NHỮNG THÁCH ĐỐ CHO GIA ĐÌNH NGÀY NAY
Lm Seoka
I. KHÁI NIỆM VỀ GIA ĐÌNH (Gia
đình là gì?)
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về gia đình tùy theo cái nhìn ở từng góc độ khác nhau. Xin liệt kê 4 khái niệm gia đình:
1. Theo từ vựng công giáo tác giả Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ thì:
- Chữ gia 家nghĩa là: (dt.) (1) Nhà, chỗ để ở: Tại
gia (ở nhà). (2) Người hay nhóm người trong một nhà
hay trong một trường phái nào đó: Đại gia (nhà giàu có, người
giàu có). Triết học thời xưa bên Trung Quốc chủ trương lấy chính danh định
nghĩa sự vật: nông gia (nhà nông).
- Chữ đình 庭 nghĩa là (dt.) (1) Sân nhà: Tiền
đình (sân trước). (2) Nhà: Đình tiền (trước
cửa nhà).
+ Gia đình là chỉ chung mọi người trong nhà.
2. Theo Từ điển Công
Giáo HĐGMVN
- Gia: Nhà (bên trong).
- Đình: Nhà (bên ngoài).
+ Gia đình: người trong
một nhà.
Gia đình là một nhóm người
có liên hệ với nhau do hôn nhân hay máu mủ, cách chung có cha mẹ và con cái. Vợ
chồng làm nên gia đình căn bản. Ông bà, con cháu, họ hàng là gia đình mở rộng.
3. Với các nhà nghiên cứu xã hội
học.
Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan
hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với
nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa
nhận và bảo vệ.
4. Trong Tiếng
Anh, gia đình là “FAMILY”, từ này khi được chiết tự thành các chữ cái thì rất
có ý nghĩa, đó là: Family = Father And
Mother, I Love You.
Theo đó, chúng ta nhận
thấy: một gia đình đúng nghĩa bao giờ cũng phải có cha, có mẹ, có những đứa
con, và tất cả các thành viên trong gia đình phải yêu thương nhau. Một
khi được sống, được phát triển trong một môi trường tràn ngập tình yêu thương
như thế, mỗi một con người sẽ trưởng thành, và nhất định sẽ trở thành một con
người tốt, một người công dân tốt của xã hội, của đất nước.
II. GIA ĐÌNH: Ý ĐỊNH VÀ KẾ HOẠCH CỦA CHÚA
(Nguồn gốc gia đình bởi đâu?)
Hôn nhân gia đình gắn kết
với chiều dài của lịch sử nhân loại. Nghĩa là từ khi có con người là có gia
đình. Những câu chuyện về gia đình xuất hiện rất nhiều trong Kinh Thánh.
a. Cựu Ước:
Mở cuốn
Kinh Thánh ra là bắt gặp ngay trình thuật về sự tạo dựng người nam và người nữ;
người nam bỏ cha mẹ mà kết hợp với người nữ và họ chỉ còn là một huyết nhục và
gấp sách lại với hình ảnh tiệc cưới Con Chiên trong sách Khải Huyền.
Tác giả sách sáng thế cho biết: Sau khi tạo dựng vũ trụ, trái đất với hết mọi
thứ cỏ cây, thú vật, Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người “theo hình ảnh của
Ngài”. Nhưng Ngài đã không tạo dựng nên con người cô độc. Trái lại, Ngài đã tạo
dựng con người có nam có nữ và ban cho họ khả năng qui hướng và kết hợp lại với
nhau để tạo nên cộng đoàn nguyên thủy là Gia đình (St 1,26-27). Vì thế, nam hướng
về nữ và người nữ hướng về nam, hai người yêu thương gắn bó lại với nhau nên “một
xương một thịt” (St 2, 23-24). Hai người chia sẻ bổ túc cho nhau, trợ giúp
nhau cả về thể chất lẫn tinh thần (St 2,18) và cùng hợp tác với Thiên
Chúa để “sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất” và làm chủ vũ trụ (St 12,6-28).
Như vậy chính Thiên Chúa là tác giả sáng tác
nên tổ chức gia đình, và Ngài đã ban cho họ những quyền lợi để hưởng dùng, cũng
như những sứ mệnh phải chu toàn ( xem MV 12,48 (Hiến chế “Giáo Hội trong thế giới”) và GĐ 3 (Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo).
b. Tân Ước:
Đến thời Tân Ước,
Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người trong khung cảnh mái ấm gia
đình Nazarét, khiêm tốn vâng lời Thánh Giuse và Đức Maria.
Khi thi hành sứ vụ
công khai, Chúa Giêsu bày tỏ mối quan tâm đặc biệt đến đời sống gia đình: Dấu lạ đầu tiên Người
thực hiện là tại tiệc cưới Cana để giúp đôi tân hôn vượt qua khó khăn (x. Ga
2,1-11); Người chia sẻ tình bạn với gia đình ông Lazarô (x. Lc 10,38); đến thăm
gia đình ông Phêrô (x. Mc 8,14); chia sẻ nỗi niềm với các gia đình đang chịu
thử thách (x. Mc 5,41; Lc 7,14-15). và tự giới thiệu Mình
như là Hôn Phu kết hợp với Hiền Thê của Người (x. Ga 3,29).
Trên thập giá, Người hiến mình vì yêu thương cho đến cùng, và trong Thân
xác Phục sinh, Người thiết lập những quan hệ mới giữa con người với nhau. Mạc
khải trọn vẹn lòng thương xót của Thiên Chúa, Đức Giêsu cho người nam và người
nữ phục hồi lại “thuở ban đầu” khi mà Thiên Chúa vốn đã liên kết họ thành một
xương một thịt (x. Mt 19, 4-6), nhờ đó, với ân sủng của Đức Kitô, họ có khả
năng yêu thương mãi mãi và chung thuỷ với nhau.
Thư gửi Tín hữu Êphêsô
đã xác định “mầu nhiệm cao cả”, vốn làm cho tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh
được hiện diện trong thế giới này (x. Ep 5,31-32), nơi tình yêu hôn phối giữa
người nam và người nữ.
III. THỰC TRẠNG GIA ĐÌNH NGÀY NAY (Những thách đố ngày nay nơi gia đình là
gì?)
Ngày nay các gia đình đang phải đối diện với bao nhiêu thách đố bởi
xã hội có nhiều thay đổi. Thiết tưởng
chúng ta không thể nào liệt kê hết được, vì chúng rất đang dạng và phức tạp.
Xin nêu lên một vài thách đố nơi các gia đình Công giáo hiện nay:
• Đức tin cá nhân không vững dẫn đến thực hành tôn giáo giảm sút.
• Cha mẹ ít quan tâm hay không đủ khả
năng trong việc giáo dục và truyền đạt đức tin cho con cái.
• Cuộc sống gia đình & tương quan
giữa các thành viên bị giảm thiểu, kéo theo sự giảm sút việc cầu nguyện trong
gia đình.
• Tình trạng ngừa thai, phá thai, ly dị
gia tăng và luôn là những cám dỗ lớn.
• Khủng hoảng hôn nhân xảy ra nhiều hơn,
nhất là nơi các gia đình trẻ do thay đổi môi trường, kinh tế, xã hội...
• Hôn nhân khác đạo gia tăng trong
đó có nhiều người theo đạo chỉ cốt để kết hôn; đạo ai nấy giữ…..
IV. THÁI ĐỘ
CỦA GIÁO HỘI (Giáo hội quan tâm đến gia
đình như thế nào?)
Trãi qua suốt dòng lịch
sử GH luôn quan tâm đồng hành cùng với gia đình được thể hiện qua các Giáo Huấn
GH và đường hướng mục vụ cụ thể của các GH địa phương.
1. Giáo huấn Giáo Hội
Qua dòng thời gian, Hội
Thánh đã không ngừng cung cấp các giáo huấn của mình về Hôn nhân và Gia
đình.
- Công Đồng Vaticanô II,
trong Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes đã dành cả một chương để đề cao phẩm giá
của Hôn nhân và Gia đình (x. GS 47-52).
- Đức Phaolô VI, qua
Thông điệp Humanae Vitae, đã cho thấy sự liên kết mật thiết giữa tình yêu vợ chồng
và việc sinh sản.
- Thánh Giáo hoàng Gioan
Phaolô II đã quan tâm đặc biệt đến gia đình. Qua Tông huấn Familiaris
Consortio, Đức Thánh Cha gọi gia đình là “con
đường của Hội Thánh”. Ngài đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về ơn gọi yêu
thương của người nam và người nữ; đề ra các hướng dẫn cơ bản cho Mục vụ Gia
đình và sự hiện diện của gia đình trong xã hội. Đặc biệt, liên quan đến tình
yêu vợ chồng (x. FC 13), ngài mô tả làm sao vợ chồng qua sự yêu thương nhau, nhận
được hồng ân Thần Khí của Đức Kitô và sống lời mời gọi nên thánh của họ.
- Đức Bênêđictô XVI,
trong Thông điệp Deus Caritas Est, lại bàn đến chủ đề sự thật của tình yêu giữa
người nam và người nữ, đây là điều chỉ được sáng tỏ cách trọn vẹn trong ánh
sáng tình yêu của Đức Kitô chịu đóng đinh (x. DCE 2). Ngài tái khẳng định rằng
“Hôn nhân dựa trên một tình yêu đơn nhất
và vĩnh viễn sẽ trở thành biểu tượng của mối quan hệ giữa Thiên Chúa và Dân
Ngài và ngược lại. Cách thức Thiên Chúa yêu thương trở thành chuẩn mực cho tình
yêu của con người” (DCE 11). Hơn nữa, trong Thông điệp Caritas in Veritate,
ngài nêu lên tầm quan trọng của tình yêu như một nguyên tắc của đời sống trong
xã hội (x. CV 44), là nơi con người học kinh nghiệm về công ích.
- Đức Thánh Cha
Phanxicô, gần đây ngài đã triệu tập liên tiếp 2 thượng hội đồng để bàn về gia đình. Lần thứ 1 vào tháng 10 năm 2014, thượng hội đồng Giám mục ngoại thường ; lần thứ 2: từ ngày 4 đến ngày 25 tháng 10 năm 2015. Và sau đó, ngày 8 tháng 4 năm 2016, ngài đã ban hành Tông huấn Amoris
laetitia “Niềm vui của Tình yêu” để hướng dẫn
dân Chúa trong việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình. (trích tông huấn Amoris Laetitia). Điều đó cho thấy Giáo hội rất quan tâm đến gia đình.
2. Đường Hướng Mục Vụ.
Tiếp nối giáo
huấn của Đức Thánh Cha, trong Thư Chung đầu tháng 10 vừa qua, HĐGM VN đã đề nghị
một lộ trình mục vụ cho 3 năm (2017-2019) với những điểm nhấn cho từng năm:
– Năm 2016-2017:
Chuẩn Bị Cho Người Trẻ Bước Vào Đời Sống Hôn Nhân.
– Năm 2017-2018:
Đồng Hành Với Các Gia Đình Trẻ
– Năm 2018-2019:
Đồng Hành Với Những Gia Đình Gặp Khó Khăn.
Cùng với bức tâm thư với chủ đề “ơn gọi tình yêu và sứ vụ xót thương”, để chia sẻ những “vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng” trong đời sống gia đình,
cũng như đồng hành với các gia đình Công giáo trong việc xây dựng gia đình Công giáo dưới ánh sáng Lời
Chúa và giáo huấn của Hội Thánh.
Hưởng ứng lời đề nghị của Hội Đồng Giám Mục
Việt Nam, mỗi Giáo phận tùy theo hoàn cảnh đã triển khai những thực hành mục vụ cụ thể. Riêng giáo phận Cần Thơ , ngày từ đầu năm đã
đưa ra quyết định thực hành mục vụ 2017 với khẩu hiệu: “Niềm vui tình yêu gia đình. Chuẩn bị cho
người trẻ buớc vào đời sống hôn nhân”, với các
khía cạnh cụ thể :
Ước mong với sự đồng hành của Giáo Hội, những
gia đình biết cách để khắc phục những thách đố, và tìm ra được những phương thế
thích hợp để bảo vệ và thăng tiến
mọi thành viên trong gia đình, được hưởng một cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
Câu hỏi thảo luận
1.
Cha thấy những thách đố
nào xảy ra cho các gia đình nơi Họ đạo của cha? Và cha đã, đang và sẽ làm gì để
giúp đỡ cho những gia đình ấy?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét