SUY
NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN
CHÚA
NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN A
Mt 10,
37-42
TÌNH
YÊU NÀO TA DÀNH CHO CHÚA?
Điều kiện nào để trở nên người môn đệ chân chính của Chúa
Giêsu? Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đưa ra những điều kiện hết sức khó hiểu,
khiến cho ta phải ngỡ ngàng:
- Ngỡ
ngàng vì phải yêu Chúa hơn tình thân: Trong
cuộc sống có lẽ không có gì quý giá cho bằng tình thân. Tình máu mủ ruột thịt
trong cùng một gia đình lại càng cao trọng dường nào. Thế nhưng, nếu vì lý do
niềm tin khác biệt mà đưa đến bất đồng giữa các thành viên trong gia đình, thì
người tin Chúa phải can đảm đón nhận sự thù ghét, chống đối và loại trừ của
tình thân để ưu tiên chọn Chúa làm lẽ sống cho mình thì mới xứng đáng là
môn đệ chân chính của Người. “Kẻ nào yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì chẳng xứng
đáng với Thầy. Kẻ nào yêu con trai con gái hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với
Thầy”.
- Ngỡ
ngàng vì đặt Chúa lên trên mạng sống mình: Dân
gian có câu: “người sống hơn đống vàng”. Điều này cho thấy mạng sống mang một
giá trị hết quý báo mà không có một thứ vật chất nào trên trần gian có thể sánh
ví được. Do đó người ta có thể đánh đổi tất cả để bảo vệ mạng sống mình. Vậy mà
Chúa Giêsu lại đòi hỏi những ai muốn làm môn đệ của Người phải sẵn sàng hy sinh
mạng sống vì Người, thì mới xứng đáng. Tuy nhiên cái giá hy sinh ấy sẽ không vô
nghĩa nhưng là dấu chứng tình yêu trung thành mà ta dành cho Chúa, nên mới xứng
đáng được Chúa ban thưởng phần phúc đời đời. “Kẻ nào cố tìm mạng sống mình
thì sẽ mất, và kẻ nào đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm lại được nó”.
- Ngỡ
ngàng vì phải trân quý những người bé nhỏ hơn cả bản thân mình.
Cuộc sống người ta thường coi trọng những ai giàu sang,
danh vọng, chức quyền… Còn những người nghèo khó, bé nhỏ, bệnh tật…thì luôn bị
mọi người xem thường. Nếu phải hy sinh thời giờ, sức khỏe và tiền bạc… để tiếp
đón một ai đó thì thành phần mà ta ưu tiên chắc hẳn là những người giàu sang,
chức cao, quyền trọng, bởi lẽ họ mới đem lại ích lợi cho ta. Còn những người bé
nhỏ, nghèo hèn, cô thế cô thân… đón tiếp họ sẽ không đem lại lợi lộc gì cho ta,
trái lại còn gây ra rất nhiều phiền phức, hao công tốn của. Do đó những người
nghèo, bệnh tật, cô thế cô thân thường bị ngược đãi.
Nhưng vì muốn chúng ta tôn trọng phẩm giá của mỗi người
và chớ khinh thường bất cứ một ai, nhất là những con người bé nhỏ, nghèo hèn,
cô thế cô thân… nên Chúa Giêsu đã tự đặt mình vào vị thế của những người ấy để
luôn nhắc nhở chúng ta rằng: họ chính là hình ảnh của Chúa nên đáng
được tôn trọng và nhiệt tình tiếp đón với lòng quý mến. Nếu ta thực hiện
được như thế, Chúa Giêsu hứa sẽ ban lại cho ta phần thưởng xứng đáng với lòng
quảng đại mà chúng ta dành cho họ.
Xin cho chúng ta luôn biết đặt Chúa vào vị trí cao nhất
trong cuộc đời, để sẵn sàng khướt từ mọi hình thức đi ngược lại với những đòi hỏi
của Chúa. Và xin Chúa ban cho ta có được tình yêu Chúa nồng nàn, để ta dám sống
chết cho Chúa, hầu xứng danh là môn đệ chân chính của Người.
TÌNH
YÊU NÀO TA DÀNH CHO
NHỮNG
NGƯỜI BÉ NHỎ NGHÈO NÀN?
Thánh Phaolô đã xác tín với tín hữu Philipphê: “Đức
Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy
trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ
vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như
người trần thế”. (Phil 2, 6-8).
Đúng vậy, tình thương của Thiên Chúa dành cho nhân loại
không chỉ nằm trong suy nghĩ hay lời nói mà còn biến thành hành động cụ thể qua
mầu nhiệm nhập thế và nhập thể làm người nơi Đức Giêsu.
Với mầu nhiệm nhập thể làm người, Chúa Giêsu đã sẵn sàng
chấp nhận mang thân phận nghèo hèn: sinh nghèo, sống nghèo và chết nghèo để
qua đó Người trở nên đồng thân, đồng phận và đồng tử với con người, nhất là với
người nghèo, ngoại trừ tội lỗi. Đồng thân, đồng phận nên Người cảm nhận và thấu
hiểu người nghèo quan trọng như thế nào? Vì thế Người cho rằng việc đón tiếp và
phục vụ những người nghèo và bé nhỏ cũng chính là đón nhận và phục vụ chính
Người: “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp
Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy… Và ai cho
một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là
môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng
đâu". (Mt 10, 40- 42).
Khi thi hành sứ mạng rao giảng Tin mừng,
Chúa Giêsu luôn đặt người nghèo
vào vị trí ưu tiên trong nước trời: “Phúc cho anh
em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em.” (Lc 6, 20) .
Tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu, lúc nào Giáo Hội cũng ưu
tiên quan tâm giúp đỡ những người bé nhỏ và nghèo nàn. Với sứ điệp “ngày thế
giới người nghèo”, ĐTC Phanxicô lưu tâm đặc biệt đến sứ mạng phục vụ người nghèo trong thời đại hôm nay là khẩn thiết
như thế nào!
Qua các sứ điệp “ngày thế giới người nghèo” của Đức Thánh
Cha Phanxicô thúc bách chúng ta phải tích cực ra tay hành động giúp đỡ những người
rốt cùng và túng thiếu nhất trong xã hội, bằng việc “đưa tay ra cho người nghèo
gặp gỡ, nhìn tận mắt, ôm lấy họ, sống lối sống chia sẻ với họ và làm cho họ cảm
thấy hơi ấm của tình thương phá vỡ cô đơn, nhờ đó nơi chúng ta sẽ nảy sinh niềm
vui và sự thanh thoát khi chúng ta đụng chạm đến chính Thân Mình Chúa Kitô
trong thân thể tàn tạ, thương tích của những người nghèo như khi chúng ta rước
Mình Thánh Ngài trong Bí Tích Thánh Thể" (x SD. s 6. 9, 3).
Để cụ thể hóa sứ điệp của ĐGH Phanxicô, trong những năm
qua Đức Giám Mục Giáo phận Cần Thơ cũng rất ưu tư trong sứ vụ phục vụ người
nghèo. Đặc biệt trong đại dịch Covid 19 và đại hạn xâm nhập mặn vừa qua ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long, Đức Giám Mục đã không ngần ngại trích phần lớn kinh
phí để chăm lo cho người nghèo. Ngoài ra ngài còn kêu mỗi Họ đạo cần phải thành
lập một ngân quỹ bác ái, với mục đích kịp thời giúp đỡ những gia đình gặp thiên
tai hoặc nhân tai bất ngờ.
Việc đón tiếp và giúp đỡ những người nghèo khổ mà Chúa
Giêsu mời gọi trong Tin mừng hôm nay, chắc hẳn không chỉ dừng lại ở việc “đói
cho ăn, khát cho uống”, mà Chúa còn muốn chúng ta phải biết nhìn nhận phẩm giá
cao quý của những người bé nhỏ nghèo hèn trong xã hội mà trân quý, yêu mến để
tận tình hy sinh phục vụ họ theo tinh thần của Chúa để họ không chỉ được sống
mà còn phải sống dồi dào nữa! (x.Ga
10,10).
Xin
chúng ta biết mở lòng đón tiếp và tận tâm phục vụ mọi người, nhất là những ai
bé nhỏ và nghèo khổ bằng tình người và giống như trái tim của Chúa, được vậy,
ta mới xứng danh là môn đệ Chúa và được Chúa ban thưởng hồng phúc nước trời.
Thứ hai: Mt 8, 18-22.
Điều kiện nào để trở thành môn đệ chân chính của Chúa
Giêsu? Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết cần phải có hai điều kiện căn bản sau
đây:
- Thứ nhất: phải chấp nhận đời sống siêu thoát và khó
nghèo.
Một vị Kinh sư tự nguyện đến xin theo Chúa bất cứ nơi
đâu. Nhưng Chúa Giêsu cho biết theo Người sẽ phải chấp nhận cuộc sống vô sản:
không nhà cửa, không tiền bạc, không nơi ăn chốn ở và phải phiêu bạt khắp
nơi "Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con người không có nơi gối
đầu". Không biết anh ta có chấp nhận theo hay không? Tin mừng
không nói rõ.
- Thứ hai: phải ưu tiên chọn Chúa và sứ vụ loan báo
Tin mừng.
Một môn đệ khác nữa muốn theo Chúa, nhưng lại xin về để
lo bổn phận chôn cất cha mình " xin cho phép con về chôn cất
cha con trước đã ". Chu toàn đạo hiếu là việc làm đáng khen bởi
rất phù hợp với đạo làm người. Vì theo Chúa mà phải bỏ cha mẹ và không lo cho
cha mẹ trong lúc cuối đời thì quả là người con bất hiếu, không xứng đạo làm
người, nói chi làm môn đệ của Chúa. Ấy vậy mà Chúa Giêsu lại tỏ ra cương quyết
đòi hỏi "cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ ". Chắc chắn
là Chúa Giêsu không hề xem thường đạo hiếu, bởi trong 10 điều răn, thì ngay sau
3 điều răn đầu nói về bổn phận với Chúa thì điều răn thứ 4 Chúa dạy phải thảo
kính cha mẹ. Nhưng nếu một khi rơi vào tình thế phải chọn lựa giữa việc thờ và
kính; giữa đạo làm người và làm con Chúa; nhất là giữa việc Chúa và việc con
người; giữa ý Chúa và ý ta thì ta phải ưu tiên cho Chúa. Việc rao giảng Nước
Thiên Chúa là việc làm tối quan trọng vì đem đến niềm vui tin mừng cứu độ đến
cho con người nên phải là việc cấp bách và ưu tiên hàng đầu. Chính vì thế mà
Chúa Giêsu đã quyết liệt đòi hỏi như thế. Tin mừng cũng không cho biết anh ta
có theo Chúa Giêsu hay không?
- Tóm lại: Muốn đi theo làm môn đệ Chúa Giêsu, đòi hỏi ta
không chỉ bỏ một phần hay từ từ, nhưng Chúa đòi ta phải từ bỏ cách dứt khoát và
trọn vẹn để gắn bó đời mình cho Chúa và Nước Trời. Tiền bạc của cải, tình cảm
gia đình, bổn phận trần thế... là những thứ rất cần thiết cho con người; nhưng
nếu không vượt lên những thứ ấy để dành con tim trọn vẹn cho Chúa và Nước Trời,
chắc chắn ta sẽ không xứng đáng làm môn đệ đích thực của Chúa.
Xin Chúa cho chúng ta biết ưu tiên đặt Chúa làm trọng tâm
trong đời sống chúng ta để sẵn sàng khướt từ mọi giá trị trần thế mà gắn kết
đời ta cho những giá trị của Tin mừng.
Thứ ba: Mt 8, 23-27
Cuộc đời chúng ta có lúc yên bình nhưng lắm khi cũng gặp
phải sóng gió, khiến chúng ta sợ hãi bất an. Xin Chúa luôn ở bên để che chở,
chấn an và giúp ta biết chọn lựa hướng sống sao cho tốt đẹp ý Người,
nhờ đó thuyền đời của ta dễ dàng vượt qua sóng gió hiễm nguy giữa
biển đời trần gian này để đạt đến bến bờ an vui nhờ sức mạnh ơn
ban của Chúa.
Những hình ảnh được đề cập trong đoạn Tin mừng hôm nay
giúp chúng ta hiểu rằng: Các môn đệ chính là mỗi người chúng ta. Con thuyền là
hình ảnh của Giáo Hội. Biển khơi là hình ảnh trần gian. Phong ba, bảo tố là
những thử thách do ma quỷ gây nên.
– Giống như các môn đệ xưa, theo Chúa Giêsu, chúng
ta đã bước vào con thuyền của Giáo Hội mà Chúa Giêsu thiết lập khi ta lãnh nhận
bí tích thánh tẩy. Từ đó ta cùng ở trong con thuyền Giáo hội để tiến bước trên
biển đời trần gian.
– Tựa như con thuyền của các môn đệ bị những con sóng to
đánh dữ dội, thì ở mọi thời, mọi nơi Giáo Hội cách chung; cách riêng thuyền đời
của mỗi chúng ta cũng phải đương đầu với những chống đối, những vu
khống, bôi nhọ và loại trừ do thế lực ma quỷ gây ra.
– Ví như sóng gió bất ngờ xảy đến chính là những vết đen
đáng tiếc xảy ra trong Giáo Hội. Hay những đau khổ, thất bại và bất
hạnh xảy đến trong cuộc sống, làm cho niềm tin của chúng ta như chao đảo,
lắm khi mất cả phương hướng cho cuộc sống.
– Sánh như các tông đồ vì nghi ngờ vào quyền năng của
Chúa khiến các ông sợ hãi. Cuộc đời của người Kitô hữu chúng ta khi đối mặt với
những khó khăn, đau khổ và thử thách… trong cuộc sống cũng làm chúng ta lo sợ,
nghi ngờ vào quyền năng của Chúa và lắm khi đánh mất cả niềm tin và hy vọng mà
buông mình chìm sâu vào dòng chảy của biển đời. Nhưng chúng ta hãy vững tin vì
Chúa Giêsu luôn ở bên chúng ta để nâng đỡ và ra tay cứu giúp, nếu chúng ta biết
trông cậy và tha thiết kêu cầu Người như các môn đệ: "Lạy Thầy, xin cứu lấy chúng con
kẻo chết mất!".
Xin Chúa
ban thêm lòng tin kiên vững nơi chúng
con, để dù trong bất cứ hoàn cảnh thử
thách nào, ngay cả những lúc bước đi trong đêm tối của đức tin, chúng
con vẫn an tâm tiến bước trên biển đời. Xin Chúa luôn hiện diện và đồng hành
với chúng con, để đưa dẫn chúng con đạt tới bến bờ bình an.
Thứ tư: Mt 8, 28-34.
Tin
mừng hôm nay cho biết, tại vùng đất dân ngoại Ghêrasa, đạo binh ma quỷ đang
thống trị và dùng mọi thủ đoạn để hãm hại con người.
- Thủ
đoạn thứ nhất: Hành hạ thân xác con
người.
Khi quỷ đã nhập vào ai thì nó làm cho người ấy phải điêu
đứng khổ sở. Hai người bị quỷ ám mà tin mừng hôm nay nói đến đã phải sống cô
độc trong đám mồ mả. Trông họ rất dữ tợn và hung ác, khiến cho không ai dám qua
lại lối ấy.
- Thủ
đoạn thứ hai: Xúi dục con người chống
lại Thiên Chúa.
Ngay sau khi bị Chúa Giêsu trục xuất ra khỏi người bị nó
ám hại, thì tức khắc ma quỷ quay sang cám dỗ về lòng ham mê của cải nơi
con người. Chính lòng say mê của cải mà dân trong vùng ấy chống lại Chúa Giêsu,
bằng cách xin Ngài rời khỏi vùng đất của họ. Bởi lẽ họ sợ rằng hôm nay thiệt
hại đàn heo, tiếp theo ngày mai sẽ mất đi tài sản quý giá gì nữa? Vì vậy, họ
quyết tâm xua đuổi Chúa Giêsu ra xa họ.
Ngày nay có lẽ ma quỷ ít khi trực tiếp nhập vào
con người, làm cho họ phải điêu đứng khổ sở như ngày
xưa. Nhưng chúng thường bày ra muôn ngàn cách thế để lôi
kéo con người chống lại Thiên Chúa. Thúc đẩy con người hành động đến mất
cả nhân tính như: giết người cướp của; tự do đồng tình luyến ái; nghiện
ngập rượu chè, xì ke ma túy, hoang dâm…Để chống lại mưu mô của quỷ dữ, Chúa
Giêsu mời gọi chúng ta không ngừng chay tịnh, cầu nguyện nhất là sống theo Lời
Chúa chỉ dạy.
Xin cho chúng ta biết chay tịnh cỏi lòng, chuyên chăm cầu
nguyện. Nhất là biết dùng Lời Chúa như là kim chỉ nam định hướng cuộc
sống chúng ta.
Thứ năm: Mt 9, 1-8.
Cuộc đời của người bất toại được biến đổi và tâm
hồn anh ta nhận được ơn tái sinh, tất cả là nhờ anh ta gặp gỡ được Chúa Giêsu.
Nhưng hành trình để gặp gỡ Chúa Giêsu của anh ta lại gặp rất nhiều cản trở:
- Cản
trở do bệnh tật: Bởi mang căn bệnh bại
liệt khiến anh không thể tự thân đến gặp gỡ Chúa Giêsu được, cho dẫu anh ta rất
muốn.
- Cản
trở vì khoảng cách địa lý: chắc
chắn khoảng đường từ nhà người bất toại đến với Chúa Giêsu sẽ không ngắn nên
đòi hỏi anh và những người khiên anh phải hy sinh vất vả để vượt qua.
- Cản
trở do đám đông: cuối đoạn tin mừng có
nói đến dân chúng bao quanh Chúa Giêsu. Để đưa được người bất toại đến được
trước mặt Chúa Giêsu, đòi hỏi những người khiên anh ta phải vất vả lắm mới chen
lấn qua khỏi đám đông được.
Nhưng mọi cản trở ấy được dẹp bỏ nhờ và tình thương lớn
lao và sự hy sinh cao cả của những người thân anh. Họ đã đưa anh lên chõng và
cùng nhau khiêng anh đến với Chúa. Chính vì tin tưởng vào uy quyền của Chúa
Giêsu, nhất là tình thương mà họ dành cho người bại liệt, đã tạo nên sức mạnh
phi thường, giúp họ vượt qua mọi rào cản. Nhờ đó mới có thể đưa được người bất
toại đến được với Chúa Giêsu và được Người thương cứu chữa.
Tuy nhiên để cứu chữa cho người bất toại khỏi căn bệnh
thể xác và tâm hồn, chính Chúa Giêsu cũng phải vượt qua những rào cản khắc
nghiệt bởi sự chống đối của những người Biệt phái và Luật sĩ. Mặc họ không nói
ra, nhưng Chúa Giêsu biết rõ trong thâm tâm họ đã có sẵn một bản án tử dành cho
Chúa khi Người nói lên lời tha tội cho người bị bại liệt “ Hỡi con, con
hãy vững tin, tội con được tha rồi”.
Tha tội là đặt quyền của TC, nên khi Đức Giêsu nói lời
tha tội là Người đã đặt mình ngang hàng với Thiên Chúa và là Thiên Chúa. Điều
này đã vi phạm vào khung luật tử hình. Tuy nhiên với sức mạnh của lòng thương
xót, Chúa Giêsu đã vượt lên tất cả những rào cản của nghi kỵ, và luật lệ vô hồn
để thực hiện giới luật tình yêu bằng cách thể hiện quyền năng TC mà cứu chữa
tâm hồn và thể xác cho người bất toại.
Xin Chúa cho chúng ta biết can đảm vượt qua mọi cản trở
mà đến với Chúa với lòng tin tưởng để được Người tha thứ tội lỗi và chữa lành
mọi vết thương do tội lỗi gây nên. Nhất là xin cho chúng ta cũng biết yêu
thương giúp đỡ những ai đang xa lìa Chúa và xa cách cộng đoàn có cơ hội vượt
qua mọi rào cản mà đến gặp gỡ Chúa với hy vọng được Chúa chữa lành, nhờ đó cũng
họ cảm nhận được Niềm Vui Tin Mừng cứu độ của Chúa.
Thứ Sáu: Mt 9, 9-13.
Tin mừng hôm nay thuật lại sự kiện Chúa Giêsu kêu gọi
Lêvi, người thu thuế tội lỗi làm môn đệ Chúa và sẵn lòng đồng bàn ăn uống với
tội nhân. Sự kiện này minh chứng mạnh mẽ lời xác quyết: “Tôi không đến để kêu
gọi người công chính mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn” của Chúa. Xin
cho chúng ta cũng có cái nhìn tích cực và bao dung với mọi người, nhất là những
người bị coi là tội lỗi. Đồng thời cũng cho chúng ta biết can đảm từ bỏ tội lỗi
mình để xứng đáng bước theo Chúa trong đời sống mới.
Ông Lêvi được xem là người tội lỗi công khai, đáng sợ đối
với những người Do Thái bấy giờ, bởi vì: Những người thu thuế thường lạm dụng
quyền hành để đánh thuế cao hơn theo luật định nhằm làm giàu cho bản thân mình.
Người thu thuế cũng bị coi là người trực tiếp cộng tác với ngoại bang bóc lột
trên xương máu đồng bào mình.
Đọc tin mừng chúng ta thấy nhóm người thu thuế thường
được gắn liền với hạng gái điếm. Chính vì thế mà ai ai cũng cái nhìn ác cảm,
khinh bỉ đối với những người làm nghề thu thuế. Nhưng Chúa Giêsu lại có cái
nhìn khác về họ. Chúa không nhìn họ làm nghề gì? xem họ thuộc băng nhóm nào?
chơi với ai? Nhưng trên hết Chúa có cái bao dung và yêu thương.
Chính cái nhìn đầy yêu thương, cộng với lời mời gọi tin
tưởng của Chúa Giêsu mà Lêvi đáp lời bằng cách dứt khoát từ bỏ cái nghề gặt hái
ra tiền là nguồn thu lợi béo bỡ ấy để đi theo Chúa. “Tình yêu vẫy gọi tình
yêu”, Lêvi đã không chỉ dứt khoát bỏ nghề nghiệp mà ông còn chấp nhận bỏ chổ ở
an toàn, êm ấm quen thuộc để dấn thân vào con đường tình yêu. Yêu Chúa bằng từ
bỏ tất cả để theo, yêu bạn bè đồng nghiệp bằng việc tạo điều kiện để anh em
mình cũng được gặp gỡ Chúa với hy vọng họ cũng được biến đổi nhờ cảm nhận được
sức hút tình yêu và lòng bao dung của Thầy Giêsu.
Chính trong khung cảnh vui mừng của bàn tiệc cùng với
những người thu thuế và tội lỗi, đã làm cho những người Pharisêu tỏ ra khó
chịu. Chúa Giêsu lại bất ngờ tuyên bố sứ mạng làm kinh ngạc mọi người: “người
lành mạnh không cần thầy thuốc, nhưng người đau ốm mới cần. Ta không đến để kêu
gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi”.
Xin Chúa thương chữa lành hết mọi bệnh tật tâm hồn chúng con,
là những tính hư nết xấu và tội lỗi và giúp chúng con biết tích cực đáp lại
tình thương của Chúa mà biến đổi đời sống sao cho phù hợp với tin mừng tình
thương; hầu xứng danh là môn đệ của Chúa.
03/07:
KÍNH THÁNH TÔMA TÔNG ĐỒ
Ga 20, 24-29
Theo khuynh hướng tự nhiên, chúng ta thường hướng ánh mắt
tiêu cực về người khác hơn là nhìn thấy những điểm tích cực nơi họ. Ngay khi
nhìn về các thánh, chúng ta cũng không tránh khỏi cái nhìn soi mói. Bởi đơn
giản vì “thánh nhân là tội nhân biết hối cải”.
Cụ thể khi chiêm ngắm thánh Tôma tông đồ mà GH mừng kính
hôm nay, tự nhiên chúng ta lại thấy ngay về một tông đồ Tôma sống thiếu tình
hiệp nhất và “cứng lòng tin”. Nhưng với cái nhìn của GH ngày nay,
thì không muốn chúng ta quá chú trọng đến những mặt tiêu cực; trái lại luôn
khuyến khích chúng ta tìm ra những điểm tích cực trong mọi vấn đề, để khơi sáng
và khích lệ. Vì thế, nếu bỏ qua những sai lầm và tội lỗi của tông đồ Tôma để
hướng đến cái nhìn tích cực nơi vị tông đồ này. Chúng ta phải thừa nhận rằng
nơi con người Tôma có rất nhiều điều đáng khen ngợi:
- Trước hết ngài là con người can đảm.
Tin mừng cho biết khi Chúa Giê-su quyết
định đến Giuđêa để cứu sống La-da-rô; thì các tông đồ ngăn cản“Thưa Thầy,
mới đây người Do-thái tìm cách ném đá Thầy, mà Thầy lại còn đến đó sao?” (Ga
11, 8), nhưng tông đồ Tôma lại tỏ ra can đảm cương quyết sống
chết với Thầy Giêsu, ngài nói với các tông đồ khác: “Cả chúng ta nữa,
chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy” (Ga 11, 16).
- Tiếp
đến ngài là con người trung thành.
Khi sắp bước vào cuộc khổ nạn và chịu
chết, nhìn thấy các tông đồ buồn sầu nên Chúa Giêsu an ủi: “Lòng anh em
đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy… Thầy đi dọn chỗ cho anh
em… Và Thầy đi đâu thì anh em đã biết đường rồi”. Ngay lúc ấy, Tô-ma liền thân thưa với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, chúng con không
biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?”(Ga 14, 1-5).
Điều đó minh chứng tấm lòng trung thành theo Chúa đến cùng của Tôma.
- Ngài còn là con người có lập trường kiên vững.
Tin mừng hôm nay thuật lại cho biết: sau
khi Chúa Giêsu sống lại và đã hiện ra với các tông đồ, nhưng Tôma lại vắng mặt.
Sau đó, các tông đồ khác thuật lại cho Tôma biết Chúa đã phục sinh và hiện ra
với các ông, nhưng Tôma nhất quyết không tin mà còn ra điều kiện là chính ông
phải thấy tận mắt, sờ tận tay thì mới tin.
Tám ngày sau, Chúa Giêsu lại hiện ra lần
hai với các tông đồ, có mặt Tôma. Chúa bảo ông:“Đặt ngón tay vào đây, và hãy
nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra và đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa,
nhưng hãy tin”. Lúc đó, Tô-ma nhanh chóng thân thưa với Người:“Lạy
Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. Như thế là Tôma đã công khai tuyên xưng Đức Giêsu là Thiên Chúa, với
một niềm tin vững vàng mạnh mẽ một khi lập trường của ngài được thỏa mãn.
Được biết, sau khi đón nhận Chúa Thánh Thần, thánh nhân
đã minh chứng lòng tin của mình bằng cách ra đi làm chứng cho Đức Kitô đầy can
đảm và nhiệt quyết, ngài trở thành một trong những nhà truyền giáo vĩ đại
nhất của Giáo hội tiên khởi. Theo truyền thống, ngài đã đem Tin mừng đến tận Ba
tư, Syria và Ấn độ. Tại Ấn Độ, ngài đã chịu chết đổ máu mình ra để minh chứng
cho đức tin trung kiên vào Chúa Phục sinh, nên có thể nói Tôma là tông đồ đầu
tiên chịu chết vì đức tin.
Chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban cho GH một vị tông đồ Tôma
can đảm, trung thành và kiên vững theo Chúa đến cùng. Luôn sẵn sàng sống chết
cho niềm tin của mình.
Chúng ta cũng tri ân thánh nhân vì nhờ sự cứng lòng tin
của ngài, mà niềm tin nơi chúng ta được đặt trên nền móng chắc chắn và trên cơ
sở vững vàng . Cũng nhờ thánh nhân mà chúng đón nhận thêm lời chúc phúc của
Chúa “Phúc cho những ai không thấy mà tin”.
Xin Chúa củng cố lòng tin nơi mỗi người trong chúng
ta để chúng ta xứng đáng đón nhận ơn phúc mà Chúa đã hứa ban, nhờ lời nguyện
giúp cầu thay của Thánh Tôma tông đồ. Amen
Thứ bảy: Mt 9, 14-17.
Nhân cơ hội giải thích cho những người Pharisêu lý do vì
sao các môn đệ Chúa không ăn chay, Chúa Giêsu mạc khải cho họ biết về bản thân
và sứ mạng của Ngài.
Trong cựu ước Thiên Chúa tự ví Người là chàng rể và
Israel là nàng dâu.
Như thế khi đem trường hợp tiệc cưới ra để giải thích về
việc ăn chay, Chúa Giêsu muốn cho họ biết rằng: Người là chàng rể
và Israel là nàng dâu. Qua đó mặc nhiên tuyên bố Người chính là Thiên
Chúa đã đến giữa lòng nhân loại. Hơn nữa, mục đích chính của việc ăn chay bấy
giờ là mong đợi Đấng Messia đến. Mà Chúa Giêsu chính là Đấng Messia (chàng
rể) đã đến với loài người (nàng dâu) rồi, thì cớ gì phải ăn chay.
Việc ăn chay phải gắn liền với cuộc đời của Đức Giêsu. Do
đó lúc Người vui thì con người phải chia vui với Người. Khi Người khổ thì con
người cùng chung đau khổ. Lúc Người chết thì con người phải cùng chấp nhận chịu
chết với Người. Khi Người sống lại thì con người cũng cùng sống lại với Người.
Tóm lại, Chúa Giêsu không hề phủ nhận việc ăn chay, nhưng
qua lời giải đáp thắc mắc trên, Chúa Giêsu muốn cho biết: Người chính là chàng
rể Chúa Cha sai đến kết hôn với loài người, yêu thương loài người và cứu độ
loài người. Cũng như xác định rõ cho chúng ta biết việc ăn chay là để dọn lòng
tiếp rước Chúa. Một khi đã tiếp nhận Chúa rồi thì không cần ăn chay nữa, trái
lại phải vui mừng phấn khởi trong niềm tin yêu Chúa.
Xin cho chúng ta biết lo ăn chay hãm mình, để dọn lòng
xứng đáng đón nhận Chúa qua bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày, nhờ đó mà được thông
hiệp với Chúa nguồn hạnh phúc đời ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét