Để Lời Chúa không những được đọc mà còn được suy niệm, được hiểu và sống tốt hơn nơi mỗi người. Nói khác đi là để cho "Lời Chúa ở lại trong ta"(Ga 8,31) mỗi ngày. Xin được gợi lên một vài cảm nhận đơn sơ được ghi lại mỗi khi đọc Lời Chúa, như là những chia sẻ chân tình phát xuất từ tấm lòng. Hy vọng Lời Chúa trở thành bạn đồng hành hướng dẫn đời sống chúng ta. Nhờ ánh sáng Lời Chúa soi dẫn chúng ta tìm thấy sự thật đích thực mà được giải thoát.
Tìm kiếm Blog này
Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017
Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017
Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017
SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN
Lm. Seoka
Thứ hai: Lc 18, 35-43
Tin mừng hôm nay thuật
lại phép lạ Chúa Giêsu chữa đôi mắt mù loà của anh chàng ăn xin bên vệ đường
gần thành Giêricô được sáng, nhờ lời kêu xin tha thiết của anh ta: “Lạy ông Giêsu, con vua Đavít. Xin dủ lòng
thương tôi” và “xin cho tôi được xem thấy”.
Chúng ta cũng bắt chước
anh mù này, tha thiết xin Chúa chữa đôi mắt tâm hồn chúng ta được
sáng, để chúng ta nhận ra Chúa chính là Cứu Chúa chúng ta, nhận ra mọi người là
anh em, nhất là nhận ra Chúa nơi những người nghèo khổ bất hạnh.
Anh mù được Tin mừng hôm
nay nhắc đến rất đổi quen thuộc. Địa chỉ thường trú của anh là ở gần thành
Giêricô. (Thánh Macco còn cho biết tên đích danh của anh ta là Báctimê. Anh là
con của ông Timê, chẳng xa lạ gì. Bởi lẽ hằng ngày anh thường quanh quẩn nơi đó
để xin ăn).
Mà đã mang kiếp
"cái bang", thì có ai muốn đến gần, chẳng ai muốn để ý làm gì cho
vướng bận, tốn hao. Vì quen nên nhàm. Do đó, chẳng ai muốn nhìn và cũng chẳng
ai chịu nghe tiếng kêu xin của anh ta.
Nhưng người đời thường
nói “có tật, có tài”. Cho dù mọi nguời xa tránh làm ngơ, nhưng anh mù vẫn biết
Đức Giêsu hằng quan tâm và yêu thương anh. Nên cho dẫu mọi người hôm đó không
nhận ra sứ mạng Thiên Sai của Ông Giêsu, còn anh mù với con mắt nhạy bén
của tâm hồn, anh lại sáng suốt nhận ra sứ mạng bí mật Thiên Sai của Đức của
Giêsu. Vì vậy, anh ta đã không ngần ngại lớn tiếng kêu vang Người. “Lạy
ông Giêsu, con vua Đavit. Xin dủ lòng thương tôi”. Bằng cảm nhận trực giác,
anh ta nhận ra quyền năng chữa lành nơi Đức. Vì thế, dù bị cản ngăn, cấm đoán
anh vẫn kêu xin thiết tha.
Thật tinh tường,
anh ta còn thấy nơi Đức Giêsu có một kho báu rất quý giá mà trần gian chẳng ai
có, đó là quyền cứu chữa. Vì thế, anh ta không hề xin Người tiền bạc, cơm gạo,
bánh trái như mọi ngày, trái lại anh ta xin cho được sáng mắt:“xin cho tôi
được sáng”.
Nhờ nổ lực cảm nhận thế
giới và con người bằng đôi mắt của tâm hồn, của đức tin và rồi nổ lực hết sức
mình để thực hiện điều cảm nhận đó, anh ta đã được Chúa đáp lời, cho anh ta
được sáng mắt như lòng nguyện ước.
Hằng ngày các môn
đệ vẫn thấy, vẫn nghe Chúa Giêsu nói, chứng kiến những việc Người làm, nhưng vì
mơ tưởng địa vị cao sang, chức cao quyền trọng nên đôi mắt họ đã bị che mờ,
không nhận ra sứ mạng Messia của Chúa Giêsu.
Cảm tạ ơn Chúa đã cho ta
có được đôi mắt sáng ngời, để nhìn đời và để làm duyên. Xin cho chúng ta
có được đôi mắt sáng tâm hồn để đừng bao giờ nhìn đời, nhìn người bằng ánh mắt
(mang hình viên đạn) của vô tình, hững hờ và khinh khi như đám đông và các môn
đệ, nhưng biết nhìn đời, nhìn người bằng ánh mắt của cảm thông, yêu mến
chân tình của lòng Chúa thương xót.
Xin cho ta cũng có được
ánh sáng của niềm tin để đừng bao giờ hành xử vô duyên đối với nhau, nhất là
đối với những người thiếu may mắn hơn mình bằng những hành vi ngăn cản, cấm
đoán như đám dân xưa. Trái lại, xin cho chúng ta có những hành động thật đẹp,
bằng những việc làm bác ái, bằng những hy sinh phục vụ quên mình khi anh chị em
cần đến chúng ta. Nhất là đừng bao giờ có thái độ và hành vi ngăn cản những
người yếu đuối, sa ngã đến với Chúa.
Thứ ba: Đức Mẹ Dâng Mình
Trong Đền Thánh
Mt 12, 46-50
Cùng với GH hôm nay
chúng ta dâng thánh lễ kính nhớ Đức Maria dâng mình trong đền thánh. Với lòng
yêu mến Chúa và trung thành với luật Do Thái nên ngay từ nhỏ, Đức Mẹ đã sẵn
sàng dâng mình vào đền thánh để phụng sự Chúa. Chính tình yêu mến và lòng thiết
tha gắn kết với Chúa qua việc lắng nghe và thực thi thánh ý của Chúa trong đời
sống, mà Mẹ Maria xứng đáng trở nên thành viên thân thiết trong gia đình Thiên
Chúa Ba Ngôi.
Xin cho chúng ta biết noi
gương Mẹ Maria biết khiêm tốn lắng nghe và thực thi Lời Chúa để xứng danh là
Con Mẹ và trở nên thành viên gia đình thiêng liêng của Chúa.
Nhờ tích tích rửa tội
chúng ta trở thành con Chúa và là thành viên trong GH. Nên ngoài gia đình tự
nhiên liên hệ bằng huyết thống, chúng ta ta còn có một gia đình thiêng liêng
nhờ được sinh ra trong đức tin.
Vì thế Tin mừng hôm nay,
Chúa Giêsu khẳng định thành viên trong gia đình của Chúa chính là những người
biết “lắng nghe và thực hành Lời Chúa”.
Nếu để trở thành người
con ngoan trong gia đình tự nhiên theo huyết thống ta phải lắng nghe và thi
hành điều mà cha mẹ và anh chị hướng dẫn chỉ bảo. Cũng vậy để trở thành con
ngoan của Chúa và anh chị em thật sự với nhau trong gia đình thiêng liêng của
đức tin ta phải lắng nghe và thực hành Lời Chúa với sự hướng dẫn của GH.
Hơn ai hết Đức Maria là
người luôn để tâm lắng nghe và mau mắn thi hành thánh ý Chúa trong suốt cuộc
đời mình. Nên Đức Maria trở nên người Mẹ của Chúa và là kiểu mẫu cho đời sống
cho chúng ta.
Khi khám phá những giọt
máu trong chiếc khăn liệm thành Turin, các nhà khoa học chứng minh cho biết đó
là loại máu B: Bái ái, bao dung và bình an. Dòng máu ấy cũng chính là dòng máu
của Đức Maria, mẹ Chúa Giêsu.
Xin cho chúng ta luôn
biết lắng nghe và thực thi Lời Chúa như Mẹ Maria để dòng máu bác ái, bao dung
và bình an của Chúa Giêsu cũng lưu truyền trong thân thể chúng ta. Nhờ đó mà ta
xứng đáng trở thành người thân của Chúa trong gia đình của Người.
Thứ ba: Lc 19, 1-10
“Gặp gỡ Đức Ki-Tô, biến đổi cuộc đời mình. Gặp gỡ Đức Ki-Tô đón nhận ơn
tái sinh…”, đó không chỉ là niềm xác tín của cha Tiến Lộc,
tác giả của bài hát này. Nhưng trên hết đó còn là chính sứ điệp của Chúa gửi
đến chúng ta qua Tin mừng hôm nay.
Tin mừng mà chúng ta vừa
nghe trình thuật lại cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Giakêu, thủ lãnh những
người thu thuế và là người giàu có. Chính nhờ cuộc gặp gỡ thân tình này đã làm
cho Giakêu biến đổi cách lạ lùng và nhờ mà cả nhà ông được ơn cứu độ.
Ta cùng tìm hiểu đôi
chút về sự biến đổi lạ lùng của Giakêu trước và sau khi gặp Chúa:
- Trước khi gặp
Chúa:
Ông Giakêu là một kẻ nối
giáo cho giặc, bởi vì đã làm vệc cho đế quốc Rôma với nghề thu thuế, nhằm vơ
vét tiền của trong dân, để làm giàu cho ngoại bang.
Vì là thủ lãnh của những
người thu thuế nên ông rất coi trọng tiền của, và cũng rất là khinh người. Nếu
cần ông sẽ sẵn sàng ra tay đàn áp bất cứ ai nếu không nộp thuế cho ông.
Ông lại là người giàu có.
Sự giàu có của ông chắc chắn là do tham lam trong việc gia tăng mức thuế để bỏ
túi riêng mà giàu.
Do đó mà ông bị xem là
kẻ tội lỗi công khai tương đương với hạng đỉ điếm trong mắt mọi người.
- Sau khi gặp Chúa:
Sau khi gặp gỡ Chúa
Giêsu trong bữa tiệc thân tình tại nhà ông, không biết Chúa Giêsu nói gì? nhưng
ông lại được biến đổi lạ lùng: Ông trở nên một người quảng đại, cởi mở sẵn sàng
chi tiền làm tiệc thết đãi Chúa Giêsu, các tông đồ và những người đồng môn của
ông. Trở thành người biết tôn trọng lẽ công bằng nên tuyên bố sẽ đền bù cho
những ai mà ông đã gây ra thiệt hại “Nếu tôi đã làm thiệt hại ai cái gì, tôi
xin đền gấp bốn”. Đi xa hơn nữa, ông còn biết sống tinh thần bác ái,
sẵn sàng hy sinh gia sản của mình, mà chia sẻ cho người nghèo. “Tôi xin chia
nửa gia tài, để bố thí cho người nghèo”.
Đúng là nhờ cuộc gặp gỡ
Đức Kitô mà ông được tái sinh. Giờ đây ông không còn là kẻ tội lỗi mà là một
con người đạo đức thánh thiện. Nếu trước đây ông bị mọi người khinh bỉ thì giờ
đây ông lại được mọi người thương mến. Nếu trước đây ông sống bất công, bất chính
thì giờ đây ông biết coi trọng lẽ công bằng và trở thành người công chính.
Nhờ gặp gỡ Đức Kitô
Đấng “đến và cứu chữa những gì đã hư mất” mà ông và cả gia
đình ông được biến đổi và xứng đáng đón nhận được ơn cứu độ như lời Chúa Giêsu
xác quyết: “Hôm nay nhà này được ơn cứu độ, bởi người này cũng là con
cái Abraham”.
Ước mong được biến đổi
đời mình mỗi ngày nên tốt hơn là khao khát chính đáng của mỗi chúng ta. Nhưng
để biến ước mơ đó trở thành hiện thực, chúng ta hãy bắt chước ông Gia-kêu tìm
mọi cách để gặp gỡ Đức Giêsu.
Xin cho chúng ta tìm đến
gặp gỡ Chúa qua việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa, siêng năng tham dự bàn
tiệc Thánh Thể, kiên trì trong cầu nguyện… Đặc biệt là gặp gỡ Đức Kitô nơi
những người anh em nghèo khổ. Nhờ đó mà đời ta được Chúa biến đổi và xứng đáng
được Chúa chúc lành. Amen.
Thứ tư: Lc 19, 11-28
(Mt 25,14-30)
Tin mừng hôm nay Chúa
Giêsu dùng dụ ngôn những nén bạc để ý thức chúng ta tích cực sử dụng những ơn
ban của Chúa.
Xin cho chúng ta đừng
phí phạm những nén bạc ân sủng Chúa ban, nhưng biết cảm tạ và cố gắng tận dụng
những ân huệ ấy, nhằm phục vụ lợi ích cho mình, tha nhân và cho nước trời.
Dụ ngôn những nén bạc mà
Tin mừng thánh Luca trình thuật hôm nay có một vài chi tiết hơi khác với Tin
mừng của thánh Matthêu. Chúng ta cùng tìm hiểu về những khác biệt này và xem
đâu là điểm nhấn mà Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta:
- Matthêu thì nói là
“ông chủ” sắp đi xa. Còn Luca thì nói “người quý tộc” đi phương xa để lãnh nhận
vương quyền,
- Trong Matthêu thì ông
chủ giao phó cho 3 tên đầy tớ: người 5 yến , người 2 yến và người 1 yến, tùy
theo khả năng mỗi người. Còn Luca thì nhà quý tộc phát cho 10 đầy tớ, mười
nén bạc (mỗi 1 người 1 nén).
- Matthêu thì cho biết
sau khi ông chủ trở về thì ban thưởng cho 2/3 đầy tớ tài giỏi và trung tín là hưởng
niềm vui của chủ. Còn trong Luca thì sau khi nhà quy tộc được phong vương
trở về trong tư cách là một vị vua thì ban thưởng cho 2/10 người đầy tớ tài
giỏi và trung thành phần thưởng là cầm quyền cai trị số thành tương ứng
với số nén bạc mà họ đã sinh lợi.
Riêng về hình phạt cho
những đầy tớ lười biếng và bất trung, cả 2 Tin mừng đều nói đến việc
lấy lại và trao cho những đầy tớ tài giỏi và trung tín.
Matthêu còn nhấn mạnh
đến sự trừng trị tên đầy tớ vô dụng và quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài. Ở đó,
sẽ phải khóc lóc nghiến răng.
Còn Luca thì lại nhấn
mạnh đến hình phạt giết chết cả những bọn thù địch với nhà vua, những
người không muốn nhà quý tộc làm vua cai trị chúng. Và với kết
luận: “Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không
có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi".
So sánh những khác biệt
trên cho ta thấy rằng:
- Thiên Chúa có thể được
gọi bằng nhiều tên khác nhau có khi là ông chủ, có khi là nhà quý tộc và có khi
là vua…điều đó không quan trọng, quan trọng nhất là người yêu thương tin tưởng
trao ban cho tất cả chúng ta những hồng ân.
- Những ơn ban của Chúa
cho mỗi người có những thứ giống nhau, nhưng cũng có những ân sủng khác nhau
theo khả năng. Nhưng điều quan trọng là ta phải trân trọng tình yêu của Chúa và
cố gắng tận dụng điều kiện Chúa ban để sinh lợi cách tốt nhất.
- Chúa luôn tin tưởng
trao phó cho chúng ta xử dụng theo tự do của mình. Chứ không muốn ép buộc hay
làm thay cho ta.
- Bổn phận chúng ta là
biết trân quý những ân huệ Chúa ban và trung làm việc nhằm sinh ích cho mình,
tha nhân và cho nước trời. Bằng ngược lại xem thường mà lười biếng và bất trung
thì sẽ nhận lấy hậu quả tai hại khi Chúa đến.
Trong hững ngày
cuối năm phụng vụ này, là dịp để các nhà kinh doanh quyết toán sổ sách chi thu
để xem lời-lỗ thế nào. Để rồi rút ra những ưu-khuyết mà đề ra những giải pháp
sao cho phù hợp nhằm giúp cho công việc kinh doanh của mình để được đứng vững
và phát triển mạnh mẻ trong năm tới.
Cũng vậy đây là dịp Chúa
nhắc nhở chúng ta hãy dành chút thời giờ nhìn lại bản thân mà kiểm điểm và tính
sổ đời mình trước Chúa, anh chị em và lương tâm.
Khi dừng lại kiểm
điểm đời mình chân thành, ta mới có cơ hội nhận ra những lầm lỗi, thiếu sót vì
đã không xử dụng tốt nhất những nén bạc mà Thiên Chúa trao ban cho đúng mục
đích. Tệ hơn nữa, vì lười biếng mà ta đã đem chôn giấu những nén bạc vốn là:
thời giờ, sức khỏe, năng lực, hoàn cảnh, công việc và tiền của... mà Chúa ban
tặng nhưng không , để rồi làm thất thoát những ân huệ Thiên Chúa thương ban nên
đã không sinh lợi gì cho ta, cho tha nhân và cho đời. Vậy cần lắm lòng khiêm
nhường sám hối mà tạ lỗi cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em!.
Xin Chúa tha thứ và giúp
ta bắt đầu lại tốt đẹp hơn, theo mẫu gương của những người đầy tớ trung tín.
Thứ năm: Lc 19, 41-44
Theo triết lý Á Đông:
“Sự vật hễ có hình thì có hoại”, như lời sách Giảng viên đã nói: “Phù
hoa nối tiếp phù hoa, chi chi chăng nữa cũng là phù hoa”. (Gv 1, 2).
Thật vậy tất cả mọi vật
trần gian rồi sẽ qua đi. Chỉ duy Thiên Chúa là tồn tại mãi, bởi chính Người là
đá tảng vững bền. Đó là sứ điệp Tin mừng hôm nay muốn nói với chúng ta. Xin cho
chúng ta luôn tin tưởng phó thác vào Chúa.
Vật chất, tiện nghi đem
lại cho con người cuộc sống thoải mái và sung túc. Tuy nhiên nó cũng dễ đẩy con
người vào vòng xóay của hưởng thụ mà quên đi những giá trị cao quý.
Do đó Tin mừng hôm nay
cho biết Chúa Giêsu đã rơi lệ khi nhìn thấy thành Giêrusalem. Có lẽ nỗi buồn
này một phần vì biết rằng đền thờ Giêrusalem tráng lệ và là biểu tượng tự hào
của dân tộc Do Thái sẽ có ngày sụp đổ tan tành. Nhưng trên hết, Chúa Giêsu khóc
vì nhận thấy tình trạng suy đồi về luân lý đạo đức của dân tộc, vì họ quá bám
víu vào vật chất mà quên đi xây dựng đền thánh tâm hồn.
Lời tiên báo của Chúa
Giêsu đã được ứng nghiệm vào năm 72, khi đó tướng Titô của đế quốc Rôma đã đem
quân sang xâm chiếm và phá hủy hoàn toàn thành thánh Giêrusalem, khiến không
còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào. Họ đã nhẫn tâm bán bổ tôn giáo bằng cách
giẫm đạp lên nơi thờ phượng Thiên Chúa. Khiến người Do Thái phải khóc than tiếc
nối.
Lời tiên báo của Chúa
Giêsu vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. Thời đại mà con người quá lệ thuộc vào
của cải vật chất. Vì coi trọng đồng tiền và chỉ muốn xây dựng cuộc sống mình
trên nền tảng vật chất. Do đó họ sẵn sàng bán rẻ lương tâm và chà đạp lên những
giá trị đạo đức để rồi sẵn sàng bán bổ thần thánh. Nhìn vào cuộc sống hưởng thụ
và chạy theo tiền bạc hôm nay, có lẽ Chúa Giêsu cũng đang đau buồn và rơi lệ
như xưa.
Xin Chúa cho chúng ta
biết nương tựa vào sức mạnh của Chúa và kiên quyết xây dựng đời mình trên đá
tảng vững bền là Đức Kitô mà vượt thắng được sức mạnh tàn phá của kẻ thù là ma
quỷ, thế gian và xác thịt để bảo vệ được ngôi đền thánh tâm hồn xứng đáng là
nơi Thiên Chúa ngự trị. Nhờ đó mà ơn cứu độ và sứ điệp hòa bình của Chúa Giêsu
mới đến được với ta .
Thứ sáu: Kính Các
Thánh Tử Đạo Việt Nam
Hôm nay Hội Thánh mừng
trọng thể 117 vị thánh tử đạo Việt Nam. Các ngài thuộc đủ mọi thành phần trong
Giáo Hội, gồm các giám mục, linh mục, thầy giảng, chủng sinh và rất nhiều giáo
dân. Các ngài là những công dân hiền hòa, sống đời gương mẫu, nêu cao lý tưởng
trung kiên với Thiên Chúa và một lòng mến yêu tổ quốc.
Bị bắt bớ, tra tấn và tù
đày, nhưng không một người nào trong các ngài có ý định cầm khí giới để chống
trả; trái lại, các ngài cam chịu vì Đức Kitô, cầu nguyện cho mọi người và thật
lòng tha thứ cho những kẻ bách hại mình.
Ngày nay, trước những
thách đố của chủ nghĩa duy vật vô thần, duy tương đối, não trạng hưởng thụ ích
kỷ, lối sống gian dối và lừa lọc.... Muốn trung thành với tinh thần Phúc Âm,
chúng ta phải liên lỉ lựa chọn, từ bỏ trong đau đớn không kém gì những khổ hình
như các thánh tử đạo Việt Nam trước đây. Sống Phúc Âm trong thời đại này đúng
là một cuộc tử đạo liên tục.
Xin các thánh tử đạo VN
cầu bầu cùng Chúa:
- Cho đồng bào Việt Nam
ngày càng tin theo Chúa nhiều hơn.
- Cho chúng ta biết noi
gương các ngài, trung thành bền đỗ theo Chúa đến cùng.
- Đặc biệt là cho quý vị
trong Ban Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ đã nhận các Thánh Tử Đạo Việt Nam làm bổn
mạng của mình, biết luôn trung thành với Chúa trong mọi hoàn cảnh. Tích cực chu
toàn tốt bổn phận Chúa và Giáo Hội trao phó; nhất là sẵn sàng hy sinh phục vụ
tha nhân bằng một tình yêu quảng đại nhưng không, nhằm trở nên những chứng nhân
đích thực của “Niềm Vui Tin Mừng” trong thời đại hôm nay, theo gương của các
thánh Tử Đạo Việt Nam.
Thứ bảy: Lc 20, 27-40
Đa phần con người tin có
sự sống lại và cuộc sống đời sau. Nhưng cũng phần lớn cho rằng sự sống đời sau
cũng giống như sự sống đời này. Còn quan niệm người Kitô hữu chúng ta thế nào
về vấn đề này? Đó là điều mà Chúa Giêsu nói đến trong bài Tin mừng hôm nay.
Chúng ta lắng nghe lời Chúa dạy để có quan niệm đúng đắn hơn trong vấn đề này.
Thời Chúa Giêsu có khá
nhiều nhóm: Pharisêu, Biệt phái, Hêrôđê và Saduceo. Mỗi nhóm theo đuổi 1 lý
tưởng khác nhau, và cũng có những quan niệm khác biệt. Nhóm Saducêo mà Tin mừng
hôm nay nhắc đến không tin vào sự sống lại giống như những người theo duy vật
chủ nghĩa thời nay. Do đó họ tìm mọi cách để đối chất với Chúa Giêsu nhằm
hạ nhục và loại trừ quan niệm vào sự sống lại mà Chúa Giêsu rao giảng. Họ đặt
ra 1 câu chuyện lố bịch về 1 gia đình có 7 người anh em. Theo luật Môisen thì
nếu người anh lớn cưới vợ mà chẳng may chết đi không con, thì người em phải
cưới lấy người vợ góa đó, để sinh con nối dõi tông đường. Vậy có cả thảy 7
người anh em cùng cưới 1 bà vợ. Nhưng lần lượt cả thảy 7 người anh em đó đều
chết đi và không con. Cuối cùng người vợ góa đó cũng chết. Vậy nếu có sự sống
lại thì ai sẽ là người chồng của chị ta?
Tình thế họ đặt ra xem
ra rất hóc búa, nhưng Chúa Giêsu đã dựa trên nền tảng Thánh Kinh đoạn nói về
Môisen diện kiến Thiên Chúa nơi bụi gai cháy sáng, để minh chứng cho
biết: “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ
sống”. Bởi lẽ Người là “Thiên Chúa hằng hữu”. Thứ hai sự
sống mai sau là sự sống vĩnh cửu nên không còn phải lấy vợ cưới chồng để duy
trì giống nòi nữa. Thứ ba tình trạng sự sống mai sau không giống như sự sống
trần gian mà như các Thiên Thần.
Với câu trả lời ấy, Chúa
Giêsu đã làm cho họ phải câm miệng không còn vênh váo, khoát lát nữa.
Trong cuộc sống trần
gian này mỗi người có cái nhìn khác nhau nên đưa đến những quan niệm niềm tin
khác nhau. Do đó cần tránh thái độ kiêu căng xem thường quan niệm niềm tin của
người khác, trái lại phải tìm cách dung hòa trong tinh thần tôn trọng những
khác biệt.
Là người Kitô hữu chúng
ta phải tin tưởng vào Lời Chúa dạy và GH hướng dẫn nên phải xác tín vững chắc
vào sự sống lại và sự thưởng phạt đời sau.
Xin cho chúng ta luôn
biết gắn kết với Chúa trong lời cầu nguyện, siêng năng tham dự thánh lễ và kết
hợp với Chúa trong Bí tích Thánh Thể, nhất là khiêm tốn lắng nghe và thực thi
lời Chúa trong việc trung thành sống giới luật yêu thương mà Chúa chỉ dạy. Nhờ
đó ta mới có thể hưởng được tình trạng hạnh phúc viên mãn như các Thiên Thần
mai này.
Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017
Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017
SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN Lm. Nguyệt Giang CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN-B KÍNH TRỌNG THỂ CHÚA KITÔ, VUA VŨ TRỤ Đn 7,...
-
NGHI THỨC XỨC DẦU BỆNH NHÂN 1. NHỮNG LƯU Ý MỤC VỤ CẦN BIẾT TRƯỚC 1. Chỉ linh mục mới là thừa tác viên chính thức của bí tích xức dầu bệ...
-
NGHI THỨC BÍ TÍCH THÊM SỨC I. ĐÓN ĐỨC GIÁM MỤC (cổng nhà thờ: đọc ) Đức Giám Mục,với tư cách là người rao giảng tin m...
-
L Ễ TẠ ƠN HAI TÂN LINH MỤC Emmanuel. Nguyễn Thành Đô và Giuse. Nguyễn Hoàng Minh Sakeo 02/7/2009 DAÃN NHAÄP LEÃ Kính thöa coäng...