọc vào lỗ tai pho tượng thứ ba, thì thấy cọng rơm đi từ lỗ
tai chạy xuống bụng. Anh nói: “pho tượng này quý giá nhất, vì nó tượng trưng
cho hạng người biết nghe, biết nhớ, biết để lòng suy nghĩ, biết ghi vào tâm dạ
mình.
Vua
nước lớn nghe được lời giải đáp của thần dân nước nhỏ thì vô cùng kính nể. Ông
về nói với các quan trong triều: “Nước họ có người thông minh tài giỏi như
vậy, hẳn nước họ là nước mạnh mẽ, hưng thịnh, ta nên giao hoà với họ chứ không
nên giao chiến”.
Trong
các sách Tin Mừng không hề thuật lại bất cứ lời nào của thánh Giuse, dù chỉ một
lời nói với Mẹ Maria hay với Chúa Giêsu. Ngay cả khi gặp trẻ Giêsu ở trong Đền
Thờ sau những ngày lo âu tìm kiếm, cũng không có lời nào của ngài hé lộ. Các
thánh sử muốn trình bày thánh Giuse là người của thinh lặng.
Không phải vô tình Thánh Kinh không ghi nhận một lời nào của Thánh Giuse, nhưng có lẽ hữu ý đề cao giá trị của sự thinh lặng.
Không phải vô tình Thánh Kinh không ghi nhận một lời nào của Thánh Giuse, nhưng có lẽ hữu ý đề cao giá trị của sự thinh lặng.
Thinh lặng giúp ta
cảm nhận được vẽ đẹp.
“...Ai
hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để
nghe dưới đáy nước hồ reo
Để
nghe tơ liễu run trong gió
Và
để xem trời giải nghĩa yêu...”
Trong
bài thơ “ Đà Lạt Trăng Mờ”, nhà thơ Hàn Mặc Tử kêu mời ta hãy lắng đọng tâm hồn
trong cỏi riêng tư để cảm nhận sâu xa vẽ đẹp thiên nhiên mà Thượng Đế yêu
thương ban tặng cho. Có lẽ chỉ có thinh lặng, ta mới chìm sâu vào tận đáy lòng
mình để nhận ra đáy nước hồ reo và nghe thấy nhịp rung của liễu tơ .
Chính
đời sống thinh lặng, Thánh Giuse mới có khả năng nhìn thấu được phía bên kia
của những biến động làm xáo trộn cuộc sống của ngài. Chính trong thinh lặng
ngài mới mạnh mẽ đón nhận tất cả những biến cố đầy sống gió xảy đến cho gia
đình mình như thế nào.
Thinh lặng là chọn
cho mình lối sống khôn ngoan
Người
đời thường nói: "Lời nói là bạc, im lặng là vàng". thinh lặng hơn
nói, vì nói chỉ là bạc mà im lặng mới là vàng, là vàng thì bao giờ cũng quí hơn
bạc.
Như
thế thinh lặng đươc ví như một chuẩn mực của đạo đức, một tiêu chí hay của khôn
ngoan thông thái. Thinh lặng là thước đo của sự khôn ngoan, ví dụ như “bài diễn
văn thông thái nhất cũng không bằng sự thinh lặng” (Thomas Hardy".
Ông
bà ta vẫn nói “Ngôn giả bất tri, tri giả bất ngôn” (Người không biết thì lại
lắm mồm vì tưởng người khác không biết như mình, ngườì biết thì lại không nói
vì nghĩ rằng mọi người đều biết”.).
Trong
thinh lặng đầy khôn ngoan, Thánh Giuse đã âm thầm bảo vệ che chỡ Đức Maria và
nuôi dưỡng Hài Nhi Giêsu trong bầu khí ấm êm của một gia đình hợp pháp.
Biết
bao lần anh chi em giận hờn nhau, chồng dỗi hờn vợ, con cái phiền lòng cha mẹ,
biết bao lần hàng xóm láng giềng chung vách chung tường có bao điều muốn tâm
sự, muốn giãi bày, để hiểu nhau hơn, để làm vừa lòng nhau, hay để nhắc nhớ nhau
diều này, điều nọ….. nhưng dường như ngôn từ không đủ ý tứ, hay chưa trọn vẹn
lý tình, hay không hoàn hảo sâu sắc đủ để diễn tả, để biểu đạt, để tỏ lộ, bộc
bạch…. tất cả những ai oán, những uẩn khúc, những lắt léo, những giằng co …
trong thẳm sâu đáy lòng ta. Thế nên nhiều khi nói rồi, giãi bày rồi, lặp đi lặp
lại nhiều lần rồi nhưng vẫn sợ, vẫn e ngại đối tác không hiểu, ban bè, người
thân, láng giềng, chòm xóm hiểu sai, giận dỗi, quở trách, thì thật là phiền
muộn lắm …..
Cho
nên Heidegger mới khuyên chúng ta thực tập thinh lặng, bớt nói, bớt phát biếu,
bớt bàn tán….không phải để ta nên ngu muội, vô tri, nhưng để cho tâm khảm suy
nghĩ của chúng ta hoà quỵện với sinh linh vạn vật, và chỉ khi đó chúng ta mới
có thể thấu đạt hết mọi ngóc ngách, thông tường mọi thế thái, biến chuyển trong
sự biểu đạt khôn cùng của nhân sinh, của nhiên giới. Đó cũng là ý nghĩa mà nhà
thơ tài danh của Ấn Độ Rabindranath
Tagore
muốn chuyển tải khi ông viết “Nước trong chậu thì sóng sánh; nước trong biển cả
thì thẫm đen.....
Thinh lặng giúp ta
nhận ra giới hạn của mình.
Thinh
lặng để thấu đạt được cái vô thường, cái bất biến, cái trường cửu của đất trời.
Thinh lặng để thấu triệt được nội quan cũng như ngoại giới. Thinhlặng đễ thấy
ta là nhỏ bé, là mong manh, là hạn hữu trong trong mênh mông, bao la, vô hạn
giới của đất trời, của vũ trụ thường hằng và vô biên. thinh lặng để chuyển tải
nhiều hơn, thinh lặng để nói nhiều hơn, để nghe nhiều hơn, để thấu đạt nhiều
hơn, có lẽ cũng đáng giá lắm thay sự thinh lặng ấy.
Trong
chính sự thinh lặng trong đêm vắng, Thánh Giuse đã nhận ra được ý muốn của
Chúa, lắng nghe được Lời Chúa nói. Phân biệt được điều gì đúng, điều gì sai và
chọn lựa cách thế thực hiện như thế nào đẹp ý Chúa nhất. Chính vì thế ngài được
gọi là “người công chính”: làm theo ý Chúa.Giữa bao triết lý và lắm luồng tư tưởng trong xã hội này, ta phải chọn lựa như thế nào?. Giữa những nền văn hóa đa dạng và những nền văn minh phức tạp, ta biết đâu là đúng, đâu là sai? Có lẽ ta hãy học thinh lặng như thánh Giuse, để lắng đọng tâm hồn, bình tỉnh lắng nghe Tiếng Chúa nói. Khi nghe được tiếng Chúa, ta phải cương quyết chọn lấy cho mình con đường. Đó là sống cho nền văn minh tình thương và văn hoá của sự sống như Chúa và Giáo Hội dạy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét