CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO
Lm Seoka
"Công cuộc truyền giáo mãi mãi là vấn đề sống còn của Hội
Thánh trên đất nước chúng ta". Đó là lời mở đầu của Uỷ Ban Loan Báo Tin Mừng trực thuộc
Hội Đồng giám Mục Việt Nam
sau 50 năm nỗ lực truyền giáo.
Vì thế truyền giáo hay loan báo Tin mừng là nhiệm vụ hàng đầu của
Giáo Hội. Giáo Hội có được lớn mạnh hay không tùy thuộc vào việc loan báo Tin
mừng.
Công đồng Vatican II khẳng định rõ rằng: “Tự bản tính, Giáo
hội lữ hành là truyền giáo” (Ecclesia peregrinans natura sua missionaria
est, Ad Gentes 2).
Sẽ không là Giáo Hội hay là người kitô hữu nữa nếu không loan báo
Tin mừng.
Trên hết truyền giáo hay loan báo Tin mừng là lệnh truyền tâm
quyết của Chúa Giêsu. Nên trước khi về trời Ngài đã di chúc lại cho các Tông
đồ: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho
mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin thì
sẽ bị kết án" (Mc 16,15).
Vậy đã rõ mục đích của việc loan báo Tin mừng là để người khác tin
vào Chúa Giêsu, nhận lãnh phép rửa và được cứu độ.
Nhưng làm thế nào để việc loan báo tin mừng mang lại hiệu quả?
1. Trước hết chúng ta phải có sự hiểu biết sâu xa về Chúa qua việc
không ngừng trau dồi kiến thức giáo lý. Vì làm sao ta có thể giới thiệu một
người cho người khác nếu ta không hiểu không biết người đó là ai?
2. Bên cạnh việc giới thiệu Chúa cho người khác, chúng ta còn phải
làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày, đừng để đời sống của chúng ta
phản chứng lại những gì chúng ta loan báo trên môi trên miệng. Vì ngày hôm nay
người ta cần chứng nhân hơn thầy dạy, mặc dù thầy dạy cũng rất cần.
3. Chúng ta can đảm tuyên xưng mình là người tin theo Chúa, đừng
vì những lợi ích vật chất mà ta chối bỏ niềm tin của mình.
4. Chúng ta can đảm sống cho những giá trị Tin Mừng như: sự thật,
công bằng, bác ái…mặc dù đôi lúc vì những giá trị này mà chúng ta phải chịu
thiệt thòi, hiểu lầm.
5. Cuối cùng chúng ta phải thực hành niềm tin của chúng ta. Làm
sao người ta có thể tin có Chúa khi thấy một người Công Giáo không thực hành
niềm tin và lòng bác ái. Có ai đó đã thốt lên “Tôi tin có đạo Công Giáo
nhưng tôi không tin người Công Giáo” thật là đau lòng!
Vậy mỗi người trong chúng ta hãy thao thức ưu tư về việc truyền
giáo. Thao thức lo âu chưa đủ, Chúa muốn chúng ta hãy có những hành động cụ thể
tùy theo bậc sống và khả năng của mỗi người.
Lạy Chúa, Chúa đã từng băn khoăn khắc khoải “lúa chín đầy đồng mà
thợ gặt lại ít”, Chúa muốn mỗi người hãy là những tay thợ gặt lành nghề. Xin
Chúa ban thêm cho chúng con sự can đảm và lòng hăng say giới thiệu Chúa cho
những người chung sống và làm việc với chúng con bằng chính cuộc sống chứng tá
của chúng con. Xin cho chúng con biết cùng cộng tác với Hội Thánh trong sứ mạng
truyền giáo với hết khả năng và sức lực mà Chúa ban và xem đó như là công việc
“sống còn” của chúng con và của Gíao hội.
KỈ THUẬT 3 GIẢM 3 TĂNG TRONG TRUYỀN GIÁO
Để hỗ trợ kĩ thuật làm lúa có hiệu quả cho người nông dân, gần đây
các nhà khuyến nông đã khuyến khích nông dân áp dụng kĩ thuật theo chương
trình 3 giảm, 3 tăng (3 giảm: giảm mật độ gieo xạ, giảm phân bón
thuốc sâu, giảm chi phí đầu tư; 3 tăng: tăng năng suất, tăng chất lượng hạt
giống, tăng giá cả bán ra thị trường). Nhờ áp dụng kĩ thuật này trên cánh
đồng lúa, người nông dân giảm được chi phí đầu tư rất lớn nhưng hiệu quả kinh
tế lại khá cao.
Hơn 2000 trước Chúa Giêsu cũng đã triển khai mô hình kĩ
thuật "3giảm 3 tăng" như vậy trong chương
trình mục vụ truyền giáo của Ngài.
1. KỈ THUẬT 3 TĂNG
Bằng cách áp dụng kĩ thuật 3 tăng, Chúa Giêsu đưa ra mô hình
truyền giáo với ba tác động: Tăng đồng, tăng công, tăng lúa.
Để tăng đồng:
Chúa truyền: " … hãy
đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng".
Để tăng công:
Chúa không những chỉ thị riêng cho các tông đồ đi rao giảng tin mừng mà Chúa
Giêsu còn tuyển chọn và sai 72 môn đệ ra đi truyền giáo nữa. Như thế, một
cách nào đó, Chúa không chỉ kêu gọi các tông đồ và môn đệ truyền
giáo mà cho tất cả chúng ta. Bởi lẽ, “truyền giáo là bản chất của
Giáo hội”.
Chính nhờ Giáo hội thực hiện lệnh truyền của Chúa cách tích
cực mà người tin và theo Chúa ngày càng đông, điều này
đồng nghĩa với việc tăng lúa.
Áp dụng kỉ thuật này vào cánh đồng truyền giáo hôm nay
Để tăng đồng, ta không chỉ lưu tâm việc truyền
giáo quanh quẩn khu vực chung quanh họ đạo mình mà
còn phải bận tâm lo mở rộng ra những khu vực xa hơn “đến
tận vùng biên”.
Để tăng công, ta phải tập trung đào tạo nhân sự về
tinh thần cũng như năng lực, nhằm có thêm nhiều người tích cực cộng tác
trong việc truyền giáo.
Khi làm tốt chính sách tăng đồng, tăng công này chắc
chắn số người tin theo Chúa ngày càng đông, ấy là lúa
đã gia tăng.
2. KỈ THUẬT 3 GIẢM
Song song với chỉ thị cho các môn đệ áp dụng kỉ thuật 3 tăng trong
việc truyền giáo, Chúa Giêsu còn nhấn mạnh đến ứng dụng kỉ thuật 3 giảm:
Giảm cậy vào sức mình
cũng như giảm trừ chủ nghĩa cá nhân.
Để giảm bớt đi tính kiêu căng tự mãn ỷ lại vào sức mình nên điều
đầu tiên mà Chúa Giêsu lưu ý khi sai các môn đệ đi loan báo tin mừng đó là phải
cầu xin: “Trước tiên hãy xin chủ
ruộng…”. (Mt 7,7-8; Lc 11,9-10; Ga 14,13-14).
Tiếp đến, để trách óc cục bộ và giảm trừ chủ nghĩa cá nhân, Chúa
Giêsu đã chỉ thị các môn đệ: “đi từng hai
người một” khi sai các ông ra đi rao giảng tin mừng.
Ý thức những lời cảnh tỉnh của Chúa Giêsu, mỗi chúng ta phải luôn
tự nhủ lòng rằng: Thành công trong việc truyền giáo không hệ tại bởi tài năng
của cá nhân một ai, mà hệ tại ở việc nương tựa vào sức mạnh quyền năng của
Chúa. Chúa mới là Đấng đánh động lòng người và thuyết phục
con người tin theo Chúa, người phàm chỉ là dụng cụ
Chúa dùng chứ khôngphải là chủ ruộng.
Do truyền giáo là nhiệm vụ chung của Giáo hội nên chúng ta cần
phải cộng tác và phối hợp với nhau dưới sự điều phối và hướng dẫn chung của
Giáo hội, nhờ thế tạo nên một khối thống nhất, làm thành sức mạnh lớn lao cho
lời rao giảng.
Giảm nương tựa và bám víu
vào của cải vật chất
Khi sai các môn đệ ra đi truyền giáo, Chúa Giêsu mong muốn các môn
đệ phải sống tinh thần siêu thoát khi truyền dạy các ngài: “....khi đi các con đừng mang theo túi tiền,
bao bị……”. Với tinh thần siêu thoát, Chúa khuyến cáo các môn đệ đừng quá
bám víu vào của cải vật chất, nhưng phải bám víu vào sức mạnh của Chúa; với
hành trang nhẹ nhàn không mang theo gánh nặng vật chất, Chúa ý thức người môn
đệ phải đặt mối ưu tư truyền giáo lên hàng đầu. Bằng đời bấp bênh nghèo khó,
người môn đệ sẽ dễ dàng đến người nghèo, sống với người nghèo. Sống nghèo chính
là lời rao giảng hùng hồn nhất về Tin mừng của Chúa. Chấp nhận sống nghèo cũng
là cách minh chứng cụ thể cho mọi người thấy niềm tin, lòng cậy trông phó thác
vào tình thương Chúa nơi người môn đệ.
Giảm dính bén đến tình
cảm cá nhân
Một trong những trở ngại dễ làm chùng bước cho việc truyền giáo là
nhiều cán bộ của Chúa quá bận tâm và dính bén với tình cảm cá nhân.
Nơi nào sung sướng thì muốn bám trụ để hưởng thụ, còn nơi nào
nghèo khó thì ngại không muốn đến và ở lại đó. Bởi đến với người nghèo họ có gì
mà thết đãi hay biếu xén, ngược lại đến với người giàu thì được ăn uống no say,
lắm khi được quà bíu xén.
Đáng buồn hơn là không ít những cán bộ truyền giáo của Chúa lại
dính bén vào chuyện tình cảm cá nhân, thích tham gia vào những cuộc chuyện trò
vô bổ làm mất giờ, mất sức, lắm khi quên đi nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết
cho việc truyền giáo.
Tóm lại truyền giáo là nhiệm vụ cấp bách và là nhiệm vụ sống còn của Giáo Hội. Vì thế mọi thành phần dân Chúa phải tích cực góp phần cho việc truyền giáo; đồng thời phải tận dụng hết những khả năng Chúa ban và sử dụng triệt để mọi kỉ năng Chúa dạy để thi hành nhiệm vụ truyền giáo. Nhờ ý thức trách nhiệm và áp dụng đúng những kĩ năng Chúa chỉ dạy, hy vọng cánh đồng truyền giáo ngày càng được mở rộng và số lượng người tin theo Chúa mỗi ngày được gia tăng.
Tóm lại truyền giáo là nhiệm vụ cấp bách và là nhiệm vụ sống còn của Giáo Hội. Vì thế mọi thành phần dân Chúa phải tích cực góp phần cho việc truyền giáo; đồng thời phải tận dụng hết những khả năng Chúa ban và sử dụng triệt để mọi kỉ năng Chúa dạy để thi hành nhiệm vụ truyền giáo. Nhờ ý thức trách nhiệm và áp dụng đúng những kĩ năng Chúa chỉ dạy, hy vọng cánh đồng truyền giáo ngày càng được mở rộng và số lượng người tin theo Chúa mỗi ngày được gia tăng.
NÊN
GIỐNG CHÚA GIÊSU
TRONG
NHIỆM VỤ TRUYỀN GIÁO
Thống kê cho biết: Hiện tại Người Công giáo chỉ chiếm 17,2% trên
toàn thế giới; Châu Á dừng lại ở mức 2,9%, đất nước Việt Nam là 6,87%, riêng
Giáo Phận Cần Thơ chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 3,4 phần trăm. Như vậy,
cánh đồng truyền giáo vẫn còn bao la.
Nhu cầu truyền giáo vẫn luôn là nhu cầu khẩn
thiết và phải là ưu tư số một của Giáo Hội, của Giáo Phận và cũng là của
từng người tín hữu chúng ta.
Khi thiết lập Giáo Hội, Chúa Giêsu đã trao sứ vụ rao giảng Tin
Mừng cho các Tông Đồ và ngày nay cho từng người tín hữu. Bổn phận này chúng ta
đã lãnh nhận khi chịu phép rửa tội và được củng cố nhờ bí tích thêm sức.
Nhưng làm thế nào để thực hiện sứ mạng cấp thiết này?
Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta một vài cách thức:
- Hãy nên giống Chúa, biết "chạnh lòng thương" đối với
tha nhân, nhất là những người bị bỏ rơi....
- Hãy nghe theo lời Chúa dạy, là cầu xin với Chúa, chủ mùa gặt, vì
chỉ có Chúa mới đánh động lòng người và làm cho người khác tin Chúa mà thôi;
chứ người phàm không có khả năng làm được điều đó. Cầu xin cho có nhiều thợ gặt
lành nghề sẵn sàng dấn thân hy sinh lo cho việc truyền giáo; đồng thời, chúng
ta cũng cầu xin cho từng người chúng ta biết tích cực góp công sức, thời giờ,
sức khỏe và cả của cải tiền bạc để lo cho việc truyền giáo.
- Cuối cùng hãy làm theo ý Chúa, mỗi kitô hữu phải có một đời sống
tốt lành thánh thiện để làm gương sáng cho người khác; vì như Đức giáo hoàng
Gioan Phaolô II đã nói : “Người thời nay không thích những thầy dạy cho
bằng nhân chứng”. Chúng ta chỉ có thể truyền giáo bằng gương sống của
chúng ta qua việc sẵn sàng giúp đỡ mọi người theo tinh thần bác ái của Tin
mừng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét