SUY NIỆM LỜI CHÚA
TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
Lm Seoka
Thứ hai ( Mt 28, 8-15)
Dẫn
Tin mừng hôm nay thuật lại sự kiện Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với
các phụ nữ. Người chấn an các bà và sai các bà loan báo tin mừng phục sinh cho
các tông đồ.
Xin cho chúng ta có được niềm vui phục sinh và can đảm minh chứng niềm
vui phục sinh cho mọi người.
Chia sẻ
Để biết được thông tin chính xác, ta cần lắng nghe chính người trong
cuộc thông tin lại.
Tin mừng hôm nay cho thấy có hai nguồn thông tin trái ngược nhau về sự
kiện Chúa Giêsu sống lại.
Nguồn thông
tin của các bà phụ nữ
Đây là những người trong cuộc vì đã trực tiếp gặp gỡ Chúa Giêsu. Đã tận
tai nghe lời Chúa nói cũng như đã đụng chạm đến chân Chúa. Các bà còn được Chúa
trao nhiệm vụ loan báo cho các môn đệ biết về việc Chúa sống lại và muốn gặp
các môn đệ tại Galilêa.
Nguồn tin của
lính canh
Những lính canh, cũng đã chứng kiến sự kiện ấy. Nhưng vì bị các thượng
tế và kỳ lão mua chuộc và hù dọa nên họ nghe theo lời hướng dẫn của các thượng
tế và kỳ lão phao tin không trung thực rằng: “ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ,các
môn đệ hắn đã đến lấy trộm hắn đi”.
Cùng chứng những sự việc Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các phụ nữ
nhưng những lính canh đã bị áp lực và mua chuộc bởi giới thượng tế và kỳ lão nên
đã thông tin sai sự thật.
Trong cuộc sống, ta cũng thường nghe được những luồng thông tin khác
nhau về một sự kiện nào đó xảy ra trong xã hội cũng như trong Giáo Hội. Có những
thông tin chính thống cần tin theo. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi, phe nhóm và
thế lực của mình cũng không ít những thông tin sai lạc, ta cần phải dè chừng.
Hằng ngày trên báo chí, truyền thanh, truyền hình ta bắt gặp rất nhiều
thông tin quảng cáo nhằm thu hút khách hàng và lợi nhuận. Bên cạnh những thông
tin thật cũng có nhiều thông tin không thật.
Sống trong một xã hội mà phải liên tục đề phòng hàng giả, người giả,
thông tin giả thật là bất an.
Chắc chắc ai trong chúng ta cũng không muốn điều ấy xảy ra. Nhưng rồi
chính cuộc sống chúng ta cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhiều lần vì sợ, vì tham
vì bị mua chuộc… ta lại chấp nhận im lặng hay từ chối làm chứng cho chân lý. Lắm
khi vì ham mê tiền bạc, chức quyền ta cũng sẵn sàng chối bỏ niền tin cách dễ
dàng.
Chúa Phục sinh ban bình an cho các bà phụ nữ và sai các bà ra đi làm
chứng niềm tin phục sinh. Hôm nay, Chúa phục sinh cũng ban bình an cho chúng ta
và cũng mời gọi chúng ta can đảm làm chứng cho tin mừng chân lý và tình thương
nhằm đem đến niềm vui và bình an cho tha nhân.
Xin cho chúng ta trở nên chứng nhân
trung thành của Chúa phục sinh giữa cuộc sống hôm nay.
Thứ ba (Ga 20,11-18)
Dẫn
Tin mừng hôm nay cho ta biết, Chúa phục sinh hiện ra với bà Maria
Macđala, ban lại cho bà niềm vui cũng như chỉ cho bà cách thức để sống niềm vui
phục sinh đó.
Xin Chúa Giêsu phục sinh cho chúng ta biết siêng năng đến với Chúa,
nhất là những lúc đau buồn, chán nản, để qua gặp gỡ Chúa chúng ta tìm lại được
niềm an vui phục sinh. Và xin Chúa cũng cho chúng ta biết tích cực
chia sẻ niềm vui phục sinh cho mọi người chung quanh nhất là những người đang gặp
đau khổ.
Chia sẻ
Truyện
kể
Có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền
triết và nói:
"Có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con
trai tôi sống lại?"
Nhà hiền triết bảo:
"Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được
trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ".
Người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống
thần kỳ. Đầu tiên bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi:
"Tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa
bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi này không?"
Họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai
họa đã xảy đến với gia đình họ. Bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi
tìm hạt giống thần kỳ.
Nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi
tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh
khác.
Bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của
người khác đến nỗi bà đã quên đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt
giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm.
Tin mừng hôm nay thuật lại chuyện Maria Macđala bị mất. Nhưng không
phải mất con, mà là mất Chúa. “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi”. Bà nói với
hai Thiên Thần.
Giống như người mẹ trên, Maria Macđala cũng đau buồn nên đã hỏi thăm
hai Thiên Thần xem có biết Chúa đâu không? chỉ cho bà biết.
Bà cũng hỏi Chúa đang hiện ra với bà xem, cách nào tìm lại Chúa? (vì
tưởng Chúa là người làm vườn).
Chúa phục sinh gọi đúng tên bà “Maria!”. Bà vui mừng khôn tả vì nhận
ra Chúa. Chúa phục sinh bảo: đừng giữ Chúa lại cho riêng mình nữa, nhưng hãy ra
đi để gặp gỡ và chia sẻ về những điều mà mình đã thấy. Đó như là bí quyết giúp
Maria Macđala quên hết những nổi đau buồn, để rồi vui mừng ra đi loan báo niềm
vui.
Giống như Maria Mađala, ai trong chúng ta cũng có những nổi buồn.
Buồn vì cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn và bất hạnh.
Buồn vì những bệnh tật, tội lỗi mà mình đang mang nặng không thể vượt
qua.
Buồn vì phải chứng kiến những nổi đau và cái chết của người thân…
Để vượt qua những nổi đau buồn đó, Chúa phục sinh mời gọi chúng ta:
“Thôi, đừng giữ Thầy lại”, nghĩa là đừng sống theo ý mình mà sống
theo ý Chúa; đừng giữ đạo theo cách của mình mà theo cách Giáo Hội hướng dẫn;
đừng ích kỉ giữ Chúa cho riêng mình mà ngại đem Chúa đến cho người khác. Chúa
Phục sinh còn mời gọi chúng ta ra đi “gặp gỡ anh em thầy” để chia sẻ cho họ
biết về niềm tin và niềm vui phục sinh mà mình có được khi gặp gỡ Chúa. Đó cũng
là cách chúng ta gặp gỡ Chúa phục sinh trong đời sống hằng ngày. Nhờ thế ta
thấy cuộc sống thật có ý nghĩa mà quên đi những nổi đau buồn, vì Chúa phục sinh
đang hiện diện nơi chúng ta qua anh em.
Thứ tư (Lc 24, 13-35)
Dẫn
Tin mừng hôm nay tiếp tục trình thuật về việc Chúa Giêsu phục sinh hiện
ra với hai môn đệ trên đường Em-mau. Chúa đã dùng Lời Chúa và cử chỉ bẻ bánh
trong bữa ăn thân tình để giúp hai ông nhận ra Chúa. Mọi ưu phiền và chán nản
tan biến nhường chổ cho niềm vui và hạnh phúc. Hai ông hân hoan trở về
Giêrusalem báo tin phục sinh cho các tông đồ.
Xin Chúa cho chúng ta ý thức được tầm quan trọng của Lời Chúa và
Thánh Thể mà yêu mến gắn kết với Thánh Thể Chúa cũng như siêng năng tìm hiểu,
suy niệm và sống theo Lời Chúa hướng dẫn.
Chia sẻ
Truyện
kể
Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa
đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế
nào. Có những lúc quá mệt mỏi vì vật lộn với cuộc sống, cô đã muốn chối bỏ cuộc
đời đầy trắc trở này.
Cha cô vốn là một đầu bếp. Một lần, nghe con gái than
thở, ông dẫn cô xuống bếp. Ông bắc ba nồi nước lên lò và để lửa thật to. Khi ba
nồi nước sôi, ông lần lượt cho cà rốt, trứng và hạt cà phê vào từng nồi riêng
ra và đun lại để chúng tiếp tục sôi, không nói một lời.
Người con gái sốt ruột không biết cha cô đang định làm
gì. Lòng cô đầy phiền muộn mà ông lại thản nhiên nấu. Nửa giờ sau người cha tắt
bếp, lần lượt múc cà rốt, trứng và cà phê vào từng tô khác nhau.
Ông bảo con gái dùng thử cà rốt. "Mềm lắm cha ạ",
cô gái đáp. Sau đó, ông lại bảo cô bóc trứng và nhấp thử cà phê. Cô gái cau mày
vì cà phê đậm và đắng.
- Điều này nghĩa là gì vậy cha - cô gái hỏi.
- Ba loại thức uống này đều gặp phải một nghịch cảnh
như nhau, đó là nước sôi 100 độ. Tuy nhiên mỗi thứ lại phản ứng thật khác.
Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc,
nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên rất mềm.
Còn trứng lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng
bên ngoài bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong
trở nên đặc và chắc hơn.
Hạt cà phê thì thật kỳ lạ. Sau khi sôi, nước của chúng
trở nên rất đậm đà.
Người cha quay sang hỏi cô gái: Còn con? Con sẽ phản ứng
như loại nào khi gặp phải nghịch cảnh.
Con sẽ như cà rốt, bề ngoài tưởng rất cứng cáp nhưng
chỉ với một chút đau đớn, bất hạnh đã trở nên yếu đuối chẳng còn chút nghị lực?
Con sẽ là quả trứng, khởi đầu với trái tim mỏng manh
và tinh thần dễ đổi thay. Nhưng sau một lần tan vỡ, ly hôn hay mất việc sẽ chín
chắn và cứng cáp hơn.
Hay con sẽ giống hạt cà phê? Loại hạt này không thể có
hương vị thơm ngon nhất nếu không sôi ở 100 độ. Khi nước nóng nhất thì cà phê mới
ngon.
Cuộc đời này cũng vậy con ạ. Khi sự việc tưởng như tồi
tệ nhất thì chính lúc ấy lại giúp con mạnh mẽ hơn cả. Con sẽ đối mặt với những
thử thách của cuộc đời như thế nào? Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Để thay đổi cái nhìn bi quan, chán nản của cô con gái mình, người cha
đã dùng hình ảnh rất đổi quen thuộc mà dạy cho con mình bài học vượt qua.
Cũng thế, để thay đổi tâm trạng buồn phiền, chán nản, thất vọng của
hai môn đệ trên đường Em-mau, Chúa Giêsu phục sinh cũng dùng những hình ảnh xem
ra rất đổi bình thuờng với chúng ta.
Bằng cách xuất hiện như một người khách bộ hành để cùng chia sẻ những
ưu tư, những quan tâm mà các ông đang gặp phải. Cũng như gợi lại cho hai ông nhớ
lại những Lời Chúa đã tiên báo và giải thích như xưa Ngài đã từng làm. Nhờ thế
lòng các ông cảm thấy bừng cháy lên bởi Lời Chúa.
Bằng việc ở lại và ngồi vào bàn dùng bữa với các ông như khi còn sống.
Nhất là qua cử chỉ “ cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ”.
Đúng như cử chỉ Chúa làm khi lập bí tích Thánh Thể. Lúc đó mắt họ mở ra và nhận
ra Chúa.
Nhờ sống Lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể, ta sẽ nhận ra Chúa phục sinh
hiện diện nơi những người anh em mà chúng ta gặp gỡ hàng ngày, như hai môn đệ
Em-mau xưa.
Nhờ Lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể, chúng ta sẽ có cái nhìn lạc quan
trước những biến cố dưới con mắt người đời bị coi là xui xẻo, mất mác, đau thương,
bất hạnh…, bởi chúng ta nhận ra Chúa phục sinh hiện diện qua các biến cố ấy.
Xin cho chúng ta biết gắng bó với
Lời Chúa và kết hiệp mật thiết với Bí Tích Thánh Thể. Nhờ đó chúng ta đủ sức
mạnh vượt qua mọi thử thách trong cuộc đời.
Suy niệm 2
Suy niệm 2
Hai môn đệ Emmmau ngót 3 năm
bám chân theo Thầy Giêsu nhằm xây mộng đời cho ngày mai tươi sáng, nhưng không
ngờ mọi dự tính về một tương lai huy hoàng giờ lại tan biến thành mây khói sau
cái chết của thầy Giêsu, Thất vọng, chán nãn, ngã lòng, cảm thấy thua cuộc hai
ông quyết định trở về quê cũ, làm lại nghề xưa nhằm kiếm cơm qua ngày.
Nhưng không ngờ chính lúc hai
ông bước đi trong nỗi buồn tuyệt vọng, Chúa Phục sinh lại hiện ra đồng hành
cùng hai ông như người khách bộ hành. Ngài đã lắng nghe những tâm tư, nguyện
vọng vui buồn mà hai ông gặp phải. Ngài đã cũng chia sẻ bằng cách giải thích
cho họ hiểu, theo Thánh Kinh thì Người phải chết, sống lại để cứu chuộc muôn
dân; và họ thấy ấm lòng, nhưng vẫn chưa hiểu, mãi cho đến khi hai ông thấy lại
nghi thức bẻ bánh mà Chúa đã thực hiện trong bữa Tiệc Ly họ mới nhận ra quả
thực Thầy mình đã sống lại, hiện ra với mình: niềm vui vỡ oà trong tim, họ quay
lại báo tin cho anh em.
Những khó khăn trong cuộc
sống, đôi khi làm cho chúng ta tưởng rằng Chúa đâu mất rồi, Ngài không thấy,
không nghe, nổi khổ của chúng ta; thực ra, Chúa Phục sinh vẫn đang hiện diện bên
cạnh chúng ta, và cùng đồng hành với chúng ta trong mọi nẻo đường đời, chỉ tại chúng
ta không nhận ra sự hiện diện của Người.
Thế giới ngày nay không thiếu
những tâm hồn cô đơn tuyệt vọng. Tuyệt vọng vì mất niềm tin, tuyệt vọng vì không
thấy ý nghĩa cuộc đời. Giữa những cảnh cô đơn tuyệt vọng ấy, người kitô hữu
chúng ta có bổn phận đốt lên những ngọn lữa tin yêu để sưởi ấm tâm hồn.
Bổn phận này không đòi hỏi
những phương tiện lớn lao, những khả năng xuất chúng, mà chỉ cần những nghĩa cử
đầy tình Chúa và tình người. Một hành vi bác ái, một lời an ủi, một giờ phút
gặp gỡ nhau trong Chúa
Xin cho chúng con lòng tin đủ
mạnh để nhận ra sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời, nhờ đó mà chúng con dễ
dàng vượt qua những nỗi buồn và thất vọng trong cuộc sống.
Thứ Năm (Lc 24, 35-39. 41-48)
Dẫn
Để tin nhận một điều gì đó, thông thuờng người ta cần phải kiểm chứng
rõ ràng.
Dẫu tin Chúa phục sinh đã được loan báo đến các môn đệ Chúa, nhưng
các ông vẫn sống trong tình trạng bán tin bán nghi. Có lẽ vì thế trong lần hiện
ra với các môn đệ được tin mừng tường thuật hôm nay là để giúp cho các ông xác
quyết về niềm tin phục sinh của mình.
Chúa nói “phúc cho những ai khôn gthấy mà tin”. Biết thế nhưng đức
tin chúng ta còn rất yếu kém. Xin Chúa gia tăng lòng tin nơi chúng ta.
Chia sẻ
“Sự
quyến rũ của người vợ”
, bộ phim đang được phát sóng trên đài truyền hình
VTV3 vào 22 giờ tối, các ngày trong tuần, rất lôi cuốn khán giả với những tình
tiết hấp dẫn.
Eun Jae (người vợ) hiền lành chấp nhận mọi vất vả để
chu toàn tốt bổn phận phục vụ cho gia đình nhà chồng. Tuy nhiên cô luôn bị bà mẹ
chồng khinh bỉ, đay nghiến. Cô rất khổ tâm không chỉ vì bà mẹ chồng ác độc mà
còn vì người chồng Gyo Bin đi ngoại tình với Ae Ri (bạn của cô).
Vì muốn chiếm đoạt tài sản và cưới lấy Gyo Bin làm chồng, Ae Ri đã thâm độc bày
mưu cho nhà chồng Eun-jae đẩy Eun Jae vào đường cùng. Kết quả là, Eun Jae bị bố
chồng đuổi ra khỏi nhà và bị chồng bỏ rơi. Chưa hết, với âm mưu chiếm đoạt tài
sản của bố Gyo Bin, Ae Riđã bày kế cho Gyo Bin giết chết đứa con của
anh do Eun Jae mang trong mình, vì bố Gyo-Bin thừa kế cho đức bé đó. Thế là Gyo
Bin đã đẩy Eun jae xuống biển để giết chết cả vợ cùng con.
Một người đàn bà giàu có tên Lady
Min tình cờ có mặt trong vùng cùng với người con trai nuôi để tìm người con gái
đang bị mất tích.
Khi thấy Eun-jae đang trôi bất tỉnh
trên biển, con trai nuôi
bà đã ra tay cứu. Sau khi được cứu sống, Eun-jae được thay thế vào chổ của người con gái
mất tích của bà Lady Min.
Nhưng nổi nghi ngờ luôn ám ảnh người đàn bà
giàu có ấy. Bà tự hỏi, không biết sự xuất hiện của Eun-jae trong ngôi nhà bà có
ý đồ gì? Thế là bà quyết định đuổi Eun-jae ra khỏi nhà. Bị dồn vào chân tường,
Eun-jae không thể che dấu sự thật về thân phận của mình, nên đã trình bày hết
những đau khổ mà cô gánh chịu trong suốt thời gian qua khi chung sống bên nhà
chồng, Nhất là nổi đau mất con. Dù cảm thông cùng cảnh đời với bà khi xưa, nhưng
bà Lady-Min vẫn chưa tin, nên bà đã gặp trực tiếp mẹ của Eun-jae để xác nhận.
Sau cùng, khi nhìn thấy tấm hình của Eun-jae chụp chung với gia đình. Bà
Lady-Min mới tin nhận lời Eun-jae.
Xem tình tiết này tối hôm qua, tôi lại nhớ đến bài tin mừng hôm nay.
Để thuyết phục các môn đệ tin chắc là Chúa đã sống lại,
Chúa Giêsu cũng đã phải kiên nhẫn đưa ra rất nhiều bằng chứng.
Trước hết, Chúa bảo các ông hãy nhìn tay chân của Người.
Tiếp đến, Chúa bảo họ cứ sờ vào thân thể của Người.
Dù đưa tay chân và thân thể cho các ông xem, nhưng các ông cũng
vẫn còn ngỡ ngàng. Nên Chúa tiếp tục đưa thêm bằng chứng là hỏi xem các ông có
gì ăn không? Và Chúa đã cầm lấy khúc cá nướng các ông trao mà ăn trước mặt các
ông. Qua đó Chúa cho họ thấy rằng chính Người đã phục sinh chứ không phải là ma
hiện hình.
Cuối cùng Chúa còn phải dùng đến bằng chứng của Thánh Kinh tiên báo về
Người và Lời Người đã nói khi còn sống, để mở trí cho các ông hiểu,
tất cả đều được ứng nghiệm nơi Người.
Với những bằng chứng thuyết phục, Chúa Giêsu đã minh chứng là Người
đã sống lại và kêu gọi các ông hãy làm chứng về sự phục sinh của Người. Nhân danh
Người mà rao giảng cho muôn dân, kêu gọi họ ăn năn sám hối để đuợc ơn tha tội.
Chúa đã kiên nhẫn tìm mọi cách để cũng cố lòng tin nơi các môn đệ.
Xin Chúa cũng cố và gia tăng lòng tin nơi chúng ta, nhất là những khi
bị thử thách về đức tin.
Chúa đã trao cho các môn đệ sứ mạng làm chứng tin mừng phục sinh sau
khi gặp gỡ và tin nhận Chúa. Chúa cũng tiếp tục trao phó sứ mạng làm chứng nhân
cho tất cả chúng ta. Xin cho chúng ta biết siêng năng họp nhau cầu nguyện,
siêng nhận lãnh các bí tích nhờ thế đức tin chúng ta đủ mạnh để sống và làm chứng
cho tin mừng phục sinh.
Thứ sáu (Ga 21,1-14)
Dẫn
Tin mừng hôm nay tường thuật Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các
tông đồ ở biển hồ Tibêria, giúp các ông đánh bắt được một mẻ cá đầy. Xin Chúa
ban ơn trợ giúp chúng ta, để những việc hàng ngày của chúng ta đạt được nhiều kết
quả tốt đẹp theo ý Chúa.
Chia sẻ
Khi hiện ra với các bà phụ nữ, Chúa Giêsu bảo các bà về báo tin cho
các môn đệ đến Galilê để gặp Người. Nghe theo lời loan báo những người phụ nữ
các môn đệ trở về Galilê. Trong tâm trạng buồn bã, các ông rủ nhau đi đánh cá.
Tuy Các ông là những những đánh cá chuyên nghiệp, vậy mà đánh bắt cả đêm chẳng
được con cá nào. Thất vọng, mệt mỏi cuốn lưới định nghỉ ngơi, thì lúc đó, Chúa
Giêsu hiện đến, bảo các ông thả lưới bên phải thuyền, nơi gần bờ. Các ông tin
vào Lời ấy mà thả lưới. Kết quả, đánh được một mẻ cá đầy, không sao kéo lên nỗi.
Bấy giờ, Gioan nhận ra nói đó là Chúa, Phêrô mặc ngay áo vào, nhảy xuống biển,
bơi vào bờ.
Trên bờ, Chúa Giêsu đã chuẩn bị sẵn bữa ăn sáng cho các ông với cá nướng
và bánh. Trong bữa ăn Người cầm bánh và cá trao cho các ông, một cử chỉ quen
thuộc giúp các ông càng xác tín Chúa đã phục sinh.
Lời Chúa hôm nay xác quyết cho chúng ta hiểu rằng: “không có Ta, các
ngươi không làm gì được”. Bằng chứng, Các môn đệ đã vất vã, cực nhọc suốt đêm
mà chẳng có gì. Nhưng khi có sự hiện diện của Chúa, các ông bắt được rất nhiều
cá.
Xin cho chúng ta đừng bao giờ kiêu căng, tự mãn về những hiểu biết và
khả năng của mình, nhưng luôn khiêm tốn tin tưởng vào sự hướng dẫn của Chúa.
Thứ bảy (Mc 16,9-15)
Dẫn
Tin mừng hôm nay tóm kết về những lần hiện ra của Chúa phục sinh. Điều
đáng ghi nhận là khi hiện ra với ai, Chúa cũng cố lòng tin họ, sai họ đi làm chứng
cho Chúa.
Xin Chúa cũng cố lòng tin nơi chúng ta, để chúng ta can đảm làm chứng
nhân cho Chúa giữa dòng đời đời hôm nay còn lắm gian nan.
Chia sẻ
Sau khi sống lại, mỗi lần hiện ra,Chúa đều kêu gọi làm chứng cho tin
mừng phục sinh.
Khi hiện ra với bà Maria Macđala, Chúa sai bà đi loan tin cho các môn
đệ. Nhưng các ông không tin.
Chúa phục sinh lại hiện ra với hai môn đệ trên đường Em-mau, hai ông
về báo tin, nhưng các môn đệ khác cũng không tin.
Sau cùng Chúa hiện ra với các tông đồ đang ngồi ăn trong nhà tiệc ly,
Nguời trách các ông không tin những kẻ đã thấy và làm chứng Nguời sống lại, rồi
kêu gọi các ông đi loan báo tin mừng cứu độ.
Như thế, để đón nhận tin mừng phục sinh không phải là dễ, cần phải
kiên nhẫn và thời gian.
Trãi qua hơn hai ngàn năm, Giáo Hội không ngừng rao giảng tin mừng cứu
độ. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa tin nhận Chúa.
Xin cho chúng ta đừng nản lòng, nhưng luôn nổ lực thi hành lệnh truyền
của Chúa Phục sinh mà kiên trì rao giảng không ngừng.
Ngày hôm nay, người ta không tin lời thầy dạy cho bằng tin vào những
chứng nhân. Xin cho chúng ta ý thức không chỉ rao giảng bằng lời nhưng còn bằng
đời sống chứng tá yêu thương. Nhờ thế tin mừng phục sinh có sức thuyết phục mạnh
mẽ và đáng tin cậy với mọi người hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét