Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

CHÚA NHẬT 22 TN B

Phụng vụ lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta phải thống nhất đời sống, nghĩa là phải tạo sự hiệp nhất giữa cái LÀ và cái LÀM nơi con người chúng ta.
 Bài Đọc I: Đnl Ông Môsê nhắc lại cho dân chúng những việc vĩ đại mà Thiên Chúa đã làm cho họ. Từ đó mời gọi họ: “Anh em đừng thêm gì vào lời tôi truyền cho anh em, cũng đừng bớt gì, nhưng phải giữ những mệnh lệnh của Đức Chúa”. Nhiều khi có những lúc sốt sắng quá, bày ra thêm chuyện này chuyện nọ để làm; nhưng cũng có những lúc chán nản không muôn làm gì cả. Điều Môsê muốn nhắc họ là lo củng cố con tim, tình yêu đối với Thiên Chúa chứ đừng tìm thêm những hành động bên ngoài.
 Bài Đọc II: Gc. Trong bài đọc 2, thánh Giacôbê nhắc nhở giáo dân của mình khi đã nghe lời Chúa rồi, phải biết đem ra thực hành “chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình”, nhưng phải thực hành cho đúng đắn. Ví dụ có nhiều người cho rằng đạo đức là đọc kinh, ăn chay, bố thí cho thiệt nhiều. Còn thánh Giacôbê thì dạy “lòng đạo đức tinh tuyền là thăm viếng cô nhi quả phụ, lo giữ mình khỏi mọi vết nhơ”. Thánh Giacôbê không phủ nhận việc đọc kinh, ăn chay, bố thí. Nhưng điều ngài muốn nói là lòng đạo đức phải xuất phát từ một tình yêu chứ không phải bằng một hành động. Chính nhờ tình yêu thương đó mà người ta lo sửa đổi bản thân, thăm viếng người khác.
Bài Tin Mừng hôm nay khởi đi từ việc có những người biệt phái và Pharisêu bắt bẻ các môn đệ của CG không rửa tay trước khi dùng bữa, điều mà họ cho là “vi phạm truyền thống của tiền nhân”. Như vậy đã rõ Rửa tay chỉ là truyền thống của cha ông họ để lại chứ không liên quan gì đến việc tôn thờ Thiên Chúa.
CG thấy họ giữ đạo một cách nặng hình thức quá nên Ngài đã dựa vào kinh thánh mà cảnh báo với họ: “Tiên tri Isaia nói rất đúng: dân này thờ Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta”. Ngài kết luận: “Các ông là những kẻ đạo đức giả”. 
Như vậy, đạo đức giả là tôn thờ Thiên Chúa bằng môi miệng chứ không phải bằng tấm lòng. Đạo đức giả là đọc kinh, cầu nguyện cho nhiều chứ không có tâm tình gì hết. Đạo đức giả là quá chú trọng đến những việc bề ngoài mà quên đi động lực chính yếu là tình yêu bên trong. CG dẫn chứng cụ thể là “các ông bỏ lề luật của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm”. 
Ví dụ Thiên Chúa dạy phải hiếu thảo với cha mẹ. Còn cha ông của họ dạy rằng chỉ cần dâng cúng vào đền thờ một số tiền là coi như đã chu toàn bổn phận hiếu thảo với cha mẹ.
Từ phụng vụ lời Chúa hôm nay, chúng ta hãy nhìn lại thái độ thờ phượng Chúa của chúng ta.
1. Có người quan niệm  Đạo tại tâm
 Vậy thì chúng ta chỉ cần giữ “đạo tại tâm”, có nghĩa là chỉ cần yêu Chúa thôi chứ không cần làm gì hết, được không? Thưa không! Một câu chuyện rất quen, đó là ở dưới quê người ta rước dâu bằng ghe, riêng cô dâu chú rể thì đi bằng chiếc xuống 3 lá, rất thơ mộng. Bỗng chiếc xuồng bị lật, chú rể gố gắng bơi vào bờ, để mặc cô dâu chơi vơi giữa dòng sông. Thấy vậy nên chú rể phụ lội ra cố gắng dìu cô dâu vào. Khi vào đến bờ, cô dâu tuyên bố bỏ chú rể chính, lấy chú rể phụ.
Không thể nào nói: “Anh yêu em!” mà không hành động gì để thể hiện tình yêu của mình. Không thể nào nói con yêu cha mẹ mà để cho cha mẹ cực khổ… Cũng không thể nói: “Con yêu Chúa dữ lắm, con để trong tim một đống luôn nè!” rồi không hành động gì hết. Đó là chúng ta nói dối! Đó chỉ là những lời trên môi trên miệng mà thôi! Tình yêu thực sự phải dẫn đến hành động cụ thể. Nhưng hành động này phải là hành động đúng đắn, hành động hướng đến người yêu chứ không phải hướng đến mình.
Có hai người kia quen nhau không được bao lâu hết, anh ta đòi người yêu phải chứng tỏ tình yêu của mình bằng cách trao thân cho anh ta. Cô này nói “hổng được, mẹ em hổng cho!” Ảnh nói như vậy em đâu có yêu anh, yêu mà không hành động gì hết! Hành động đó có phải là hành động để chứng tỏ tình yêu hay không? Thưa không, đó chỉ là sự ích kỷ, nghĩ đến bản thân mình chứ đâu có nghĩ đến người mình yêu. Như vậy tình yêu đích thực đòi hỏi phải hành động, nhưng là hành động đúng đắn cho người mình yêu.
2. trái lại có người quan niệm  Đạo tại hành
 Hoặc là chúng ta giữ đạo bằng cách làm thật nhiều, những gì Chúa và Giáo Hội chỉ dạy chưa đủ, tôi phải đặt ra thêm nữa để tôi làm, như vậy mới là giữ đạo? Thưa không! Hai vợ chồng kia cưới nhau, sau đó anh chồng đi làm miết: làm sáng, làm tối, làm ngày, làm đêm, làm thêm Chúa Nhật. Ba tháng sau cô vợ bỏ về nhà mình. Mẹ cô ta hỏi sao vậy con? thằng đó được lắm mà! Cô ta nói ảnh đi làm suốt, không có đoái hoài gì đến con; ảnh chỉ lo kiếm tiền mà không quan tâm đến con gì hết! Chúng ta cũng không thể nào nói mình đọc kinh, đi lễ, hãm mình, ép xác, làm việc thiện cho thiệt nhiều, không cần tâm tình gì hết là chúng ta đã giữ đạo.
3. “Yêu đi rồi làm”
Phải sống đạo như thế nào cho đúng đắn? Yêu mà không làm cũng không được. Làm mà không yêu cũng không xong. Thánh Augustinô nói: “Yêu đi rồi hành động”. Có nghĩa là tất cả mọi hành động của chúng ta chỉ có giá trị khi được đặt trong một tình yêu thương thực sự. Khi đã có tình yêu thương rồi thì tự nhiên người ta muốn sống cho người mình yêu, và lúc đó mọi hành động của chúng ta cũng chỉ vì người mình yêu. Chúng ta sẽ dễ dàng làm mọi việc để đẹp lòng người yêu. Còn ngược lại những hành động không xuất phát từ tình yêu chỉ là lường gạt, chỉ là giả dối.
Từ đó chúng ta chỉnh đốn lại thái độ sống đạo của chúng ta từ trước đến giờ. Nếu chỉ là thói quen, nếu chỉ là muốn làm vui lòng một người nào đó, nếu chỉ là muốn để người ta thấy tôi đạo đức thánh thiện, thì hãy bỏ đi thái độ đó. Chúng ta hãy đặt tình yêu của mình vào trong cách sống đạo. Vì yêu Chúa nên con đi lễ. Vì yêu Chúa nên con đọc kinh hôm, kinh mai. Vì yêu Chúa nên con sẵn sàng từ bỏ những thói hư, tật xấu. Nói tóm lại vì yêu Chúa nên con tuân giữ những lề luật của Chúa một cách dễ dàng.
Trong tương quan với người khác cũng vậy, hãy đối xử với nhau bằng một tình yêu thương chân thành. Chính tình yêu thương sẽ thúc đẩy chúng ta biết phải làm gì cho những người xung quanh mình. Những trục trặc trong cuộc sống cũng chỉ vì thiếu tình yêu thương.
Khi chúng ta đặt tình yêu thương vào mối tương quan với Chúa, với người khác, là chúng ta đang đổi mới con tim của mình. Mà khi chúng ta đã có được con tim là cái cốt lõi rồi, thì chúng ta chẳng màng đến những gì để cố tỏ lộ ra bên ngoài; hoặc giả dụ có làm thêm gì nữa là cũng chỉ vì tình yêu. Khi mắt đã sáng thì không cần mắt kiếng. Khi vóc dáng đã cao to thì không cần đôi dày độn.

Lạy Chúa xin củng cố tình yêu nơi chúng con, để chúng con không cần nghĩ ra những gì mới mẻ để làm cho Chúa, cho anh chị em của mình; nhưng để chúng con biết yêu thương Chúa, yêu thương người khác một cách chân thành hơn, và thể hiện theo những gì Chúa chỉ dạy.

SUY NIỆM LỜI CHÚA
CÁC NGÀY TRONG TUẦN XXII TN

Lm Seoka

Thứ hai (Lc 4, 16-30).
Tin mừng hôm nay cho biết Chúa Giêsu trở về quê hương xứ sở để công bố chương trình hành động trong sứ mạng cứu độ của Ngài. Nhưng Chúa Giêsu lại bị những người đồng hương Nazareth khướt từ và đối xử tệ bạc. Đâu là nguyên nhân dẫn đến việc khướt từ và hành xử tệ bạc ấy của dân làng Nazareth? Xét cho cùng cũng bởi hai chữ “tại vì”.
-  Tại vì Chúa Giêsu không có bằng cử nhân, tiến sĩ trong tay nên khi hành nghề giảng dạy thánh kinh, giáo lý, hay giáo luật…nên đã bị làng Nazareth xem thường và phản đối. Phải chi Chúa Giêsu giảng dạy về kỷ thuật đóng bàn ghế, cất nhà… thì còn dễ chấp nhận!
- Tại vì Chúa Giêsu sinh ra và lớn lên trong một gia đình quá nghèo. Con của bác thợ mộc Giuse và cô Maria quê mùa không nghề nghiệp trong tay, không của hồi môn nên làm sao có của dư của để. Gía như Chúa Giêsu là con của một đại gia, thì đâu nổi bị dân làng xúc phạm!
- Tại vì Chúa Giêsu không có bà con thân thuộc làm chức cao quyền trọng nên làm sao được ngưỡng mộ. Bà con họ hàng của Ngài chỉ là những người chân lấm tay bùn. Chẳng có ai giàu sang quyền quý. Gía như Chúa Giêsu là con ông cháu cha (CÔCC), thì tiếng vỗ tay, tét đùi tán thưởng của dân làng Nazareth sẽ vang dậy không ngừng trước những lời hay ý đẹp được thốt ra từ miệng Ngài hôm ấy rồi!
Tắt một lời, “tại vì” họ biết rất rõ về lý lịch trích ngang của Chúa Giêsu, một lý lịch được xếp vào “hạng tồi”.  Nên không lạ gì họ chối từ, không tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế.
Ngày nay Chúa Giêsu vẫn tiếp tục bị coi thường, hất hủi, loại trừ nơi những người nghèo khổ, bệnh hoạn tật nguyền; nơi những người thấp cổ bé miệng, không có địa vị gì trong xã hội, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa hôm nay. Khi mà mọi thứ đều được đánh giá dựa trên đồng tiền, trên tiện nghi vật chất, thì Chúa Giêsu nơi những người nghèo hèn vẫn còn bị coi rẻ.
Khi mà người ta quá coi trọng địa vị bằng cấp, thì Chúa Giêsu nơi những người kém cõi ít học vẫn bị khinh thường. Khi mà xã hội quá đề cao thân thế chức quyền, thì Chúa Giêsu nơi những người cô thân cô thế vẫn còn bị hất hủi chà đạp.
Đâu là những tiêu chuẩn tôi thường dựa vào để đánh giá người khác? Tôi có thường bị óc thành kiến, ác cảm chi phối mà đánh giá người khác một cách bất công không? Thái độ của tôi thế nào đối với những người nghèo khổ bệnh tật bất hạnh?
Xin Chúa giúp chúng ta biết gạt bỏ đi cái nhìn hẹp hòi và trần tục, để mặc lấy cái nhìn đức tin, cái nhìn siêu nhiên: cái nhìn giúp ta nhận ra Chúa Kitô nơi những nghèo khổ, thấp hèn, bệnh tật, khổ đau… để biết tôn trọng và đón nhận họ như đón nhận chính Chúa. Amen.

Suy niệm 2
Thái độ khướt từ Chúa Giêsu của dân làng Nazareth xưa nhắc nhở chúng ta cần phải duyệt xét lại thái độ sống đạo hôm nay.
Có những anh chị em tân tòng nhưng đời sống đạo của họ rất tốt. Trái lại, có những người vỗ ngực xưng mình là đạo dòng, thì lại có đời sống đức tin hết sức là yếu kém. Phải chăng “sống lâu lên lão làng?”
Có những giáo dân gần gũi nhà thờ, được dễ dàng lãnh nhận các bí tích, nhưng lại thờ ơ.  Trái lại có những giáo dân ở xa nhà thờ lại siêng năng chuyên chăm tham dự thánh lễ và lãnh nhận các bí tích. Phải chăng “quen quá hóa nhàm?”
Có những giáo dân miệng luôn ca ngợi việc làm của cha này, cha kia. Trong khi đó lại xem thường những việc làm của cha sở mình, để rồi không hề góp phần cộng tác xây dựng họ đạo nhà. Phải chăng “gần chùa gọi bụt bằng anh?”
Có những người chỉ thích đi khấn vái nơi này nơi kia, nhưng chính nhà thờ của mình thì chẳng bao giờ xem trọng. Vì thế ít khi thấy bén mảng tới để cầu nguyện, khấn xin. Phải chăng “bụt nhà không thiêng?”.
Nếu có những thái độ và những biểu hiện như thế là chúng ta lại đi vào vết xe củ của dân làng Nazareth xưa.
Thành kiến có thể làm cho chúng ta mù quáng không nhận định và phê phán một cách khách quan đúng đắn được. Thành kiến làm cho chúng ta không thể đối thoại cởi mở với người khác và không nhìn thấy cái hay cái tốt nơi anh em. 
Xin Chúa giúp chúng ta biết can đảm dẹp bỏ những thành kiến để nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống. Nhất là nhận ra những mặt tích cực và cao đẹp nơi những người anh em bé nhỏ. Amen

Th ba (Lc 4,31-37)
Năm 1983, trong cuc nói chuyn vi liên hi đng Giám Mc Châu M Latinh, Đc c Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Đã khng đnh "Tân Phúc-Âm-hóa", không phi là Phúc âm mi, nhưng là "mi v lòng nhit thành, mi trong phương pháp và mi trong các din t" c Giêsu Kitô vn là mt, hôm qua cũng như hôm nay, và như vy mãi đến muôn đi" (Dt 13,8). Như vy "Tân phúc âm hóa" không phi là Phúc âm mi; cũng không phi là mt sáng kiến mi ca Giáo Hi trong vic loan báo Tin mng ngày nay. Mà công cuc "Tân phúc âm hóa" đã được Đc c GH Gioan Phaolô II đ cp cách nay khá lâu. Nhưng trên hết công cuc "Tân phúc âm hóa" này là do chính Chúa Giêsu khi xướng và thc hin cách nay hơn 2000 năm, ngay khi bt đu s v loan báo Tin mng. Đó là điu mà Tin mng hôm nay nói đến.
Chúa Giêsu luôn làm mi lòng nhit thành.
 Dù rng b tht bi ngay trong ln tr v quê nhà, nhưng Chúa Giêsu không h nn lòng trước thái đ khướt t chng đi ca dân làng Nazareth. Trái li càng làm cho Ngài nhit thành hơn. Bng chng là Ngài đã bình tâm ri b nơi đó mà sn sàng đi đến các thành khác (Capharnaum) đ tiếp tc thi hành s mng đã được Chúa Cha trao phó vi lòng nhit thành mi m như ban đu.
Chúa Giêsu làm mi trong phương pháp ging dy.
Không biết ni dung Chúa Giêsu ging dy như thế nào ti hi đường Capharnaum, nhưng đã làm cho dân chúng hôm đó phi sng st. Tin mng ch cho biết vic ging dy ca Người rt mi l và rt uy quyn. Chc chn rng phong thái và  phương pháp ging dy ca Chúa Giêsu không ging như các kinh sư. Các kinh sư  khi ging dy thì ch gii thích Kinh Thánh và Lut L cách dài dòng, nhm cht lên vai người khác nhng gánh nng. Còn giáo hun ca Chúa Giêsu thì ngn gn, c th, gn gi nên d hiu; hơn na li ging dy ca Ngài luôn hướng đến nhng người nghèo kh, nhng người b loi ra bên l xã hi, đúng như chương trình hành đng mà Ngài đã công b nơi hi đường Nazareth. Vì thế mà li ging dy ca Ngài đã đng chm đến trái tim người nghe.
Cuối cùng Chúa Giêsu đã làm mới trong cách diễn tả.
Chúa Giêsu không chỉ nói suông như những Kinh sư và Biệt phái "họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ lại không buồn động ngón tay vào". (Mt 23, 3-4). Còn Chúa Giêsu thì trái lại lời giảng dạy luôn đi đôi với việc làm cụ thể. Bằng phép lạ chữa một người bị quỷ ám, ngoài việc minh chứng cho biết Ngài chính là Thiên Chúa uy quyền; còn cho thấy cách thế diễn tả mới mẻ của Chúa Giêsu trong việc rao giảng Tin mừng, nên đã thu hút được người nghe. Đúng là “Lời nói lung lay, gương lành lôi kéo”. Hay như cố ĐGH Phaolô VI đã nói: "ngày nay người ta cần chứng nhân hơn thầy dạy".
Xin Chúa ban cho mỗi chúng ta luôn biết làm mới lại lòng nhiệt tâm tông đồ, luôn biết thao thức tìm ra những phương cách phù hợp để đem Tin mừng đến được với người nghe, nhất là biết tích cực sống những giá trị của Tin mừng phù hợp với thời đại mới. Nhờ thế sức sống của Tin mừng của Chúa mới có thể lan tỏa mạnh mẻ đến mọi người và mọi nơi.

Suy niệm 2
Bài Tin mng hôm nay dy chúng ta hai bài hc.
1. Bài hc th nht: Thng không kêu bi không nn.
Du trong ngày tiếp xúc c tri ti quê nhà, đ công b chương trình hành đng, Chúa Giêsu đã b tht bi vì nhng đnh kiến c hu ca h. Nhưng không vì thế mà  Người nn lòng, b cuc. Bi vì Chúa Giêsu hiu rng: "không mt ngôn s nào được chp nhn ti quê hương mình" . (Lc 4, 24). Nhưng Tin mng phi được rao ging, nên Người b nơi đó mà xung thành Capharnaum, vào hi đường và tiếp tc thi hành s v. Ti đây Ngài đã thành công rc r vì được dân chúng đón nhn h hi, nên đã gây được tiếng vang ln khp c vùng.
Đây cũng là bài hc quý gia cho chúng ta.
Đng nn lòng khi gp tht bi, nhưng cũng đng quá hãnh din khi thành công may mn. Điu quan trng là khiêm tn t ơn Chúa trong mi lúc.
2. Bài hc th hai: Li nói phi đi đôi vi vic làm.
Nếu li ging dy ca các Bit phái và Kinh sư không được dân chúng đón nhn là vì "h nói mà không làm. H bó nhng gánh nng mà cht lên vai người ta, nhưng chính h li không bun đng ngón tay vào". (Mt 23, 3-4). Li sng gi hình ca h khiến dân chúng chán ngán, mt mi.
Thì vi Chúa Giêsu li khác. Li ging dy ca Ngài đã được dân chúng đón nhn cách nhit tình. Vi phép l trc xut ma qu ra khi người b nó ám hi, Chúa Giêsu không nhng minh chng mnh m uy quyn ca Thiên Chúa mà còn gây sng st cho mi người, vì li Ngài nói luôn đi đôi vi vic Ngài làm.
Vì vy, đ có th thuyết phc người khác tin vào Chúa, chúng ta không ch rao ging suông bng li, nhưng đòi hi chúng ta phi thc hin bng nhng vic làm c th.
Nguyn xin Chúa Giêsu, Ðng ging dy vi uy quyn, giúp chúng con biết thng nht gia li nói và vic làm đ nhng giá tr Tin mng luôn được người nghe đón nhn và tin tưởng.
Xin Chúa cng c nim tin, gia tăng đc mến và bo toàn nim trông cy nơi chúng ta đ du khi thành công hay khi tht bi chúng ta vn luôn an vui sng trong vòng tay đy yêu thương ca Chúa.

Th tư (Lc 4, 38-44)
Có th nói tin mng hôm nay thut li mt ngày sng tiêu biu ca Chúa Giêsu Caphácnaum vi biết bao công vic: Vào Hi đường ging dy, ri đến nhà cha bnh cho nhc mu Phêrô; mãi đến lúc mt tri ln Ngài vn còn tt bt cha lành đ mi loi bnh hon, tt nguyn. Sáng sm tinh mơ, Chúa li tìm đến nơi hoang vng đ cu nguyn cùng Chúa Cha.
Ngày sng tiêu biu ca Chúa Giêsu phi tr nên khuôn mu cho ngày sng ca mi người kitô hu chúng ta.
Noi gương Chúa Giêsu chúng ta hãy bt đu ngày mi bng vic cu nguyn.
Cu nguyn đ gp g Chúa, được sng thân tình bên Chúa, đ lng nghe li Chúa ch dy. Trên hết cu nguyn đ nhn ly ngun ơn sc mnh nâng đ ca Chúa nhm chu toàn tt bn phn hng ngày. Mt ngày sng khi đu vi kinh nguyn, thánh l, chúng ta được gia tăng lòng Tin Cy Mến, nh đó mà nhit thành làm mi vic trong ngày sáng danh Chúa.
Hc nơi Chúa Giêsu, chúng ta hãy chuyên chăm làm vic.
Con người được to dng theo hình nh Thiên Chúa đ sng trong thế gii hu hình và được đt trong thế gii này đ "làm ch trái đt" ; vì thế, ngay t đu con người đã được kêu gi đ lao đng. Chính Chúa Giêsu cũng đã nêu gương cho ta : "cho đến nay, Cha tôi làm vic, thì tôi cũng làm vic". (Ga 5, 17)
Làm vic đ có ca nuôi sng bn thân và gia đình; đóng góp vào s tiến b liên tc ca khoa hc k thut, nht là làm cho cng đng xã hi anh em ca mình luôn luôn thăng tiến v văn hóa và đo đc, đó là ý đnh ca Chúa và mong mun ca con người.
Tóm li: Chúa Giêsu đã đi bước trước trong đi sng lao đng và cu nguyn. Lao đng mà không cu nguyn s làm cuc sng con người mt mi và đơn điu; ngược li cu nguyn mà không lao đng khiến con người tr nên sng hình thc, lười biếng và li.
Xin Chúa cho mi người chúng ta biết kết hp cách hài hoà gia lao đng và cu nguyn đ nh đó nhân loi không ch biết trân trng nhng giá tr do lao đng mang li, mà còn biết trân trng nhng hiu qu ln lao ca đi sng kết hip vi Thiên Chúa.

Th năm (Lc 5,1-11)
Gần đây trên báo Tri Thức Trẻ đã đăng tải bài viết: Gái Miền Tây, và 3 chữ "N" nổi danh thiên hạ. (3 chữ "N": Ngon, Ngoan và Ngu), đã bị dân cư mạng phản đối cực lực, khiến cho bộ VHTT phải vào cuộc và xử lý nghiêm khắc. Bởi vì tác giả đã bôi nhọ và xúc phạm đến giá trị nhân phẩm của gái Miền Tây, cũng như chia rẻ người vùng miền.
Trái với nội dung bài viết trên báo Tri Thức Trẻ trên, bài viết và nội dung của tác giả thánh Luca trong bài tin mừng hôm nay đã để lại cho người đọc một ấn tượng tuyệt đẹp khi đề cao nhân vật Giêsu với 3 chữ "L" (lạ) nổi danh thiên hạ.
1. "LẠ" về nơi giảng dạy.
Sự thường ở đời ai lại dùng thuyền đánh cá để ngồi trên đó mà giảng dạy; cũng chưa thấy ai quy tụ dân chúng nơi bãi biển để giáo huấn. Vậy mà Chúa Giêsu đã không ngần ngại tận dụng phương tiện và nơi chốn ấy để rao giảng Lời Chúa. Quả là lạ thường!
2. "L" v m cá bt thường.
Vi kinh nghim lành ngh v vic đánh bt cá bin, Sinmon cùng các bn đng nghip đã trãi qua mt đêm vt v nhưng chng được con cá nào. Trong khi gia lúc ban ngày, Thy Giêsu chng có chút kinh nghim gì v vic ra khơi bám bin, li đ ngh Simon th lưới bt cá, qu là chuyn đùa! Nhưng đ làm vui lòng thy Giêsu, Simon đành min cưỡng làm theo, nhưng tht bt ng, kết qu li ngoài sc tưởng tượng. Mt m cá l đy p nhng cá là cá. y mi là s l!
3. "L" v vic chuyn đi ngh nghip bt ng.
Trước mt m cá l lùng, Sinmon đã hò reo sung sướng, nhưng cũng đy s hãi khi nhn ra thân phn yếu hèn ti li ca mình nên đã sp ly Thy Giêsu đy quyn năng. Không ng chính lúc đó, Chúa Giêsu li nh nhàn chn an ri bt ng kêu gi ông chuyn đi ngành ngh: "Đng s, t nay anh s là người thu phc người ta". Sinmon đã không cưỡng li được li mi gi chân tình tha thiết y ca Đng quyn năng nên đã "b mi s mà theo Người". Ôi l lùng biết my!
Vi 3 ch "L" nơi con người Giêsu mà thánh Luca tường thut trong bài Tin mng hôm nay, nhm dy chúng ta nhng bài hc quý:
- Phi tn dng mi nơi, mi lúc, mi hoàn cnh đ loan báo Tin Mng.
- Luôn biết tin tưởng, trông cy vào quyn năng Chúa trong mi lúc vì "mi k tin vào Ngài s không tht vng bao gi". (Tv 90 ).  Biết cy da vào Chúa, ta có th làm được nhng điu kì diu, như thánh Phaolô đã nói: "Tôi có th làm mi s nh Đng ban thêm sc cho tôi". ( Phi-líp 4,13.).
- Mi người mi hoàn cnh, mi người mi kinh nghim, mi người mi kh năng, tính cách..., Chúa đu tin tưởng mi gi đ cng tác vi Chúa đ cu ri các linh hn.
Xin cho chúng ta biết mau mn đáp li li mi gi ca Chúa cách tích cc, sn sàng t b mi s đ thi hành thánh ý Chúa vi lòng tin tưởng cy trông vào quyn năng ca Người.

Thứ Sáu (Lc 5, 33-39)
Nhân cơ hội giải thích cho những người Pharisêu lý do vì sao các môn đệ Chúa không ăn chay, Chúa Giêsu mạc khải cho họ biết về bản thân và sứ mạng của Ngài.
Trong cựu ước Thiên Chúa tự ví Người là chàng rể và Israel là nàng dâu.
Như thế khi đem trường hợp tiệc cưới ra để giải thích về việc ăn chay, Chúa Giêsu muốn cho họ biết rằng: Người là chàng rể và Israel là nàng dâu. Qua đó mặc nhiên tuyên bố Người chính là Thiên Chúa đã đến giữa lòng nhân loại.
Hơn nữa, mục đích chính của việc ăn chay bấy giờ là mong đợi Đấng Messia đến. Mà Chúa Giêsu chính là Đấng Messia (chàng rể)  đã đến với loài người (nàng dâu) rồi, thì cớ gì phải ăn chay.
Việc ăn chay phải gắn liền với cuộc đời của Đức Giêsu. Do đó lúc Người vui thì con người phải chia vui với Người. Khi Người khổ thì con người cùng chung đau khổ. Lúc Người chết thì con người phải cùng chấp nhận chịu chết với Người. Khi Người sống lại thì con người cũng cùng sống lại với Người.
Tóm lại, Chúa Giêsu không hề phủ nhận việc ăn chay, nhưng qua lời giải đáp thắc mắc trên, Chúa Giêsu muốn cho biết: Người chính là chàng rể Chúa Cha sai đến kết hôn với loài người, yêu thương loài người và cứu độ loài người. Cũng như xác định rõ cho chúng ta biết việc ăn chay là để dọn lòng tiếp rước Chúa. Một khi đã tiếp nhận Chúa rồi thì không cần ăn chay nữa, trái lại phải vui mừng phấn khởi trong niềm tin yêu Chúa.
Xin cho chúng ta biết lo ăn chay hãm mình, để dọn lòng xứng đáng đón nhận Chúa qua bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày, nhờ đó mà được thông hiệp với Chúa nguồn hạnh phúc đời ta.

Thứ bảy (Lc 6,1-5).

Tin mừng hôm nay tường thuật về cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và những người Pharisêu.
Lý do xảy ra cuộc tranh luận là vì các môn đệ Chúa Giêsu bứt bông lúa ăn cho đỡ đói vào ngày Sabát.
Nguyên nhân chính của cuộc tranh luận này là vì bất đồng quan điểm.
- Với những người Pharisêu giữ ngày Sabát là điều hết sức quan trọng. Ai vi phạm ngày này có thể bị xử tử (Xh 31, 14), bị ném đá (Ds 15, 32-36).
Bứt bông lúa để ăn là một hành động không thể chấp nhận được. Mặc dù theo sách Đệ Nhị Luật (23, 26) thì hành động này được phép làm: “Khi vào đồng lúa của người đồng loại, anh em có thể lấy tay bứt bông lúa.”. Nhưng vì đố kỵ, ghen ghét Chúa Giêsu nên họ cho rằng việc bứt lúa và vò trong tay cũng giống với hành vi gặt và xay lúa, mà gặt và xay lúa là một trong ba mươi chín việc không được phép làm ngày Sabát.
- Còn Chúa Giêsu thì cho rằng: Thiên Chúa lập nên ngày Sabát để loài người có thời gian nghỉ ngơi hầu nhớ đến công trình tạo dựng và giải phóng của Ngài (Đnl 5, 14-15). Ngày Sabát đúng là ngày của Chúa, dành cho Chúa, nhưng nó cũng là ngày phục vụ nhu cầu lợi ích cho con người và vì con người. "Ngày Sabát được đặt ra vì con người".
Do đó việc các môn đệ Chúa bứt lúa ăn cho đỡ đói trong ngày Sabát là một nhu cầu chính đáng vì nó phục vụ cho nhu cầu lợi ích chính đáng cho con người. Chính vua Đa-vít và đoàn tùy tùng cũng đã vào đền thờ và đã lấy bánh dâng tiến để ăn khi bụng đói! Nhưng vì ghen ghét và hận thù đã làm cho những người Pharisêu trở nên mù quáng mà quên đi mục đích chính của việc giữ luật.
Để giúp cho những người Pharisêu có cái nhìn đúng đắn về mục đích của luật, Giêsu đã không ngần ngại đối đầu với họ cho đến cùng, dù có phải trả giá bằng cái chết trên Thập giá, tất cả là để minh chứng rằng: chỉ có một lề luật duy nhất để tuân giữ, đó là luật yêu thương, và chỉ có một giá trị cao cả nhất để sống và chết cho, đó là tình yêu. Sống "yêu thương là chu toàn lề luật."(Rm 13,10)
Xin Chúa loại trừ nơi chúng ta những đố kỵ, ghen ghét tầm thường để chúng ta có được cái nhìn trong sáng đúng đắn. Và xin Chúa giúp chúng ta luôn biết sống nhân ái và bao dung với hết mọi người như Chúa đã yêu thương chúng ta. Amen

CHÚANHẬT XIV TN B

Trong quyển sách "Niềm vui sống đạo", Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã kể ra được 10 "khuyết điểm" của Chúa Giêsu như sau:10 "KHUYẾT ĐIỂM" CỦA CHÚA GIÊSU
1.   Chúa Giêsu kém trí nhớ!: người trộm lành và đứa con hoang đàng.
2.   Chúa Giêsu không biết làm toán: dụ ngôn tìm con chiên lạc.
3.   Chúa Giêsu không sành luận lý: đồng tiền bị mất.
4.   Chúa Giêsu không biết kinh tế tài chánh: mướn thợ làm công.
5.   Chúa Giêsu làm bạn với kẻ tội lỗi: gia kêu, Matthêu
6.   Chúa Giêsu thích ăn uống, tiệc tùng: Tiệc cưới cana, tiệc ly, tiệc nhà simon…
7.   Chúa Giêsu không giữ luật Do thái: không rửa tay, chữa bệnh ngày sabat…
8.   Chúa Giêsu như điên cuồng: kêu gọi môn đệ theo mà nói đến thập giá; loan báo sẽ chịu chết 3 ngày sẽ sống lại và chọn phêrô… làm đầu GH.
9.   Chúa Giêsu phiêu lưu: Về cách truyền giáo: gọi và tuyển chọn những người ít học, chân quê. Truyền giáo mà không mang theo gì cả…phiêu lưu vì tự hạ từ địa vị TC trở nên người ngoại trừ tội lỗi.
10. Chúa Giêsu có những lời giảng dạy xem ra mâu thuẫn: 8 mối phúc. Muốn sống thì phải đánh mất mạng sống. nước thiên Chúa giống như hạt cải. bé nhỏ. "Con Thiên Chúa, Ðấng hằng sống" lại phải chấp nhận sự chết và chết nhục nhằn trên Thập giá (xem Lc. 23, 70). Sau khi kể ra 10 khuyết điểm, ngài nói là ngài yêu lắm 10 "khuyết điểm" ấy.
Một trong 10 "khuyết điểm" mà Chúa Giêsu mắc phải mà tôi thích nhất đó là: Ngài "không biết làm kinh tế" và sự điên cuồng của Ngài.
- Chúa Giêsu đã coi 1=99. Khi Ngài thấy mất một con chiên trong đàn thì lại bỏ 99 con kia lại để đi tìm cho bằng được con chiên bị mất.
- Hơn nữa, Chúa Giêsu cũng không biết cách tiếp thị và quảng cáo. Quảng cáo mời gọi người ta đến với mình thì phải tìm cái gì đó hấp dẫn và lôi cuốn bằng cách "tô son" lên những điều mình nói một chút. Đằng này Chúa Giêsu lại nói: "Ai muốn theo tôi, thì hãy từ bỏ mình, vác thập mình mà theo" (Mc 8,34). Quảng cáo và chiêu mộ lính kiểu này thì "thua" là cái chắc! Bởi lẽ, nghe nói đến thập giá thì ai mà chẳng sợ. Chẳng ai háo hức ôm lấy thập giá vào mình bao giờ!
Hơn nữa, theo Thầy tưởng đâu được cái gì hấp dẫn một chút như lãnh vài triệu đồng một tháng, được người ta kính trọng, hoặc có địa vị cao trong xã hội hay cái gì đại loại như thế. Chứ theo Thầy mà chỉ có vác thập giá thôi thì dại gì mà liều mạng như thế! Như vậy, xem ra Chúa Giêsu dở hơn con người ngày nay trong chuyện làm ăn và quảng cáo nhiều lắm!
Nhưng Chúa Giêsu không đến trần gian để làm kinh tế! Ngài cũng không biết dùng ngôn ngữ của quảng cáo của con người thường làm để tô son cho mình và sứ vụ của mình. Ngài đến trần gian với một sứ mạng duy nhất là "nói lên Sự thật, sống cho Sự thật và làm chứng cho Sự thật" (x. Ga 18,37).
Ngài đã nói như thế trước mặt tổng trấn Philatô. Và đặc biệt, trong những năm tháng ra đi rao giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa, Ngài đã từng lớn tiếng nói rằng: "Sự thật sẽ giải phóng các ngươi" (Ga 8,32).
 Philatô đã hỏi Chúa Giêsu: "Sự thật là cái gì?". Nhưng Chúa đã không trả lời ông ta câu hỏi đó. Bởi lẽ, Sự thật chính là bản thân của Ngài. Ngài là hiện thân của Sự thật. Từng lời nói, từng hành động và trọn cuộc sống của Ngài đều là Sự thật trọn hảo!
Tin mừng hôm nay chỉ cho chúng ta thấy có rất nhiều nội dung, nhiều vấn đề nói lên Sự thật nơi Thiên Chúa. Nhưng tôi xin chọn câu nói mà Chúa Giêsu xem ra rất thao thức, rất tha thiết mời gọi chúng ta thực hiện nó trong cuộc sống của chúng ta. Ngài nói rất rõ rằng: "Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất. Còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy" (Mc 8,35). Đó là sự thật, một Sự thật trọn hảo dành cho những ai dám dấn thân vào con đường của sự hy sinh và từ bỏ- Con đường Thập giá.
Có lẽ việc chọn lựa cho mình một con đường sống là cần kíp và chính đáng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Theo thói thường thì ai cũng muốn có một cuộc sống dễ dàng, một cuộc sống tiện nghi, sung túc và vui vẻ...Nhưng có điều là một cuộc sống dù đáng ước mơ như thế cũng không có gì đảm bảo cho con người ta được sống hạnh phúc.
Vì hạnh phúc đích thực không thể tìm thấy được nơi cuộc sống ở trần gian. Thế nhưng, nhiều người lại say mê và đi ra sức tìm kiếm để sở hữu nó!
Biết bao nhiêu cố gắng và khó nhọc của con người nhằm tìm kiếm và giữ lại hạnh phúc trần gian đều tan biến. Bởi vì, "con người từ đất mà ra thì cũng phải trở về với đất bụi" (x. St 3, 19). Và con người đã không mang gì vào trần gian thì cũng đừng mong đem gì ra khỏi chốn gian trần. Điều chắc chắn duy nhất là: "ba tấc đất mới thật là nhà, nơi nó ở muôn đời muôn kiếp" (Tv 49, 12).
Con đường đưa con người tới hạnh phúc thật chính là con đường "liều mất mạng sống mình vì Chúa Giêsu và vì Tin mừng". Nói cách khác, đó là con đường của Thập giá. "Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất". Kẻ yêu mạng sống mình thì chỉ biết sống cho mình, muốn được mọi người nhìn nhận và phục vụ cho mình. Đó là con đường sống được lót bằng những chiếc thảm hoa êm ái và rực rỡ nhưng sẽ dẫn con người ích kỷ đi tới hố diệt vong. Thật bất hạnh cho những người chỉ biết yêu mình, qui hướng về mình và sống cho riêng mình!
Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta biết can đảm chọn lấy con đường "thập giá" và vui vẻ vác lấy thập giá đời mình để theo Chúa đến cùng. "Vác thập giá" theo Chúa là chu toàn việc bổn phận của mình hằng ngày, là trung tín sống niềm tin tưởng phó thác vào Chúa qua mọi biến cố buồn vui trong cuộc sống của mình.

Ước gì Lời của Chúa hôm nay luôn vang vọng mãi trong từng ngày sống của chúng ta để chúng ta sáng suốt nhìn thấy con đường mà Chúa Giêsu đang mời gọi và chờ đợi ta bước theo Ngài, ngõ hầu mai sau được Chúa cho đứng vào hàng ngũ những người Chúa chọn và xứng đáng hưởng được sự sống đời đời làm gia nghiệp. Amen.
CHUA NHAT XXV TN B

Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu đề cập đến tinh thần, thái độ và cách hành xử cần phải có trong cuộc sống hàng ngày.
- Tinh thần cần phải có của người làm lớn.
Lẽ thường tình ở đời ai cũng thích làm lớn, đứng đầu, lãnh đạo để sai khiến, để ra lệnh, để ăn trên ngồi trước, để hưởng bỗng lộc..., nhưng người môn đệ Chúa Giêsu thì cần phải có suy nghĩ và cách hành xử khác. Để xứng đáng là người đứng đầu, lãnh đạo cộng đoàn phải là người biết tận tình phục vụ người khác trong khiêm tốn. Vì chức vụ phải đi đôi với trách nhiệm. Khi người lãnh đạo biết hạ mình xuống như trẻ nhỏ để phục vụ người khác cách vô tư thì chính lúc ấy hình ảnh và giá trị của người lãnh đạo mới đẹp, thanh cao và đáng quý biết mấy. Ước mong trong đạo, ngoài đời đều có những vị lãnh đạo mang tinh thần ấy!
- Thái độ cần có đối với mọi người.
Lẽ thường tình ở đời, chúng ta thích tiếp đón và liên hệ với những người có chức vụ cao, vai trò lớn và những ai giàu sang; còn những người thấp cổ bé miệng, nghèo khó có vẻ không ai muốn qua lại. Phải chăng chúng ta chỉ xem trọng những mối tương quan nào có lợi cho chúng ta?
Chúa lại không muốn như thế. Chúa muốn chúng ta hãy vì danh Chúa mà đón tiếp những ai bé nhỏ, nghèo hèn. Khi chúng ta đón tiếp những ai bé nhỏ nghèo hèn là đón tiếp chính Chúa, không những là đón tiếp Chúa mà còn là đón tiếp Thiên Chúa Cha, vì Chúa Giê-su chính là Thiên Chúa nhập thể làm người.
Chúa Giê-su đã từng nói về ngày phán xét chung. Ngày đó, Chúa sẽ xét hỏi mọi người về đức ái. Phần thưởng hay hình phạt là tùy thuộc vào việc có giúp đỡ những người đói ăn, khát nước, bệnh tật, trần truồng, khách lỡ đường, kẻ tù tội hay không? Đón tiếp và tận tâm giúp đỡ những con người đó chính là làm cho Chúa. Hy vọng mọi người đều có thái độ đón tiếp ân cần, quảng đại với hết mọi người, nhất là người nghèo!
- Cách thế hành xử cần có với đồng loại.
Sống trên đời này con người cần có một tấm lòng và cần phải biết cư xử tử tế với nhau như tâm tình của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nhưng hình như con người thời nay thường hay xử sự loại trừ nhau. Óc phe nhóm lợi ích ngày càng phổ biến và lớn mạnh. Chính các Tông Đồ xưa kia cũng thế, các ngài có vẻ khó chịu và cố ngăn cản một ai đó nhân danh Chúa Giê-su mà trừ quỷ. Với óc phe nhóm, các ngài không muốn chia sẻ đặc quyền đặc lợi trừ quỷ ấy cho bất cứ ai ngoài nhóm của các ngài. Nhất là khi các ngài được Chúa ban quyền trừ quỷ khi sai các ngài đi rao giảng Tin Mừng, các ngài lại càng không muốn bất cứ ai cũng có quyền đó.
Những suy nghĩ của Tông Đồ ngày xưa cũng là bài học cho chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta vẫn còn ích kỷ nhỏ nhen muốn Chúa chỉ ban ơn riêng cho ta hay phe nhóm chúng ta thôi. Là những người tin theo Chúa, chúng ta nghĩ mình sống đạo đức thánh thiện, Chúa phải ban ơn này ơn nọ cho chúng ta. Chúa không được ban ơn cho những người ngoại giáo hay khô khan nguội lạnh. Chúng ta bắt Chúa phải theo phe nhóm của ta để đối đầu với những nhóm khác.
Xin Chúa hoán cải và biến đối lối suy nghĩ hẹp hòi ích kỷ này của chúng con. Mong muốn lắm mọi người dù lương hay giáo, lớn hay nhỏ, hữu thần hay vô thần đều có được tinh thần hợp tác, tôn trọng đặc sủng riêng của mỗi người để mỗi người có điều kiện họp tác chung tay phục vụ mưu cầu lợi ích cho con người!


  SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN Lm. Nguyệt Giang CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN-B KÍNH TRỌNG THỂ CHÚA KITÔ, VUA VŨ TRỤ Đn 7,...