SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN III THƯỜNG
NIÊN
CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN A
Mùng Hai Tết: Kính Nhớ Tổ Tiên
Có một câu chuyện về tình mẹ rất đẹp được kể lại trong “Sự Tích
Cây Vú Sữa” như sau:
Ngày xưa, ở vùng Lái Thiêu (thuộc tỉnh Sông Bé) có hai mẹ con sống
đơn chiếc bên nhau. Thương con trai mồ côi bố, người mẹ hết sức cưng chiều con.
Vì quá nuông chiều, cậu bé trở nên nghịch phá và ham chơi.
Một ngày kia, vì phá phách, bị mẹ quở mắng, cậu bé bỏ nhà ra đi.
Cậu đi lang thang hết ngày này sang ngày khác, ai cho cái gì thì ăn cái ấy.
Một hôm, cậu quyết tâm trở về với mẹ. Sau bao ngày lặn lội, cậu
cũng về tới nhà. Cảnh vật còn nguyên, nhưng mẹ cậu thì không còn nữa. Cậu bé
đâu có biết rằng mẹ cậu vì mong mãi con không về nên đã sinh bệnh rồi chết, hóa
thành một cây xanh.
Cậu bé gọi hoài, gọi mãi không thấy mẹ. Cậu chỉ biết ôm lấy cây
xanh mà khóc. Bỗng cây xanh run rẩy và rơi xuống một trái to, da căng mịn và
xanh óng ánh.
Vừa đói, vừa mệt, cậu bé đưa quả lên rồi cắn một miếng, dòng sữa
trắng trong quả trào ra, như dòng sữa mẹ thật thơm ngon.
Vỏ cây xù xì như bàn tay lam lũ của mẹ, lá cây một mặt xanh bóng,
một mặt đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Mẹ không còn nữa, nhưng mẹ vẫn đứng đó
để nuôi con bằng dòng sữa mẹ ngọt ngào.
Từ đó, người ta gọi cây xanh ấy là cây vú sữa, để tưởng nhớ đến
tình mẹ thiêng liêng và cao cả.
Không lời lẽ nào có thể diễn tả hết tình mẹ tình cha; cũng không
bút mực nào có thể tát cạn được công cha nghĩa mẹ. Bởi lẽ :
“Công cha như
núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi!”.
Chính vì thế mà trong những ngày tết GH không quên
nhắc chúng ta nhớ đến cội nguồn gốc rễ của mình qua việc kính nhớ tổ tiên ông
bà cha mẹ.
Người Việt Nam chúng ta rất coi trọng chữ hiếu và luôn đặt nó lên
hàng đầu. Chữ hiếu đó được người Việt chúng ta biểu lộ qua nhiều cách thế khác
nhau:
- Trong lòng thì hằng ghi tâm khắc cốt công ơn sinh thành, dưỡng
dục của tổ tiên, ông bà cha mẹ. Và ai cũng đều ý thức được rằng các ngài chính
là nguồn gốc và là mối dây linh thiêng, huyền nhiệm liên kết tất cả mọi con
cháu lại thành một giòng tộc.
- Bên ngoài thì thường xuyên thăm hỏi, an ủi, chăm sóc sức khỏe,
tặng quà, và quy tụ lại với nhau chung quanh các ngài để biểu lộ lòng tôn kính,
biết ơn và yêu mến. Còn khi các ngài khuất bóng, thì con cháu không quên làm
giỗ kỵ, tết nhất thì thắp nhang, cúng hoa quả, bánh mứt đầy ắp để tưởng nhớ và
khấn cầu. Nhất là trong những ngày Thanh minh, ngày giỗ con cháu thường
ra viếng mộ, quét dọn và trang hoàng
lại mộ phần của các ngài cho khang trang, sạch đẹp.
- Riêng với người Công giáo, mẹ
Giáo Hội còn nhắc nhở con cái mình dành đặc biệt ngày Mùng Hai Tết để hướng về
tổ tiên ông bà cha mẹ mà tỏ lòng thảo hiếu. Vì trong 10 điều răn Thiên Chúa phán dạy, 3 điều răn đầu thì nói đến
bổn phận của con người đối với thiên Chúa, nhưng liền ngay đó, điều răn thứ bốn
Chúa dạy chúng ta phải thảo kính ông bà cha mẹ. Đây không phải là lời khuyên mà
là một điều luật nên buộc chúng ta phải thi hành, ai không thi hành thì phạm
tội chứ không chỉ là phạm lỗi bình thường.
Để giúp chúng ta thể hiện lòng hiếu thảo ấy cho đúng ý muốn của
Chúa, sách giáo lý công giáo cũng đã chỉ cho chúng ta phải hiếu thảo như thế
nào. Đó là phải yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ các ngài khi còn sống
cũng như đã qua đời.
- Đặc biệt, trong 3 bài đọc lời Chúa hôm nay đều nhấn mạnh đến
lòng hiếu thảo:
Bài đọc 1, sách Huấn ca đã đề cập đến lòng hiếu thảo của con cái
đối với cha mẹ. Theo tác giả Ben Sira, lòng hiếu thảo đối với cha mẹ đem lại
nhiều lợi ích:
- Được đền bù tội lỗi.
- Được con cái cháu chắt thảo hiếu lại.
- Sẽ được Chúa nhận lời.
Bài đọc 2, thư gửi cho tín hữu Ephêsô, thánh Phaolô khuyên bảo con
cái: “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là
điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời
hứa: để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này”(Ep 6,1-3).
Còn bài Tin mừng, Chúa Giêsu xác quyết lại điều răn thứ bốn mà TC
đã truyền dạy khi xưa. Và Người cũng lên án mạnh mẽ những kẻ nào dám sống bất
hiếu đối với ông bà, cha mẹ của mình: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ. Kẻ nào nguyền
rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử”.
Điều đáng buồn là ngày nay có khá nhiều người trẻ đã coi thường
điều răn Chúa dạy và chối bỏ truyền thống tốt đẹp của cha ông. Họ cho rằng hiếu
thảo theo truyền thống văn hóa cha ông để lại nay đã lỗi thời trong thời đại
tiến bộ 4.0, văn minh và dân chủ như ngày nay.
Sống trong thời đại phát triển như ngày nay, con cái đến tuổi khôn
là muốn vượt thoát khỏi gia đình để sống độc lập tự do, không cần đến sự hướng
dẫn bảo ban của ông bà cha mẹ nữa. Nhưng họ lại quên rằng: “Khôn
đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già” (Tục ngữ). Cha mẹ có tuổi tuy già yếu thật, nhưng với
kinh nghiệm và khôn ngoan thì chắc hẳn sẽ nhiều hơn con cháu. Vì thế người đời
mới có câu tục ngữ: “Người 70 còn phải học người 71”, để nhắc nhở
phận con cháu như chúng ta.
Ngày nay con cái hình như có cảm giác như không còn muốn nuôi
dưỡng cha mẹ trong lúc tuổi già nữa vì nhiều người cho đó là vướn bận và là
gánh nặng. Để giải quyết bớt vướn bận và gánh nặng ấy, xã hội đã đưa ra giải
pháp bằng cách xây dựng lên những viện dưỡng lão, con cái chỉ việc gửi cha mẹ
vào đó, rồi lâu lâu ghé qua, gửi ít đồng tiền, hay một món quà nào đó cho cha
mẹ già là xem như chu toàn bổn phận hiếu thảo, mặc cho cha mẹ phải sống cô đơn
vì thiếu vắng tình thân. Họ đâu hiểu được cha mẹ cần tình thương hơn là tiền
bạc, cần sự viếng thăm hơn là của cải.
Ông bà và anh chị em thân mến, “cha mẹ” hai từ ấy rất thiêng liêng
và cao quí. Thế nhưng nhiều người trong chúng ta ngày nay đã vô tình hay cố ý
quên đi ý nghĩa và giá trị thiêng liêng cao quí của nó. Nên đây đó vẫn còn
những lời nói, những hành vi bất hiếu với ông bà cha mẹ và người lớn. Mỗi khi
nghe ai đó gọi cha mẹ mình bằng “ông này, bà nọ”, hay tỏ ra thái độ bất xứng
trước mặt ông bà cha mẹ, thầy cô…chắc hẳn ai trong chúng ta cũng nhói lòng!
Hôm nay, mùng hai tết, GH nhắc nhở chúng ta hướng về tổ tiên ông
bà cha mẹ để bày tỏ lòng hiếu thảo qua việc tưởng nhớ, dâng những hy sinh công
đức và tham dự thánh lễ để cầu nguyện cách đặc biệt cho các ngài. Đó là những
việc làm tựa như những đóa hoa tươi đẹp, ngào ngạt hương thơm dâng kính ông bà
cha mẹ chúng ta trong những ngày đầu năm mới, chắc chắn đó sẽ mang đến niềm vui
cho ông bà cha mẹ và cũng là điều làm đẹp lòng Thiên Chúa.
Xin
cho mỗi người trong chúng ta luôn biết trân trọng những giá trị
truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam mà sống thảo hiếu đối với tổ tiên, ông
bà, cha mẹ của chúng ta đúng theo tinh thần của GH, qua việc thi hành điều răn
hiếu thảo do chính Chúa phán dạy.
Thứ
hai: Mc 3, 22-30
Người
Việt có câu: “Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra
làm mười”. Đây là câu tục ngữ, ý nói khi yêu thương, quý
mến nhau thì dành cho nhau những thứ ngon lành, đầy đặn,
còn khi đã ghét bỏ nhau thì cư xử với nhau nhạt nhẽo, không
tử tế.
Tin
mừng hôm nay cho biết những người Biệt Phái vì ghen ghét Chúa Giêsu nên đã tìm
mọi cách để hạ uy tín và hãm hại Người. Ngay cả những thực tại chân lý mà họ
cũng bẻ cong để gán ghép một cách ác ý cho Chúa Giêsu.
Chứng
kiến những phép lạ chữa bệnh và trừ quỷ mà Chúa Giêsu thực hiện, phần đông dân
chúng vui mừng ngợi khen và tôn vinh Chúa Giêsu, nhưng bên cạnh đó lại có những
người vì sợ mất chổ đứng và uy tín nên trở nên ghen tỵ với Chúa Giêsu nên họ
tìm mọi cách để hạ bệ uy tìn của Người.
Cụ
thể Tin mừng hôm nay họ gán ghép ác ý là Chúa Giêsu đã bị quỷ nhập và đã dùng
sức mạnh của quỷ vương để trừ quỷ nhỏ ám hại con người. nhằm lay động đức tin
của quần chúng, nhằm kéo cái nhìn của đám đông về họ mà loại trừ Đức Giêsu.
Trước
lời vu khống thiếu nền tảng ấy Chúa Giêsu đã vạch ra cho dân chúng thấy rõ giả
tâm của họ qua việc đưa ra những luận cứ giải thích hết sức rõ ràng:
-
Ma quỷ chắc chắn sẽ không chống đối nhau. Nên không có chuyện tướng quỷ lớn
tiêu diệt quỷ nhỏ. Làm như vậy thì thế lực của Satan sẽ tan rã.
-
Chúa dùng hình ảnh kẻ cướp tấn công chủ nhà để lấy của và cho thấy rằng chỉ khi
kẻ cướp mạnh hơn chủ nhà thì mới không chế và tước hết của cải của chủ nhà,
bằng không nó sẽ bị chủ nhà tước lấy vũ khí và loại trừ. Ma quỷ là các Thiên
Thần sa ngã nên sức mạnh con người không thể chống đở nổi, chỉ có quyền năng
Thiên Chúa mới không chế được sức mạnh của chúng. Do đó khi Chúa Giêsu trừ khử
ma quỷ ám hại, chứng minh cho thấy Đức Giêsu chính là TC làm người.
-
Cuối cùng Chúa Giêsu cũng cảnh báo những ai cố tình chối bỏ chân lý và chai lì
trong sai lầm tội lỗi thì không thể được TC tha thứ, và cho biết đó chính là
tội xúc phạm đến CTT. Chối bỏ chân lý cũng đồng nghĩa loại trừ Chúa Thánh Thần
ra khỏi tâm hồn mình và bẻ cong Chân Lý.
Xin
cho chúng ta biết can đảm loại trừ khỏi tâm hồn mầm móng của ganh tỵ, ghen ghét
để có cái nhìn trong sáng mà nhận ra chân lý; đồng thời cũng biết can đảm sống
và làm chứng cho chân lý theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
MÙNG BA TẾT
THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM
Mỗi năm tất bật với đời
Mãi lo danh lợi, bạc tiền, áo cơm
Nhọc nhằn vất vả sớm hôm
Nguyện xin dâng Chúa, ban muôn phước lành
Ngày
mùng một Tết, GH mời gọi chúng ta hướng về tương lai mà cầu xin Thiên Chúa
thương ban ơn bình an cho năm mới.
Ngày
mùng hai Tết, GH nhắc nhở chúng ta hướng về quá khứ để tỏ lòng hiếu kính đối tổ
tiên, ông bà cha mẹ mà dâng lời nguyện xin cho các ngài.
Hôm
nay, ngày mùng ba Tết, GH mời gọi chúng ta hướng về hiện tại để sống tâm tình
hiệp thông với thiên nhiên, vũ trụ vạn vật mà ra sức lao động cộng tác với
Thiên Chúa để làm ra của cải thăng tiến bản thân và phục vụ mọi người.
Vì
thế mà lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta hãy xử dụng thật tốt những nén bạc
Chúa trao. Những nén bạc ấy chính là thời giờ, sức khỏe, tâm trí, tài năng,
công việc, hoàn cảnh, môi trường…Tuy những nén bạc ấy Chúa trao ban có khác
nhau, người ít, người nhiều. Nhưng điều đó không quan trọng. Điều quan trọng mà
Chúa muốn là chúng ta phải biết trân quý với tấm lòng biết ơn Chúa mà tận tâm,
tận lực làm việc với hết khả năng của mình mà sinh lợi thật nhiều trước mặt
Chúa, hầu mưu cầu lợi ích cho bản thân, tha nhân và nước Chúa.
Nhưng
để thực hiện được những điều đó, chúng ta phải cần đến ơn ban của Chúa. Vì thế,
trong thánh lễ này chúng ta hãy dâng lên Chúa tất cả những dự tính, kế hoạch và
công việc của chúng ta. Xin Chúa thương soi sáng hướng dẫn và nâng đỡ để mỗi
người chúng ta có được một công việc ổn định theo đúng với khả năng của mình.
Và xin Chúa ban ơn giúp sức để chúng ta hoàn thành tốt đẹp mọi công việc được
trao trong niềm vui và hạnh phúc.
Xin
Chúa thương ban ơn và chúc lành cho những công ăn việc của chúng ta trong năm
mới được tốt đẹp. Amen.
MÙNG BA TẾT
Mt 25,14-30
Ngày mùng một Tết, GH mời gọi chúng ta hướng về tương lai mà cầu xin Thiên Chúa thương ban ơn bình an cho năm mới.
Ngày mùng hai Tết, GH nhắc nhở chúng ta hướng về quá khứ để tỏ lòng hiếu kính đối tổ tiên, ông bà cha mẹ mà dâng lời nguyện xin cho các ngài.
Hôm nay, ngày mùng ba Tết, GH mời gọi chúng ta nghỉ đến hiện tại để sống tâm tình hiệp thông với thiên nhiên, vũ trụ vạn vật mà ra sức lao động cộng tác với Thiên Chúa để làm ra của cải nuôi sống bản thân và phục vụ mọi người.
Xin Chúa chúc lành cho những dự tính và công ăn việc làm của chúng ta trong năm mới này được diễn ra tốt đẹp theo thánh ý Chúa.
Ngày 18/6/2019 vừa qua, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai có báo cáo thống kê tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra 6 tháng đầu năm 2019 như sau:
Trên cả nước đã xảy ra 12 loại hình thiên tai bao gồm: 1 cơn bão; 105 trận dông lốc, sét; 4 đợt lũ quét; 4 đợt rét đậm, rét hại; 6 đợt nắng nóng; 27 vụ sạt lở tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sạt lở Cửa Đại, Hội An và 4 trận động đất...
Hậu quả là 23 người bị chết và mất tích. Hơn 18.200 căn nhà bị sập đổ, hư hỏng; 27.370 ha lúa và hoa màu bị đổ dập; 5.077 ha cây công nghiệp, cây ăn quả bị thiệt hại. 12.700 con gia súc, gia cầm bị chết. Trên 22.300m3 đất đá, bê tông; 1.427m đê, kè; hơn 1.100m bờ sông, bờ suối bị sạt lở. Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính trên 337 tỷ đồng.
Qua đó cho chúng ta thấy rằng cuộc sống và vạn vật chung quanh tất cả chỉ là phù vân. Như “bông hoa sớm nở tối tàn”, một cơn gió thoảng đủ làm cho nó biến đi, nơi nó mọc không còn lại vết tích.
Dẫu rằng đời người long đong vất vả nhưng có khi cũng chẳng thu tích được gì, nhưng con người vẫn phải nổ lực tìm kiếm cái ăn cho hôm nay và ngày mai. Càng kiếm tìm con người mới ngộ ra chân lý “làm bởi ta, ban bởi Trời”. Chính vì thế, Giáo Hội dành ngày Mồng Ba Tết để xin Chúa thánh hóa ruộng vườn, mùa màng, cây cối và xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm. Thánh Phaolô đã nói một câu rất mạnh mẽ nhưng hoàn toàn hợp lý: “Không làm việc, thì đừng ăn”, tương tự như câu mà chúng ta hay nói: “Đừng nằm chờ sung rụng”.
Người Việt Nam từ xưa vẫn tin rằng: Mưu sự tại nhân, Thành sự tại Thiên. Trời cho ai nấy hưởng. Sống nhờ ơn Trời, chết về chầu Trời.
Cha ông chúng ta luôn tin vào ông Trời rất công bình. Ông Trời như một ông chủ luôn thưởng phạt công minh: “Trời nào có phụ ai đâu”, nên “làm thì giầu, có chí thì nên”.
Hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta trao phó công việc làm ăn cho Thiên Chúa. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa quyền năng, Ngài điều khiển mọi loài. Ngài là Đấng cho mưa thuận gió hoà trên kẻ lành người dữ. Ngài là Đấng ban lại cho chúng ta sự thành công trong công việc mà thánh vương Đavít đã từng nói: “Nếu Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng bằng uổng công”.
Lịch sử nhân loại đã từng chứng minh có biết bao công trình mà không có bàn tay Thiên Chúa, hay cố tình loại trừ Thiên Chúa sẽ khó hoàn thành, đôi khi còn bị huỷ diệt.
Đó chính là sự kiện xây tháp Babel. Con người đã từng không chấp nhận thua Thiên Chúa. Họ muốn chống lại Thiên Chúa nên hợp lực với nhau để xây tháp tới Trời. Thế nhưng, lực bất tòng tâm. Công trình của họ đã bị dang dở. Họ chia rẽ nhau ngay khi công việc còn dở dang.
Gần đây nhất là vụ hoả hoạn Nước Úc, nếu Trời không mưa thì Nước Úc chỉ còn chờ cháy đến hết rừng mới không còn chỗ cháy nữa.
Thế nên, việc cầu Trời, khấn Trời dù ở khung trời văn minh hay chốn hồng hoang vẫn là cần thiết. Con người luôn bất lực trước sức mạnh của thiên nhiên. Con người như cảm thấy mình quả nhỏ bé so với vạn vật được tạo thành. Sự khiêm tốn đòi hỏi con người phải cần đến sự trợ giúp và chúc lành của Đấng Tạo Thành.
Trong tâm tình đó, hôm nay, ngày xin ơn thánh hoá công ăn việc làm. Chúng ta dâng lên Chúa những ưu tư hoài bão của chúng ta lên Thiên Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho một năm “mưa thuận gió hòa”, mùa màng trĩu hạt.
Xin Chúa là Đấng quyền năng chúc lành cho công việc của chúng ta từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.
(Dựa trên ý tưởng của Lm. Jos Tạ Duy Tuyền)
Thứ
ba: Mc 3, 31-35
Làm
thế nào để trở nên thành viên trong gia đình đức tin của Chúa? Đó là điều mà
Tin mừng hôm nay chỉ dạy chùng ta. Xin cho chúng ta để tâm nghe lời Chúa dạy và
thực hành để xứng đáng là những thành viên trong gia đình đức tin của Chúa.
Lời
Chúa hôm nay Chúa Giêsu đưa ra cho chúng ta biết những điều kiện cơ bản cần
thiết để xứng đáng trở nên thành viên trong gia đình của Người.
Nhờ
tích tích rửa tội chúng ta trở thành con Chúa và là thành viên trong GH. Nên
ngoài gia đình tự nhiên liên hệ bằng huyết thống, chúng ta ta còn có một gia
đình thiêng liêng nhờ được sinh ra trong đức tin.
Vì
thế Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu khẳng định thành viên trong gia đình của Chúa
chính là những người biết“lắng nghe và thực hành Lời Chúa”.
Nếu
để trở thành người con ngoan trong gia đình tự nhiên theo huyết thống ta phải
lắng nghe và thi hành điều mà cha mẹ và anh chị hướng dẫn chỉ bảo. Cũng vậy để
trở thành con ngoan của Chúa và anh chị em thật sự với nhau trong gia đình
thiêng liêng của đức tin ta phải lắng nghe và thực hành Lời Chúa với sự hướng
dẫn của GH.
Hơn
ai hết Đức Maria là người luôn để tâm lắng nghe và mau mắn thi hành thánh ý
Chúa trong suốt cuộc đời mình. Nên Đức Maria trở nên kiểu mẫu cho đời sống cho
chúng ta.
Khi
khám phá những giọt máu trong chiếc khăn liệm thành Turin, các nhà khoa học
chứng minh cho biết đó là loại máu B: Bái ái, bao dung và bình an.
Xin
cho chúng ta mang lấy dòng máu của Chúa Giêsu để ta cũng biết sống bác ái, bao
dung và bình an qua việc thực thi Lời dạy của Chúa. Nhờ đó ta xứng đáng trở
thành người thân của Chúa trong gia đình thiêng liêng.
Thứ
tư: Mc 4, 1-20
Tin
mừng hôm nay Chúa Giêsu dùng dụ ngôn người gieo giống để vừa cho thấy tình
thương hào hiệp của TC, vừa mời gọi con người tích cực chuẩn bị mãnh đất tâm
hồn thật xứng hợp cho hạt giống Lời Chúa được nảy nở và trổ sinh nhiều hoa trái
tốt lành.
Trong
hành trình rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu dùng rất nhiều dụ ngôn để trình bày
về mầu nhiệm nước trời cũng như những chân lý của Tin mừng. Dụ ngôn người ra đi
gieo hạt giống mà Chúa Giêsu trình bày cho chúng ta biết:
-
Người ra đi gieo hạt giống là Thiên Chúa và chính Chúa Giêsu.
-
Hạt giống chính là Chúa Giêsu, Ngôi Lời của Thiên Chúa. Tin mừng mà Chúa Giêsu
loan báo cũng là hạt giống mà Chúa Giêsu gieo giãi vào tâm hồn con người. Hạt
giống ấy tự bản chất thì luôn luôn tốt, mang mầm sống dồi dào và có khả năng sinh
hoa kết quả tốt đẹp.
-
Mãnh đất được hạt giống gieo vào chính là tâm hồn của mọi người. Mãnh đất tâm
hồn con người được Chúa Giêsu cho biết có nhiều loại: Vệ đường, sỏi đá, gai góc
và đất tốt.
Loại
đất vệ đường là loại tâm hồn chai cứng không hề quan tâm đến việc lắng nghe Lời
Chúa.
Loại
đất sỏi đá là loại tâm hồn còn quá nhiều vướn bận chuyện đời như: cơm áo gạo
tiền; chức quyền danh vọng. Lúc đầu có thể đón nhận hạt giống lời Chúa nhưng vì
vướn bận chuyện đời họ dễ dàng lãng quên Lời Chúa.
Loại
đất gai góc là tâm hồn có quá nhiều vướn bận bởi những đam mê dục vọng trần
gian. Lúc đầu có thể họ háo hức đón nhận Lời Chúa, nhưng những đam mê xác thịt,
họ bất chấp Lời Chúa hướng dẫn mà dễ dàng thỏa hiệp với những đam mê lạc thú
trần gian.
Chỉ
có loại đất tốt là những tâm hồn khiêm tốn lắng nghe và thực thi đời sống với
tấm lòng yêu mến Chúa, thì hạt giống Lời Chúa mới sinh trưởng mạnh mẽ và trổ
sinh hoa trái tốt đẹp qua những việc làm bác ái yêu và đời sống đạo sáng ngời,
mang lại kết quả niềm vui hạnh phúc cho mình và cho nhiều người.
Xin
Chúa cho chúng ta biết tích cực chuẩn bị tâm hồn thật tốt để hạt giống Lời Chúa
có cơ may phát triển và sinh nhiều hoa trái thiêng liêng ích lợi cho mình và
cho nhiều người hưởng nhờ.
Thứ
năm: Mc 4, 21-25
Tin
mừng hôm nay Chúa Giêsu nhắc chúng ta về bản chất và sứ mạng đích thực của
người Kitô hữu. Ta hãy lắng nghe Lời Chúa chỉ dạy để chấn chỉnh lại đời sống
của mình cho phù hợp với bản chất và sứ vụ mà Chúa muốn.
-
Nếu bản chất của chiếc đèn là để thắp sáng, thì đức tin chính là bản chất của
người kitô hữu. Vì chúng ta được gọi là "tín hữu".
-
Còn nếu sứ mạng của chiếc đèn là chiếu giải ánh sáng cho mọi người nhìn thấy,
thì sứ mạng của người kitô hữu là chiếu tỏa ánh sáng đức tin ấy cho mọi người
nhìn thấy bằng những việc làm cụ thể. Vì "Đức tin không có việc làm là
đức tin chết ". (Gc.2,17). Mà những việc làm cụ thể ấy chính là những việc lành. “Ánh
sáng của anh em phải chiếu giải trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc
tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.”.
Qua
bí tích rửa tội, chúng ta được Chúa trao ban cho ánh sáng Đức tin và kêu mời
chúng ta chiếu tỏ ánh sáng đó cho trần gian. Nhờ ánh sáng của những việc làm vì
đức tin ta mới có thể đẩy lui được những bóng tối của gian dối, ghen ghét, hận
thù, tranh chấp, chia rẽ, đau khổ và sự chết ta khỏi cuộc sống để nhường lại
cho ánh sáng của yêu thương, tha thứ, bác ái, niềm vui và sự sống…
Nếu
mỗi chúng ta tích cực thắp lên ánh sáng của đức tin thì bóng tối của sự dữ sẽ
tan biến. Ngược lại nếu ta ích kỷ chỉ giữ lại ánh sáng cho riêng mình hay che
đậy nó lại thỉ sẽ nguy hại cho ta và cho người nên Chúa Giêsu khuyến cáo chúng
ta : “ai có sẽ được cho thêm, còn ai không có, cả điều mình tưởng có
cũng bị lấy đi.”.
Xin
Chúa củng cố Đức Tin nơi mỗi chúng con, hầu chúng con có thể can đảm thắp lên
ngọn lửa đức tin ấy bằng những hành động yêu thương bác ái cụ thể cho tha nhân,
để qua đó mà mọi người nhận ra Chúa và ngợi ca Danh Người.
Thứ
sáu: Mc 4, 26-34
Khi
muốn nói những điều khó nói, người ta hay dùng cách nói ví von.
Khi
muốn bộc bạch những tâm tình sâu kín, khó nói thành lời, người ta hay nhờ đến
những câu truyện.
Còn
khi mạc khải mầu nhiệm nước trời cho dễ hiểu, Chúa Giêsu lại hay dùng đến những
dụ ngôn. Có thể nói dụ ngôn là con đường ngắn nhất, thực tế nhất, gần gũi nhất
nhưng cũng hữu hiệu nhất đưa dẫn chúng ta tiếp nhận dễ dàng những giá trị
thiêng liêng và thực tại vô hình.
Tin
mừng hôm nay Chúa Giêsu dùng đến hai dụ ngôn: Dụ ngôn hạt giống và dụ ngôn hạt
cải để mạc khải về mầu nhiệm nước trời.
Với
hai dụ ngôn này, Chúa Giêsu cho chúng ta biết nước trời khởi đầu bé tí ti như
hạt cải, và mong manh như hạt lúa, nhưng với thời gian nó dần dần lớn lên, vững
mạnh và mang đến những điều bất ngờ!
Hạt
giống được gieo trong lòng đất, nó bị vùi lấp, bị hủy đi nó mới nảy mầm lớn lên
và trổ sinh nhiều bông hạt tốt tươi mang lại mùa thu hoạch kết quả tốt đẹp, làm
vui thỏa lòng người.
Với
hạt cải nhỏ bé, nhưng khi được gieo vào lòng đất, nó lại âm thầm lớn lên vững
mạnh, to lớn đến nổi làm chổ nương tựa cho chim trời ẩn trú an toàn.
Bằng
hai hình ảnh gần gũi trên, Chúa Giêsu muốn nói đến những thực tại quan trọng
của nước trời nơi Hội Thánh trần gian.
-
Hội thánh Chúa ở trần gian khởi đầu rất khiêm tốn, nhỏ bé chỉ với nhóm tông đồ
12 nhỏ nhoi. Nhưng trãi qua hơn 2000 năm, GH đã không ngừng phát triển và
lớn mạnh. Đến nay đã có trên 2 tỷ người kitô giáo, chiếm 1/3 dân số thế giới.
Đồng thời vai trò của Đức Thánh Cha trong HT có ảnh hưởng rất lớn trên các quốc
gia trên toàn thế giới. Đúng như lời Chúa Giêsu đã nói! Dù Hội Thánh ban đầu
nhỏ nhoi ít ỏi thì hôm nay lớn mạnh lan rộng khắp nơi.
Như
hạt giống mang mầm sống nuôi dưỡng đời sống con người, thì Hội Thánh cũng
là nơi chứa đựng sức sống thần lương nuôi dưỡng cho người tín hữu trên đường
đời nơi Lời Chúa, qua Giáo huấn của Giáo hội nhất là nhờ lãnh nhận các bí tích
do Chúa Giêsu trao ban.
Tựa
như cây cải lớn rộng trở thành cây cao bóng cả làm nơi trú ẩn cho chim trời
những khi mõi mệt và gặp hiểm nguy, thì GH cũng trở thành nơi tựa nương cho
những ai yếu đuối, nghèo khổ tựa vào; làm bóng mát cho những ai mệt mỏi trên
đường đời ẩn náo. Bởi lẽ lúc nào GH cũng đứng về người nghèo, cô thế cô thân để
bên vực chở che nhằm đen lại cho họ nguồn bình an đích thực. Như lời Chúa Giêsu
mời gọi: " những ai vất vả mang gánh nặng nề,
hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.(Mt.11.28).
Với
những ý nghĩa trên của hai dụ ngôn, Chúa Giêsu còn muốn nhắc nhở chúng ta hãy
tích cực góp phần vào sự nghiệp nước trời nữa. Nhưng để góp sức mình cho sự
nghiệp nước trời, chúng ta cần phải thể hiện hai việc cụ thể sau:
-
Phải hy sinh như hạt giống tự hủy, nghĩa là mỗi ngày chúng ta phải tập chết đi
cho ý riêng tích kỷ của mình, phải khử trừ những đam mê dục vọng thấp hèn nơi
lòng mình và phải diệt trừ khỏi những thói hư tật xấu nơi bản thân, nhờ đó đời
ta mới có thề trổ sinh được nhiều hoa trái bẳng những việc làm tốt đẹp dâng
hiến cho người, cho đời.
-
Phải kiên nhẫn như hạt giống, phải từng ngày âm thầm mọc lên và phát triển.
Nước trời cũng vậy. Nên đừng vội nôn nóng khi thấy bản thân mình đã cố gắng
nhiều mà không tiến triển gì trên đường nhân đức. Cũng đừng thất vọng khi thấy
GH Chúa vẫn còn nhiều người xấu xa tội lỗi và nhất là đừng thua buồn vì công
cuộc loan báo tin mừng của GH xem ra không có kết quả gì. Điều quan trọng là
mỗi người chúng ta hãy kiên trì làm hết sức mình với sự phó thác cậy trông vào
Chúa quan phòng. Nhiệm vụ của chúng ta là kiên nhẫn gieo trồng, việc còn lại là
do Thiên Chúa mới có quyền cho mọc lên. Chúng ta chỉ cần nổ lực góp phần mình
bằng việc năng cầu nguyện chân thành, kèm theo những việc làm bác ái cụ thể để
phục vụ tha nhân. Nhất là những người đau khổ, bệnh tật và bị bỏ rơi. Nhờ những
góp phần bé nhỏ của mỗi chúng cộng tác vào ơn Chúa mà HT mới có thể lớn mạnh và
lan rông mỗi ngày một hơn.
Thứ
bảy: Mc 4, 35-41
Bài
Tin mừng hôm nay thì nêu lên những sóng gió mà các tông đồ gặp phải khi xuống
thuyền sang bờ bên kia biển hồ trong đêm tối. Nhưng nhờ có Chúa Giêsu hiện diện
sóng nước mới yên lặng, con thuyền được cập bến bình an.
Cuộc
đời ta của chúng ta có lúc yên bình nhưng cũng có lúc sóng gió nổi lên khiến ta
sợ hãi bất an. Xin Chúa luôn ở bên để che chở, chấn an nhờ đó ta mới
dễ dàng vượt qua sóng gió hiễm nguy của biển đời trần gian mà đạt
đến bến bờ của an vui và hạnh phúc.
Suy
niệm về bài tin mừng hôm nay, ta nhận ra rằng:
Các
môn đệ chính là mỗi người chúng ta.
Con
thuyền là hình ảnh của Giáo Hội.
Biển
Hồ là hình ảnh trần gian.
Đêm
tối, bảo tố, gió mạnh là những thử thách do ma quỷ gây nên.
Bờ
bên kia là hạnh phúc nước trời mà con người cần vươn tới.
Cũng
như các môn đệ xưa, chúng ta đã bước vào con thuyền của Giáo Hội khi lãnh
nhận bí tích thánh tẩy. Cùng với con thuyền Giáo hội, chúng ta đang tiến bước
trên biển đời trần gian.
Giống
như con thuyền của các môn đệ bị những cơn sóng to, gió lớn đánh dữ dội, thì ở
mọi thời, mọi nơi Giáo Hội cách chung, cách riêng mỗi chúng ta cũng
đương đầu với những chống đối, những vu khống, bôi nhọ và loại trừ, do thế lực
ma quỷ gây ra.
Có
khi những bóng tối, những vết đen đáng tiếc xảy ra trong Giáo Hội cách chung
hay những đau khổ, những thất bại và những bất hạnh xảy
đến cho bản thân, làm cho ta dao động, mất hướng sống. Khi đó là
lúc thuyền đời của ta đang đi trong đêm tối đức tin, đến
nỗi ta muốn buông xuôi tất cả.
Quan
trọng là Chúa Giêsu không bao giờ bỏ rơi chúng ta khi gặp gian nan thử thách.
Chính lúc đó, Chúa sẽ ra tay cứu giúp chúng ta, không để cho
sóng gió nhận chìm chúng ta vì “Ơn Ta đủ cho
con”. Ngài vẫn ở bên Giáo Hội. Ngài luôn đồng hành và hiện diện bên
mỗi người chúng ta. Ngài ban Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội và ban ơn
trợ giúp chúng ta đủ sức lướt thắng mọi sóng to gió lớn và
dìu bước chúng ta cập bến bình an, nếu chúng ta tin tưởng cậy trông
phó thác vào quyền năng của Người.
Xin
Chúa ban thêm lòng tin kiên vững nơi chúng con, để dù trong bất
cứ hoàn cảnh thử thách nào, ngay cả những lúc bước đi trong đêm
tối của đức tin, chúng con vẫn an tâm tiến bước trên biển đời. Xin Chúa luôn
hiện diện và đồng hành với chúng con, để đưa dẫn chúng con đạt tới bến bờ bình
an.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét