Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

THÁNH GIUSE 
DẠY TA SỐNG TINH THẦN MÙA CHAY
Lm. Seoka

Không biết vô tình hay hữu ý, năm nào cũng vậy, GH lại mừng kính thánh Giuse vào đúng lịch PV mùa chay.
Chắn hẳn GH rất có lý. Bời lẽ nếu mùa chay là mùa sám hối, trở về, thì sự trở về sâu xa nhất lại chính là trở về chính mình và trở về với Thiên Chúa. Nói như vậy thì hơn ai hết Thánh Giuse chính là mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta về sự trở về ấy.
1. Trước hết thánh Giuse dạy ta bài học trở về với chính mình trong thinh lặng.
Khi đọc  các sách Tin Mừng, ta không thấy thuật lại bất cứ lời nào của thánh Giuse, dù chỉ một lời nói với Mẹ Maria hay với Chúa Giêsu. Ngay cả khi gặp trẻ Giêsu ở trong  Đền Thờ sau những ngày lo âu tìm kiếm cũng không thấy lời nào của ngài hé lộ. Có lẽ hơn ai hết thánh Giuse thấu hiểu về sự quý giá của thinh lặng. 
Đúng thế cha ông chúng ta đã từng nói: "lời nói là bạc, im lặng là vàng": nên chi thinh lặng giá trị hơn nói, vì nói chỉ là bạc mà im lặng mới là vàng; là vàng thì bao giờ cũng quí hơn bạc!
Hơn nữa thinh lặng còn là biểu hiện cho sự hiểu biết của một con người. Ông bà ta thường nói “Ngôn giả bất tri, tri giả bất ngôn” : Người không biết thì lại nhiều lời vì tưởng người khác không biết như mình, ngườì biết thì lại không nói, vì nghĩ rằng mọi người đều biết. Ông Heidegger khuyên chúng ta thực tập thinh lặng, bớt nói, bớt phát biểu, bớt bàn tán….không phải là ta ngu muội, vô tri, nhưng để cho tâm hồn của chúng ta hoà quỵện với sinh linh vạn vật, và chỉ khi đó chúng ta mới có thể thấu đạt hết mọi ngóc ngách, thông tường mọi thế thái, biến chuyển trong sự biểu đạt khôn cùng của nhân sinh, và của nhiên giới.
Nhưng thực tế đời sống cho thấy chúng ta lại thích nói và nói nhiều hơn là yêu mến sự thinh lặng. Chính vì thế mà chúng ta đã sai lỗi quá nhiều trong lời nói vì “đa ngôn thì đa quá”. Nói nhiều thì trở nên nói dai và kéo theo nói dở, nói ẩu và dại nữa. Do đó hãy thận trọng trong lời nói. Bởi lời nói sẽ trở nên mối nguy cơ đánh mất tình thương, chia cắt tình thân và gây nên đau khổ cho nhau.
Ném một lông vịt vào trong gió, thì làm sao nhặt lại được. Một lời nói ra bốn ngựa đuổi theo cũng không kịp “tứ mã nan truy”. Nên trong những lúc gặp phải những căng thẳng và sóng gió trong đời,  ta hãy học cùng thánh Giuse bài học thinh lặng để lắng nghe được tiếng Chúa khẻ nói với ta mà làm theo, nhờ đó chúng ta sẽ ngăn chặng được những đổ vỡ đáng tiếc xảy ra trong cuộc sống.

2. Thứ hai thánh Giuse dạy ta bài học sự tín thác và sự vâng phục Thiên Chúa.
Nếu ông Giacaria nghi ngờ về ý định của Thiên Chúa qua biến cố truyền tin trong đền thờ lúc dâng hương. Mẹ Maria thì ngỡ ngàng với biến cố truyền tin, thì Giuse lại hoàn toàn vâng phục thánh ý  Thiên Chúa mà không một lời chấp vấn hay bối rối gì cả.
Thánh Kinh thuật lại: khi biết được Đức Maria mang thai là do quyền năng Chúa Thánh Thần, Thánh Giuse đã không ngần ngại nhận Đức Maria về nhà mình để chở che và nuôi dưỡng. Nhận lãnh hay bảo lãnh Đức Maria về nhà cũng đồng nghĩa Thánh Giuse giải cứu Đức Maria khỏi búa rìu dư luận và thoát khỏi án tử. Việc bảo trợ Đức Maria cũng có nghĩa là đồng bảo trợ Hài Nhi đang được cưu mang trong cung lòng Đức Maria. Việc nhận Đức Giêsu làm con cũng đồng nghĩa với việc bảo trợ cho Đức Giêsu sinh ra cách hợp pháp và đưa Đức Giêsu vào trong dòng tộc vua Đavít.
Vâng phục ý Chúa, không chỉ bảo trợ cho Hài nhi Giêsu sinh ra hợp pháp mà thánh Giuse còn bảo toàn mạng sống của Đức Giêsu khỏi nanh vuốt của vua Hêrôđê qua việc vâng theo lời báo mộng của Chúa trong đêm mà nhanh chóng đem mẹ Người và Hài Nhi Giêsu vượt đường xa hiểm trở gần 500 cây số xuyên qua sa mạc dài hơn 200 km không một bóng cây, không một ngọn cỏ, không một giọt nước, rất gian khổ để đến Ai-cập tị nạn.
Và khi tình hình yên ổn, một lần nữa Giuse lại nghe theo lời báo mộng bỏ Ai-cập đem gia đình trở về Palestine, định cư tại Nagiarét để chăm sóc nuôi dưỡng bằng chính công sức lao động chân chính của mình với nghề thợ mộc.
Còn chúng ta thì khác, chúng ta thường tìm ý mình hơn là ý Chúa. Mỗi khi gặp phải những nghịch cảnh xảy ra trong đời sống, ta thường kêu trách Chúa và lắm khi còn xúc phạm đến Chúa nữa. Vì chúng ta cho rằng vâng phục thánh ý Chúa là hành động hèn nhát, mất tự do và đánh mất nhân phẩm của mình. Thánh Giuse giúp chúng ta hiểu rằng:  không phải lúc nào chúng ta cũng biết được kế hoạch của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chúng ta chỉ biết rằng cách của Người thì khác với cách của chúng ta, nhưng cách của Người thì luôn luôn tuyệt vời nhất. Vì thế, hãy tín thác và vâng phục thánh ý Thiên Chúa, để chúng ta sẽ trở nên những tôi tớ trung thành và khôn ngoan theo gương thánh cả Giuse.
        Lạy Chúa, giữa bao triết lý và lắm luồng tư tưởng trong xã hội này, con phải chọn lựa như thế nào?. Giữa những nền văn hóa đa dạng và những nền văn minh phức tạp, con biết đâu là đúng, đâu là sai? Xin cho con chúng con mùa chay thánh này biết đến với thánh cả Giuse để học nơi thánh nhân bài học của sự trở về trong thinh lặng mà nhận ra thánh ý Chúa và trở về với Chúa để vâng phục thánh ý Ngài  theo gương thánh cả Giuse kính yêu. Amen


THÁNH GIUSE DẠY TA SÁM HỐI MÙA CHAY
Không biết vô tình hay hữu ý, năm nào cũng vậy, GH lại mừng kính thánh Giuse vào đúng lịch PV mùa chay.
Chắn hẳn GH rất có lý. Bời lẽ nếu mùa chay là mùa sám hối, trở về. Mà sự trở về sâu xa nhất lại chính là trở về chính mình và trở về với Thiên Chúa. Nói như vậy thì hơn ai hết Thánh Giuse chính là mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta về sự trở về ấy.
1. Trước hết thánh Giuse dạy ta bài học trở về với chính mình trong thinh lặng.
Khi đọc  các sách Tin Mừng, ta không thấy thuật lại bất cứ lời nào của thánh Giuse, dù chỉ một lời nói với Mẹ Maria hay với Chúa Giêsu. Ngay cả khi gặp trẻ Giêsu ở trong Đền Thờ sau những ngày lo âu tìm kiếm cũng không có lời nào của ngài hé lộ. Có lẽ qua đó, Thánh Kinh nhằm đề cao giá trị của sự thinh lặng nơi thánh Giuse.
Đúng vậy thinh lặng là thái độ hết sức quý giá: Người đời thường nói: "lời nói là bạc, im lặng là vàng": thinh lặng hơn nói, vì nói chỉ là bạc mà im lặng mới là vàng; là vàng thì bao giờ cũng quí hơn bạc! Nhờ thinh lặng mà thánh Giuse có thời giờ gắn bó với Chúa cách sâu xa để nhờ đó ngài dễ dàng nhận ra ý Chúa và cũng dễ dàng chấp nhận thực thi thánh ý Chúa dẫu cho đó là điều không dễ dàng vì đụng chạm đến giá trị và quyền lợi cá nhân của ngài (cha chay và chồng chay). 
Thinh lặng là biểu hiện của sự hiểu biết: Ông bà ta vẫn nói “Ngôn giả bất tri, tri giả bất ngôn” : Người không biết thì lại lắm mồm vì tưởng người khác không biết như mình, ngườì biết thì lại không nói, vì nghĩ rằng mọi người đều biết. Heidegger khuyên chúng ta thực tập thinh lặng, bớt nói, bớt phát biểu, bớt bàn tán….không phải để ta nên ngu muội, vô tri, nhưng để cho tâm khảm suy nghĩ của chúng ta hoà quỵện với sinh linh vạn vật, và chỉ khi đó chúng ta mới có thể thấu đạt hết mọi ngóc ngách, thông tường mọi thế thái, biến chuyển trong sự biểu đạt khôn cùng của nhân sinh, của nhiên giới. Đó cũng là ý nghĩa mà nhà thơ tài danh của Ấn Độ Rabindranath Tagore muốn chuyển tải khi ông viết: “Nước trong chậu thì sóng sánh; nước trong biển cả thì thẫm đen.....”
Chính nhờ sự thinh lặng trong đêm vắng, Thánh Giuse đã nhận ra được ý muốn của Chúa, lắng nghe được Lời Chúa nói. Phân biệt được điều gì đúng, điều gì sai và chọn lựa cách thế thực hiện như thế nào đẹp ý Chúa nhất. Chính vì thế ngài đã hết lòng bảo vệ, chăm sóc Đức Maria và Hài Nhi Giêsu vượt qua những sóng gió của cuộc đời. Và trở nên “người công chính”.
Thinh lặng chính là thầy dạy sự khôn ngoan:
Nhìn vào đời sống, chúng ta thầy rằng mình đã sai lỗi quá nhiều trong lời nói. Bởi vì “đa ngôn thì đa quá”. Nói nhiều thì trở nên nói dai và kéo theo nói dở, nói ẩu và dại. Bởi đó hãy thận trọng trong lời nói. Ném một lông vịt vào trong gió, thì làm sao nhặt lại được. Một lời nói ra bốn ngựa đuổi theo cũng không kịp “tứ mã nan truy”. Vì vậy mà lời nói sẽ trở nên mối nguy cơ đánh mất tình thương, chia cắt tình thân và gây nên đau khổ cho nhau.
Hãy học cùng thánh Giuse bài học thinh lặng nhất là trong nhữn giây phút căng thẳng và sóng gió. Bởi nếu biết thinh lặng đúng lúc ta sẽ chặng được 90% đổ vỡ đáng tiếc, vì thinh lặng là thái độ khôn ngoan nhất của con người và là phương thuốc chữa lành những tội lỗi xấu xa.
Truyện kể rằng: Xưa một nhà vua Ấn Độ, muốn thử nhân tài của một nước Chư hầu liền gửi tới nước này ba pho tượng vàng, giống hệt nhau. Nhà vua Ấn Độ yêu cầu nhà vua Chư hầu cho biết trong ba pho tượng vàng này, đâu là pho tượng quí giá nhất.
Nhà vua nước Chư hầu cho triệu tập các nhà thông thái tới để đánh giá ba pho tượng vàng này, tìm ra xem pho tượng nào quí giá nhất. Các nhà thông thái nghĩ ngay tới giá trị của mỗi pho tượng sẽ căn cứ vào cân nặng nhẹ, hoặc vào tuổi vàng tốt xấu, hoặc căn cứ vào nghệ thuật tìm thấy trên ba pho tượng vàng! Nhưng rồi các nhà thông thái đành phải bó tay, vì ba pho tượng này giống hệt nhau về nghệ thuật, khối lượng và tuổi vàng.
Nhà vua nước Chư hầu rất buồn, vì không biết được giá trị hơn kém của ba pho tượng. Vua liền cho loan báo khắp nước: Ai tìm được bí mật giá trị của mỗi pho tượng sẽ được trọng thưởng.
Có một người tù, biết chuyện xin được xem ba pho tượng và nếu anh ta tìm ra giá trị hơn kém của ba pho tượng này thì anh chỉ xin một điều kiện là cho anh được tự do.
Lập tức nhà vua cho anh xem ba pho tượng. Vừa ngó xong ba pho tượng, anh ta xin một cọng rơm. Chỉ trong ít phút, anh đã khám phá ra giá trị hơn kém của ba pho tượng vàng.
Anh lấy cọng rơm chọc vào lỗ tai pho tượng thứ nhất, thì thấy cọng rơm xuyên từ lỗ tai này sang lỗ tai kia, anh bảo: “ đây là pho tượng ít giá trị nhất, vì nó tượng trưng cho hạng người nghe điều gì, vừa vào tai nọ, đã ra tai kia, không biết ghi nhớ, không để tâm gì suy nghĩ điều đã nghe”.
Anh ta lại lấy cọng rơm chọc vào lỗ tai pho tượng thứ hai, thì thấy cọng rơm đi từ lỗ tai chạy xuống miệng pho tượng. Anh bảo: “pho tượng này hơn pho tượng trước là vì nó tượng trưng cho hạng người biết nghe, biết nhớ nhưng mắc khuyết điểm là: vừa nghe được gì đã vội nói ngay, không suy nghĩ xem điều mình nghe đúng hay sai, nói ra có lợi hay có hại”.
Anh lại lấy cọng rơm chọc vào lỗ tai pho tượng thứ ba, thì thấy cọng rơm đi từ lỗ tai chạy xuống bụng. Anh nói: “pho tượng này quý giá nhất, vì nó tượng trưng cho hạng người biết nghe, biết nhớ, biết để lòng suy nghĩ, biết ghi vào tâm dạ mình.
Vua nước lớn nghe được lời giải đáp của thần dân nước nhỏ thì vô cùng kính nể. Ông về nói với các quan trong triều: “Nước họ có người thông minh tài giỏi như vậy, hẳn nước họ là nước mạnh mẽ, hưng thịnh, ta nên giao hoà với họ chứ không nên giao chiến”.

2. Thứ hai thánh Giuse dạy ta bài học về sự tín thác và sự vâng phục Chúa.
Nếu ông Giacaria nghi ngờ về ý định của Thiên Chúa qua biến cố truyền tin của thiên thần Chúa nơi đền thờ và Mẹ Maria ngỡ ngàng trước lời mời gọi của Thiên Chúa nơi biến cố truyền tìn, thì Giuse lại hoàn toàn vâng phục không một lời chấp vấn hay bối rối gì cả.
Thánh Kinh thuật lại: khi biết được Đức Maria mang thai là do quyền năng Chúa Thánh Thần, Thánh Giuse đã không ngần ngại nhận Đức Maria về nhà mình để chở che và nuôi dưỡng. Nhận lãnh hay bảo lãnh Đức Maria về nhà cũng đồng nghĩa Thánh Giuse giải cứu Đức Maria khỏi búa rìu dư luận và thoát khỏi án tử. Việc bảo trợ Đức Maria cũng có nghĩa là đồng bảo trợ Hài Nhi đang được cưu mang trong cung lòng Đức Maria. Việc nhận Đức Giêsu làm con cũng đồng nghĩa với việc bảo trợ cho Đức Giêsu sinh ra cách hợp pháp và đưa Đức Giêsu vào trong dòng tộc vua Đavít.
Vâng phục ý Chúa, không chỉ bảo trợ cho Hài nhi Giêsu sinh ra hợp pháp mà thánh Giuse còn bảo toàn mạng sống của Đức Giêsu khỏi nanh vuốt của vua Hêrôđê qua việc vâng theo lời báo mộng của Chúa trong đêm mà nhanh chóng đem mẹ Người và Hài Nhi Giêsu vượt đường xa hiểm trở gần 500 cây số xuyên qua sa mạc dài hơn 200 km không một bóng cây, không một ngọn cỏ, không một giọt nước, rất gian khổ để đến Ai-cập tị nạn.
Và khi tình hình yên ổn, một lần nữa Giuse lại nghe theo lời báo mộng bỏ Ai-cập đem gia đình trở về Palestine, định cư tại Nagiarét để chăm sóc nuôi dưỡng bằng chính công sức lao động chân chính của mình với nghề thợ mộc.
Còn chúng ta thì khác, chúng ta thường tìm ý mình hơn là ý Chúa. Và mỗi khi gặp phải những tai ương hoạn nạn, chúng ta thường kêu trách và xúc phạm đến Chúa, vì chúng ta cho rằng Chúa bất công và vâng lời chỉ là một hành động hèn nhát, mất tự do và chôn vùi nhân phẩm.
Chúng ta không phải lúc nào cũng biết được kế hoạch của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chúng ta chỉ biết rằng cách của Người thì khác với cách của chúng ta, nhưng cách của Người thì luôn luôn tuyệt vời nhất. Vì thế, hãy tín thác và vâng phục thánh ý Thiên Chúa, để chúng ta sẽ trở nên những tôi tớ trung thành và khôn ngoan như thánh cả Giuse ngày xưa.
Truyện kể rằng: Có 3 cái cây trên một ngọn đồi trong rừng, cùng tranh luận với nhau về những hi vọng và giấc mơ của chúng...
Cái cây đầu tiên nói: “Tôi hi vọng một ngày nào đó tôi sẽ trở thành tủ đựng vàng bạc châu báu. Tôi sẽ được nhét đầy vàng, bạc và ngọc quý, được trang hoàng với nghệ thuật chạm khắc cầu kỳ và mọi người sẽ thấy rằng tôi rất đẹp”.
Đến lượt mình cây thứ hai nói: "Tôi ao ước sẽ được là một con thuyền mạnh mẽ. Tôi sẽ chuyên chở các vị vua và hoàng hậu đến mọi nơi trên thế giới. Mọi người sẽ cảm thấy an toàn khi ngồi trên thuyền tôi vì thân tàu mạnh mẽ và vững chắc".    
Cuối cùng cây thứ ba mơ ước: "Tôi muốn được là một cây cao lớn và mạnh mẽ nhất trong rừng. Mọi người sẽ nhìn thấy tôi trên ngọn đồi, nhìn lên các cành của tôi và biết rằng tôi đang vươn cao và gần bầu trời đến mức nào. Tôi sẽ mãi là cái cây vĩ đại nhất và mọi người sẽ luôn nhớ đến tôi".
Sau nhiều năm cẩu nguyện, ngày mong đợi của chúng cũng đến - một nhóm người lấy gỗ đến khu rừng đó.
Một người trong bọn họ tiến đến bên cây thứ nhất và nói: "Cây này trông có vẻ chắc lắm đấy. Tôi nghĩ là tôi sẽ bán nó cho anh thợ mộc" và anh bắt đầu đốn cây. Cái cây cảm thấy rất hạnh phúc vì nó nghĩ rằng anh thợ mộc sẽ dùng nó để đóng thành một hộp đựng đồ quý giá...    
Nhìn thấy cây thứ hai, người thợ rừng bảo: "Cây này cũng chắc lắm đấy, ta sẽ bán nó cho một hãng đóng thuyền". Cây thứ hai vô cùng sung sướng vì nghĩ rằng mình sắp được đóng thành một con thuyền lớn.
Khi người thợ rừng tiến đến gần cây thứ ba, nó cảm thấy thật sợ hãi bởi vì nó biết rằng nếu ông ấy hạ nó giấc mơ của nó sẽ không thể nào thành hiện thực được. Một người thợ bảo "Tôi chưa có dự định gì đặc biệt cho số cây của tôi nhưng tôi sẽ chặt cái cây này". Và ông ta cưa nó.    
Khi cây thứ nhất đến tay người thợ mộc, ông đóng nó thành máng ăn cho ngựa. Sau đó ông ấy đặt nó trong chuồng ngựa và chất đầy cỏ khô lên. Đây không phải là điều cái cây mơ ước.
Còn cây thứ hai, nó được xẻ ra và đóng thành một cái thuyền câu cá nhỏ. Mơ ước được trở thành một con thuyền mạnh mẽ và được chở các vị vua đã kết thúc.
Cây thứ ba thì bị cưa thành những thanh gổ lớn và bị xếp vào một góc tối tăm, hôi hám.    
Rồi năm tháng trôi qua, những cái cây đã quên hết ước mơ của mình. Thế rồi một ngày nọ một người đàn ông và một phụ nữ đến bên chuồng ngựa. Cô ấy sinh nở tại đây và họ đặt đứa bé nằm trong lớp cỏ khô trong máng ăn được đóng từ cây thứ nhất. Người đàn ông ao ước có được một cái giường cũi cho đứa bé và ông ấy sẽ sử dụng cái máng với mục đích này. Cái cây cảm nhận được tầm quan trọng của việc này và nó biết rằng nó đang giữ trong tay một tài sản quý báu nhất.
Vài năm sau, có một nhóm người bước lên chiếc thuyền câu được làm từ cây thứ hai. Một người đàn ông mệt và ngủ thiếp đi. Trong khi họ đang lênh đênh trên biển, một cơn bão lớn nổi lên và cái cây không nghĩ rằng mình đủ mạnh để đưa họ qua cơn sóng to gió lớn này. Họ đánh thức người đàn ông đang nằm ngủ, ông ấy đứng dậy và nói: "Biển lặng". Ngay tức thì
cơn bão tan biến. Trong lúc này cây thứ hai biết rằng nó đang được chở vị vua của tất cả các vị vua trên thuyền.
Cuối cùng cũng có người đến và mang cái cây thứ ba đi. Nó được khiêng qua các con đường. Suốt dọc đường người ta nhạo báng người đàn ông đang khiêng nó. Khi họ lên đến đỉnh đồi, người đàn ông kia bị đóng đinh trên cây và bị treo ở đó cho đến chết. Ngày Chúa nhật đến, cái cây cảm thấy mình đủ mạnh để đứng trên đỉnh đồi và thật gần với Thượng Đế bởi vì Chúa đã bị đóng trên thân của nó.
Do vậy, khi mọi việc diễn tiến không đúng với những gì ta mơ ước, hãy luôn tin tưởng và phó thác vào Chúa bởi vì Người luôn luôn có sẵn kế hoạch cho chúng ta. Hãy vững tin rồi chúng ta sẽ nhận được quà tặng từ Người. Giống như những cây kia, cuối cùng cũng đạt được giấc mơ của mình tuy không hoàn toàn giống như những gì chúng nguyện cầu.
Lạy Chúa, giữa bao triết lý và lắm luồng tư tưởng trong xã hội này, con phải chọn lựa như thế nào?. Giữa những nền văn hóa đa dạng và những nền văn minh phức tạp, con biết đâu là đúng, đâu là sai? Xin cho con biết học nơi thánh Giuse bài học của thinh lặng để trở về với chính mình và với Chúa. Xin cho con biết chọn tiếng Chúa mời gọi hơn là tiếng đời thúc đẩy và nỗ lực thi hành tiếng Chúa với hy vọng được trở nên công chính theo gương thánh cả Giuse kính yêu. Amen


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN Lm. Nguyệt Giang CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN-B KÍNH TRỌNG THỂ CHÚA KITÔ, VUA VŨ TRỤ Đn 7,...