SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN III TN B
Thứ hai: Mc 3, 22-30
Dẫn:
Người Việt có câu: “Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”.
Đây là câu tục ngữ, ý nói khi
yêu thương,
quý mến nhau thì dành cho nhau những
thứ ngon lành, đầy đặn, còn khi đã ghét bỏ nhau thì cư
xử với nhau nhạt nhẽo, không tử tế.
Tin mừng hôm nay cho biết những
người Biệt Phái vì ghen ghét Chúa Giêsu nên đã tìm mọi cách để hạ uy tín và hãm
hại Người. Ngay cả những thực tại chân lý mà họ cũng bẻ cong để gán ghép một
cách ác ý cho Chúa Giêsu.
Suy
niệm:
Chứng kiến những phép lạ chữa bệnh
và trừ quỷ mà Chúa Giêsu thực hiện, phần đông dân chúng vui mừng ngợi khen và
tôn vinh Chúa Giêsu, nhưng bên cạnh đó lại có những người vì sợ mất chổ đứng và
uy tín nên trở nên ghen tỵ với Chúa Giêsu nên họ tìm mọi cách để hạ bệ uy tìn
của Người.
Cụ thể Tin mừng hôm nay họ gán ghép
ác ý là Chúa Giêsu đã bị quỷ nhập và đã dùng sức mạnh của quỷ vương để trừ quỷ
nhỏ ám hại con người. nhằm lay động đức tin của quần chúng, nhằm kéo cái nhìn
của đám đông về họ mà loại trừ Đức Giêsu.
Trước lời vu khống thiếu nền tảng ấy
Chúa Giêsu đã vạch ra cho dân chúng thấy rõ giả tâm của họ qua việc đưa ra
những luận cứ giải thích hết sức rõ ràng:
- Ma quỷ chắc chắn sẽ không chống
đối nhau. Nên không có chuyện tướng quỷ lớn tiêu diệt quỷ nhỏ. Làm như vậy thì
thế lực của Satan sẽ tan rã.
- Chúa dùng hình ảnh kẻ cướp tấn
công chủ nhà để lấy của và cho thấy rằng chỉ khi kẻ cướp mạnh hơn chủ nhà thì
mới không chế và tước hết của cải của chủ nhà, bằng không nó sẽ bị chủ nhà tước
lấy vũ khí và loại trừ. Ma quỷ là các Thiên Thần sa ngã nên sức mạnh con người
không thể chống đở nổi, chỉ có quyền năng Thiên Chúa mới không chế được sức
mạnh của chúng. Do đó khi Chúa Giêsu trừ khử ma quỷ ám hại, chứng minh cho thấy
Đức Giêsu chính là TC làm người.
- Cuối cùng Chúa Giêsu cũng cảnh báo
những ai cố tình chối bỏ chân lý và chai lì trong sai lầm tội lỗi thì không thể
được TC tha thứ, và cho biết đó chính là tội xúc phạm đến CTT. Chối bỏ chân lý
cũng đồng nghĩa loại trừ Chúa Thánh Thần ra khỏi tâm hồn mình và bẻ cong Chân
Lý.
Xin cho
chúng ta biết can đảm loại trừ khỏi tâm hồn mầm móng của ganh tỵ, ghen ghét để
có cái nhìn trong sáng mà nhận ra chân lý; đồng thời cũng biết can đảm sống và
làm chứng cho chân lý theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Thứ ba: Mc 3, 31-35
Dẫn:
Làm thế nào để trở nên thành viên
trong gia đình đức tin của Chúa? Đó là điều mà Tin mừng hôm nay chỉ dạy chùng
ta. Xin cho chúng ta để tâm nghe lời Chúa dạy và thực hành để xứng đáng là
những thành viên trong gia đình đức tin của Chúa.
Suy
niệm:
Lời Chúa hôm nay Chúa Giêsu đưa
ra cho chúng ta biết những điều kiện cơ bản cần thiết để xứng đáng trở nên
thành viên trong gia đình của Người.
Nhờ tích tích rửa tội chúng ta
trở thành con Chúa và là thành viên trong GH. Nên ngoài gia đình tự nhiên liên
hệ bằng huyết thống, chúng ta ta còn có một gia đình thiêng liêng nhờ được sinh
ra trong đức tin.
Vì thế Tin mừng hôm nay, Chúa
Giêsu khẳng định thành viên trong gia đình của Chúa chính là những người biết “lắng nghe và thực hành Lời Chúa”.
Nếu để trở thành người con
ngoan trong gia đình tự nhiên theo huyết thống ta phải lắng nghe và thi hành
điều mà cha mẹ và anh chị hướng dẫn chỉ bảo. Cũng vậy để trở thành con ngoan
của Chúa và anh chị em thật sự với nhau trong gia đình thiêng liêng của đức tin
ta phải lắng nghe và thực hành Lời Chúa với sự hướng dẫn của GH.
Hơn ai hết Đức Maria là người
luôn để tâm lắng nghe và mau mắn thi hành thánh ý Chúa trong suốt cuộc đời
mình. Nên Đức Maria trở nên kiểu mẫu cho đời sống cho chúng ta.
Khi khám phá những giọt máu
trong chiếc khăn liệm thành Turin, các nhà khoa học chứng minh cho biết đó là
loại máu B: Bái ái, bao dung và bình an.
Xin cho chúng ta mang lấy dòng
máu của Chúa Giêsu để ta cũng biết sống bác ái, bao dung và bình an qua việc
thực thi Lời dạy của Chúa. Nhờ đó ta xứng đáng trở thành người thân của Chúa
trong gia đình thiêng liêng.
Thứ tư: Mc 4, 1-20
Dẫn:
Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu dùng dụ
ngôn người gieo giống để vừa cho thấy tình thương hào hiệp của TC, vừa mời gọi
con người tích cực chuẩn bị mãnh đất tâm hồn thật xứng hợp cho hạt giống Lời
Chúa được nảy nở và trổ sinh nhiều hoa trái tốt lành.
Suy
niệm:
Trong hành trình rao giảng Tin mừng,
Chúa Giêsu dùng rất nhiều dụ ngôn để trình bày về mầu nhiệm nước trời cũng như
những chân lý của Tin mừng. Dụ ngôn người ra đi gieo hạt giống mà Chúa Giêsu
trình bày cho chúng ta biết:
- Người ra đi gieo hạt giống là Thiên
Chúa và chính Chúa Giêsu.
- Hạt giống chính là Chúa Giêsu, Ngôi
Lời của Thiên Chúa. Tin mừng mà Chúa Giêsu loan báo cũng là hạt giống mà Chúa Giêsu
gieo giãi vào tâm hồn con người. Hạt giống ấy tự bản chất thì luôn luôn tốt, mang
mầm sống dồi dào và có khả năng sinh hoa kết quả tốt đẹp.
- Mãnh đất được hạt giống gieo vào
chính là tâm hồn của mọi người. Mãnh đất tâm hồn con người được Chúa Giêsu cho
biết có nhiều loại: Vệ đường, sỏi đá, gai góc và đất tốt.
Loại đất vệ đường là loại tâm hồn chai
cứng không hề quan tâm đến việc lắng nghe Lời Chúa.
Loại đất sỏi đá là loại tâm hồn còn
quá nhiều vướn bận chuyện đời như: cơm áo gạo tiền; chức quyền danh vọng. Lúc
đầu có thể đón nhận hạt giống lời Chúa nhưng vì vướn bận chuyện đời họ dễ dàng
lãng quên Lời Chúa.
Loại đất gai góc là tâm hồn có quá
nhiều vướn bận bởi những đam mê dục vọng trần gian. Lúc đầu có thể họ háo hức
đón nhận Lời Chúa, nhưng những đam mê xác thịt, họ bất chấp Lời Chúa hướng dẫn mà
dễ dàng thỏa hiệp với những đam mê lạc thú trần gian.
Chỉ có loại đất tốt là những tâm hồn
khiêm tốn lắng nghe và thực thi đời sống với tấm lòng yêu mến Chúa, thì hạt
giống Lời Chúa mới sinh trưởng mạnh mẽ và trổ sinh hoa trái tốt đẹp qua những
việc làm bác ái yêu và đời sống đạo sáng ngời, mang lại kết quả niềm vui hạnh
phúc cho mình và cho nhiều người.
Xin Chúa cho
chúng ta biết tích cực chuẩn bị tâm hồn thật tốt để hạt giống Lời Chúa có cơ
may phát triển và sinh nhiều hoa trái thiêng liêng ích lợi cho mình và cho
nhiều người hưởng nhờ.
Thứ năm 25/1: Kính Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại
(Cv 22, 3-16; Mc 16, 15-18)
Suy niệm:
Mỗi ngày có 24 giờ, trong đó có biết
bao là thay đổi. Sự thay đổi số phận con người có khi cũng lắm bất ngờ.
Hôm qua tội lỗi, hôm nay trở nên tốt lành; hôm qua nghèo khổ, hôm nay trở nên
giàu sang, hôm qua đầy tớ, hôm nay là ông chủ…và có thể ngược lại. Vận mạng con
người thay đổi cũng bởi nhiều lý do khác nhau: có khi do một lời nói, một ánh
mắt, một nụ cười, một gương sáng, một lời cầu nguyện chân thành hay một biến cố
vui buồn, thành công thất bại… nào đó xảy ra trong cuộc sống.
Sách Cv hôm nay thuật lại biến cố
ngã ngựa bất ngờ, làm thay đổi cuộc đời của Sao-lô, nhờ gặp gỡ Đức Giêsu.
Sách Cv cho biết: Sao-lô, quê ở Tác
xô, là người Do-thái trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do-thái và Hy
Lạp. Vốn là một biệt phái nhiệt thành, Sao-lô thường đi lùng sục bắt bớ đạo
Chúa, tham gia vào vụ giết thánh Tê-pha-nô. Sau khi nhận được thư giới thiệu
của vị thượng tế, chàng trai Sao-lô hăng máu phóng ngựa như bay rong ruổi khắp
các nẻo đường thành Đa-mát để truy bắt các Ki-tô hữu đem về Giê-ru-sa-lem trị
tội. Hành động ấy Sao-lô xem là nhiệt thành với lề luật Do Thái giáo đúng
như lời Chúa Giêsu đã nói:“Có lúc, những người bắt bớ các con, cứ tưởng rằng
đó là việc tôn thờ Thiên Chúa”. (Ga.16, 2). Nhưng không ngờ đang
lúc ông hăng máu phóng ngựa truy cùng, diệt tận các kitô hữu trên đường Đa-mat,
bất ngờ một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông, khiến ông ngã
xuống đất. Lúc đó ông nghe có tiếng nói: "Sa-un,
Sa-un, tại sao người bắt bớ Ta?". Ông hỏi: " Thưa Ngài, Ngài là ai?". Người ấy đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ".
Nhưng không ai trông Chúa Giêsu. Sau đó Sao-lô được người ta đưa vào một căn
nhà trong thành Đa-mát với tình trạng mắt ông bị mù. Tại đây Sao-lô được chữa
lành đôi mắt và nhận lãnh Chúa Thánh Thần, nhờ việc đặt tay của Kha-na-ni-a,
người môn đệ Chúa Giêsu sai đến.
Thế là sau ba ngày ông không nhìn thấy,
cũng chẳng ăn uống được gì. Nay ông đứng dậy chịu phép rửa, rồi ăn uống và
khỏe lại. Thế là đời ông được thay đổi từ đây!
Từ một con người trung thành với
quan niệm duy Do Thái giáo, nay Phaolô lại thay đổi trở nên con người say mê
Giêsu đến độ ngài nói: “kể từ khi tôi biết Đức Giêsu Phục Sinh, tôi coi
mọi sự như phân bón. Kể từ khi biết Đức Giêsu, tôi coi mọi sự như thua lỗ bất
lợi cả trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô Chúa tôi”. (Pl.3,
8-9).
Nếu trước đây Sao-lô tìm mọi cách để
tiêu diệt những người theo Chúa Giêsu, thì nay Phao-lô lại hăng say rao giảng
Tin mừng để đưa mọi người đến cùng Giêsu. Lòng nhiệt thành rao giảng Tin mừng
của Chúa đã trở thành phương châm sống của ông: "khốn cho tôi nếu
tôi không rao giảng tin mừng". (1Cr 9,16)
Trong cuộc đời chúng ta cũng vậy,
lắm khi một biến cố, một dấu chỉ nào đó xảy ra làm ta cảm thấy khó chịu, đau
đớn lòng, nhưng có khi đó lại chính lại là hồng ân đổi mới. Giúp chúng ta
trưởng thành hơn trong đức tin và dạng dày hơn trong cuộc sống nhờ ơn ban của
Chúa.
Xin Chúa cho con biết nhìn các biến
cố bằng cặp mắt đức tin, để chúng con không ngã lòng, buông xuôi khi gặp thử
thách, thất bại; Và xin cho chúng con cũng đừng bao giờ tự mãn khi thành công.
Vì cuộc đời có lắm đổi thay!.
Thứ sáu 26/1: Kính Thánh Timôthê & thánh Titô, Giám mục
-
Ti-mô-thê sinh tại Lít-tra, ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ; cha là một người ngoại
giáo, mẹ theo Do Thái giáo. Thánh Phaolô, trong chuyến truyền giáo lần thứ
nhất, đã rửa tội cho Ti-mô-thê; từ đó Ti-mô-thê luôn theo Phaolô và trở thành
cộng tác viên đắc lực cho thánh nhân. Cả khi Phaolô bị tù đày, Ti-mô-thê vẫn ở
với ngài. Theo truyền thuyết, Ti-mô-thê là giám mục tiên khởi của giáo đoàn
Êphêsô. Hai lá thơ Phaolô được đề tựa gửi cho ngài.
-
Ti-tô là con của một gia đình hoàn toàn ngoại giáo. Trong Công vụ Tông đồ,
Ti-tô không bao giờ được nhắc đến; nhưng trong các lá thơ, thánh Phaolô đều gọi
ông Ti-tô là cộng tác viên. Phaolô đã rửa tội cho Ti-tô, đem theo lên
Giêrusalem để dự Công đồng các Tông đồ. Phaolô đã trao cho Ti-tô nhiều trách vụ
quan trọng. Theo truyền thuyết, thánh Phaolô đã đặt Ti-tô làm giám mục cho giáo
đoàn Cờ-rê-ta.
Suy niệm: Luca 10, 1-12
Bản
chất của Hội Thánh là truyền giáo, Hội Thánh không còn là Hội Thánh nữa nếu như
Hội thánh không truyền giáo. Chính Chúa Giê-su, trước khi về cùng Thiên Chúa
Cha, Người đã trao sứ mạng truyền giáo cho Hội Thánh mà đại diện là các Tông
Đồ: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên
hạ mà loan báo Tin Mừng” (Mc 16,15).
Không phải đợi đến khi Chúa về trời, Người mới giao sứ
mạng này cho các Tông Đồ mà ngay trong khi Người còn đang thi hành sứ mạng rao
giảng Tin Mừng, Người cũng đã sai phái các môn đệ ra đi rao giảng Tin Mừng.
Bài Tin Mừng hôm nay, tường thuật lại việc Chúa Giê-su
sai 72 môn đệ đi loan báo Tin Mừng. Khi thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng, Chúa
muốn các ngài phải đặt mối ưu tư truyền giáo lên hàng đầu, đừng quá bận tâm
những chuyện vật chất khi truyền dạy: “đừng
mang theo túi tiền, bao bị, giày dép; cứ ăn những gì người ta dọn lên…”.
Trải qua mọi thời, ở mọi nơi, Hội Thánh không ngừng thực
hiện sứ mạng cao cả này. Từ 12 Tông Đồ, Hội Thánh Chúa đã phát triển và lan
rộng đến mọi nơi trên thế giới. Hội Thánh cũng muốn con cái của mình cùng thao
thức và hành động cho sứ mạng truyền giáo.
Phải chăng truyền giáo là công việc của hàng giáo sỹ và
những nhà chuyên môn? Không phải như thế! Mỗi người tín hữu, khi lãnh nhận bí
tích Rửa Tội đều được tham dự vào 3 chức vụ của Hội Thánh đó là: ngôn sứ, tư tế
và vương giả. Với chức vụ ngôn sứ, mỗi người tín hữu có nhiệm vụ và bổn phận
phải truyền giáo tùy theo bậc sống của mình.
Mục đích truyền giáo là giới thiệu Chúa cho mọi người,
giúp mọi người tin vào Chúa và đón nhận ơn cứu độ. Là một tín hữu bình thường,
chúng ta phải có sự hiểu biết sâu xa về Chúa qua việc không ngừng trau dồi kiến
thức giáo lý. Vì làm sao ta có thể giới thiệu một người cho người khác nếu ta
không hiểu không biết người đó là ai? Bên cạnh việc giới thiệu Chúa cho người
khác, chúng ta còn phải làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày, đừng để
đời sống của chúng ta phản chứng lại những gì chúng ta loan báo trên môi trên
miệng. Vì ngày hôm nay người ta cần chứng nhân hơn thầy dạy, mặc dù thầy dạy
cũng rất cần.
Vậy trước tiên chúng ta can đảm tuyên xưng mình là người
tin theo Chúa, đừng vì những lợi ích vật chất mà ta chối bỏ niềm tin của mình.
Tiếp theo, chúng ta can đảm sống cho những giá trị Tin
Mừng như: sự thật, công bằng, bác ái…mặc dù đôi lúc vì những giá trị này mà
chúng ta phải chịu thiệt thòi, hiểu lầm.
Cuối cùng chúng ta phải thực hành niềm tin của chúng ta.
Làm sao người ta có thể tin có Chúa khi thấy một người Công Giáo không thực
hành niềm tin và lòng bác ái. Có ai đó đã thốt lên “Tôi tin có đạo Công Giáo
nhưng tôi không tin người Công Giáo” thật là đau lòng!
Vậy mỗi người trong chúng ta hãy thao thức ưu tư về việc
truyền giáo. Thao thức lo âu chưa đủ, Chúa muốn chúng ta hãy có những hành động
cụ thể tùy theo bậc sống và khả năng của mỗi người theo gương 2 thánh Ti-mô-thê và Ti-tô mà GH hôm nay kính nhớ. Thánh Timôthê và Titô là môn đệ nổi tiếng gắn
bó mật thiết và nhiệt thành cộng tác với thánh Phaolô trên các hành trỉnh loan
báo Tin mừng cho dân ngoại. Cho dẫu bước đường rao giảng của các ngài gặp phải trăm
ngàn thử thách gian khổ như lời Chúa Giêsu tiên báo “như chiên con vào giữa sói rừng”, nhưng các ngài đã vượt thắng tất
cả nhờ sức mạnh của Chúa ban và đã chu toàn xuất sắc sứ mạng mà Chúa trao phó.
Xin cho chúng ta biết noi gương hai thánh Ti-mô-thê và Ti-tô can đảm hăng say chứng tá
Tin mừng cho những người chung quanh chúng ta bằng lời nói và việc làm. Xin cho
chúng ta biết ý thức:“lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít”, để tích cực cộng
tác với Hội Thánh trong sứ mạng truyền giáo với hết khả năng và sức lực của
mình.
Thứ
bảy: Mc 4, 35-41
Dẫn:
Bài
Tin mừng hôm nay thì nêu lên những sóng gió mà các tông đồ gặp phải khi xuống
thuyền sang bờ bên kia biển hồ trong đêm tối. Nhưng nhờ có Chúa Giêsu hiện diện
sóng nước mới yên lặng, con thuyền được cập bến bình an.
Cuộc
đời ta của chúng ta có lúc yên bình nhưng cũng có lúc sóng gió nổi lên khiến ta
sợ hãi bất an. Xin Chúa luôn ở
bên để che chở, chấn an nhờ đó ta mới dễ dàng vượt qua sóng gió hiễm
nguy của biển đời trần gian mà đạt đến bến bờ của an vui và hạnh
phúc.
Suy niệm:
Suy niệm về bài tin mừng hôm nay, ta nhận ra rằng:
Các môn đệ chính là mỗi người chúng ta.
Con thuyền là hình ảnh của Giáo Hội.
Biển Hồ là hình ảnh trần gian.
Đêm tối, bảo tố, gió mạnh là những thử thách do ma quỷ
gây nên.
Bờ bên kia là hạnh phúc nước trời mà con người cần vươn
tới.
Cũng
như các môn đệ xưa, chúng ta đã bước vào con thuyền của Giáo Hội khi lãnh
nhận bí tích thánh tẩy. Cùng với con thuyền Giáo hội, chúng ta đang tiến bước
trên biển đời trần gian.
Giống
như con thuyền của các môn đệ bị những cơn sóng to, gió lớn đánh dữ dội, thì ở
mọi thời, mọi nơi Giáo Hội cách chung, cách riêng mỗi chúng ta cũng
đương đầu với những chống đối, những vu khống, bôi nhọ và loại trừ, do thế lực
ma quỷ gây ra.
Có
khi những bóng tối, những vết đen đáng tiếc xảy ra trong Giáo Hội cách chung
hay những đau khổ, những thất bại và những bất hạnh xảy đến cho bản
thân, làm cho ta dao động, mất hướng sống. Khi đó là
lúc thuyền đời của ta đang đi trong đêm tối đức tin, đến
nỗi ta muốn buông xuôi tất cả.
Quan
trọng là Chúa Giêsu không bao giờ bỏ rơi chúng ta khi gặp gian nan thử thách.
Chính lúc đó, Chúa sẽ ra tay cứu giúp chúng ta, không để cho
sóng gió nhận chìm chúng ta vì “Ơn Ta đủ cho
con”. Ngài vẫn ở bên Giáo Hội. Ngài luôn đồng hành và hiện diện bên
mỗi người chúng ta. Ngài ban Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội và ban ơn
trợ giúp chúng ta đủ sức lướt thắng mọi sóng to gió lớn và
dìu bước chúng ta cập bến bình an, nếu chúng ta tin tưởng cậy trông
phó thác vào quyền năng của Người.
Xin
Chúa ban thêm lòng tin kiên vững nơi chúng con, để dù trong bất
cứ hoàn cảnh thử thách nào, ngay cả những lúc bước đi trong đêm
tối của đức tin, chúng con vẫn an tâm tiến bước trên biển đời. Xin Chúa luôn
hiện diện và đồng hành với chúng con, để đưa dẫn chúng con đạt tới bến bờ bình
an.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét