SUY NIỆM LỜI CHÚA II MÙA VỌNG
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG, NĂM
A
Mt 3,1-12
Chúng ta bước vào tuần thứ hai của mùa vọng,
với lời mời gọi của thánh Gioan Tẩy Gỉa: “hãy sám hối vì nước trời đã gần đến”.
Lời mời gọi sám hối này là lời mời gọi cho tất cả mùa vọng và hơn nữa cho cả chiều
dài của đời sống kitô hữu. Cách riêng tâm tình sám hối ấy phải được thực hiện
ngay lúc này. Vậy giờ đây chúng ta cùng nhau xin Chúa cất đi tất cả những gì đã
làm ngăn cản Chúa đến với ta, cũng như đến với anh chị em chúng ta. Chúng ta
xin Chúa tha thứ để chúng ta xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Kính
thưa quý ông bà và anh chị em, những dòng chữ trong bài đọc 1, trích sách tiên
tri Isaia, được xem là một trong những trang lời Chúa đẹp nhất trong kinh thánh
cựu ước. Đó cũng là một trong những áng thơ tuyệt vời nhất trong lịch sử văn học
thế giới. Áng thơ đó diễn tả cái khát vọng muôn đời của con người. Không chỉ là
khát vọng hòa bình trên thế giới này mà còn là một khát vọng về một sự hài hòa
khắp vũ trụ. Hài hòa giữa con người với nhau, giữa nhân loại với TC và giữa con
người với vạn vật vũ trụ này. Vì thế không lạ gì liên hiệp quốc khi kêu gọi hòa
bình đã chọn bản văn này để nói với thế giới về hòa bình.
Chúng
ta đang sống trong mùa vọng. Mùa vọng, tiếng
Latinh là: adventus nghĩa là "đến",
Chúa đến. Vậy thử hỏi Chúa đến để làm gì? Thưa Chúa đến để ban tặng cho chúng
ta cái thế giới hòa bình đó, một thế giới tuyệt vời mà ai cũng mong muốn. Thế
giới mà thánh Gioan Tầy giả gọi là “nước trời”. Cái thế giới mà trong đó con
người sống hòa bình với nhau, sống bình an với TC và sống hiệp thông với vũ trụ
vạn vật này.
Nhưng
thực tế thì lại rất đau lòng. Chúa đã đến trần gian hơn 2000 năm rồi, vậy mà chẳng
thấy thế giới tuyệt với ấy đâu cả. Trái lại hình như càng ngày thế giới mà
chúng ta đang sống lại càng tồi tệ hơn. Ngay trên mãnh đất mà Chúa đã Giáng
sinh thì ngày nào cũng nghe thấy chuyện Israel đánh nhau với Palestin. Không
nói đâu xa chỉ nhìn vào chính gia đình của mình, một nơi được gọi là “mái ấm”.
Nơi ấy phải là một nơi bình an nhất, phải là chốn tràn ngập yêu thương, niềm
vui và hạnh phúc thì xem ra đối với nhiều người ngày nay lại nơi nóng quá hay lạnh
quá chịu không nổi nên nhiều người đã tìm cách giả từ cái gọi là “mái ấm” đó để
đi tìm một chốn an ủi khác.
Thống
kê cho biết số ly lị càng ngày càng gia tăng. Ở
Việt Nam hiện nay là 31,4%, tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn.
Nếu không ly dị thì tình trạng hôn nhân đổ vỡ và khổ đau cách này hay cách khác
cũng rất nhiều. Ngay trong gia đình một nơi chốn đúng ra phải là nơi bình yên
thì tại sao lại gặp quá nhiều đau khổ vậy? Có phải là vì Chúa hứa lèo không?
Câu trả lời ta tìm thấy trong lời của thánh Gioan Tẩy Gỉa “Hãy sám hối vì nước trời đã gần đến”.
Câu
này có hai vế: “nước trởi gần đến”, nghĩa là thế giới tuyệt vời này do TC ban
tặng đến gần rồi, nhưng lại thêm cái vế thứ hai “hãy ăn năn sám hối”.
Vế thứ
nhất của Chúa thì Người đã sẵn sàng rồi, nhưng còn vế thứ hai là của con người
thì lại chưa sẵn sàng. Vì con người chưa ăn năn hoán cải.
Cho
nên nếu thế giới bình an là quà tặng của TC thì đòi hỏi chúng ta phải có một
thái độ thích hợp để đón nhận quà tặng đó. Nhưng hình như con người lại không
muốn. Hơn thế nữa cái thế giới bình an mà TC hứa đó không chỉ là quà tặng thụ động
mà đòi hỏi mỗi người chúng ta phải góp phần để xây dựng nó. Tiếc thay lại thiếu
phần hoán cải của chính mình.
Khi nói
đến hoán cải ta thường nghĩ đến những chuyện là những ai phạm tội nặng nề như:
cờ bạc, rượu chè, trai gái, vợ nọ con kia hay giết người thì mới cần ăn năn sám
hối. Nghĩ vậy là đúng, không sai! Nhưng nếu ta chỉ nghĩ đến vậy thôi thì còn
thiếu sót và nguy hiễm. Bởi vì nhiều người cho rằng mình đâu có trai gái, không
cờ bạc rượu chè, mình không đánh người này giết người nọ… vậy mình đâu cần sám
hối. Cho nên phải hiểu từ sám hối theo nghĩa kinh thánh. Sám hối không chỉ nhìn
ở mặt luân lý mà còn là cái gì sâu xa hơn nhiều.
Ví dụ,
mỗi năm chúng ta kính nhớ ngày lễ thánh Phaolô tông đồ trở lại. Vậy ông thánh
Phaolô trở lại nghĩa là làm sao? Có phải vì ông này tội lỗi và sống buông thả lắm
không? Có phải ông cướp của giết người không? Không phải, ông Phaolô lúc chưa
trở lại xét về mặt luân lý đạo đức, ông tốt hơn tất cả chúng ta rất nhiều. Ông
ta là người Pharisêu nên ông ta ăn chay một tuần 2 lần, bố thí 1/10 thu nhập và
cầu nguyện rất chăm chỉ. Thế tại sao ông ta phải trở lại? Cái trở lại của
Phaolô không phải về mặt luân lý mà là thay đổi một cái nhìn và từ đó thay đổi
lối sống.
Trước
đây ông ta nhìn Đức Giêsu với cái nhìn như kẻ thù của TC, như kẻ thù của dân tộc.
Nhưng sau khi ngã ngựa, được Chúa soi sáng, ông mới khám phá ra Đức Giêsu chính
là quà tặng của TC, là sứ giả của TC, đến nỗi sau này Phaolô phải thốt lên: “vì đối với
tôi, sống là Đức Ki-tô, và chết là một mối lợi.” (Pl 1, 21); hay “Tôi sống, nhưng
không còn phải là tôi,
mà là Đức Kitô sống
trong tôi” (Gl 2, 20). Vì thế giữa sự hoán cái về luân lý và niềm tin
phải gắn kết sâu xa với nhau. Nếu ta nói rằng mình hoán cải để niềm tin vào
Chúa Giêsu, mà đời sống luân lý là lời Chúa lại bê bối thì là ta nói dối.
Khi
nhìn như vậy ta mới thấy lời mời gọi hoán cải của thánh Gioan Tẩy Gỉa liên quan
đến tất cả chúng ta. Vậy trong mùa vọng này để sống với lời mời gọi đó của
Gioan Tẩy Gỉa. Tôi xin gợi lên 1 ý nhỏ thôi. Ai trong chúng ta trước mặt Chúa
cũng là người có tội. Mỗi người có một thứ tội khác nhau, nhưng trong những thứ
tội mà chúng ta phạm có một tội mà ngôn ngữ của GH gọi là mối tội đầu, tức là
cái tội lớn nhất đối với bản thân mỗi người chúng ta. Đó là thứ tội căn bản, từ
đó nó chi phối và sinh ra mọi tội khác trong cuộc sống của mình.
Mối tội
đầu đó mỗi người khác nhau. Chẳng hạn có người tội ham mê rượu chè, từ đó sinh
ra nóng nảy quậy phá, đánh vợ, giết con… Có người tội kiêu ngạo không nghe lời
ai, sống vênh váo, chống đối mọi người, xem thường cả Chúa và GH… Có người ham
mê dâm dục mà sinh ra đủ mọi tội khác như hiếp dâm, giết người, bất trung trong
đời sống hôn nhân…Mối tội đầu đó âm thầm không ai biết được ngoài bản thân ta và
Chúa.
Vậy
trong mùa vọng này, chúng ta hãy để ra những khoảng thời gian thinh lặng mà nhìn lại chính mình, bởi khi đối
diện với lương tâm chính mình và với Chúa, ta mới khám phá ra được mối tội đầu
trong đời sống đức tin và luân lý của mình để từ đó ta khiêm tốn thú nhận với
Chúa, xin Chúa tha thứ và cũng xin Chúa nâng đỡ để ta có thể vượt qua mối tội
đó. Đó cũng chính là cách mà ta đáp trả lại lời mời gọi của thánh Gioan hôm
nay: “hãy sám hối vì nước trời đã gần đến”.
Với cách thức đá ta mới mở lòng ra để cho Chúa đi vào cuộc đời của ta.
(Viết theo ý tưởng của ĐGM.
Phêrô Nguyễn Văn Khảm)
LỄ ĐỨC
MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
Lc 1, 26-38
Thông thường khi nói tới
"nhiễm" là người ta nghĩ ngay đến những thứ độc hại, làm ảnh hưởng
xấu đến cuộc sống con người.
Cuộc sống ngày hôm nay có
nhiều thứ gây ô nhiễm:
Ô nhiễm không khí, làm ảnh
hưởng đến đường hô hấp của con người.
Ô nhiễm nguồn nước và thức
ăn làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Ô nhiễm tiếng ồn làm ảnh
hưởng không tốt đến thính giác con người.
Ô nhiễm về hình ảnh xấu ành
hưởng đến thị giác con người.
Tuy nhiên, những ô nhiễm
bên ngoài ấy không độc hại bằng những ô nhiễmđến từ bên trong con người.
Chính những ô những bên trong làm cho trái tim con người trở nên bệnh tật và
chay cứng.
Ô nhiễm của chủ nghĩa
"mặc kê nô" làm cho trái tim con người trở nên xơ cứng dững dưng
trước những nỗi đau khổ của người khác.
Ô nhiễm của chủ nghĩa cá
nhân làm cho trái tim con người trở nên ích kỉ, chi tìm tư lợi cá nhân mà quên
đi của hy sinh phục vụ hạnh phúc cho tha nhân.
Ô nhiễm của lối sống thực
dụng nên lãng quên những giá trị luân lý, đạo đức thuần phong mỹ tục của nhân
loại.
Ô nhiễm của chủ nghĩa vô
thần làm cho lòng con người trở nên kêu căng, tự mãn, bất cần đến ơn thiêng của
Thiên Chúa.
Hôm nay chúng ta cùng với
GH kính nhớ lễ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội. GH nhắc nhỡ chúng ta hãy khiêm tốn
mở lòng để luồng gió của Thánh Linh thổi vào tâm hồn ta, hầu tâm hồn của ta
được thanh lọc khỏi những thứ độc hại, có nguy cơ hủy hoại đến tâm hồn tinh
tuyền đã được thanh tẩy trong ngày lãnh nhận bí tích rửa tội.
Xin cho chúng ta biết noi
theo mẫu gương của Mẹ Maria, luôn tin tưởng cậy trông vào quyền năng của Chúa.
Luôn biết khiêm tốn vâng nghe và thực hành lời Chúa chỉ dạy trong mọi cảnh
huống, để trái tim của chúng ta cũng được thanh sạch và rung lên đúng nhịp yêu
thương giống như trái tim của Mẹ dưới sự tác động và hướng dẫn của Chúa Thánh
Thần. Amen.
Thứ hai: Lc 5, 17-26
Mùa
vọng là mùa dọn đường. Dọn đường cho Chúa đến được với ta và cho ta gặp được
Chúa. Dọn đường cho Chúa đến với tha nhân và cho tha nhân được gặp gỡ Chúa. Xin
cho chúng ta biết tích cực dọn con đường thiêng liêng cách tốt nhất để Chúa có
thể dễ dàng đến với ta và với mọi người.
Cuộc
đời của người bại liệt tại Caphanaum được biến đổi và tâm hồn anh ta nhận được
ơn tái sinh, tất cả là nhờ anh ta gặp gỡ được Đức Kitô. Nhưng hành trình để gặp
gỡ Chúa Giêsu lại gặp rất nhiều ngăn trở:
–
Ngăn trở do bệnh tật: Bởi mang căn bệnh bại liệt nên chính anh không thể thân
hành đến gặp Chúa được, cho dù anh ta rất muốn.
–
Ngăn trở do khoảng cách: Muốn gặp được Chúa Giêsu, anh phải vượt qua đoạn đường
dài. Tự anh không thể vượt qua.
–
Ngăn trở bởi đám đông: Bao chung quanh Chúa Giêsu rất nhiều người, làm sao anh
ta có thể đến gần được với Chúa.
Nhưng
mọi ngăn trở ấy được dẹp bỏ nhờ vào tình thương và sự hy sinh của những người
thân cận anh. Họ đã đưa anh lên chõng, cùng nhau khiêng anh đến với Chúa; họ đã
vượt qua trở ngại của không gian để đưa anh lên mái nhà và vất vả dỡ mái nhà để
thòng anh xuống trước mặt Chúa Giêsu. Chính sức mạnh của niềm tin và tình yêu
nơi những người thân cận, đã giúp anh vượt qua mọi rào cản, đưa anh đến gặp
được Chúa Giêsu. Nhờ đó mà anh được Người thương cứu chữa.
Tuy
nhiên, để cứu chữa người bất toại khỏi căn bệnh thể xác và tâm hồn, Chúa Giêsu
cũng phải vượt qua những rào cản khắc nghiệt, bởi sự chống đối của những người
Biệt phái và Luật sĩ. Dẫu họ không nói ra, nhưng Chúa Giêsu vẫn biết trong thâm
tâm họ có sẵn một bản án dành cho Người:“Người này là ai mà dám phạm
thượng?”.
Quyền
tha tội là đặt quyền của TC, khi nói lời tha tội là Chúa Giêsu đặt mình ngang
hàng với Thiên Chúa nên phạm vào khung luật tử hình. Nhưng với sức mạnh của
lòng thương xót, Chúa Giêsu đã vượt lên tất cả những rào cản của nghi kỵ của
luật lệ vô hồn để thực hiện giới luật tình yêu, để vừa chữa lành bệnh thể xác
và bệnh tâm hồn cho người bại liệt, qua việc tha tội cho anh ta.
Mùa
vọng là mùa mà GH mời gọi chúng ta dọn tâm hồn cho xứng hợp để cho Chúa đến.
Xin Chúa chúng ta biết can đảm vượt qua mọi cản trở mà đến với Chúa để được
Người tha thứ tội lỗi và chữa lành mọi vết thương lòng. Xin cho chúng ta cũng
mạnh dạn đến với tha nhân nhất là những anh chị em đang xa lìa Chúa và xa cách
cộng đoàn để nói lên lời cảm thông, yêu thương và chia sẻ, giúp họ vượt qua
được mọi ngăn trở mà trở về cùng Chúa để được Người chữa lành và ban cho họ
Niềm Vui Tin Mừng cứu độ của Chúa.
Tin
mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng hình ảnh của vị mục tử tốt lành để làm nổi bậc
lên lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta. “Chúa
không muốn chúng ta phải chết nhưng muốn chúng ta ăn năn sám hối để được sống”.
Xin cho chúng ta cảm nhận được lòng thương xót Chúa mà mau quay gót trở
về để được sống trong vòng tay yêu thương chăm sóc của Người.
Với
dụ ngôn người mục tử tốt lành và con chiên bị thất lạc mà chúng ta vừa nghe,
Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa và qua đó cũng nêu
bậc lên giá trị hết sức cao quý của con người.
–
Để diễn tả lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa, Chúa Giêsu sánh ví TC như người
mục tử nhân lành. Người mục tử ấy không những biết chiên, tận tâm lo lắng chăm
sóc cho đoàn chiên được sống dồi dào; tìm những cánh đồng cỏ non cho chiên ăn
no; khai thác những dòng suối mát cho chiên uống thỏa thê và ra sức tìm nơi ấm
cúng cho chiên nghỉ ngơi an giấc… mà còn luôn hiện diện và đồng hành với chiên
trong mọi nẻo đường để bảo vệ cho chiên khỏi rơi vào kẻ thù bắt hại. Nếu có con
chiên nào lạc đàn, thì người mục tử luôn thao thức và không ngại hy sinh để ra
đi tìm kiếm bất chấp gian nan khổn cực, cho đến khi tìm được và đưa chiên về
đàn mới an vui…Tất cả những hình ảnh của người mục tử tốt lành ấy là nhằm diễn
tả một phần về một vị TC giàu lòng thương xót.
–
Vì sao TC lại yêu thương chúng ta một cách đặc biệt như thế?
Thưa
bởi vì trong thế giới này, không có loài nào cao quý bằng loài người. Ngoài
loài Thiên Thần ra thì chỉ có con người mới được Thiên Chúa dựng nên giống hình
ảnh Người. Mỗi người chúng ta đều có phẩm giá hết sức cao trọng trong mắt của
Chúa. Vì thế mà Chúa không muốn để hư mất bất cứ ai. Người đã sẵn sàng chịu
chết đau đớn trên thập tự để cứu chuộc chúng ta và rồi hứa ban sự sống hạnh
phúc đời đời cho chúng ta trong nhà Cha trên trời.
Nhưng
nhiều khi chúng ta ta lại nghe theo lời của ma quỷ muốn dùng tự do của mình để
chối bỏ TC và xa cách anh em, bởi lối sống đạo trể nải, nguội lạnh, sẵn sàng
chống lại ý Chúa mà phạm tội, để từ đó trở thành con chiên bướng bỉnh, lạc đàn…
Mùa
vọng này, xin cho chúng ta cảm nhận được lòng thương xót của Chúa cũng như tình
yêu của cộng đoàn GH dành cho chúng ta, để ta can đảm trở về. Nhất là xin cho
những ai đang xa lìa Chúa và GH biết rằng Chúa luôn tìm kiếm chúng ta và rất
mong đưa dẫn chúng ta về hòa nhập cùng cộng đoàn gia đình Họ đạo để ta được sự
chăm sóc của Chúa và nâng đỡ của cộng đoàn.
Đức
Giêsu mang hai bản tính: Thiên tính và nhân tính.
Nếu
bỏ qua Thiên tính mà xét theo nhân tính, thì Tin mừng hôm nay cho biết Đức
Giêsu là con người tuyệt vời, bởi Ngài luôn có được tâm an và khí hòa.
1. Với tâm an: Ngài đã nhìn mọi sự xảy đến
trong đời sống hết sức an nhiên và bình thản.
Trước
những thành công, Ngài không tỏ ra thái độ hãnh diện và kiêu kỳ. Khi đối mặt
với thất bại, Ngài không thua buồn, buông xuôi và bỏ cuộc. Tất cả được Ngài
nhìn dưới ánh sáng của niềm tin vào kế hoạch của Thiên Chúa Cha.
–
Có được tâm an: Ngài đã sáng suốt nhận ra chính vì lòng đầy kiêu căng và tự mãn
là nguyên nhân làm cho những người biệt phái, các kinh sư không có khả năng đón
nhận mầu nhiệm nước trời. Nhờ tâm an Ngài cũng thấu hiểu nhờ lòng khiêm tốn và
hiền hòa mà những người thu thuế, tội lỗi, những người bệnh tật và ít học, gọi
chung là kẻ bé mọn đón nhận được mầu nhiệm cao quý nước trời.
2. Với khí hòa: không nổi nóng và loại trừ những kẻ kiêu căng
chống đối; cũng như không hãnh diện tự hào trước những người tin nhận Ngài và
muốn tôn Ngài làm vua. Trái lại Ngài sáng suốt hướng họ đến cách sống tốt đẹp
hơn.
–
Với những kẻ cứng cỏi và kiêu căng, Ngài mời gọi họ đến với Ngài để học lấy bài
học quan trọng làm người đó là hiền lành và khiêm nhường.
–
Với những người khiêm nhường và hiền lành, Ngài mời gọi họ tiến thêm một bước
nữa trong đời sống đức tin để sẵn sàng mang lấy ách và vác lấy gánh của Ngài.
Nghĩa là đi theo Chúa để thi hành giới luật tình yêu của Chúa dạy.
Dẫu
biết rằng khi mang lấy ách và vác gánh lấy của Chúa thì rất nặng nề và nhọc
mệt. Bởi con đường của Chúa là con đường hẹp và là đường thập giá cũng như sống
theo giới luật yêu thương Chúa dạy thì phải chịu rất nhiều thiệt thòi ở thế
gian này. Biết thế nên Chúa Giêsu tha thiết mời gọi những người này hãy đến với
Ngài để Ngài nâng đỡ và bổ sức cho và Ngài đảm bảo rằng: “Ơn Ta đủ cho
con”.
Tóm
lại sứ điệp lời Chúa hôm nay giúp chúng ta hiểu rằng: Muốn có được tâm an, khí
hòa để an bình đón nhận những biến cố vui buồn trong cuộc sống; cũng như sáng
suốt giải quyết mọi vấn đề một cách tốt đẹp nhất, chúng ta cần phải luôn có cái
nhìn đức tin. Nhưng để có cái nhìn đức tin đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện đời
sống nhân bản là hiền lành và khiêm nhường.
Xin
Chúa cho ta biết sống hiền lành (kỹ năng mềm) và khiêm tốn (kỹ năng thấp) trước
Chúa, tha nhân và lương tâm. Nhất là xin cho ta có được đức tin vững mạnh
để can đảm đi theo Chúa đến cùng trong việc thực thi giới luật tình yêu mà Chúa
chỉ dạy, nhờ đó ta mới xứng đáng trở thành những kẻ bé mọn trong nước
trời.
Tin
mừng hôm nay Chúa Giêsu cho ta biết giá trị cao quý của người Kitô hữu và nhắc
nhở chúng ta ý thức sống xứng đáng với giá trị cao quý của mình.
Nhân
vật được nhắc nhiều nhất trong Mùa Vọng có lẽ không ai khác ngoài Gioan Tẩy
Gỉa. Chính Chúa Giêsu cũng xác nhận Gioan Tẩy Gỉa là nhân vật cao trọng. “Ta
bảo thật các ngươi, trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một
ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả”. Sự cao trọng của Gioan Tẩy Gỉa không phải bởi
tài năng hay chức cao quyền trọng. Nhưng sự cao trọng này trước hết là do được
Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn làm sứ giả trực tiếp dọn đường cho Chúa. Đồng
thời cũng nhờ đời sống đức độ của bản thân đã làm nên một con người Gioan Tẩy
Gỉa cao trọng vượt trổi hơn tất cả các con cái do người phụ nữ trần gian sinh
ra và được mọi người đặt ngang hàng với các tiên tri vĩ đại thời cựu ước. Nhiều
người còn lầm tưởng ngài chính là Đấng Messia xuất hiện.
Do
đâu Gioan Tẩy Gỉa trở nên cao trọng như thế?
Thưa
do được Chúa chúc phúc ngay khi còn trong dạ mẹ và được Chúa chọn để làm sứ
ngôn dọn đường trực tiếp cho Đấng Cứu Thế. Do ngài được diễm phúc hơn các tổ
phụ các tiên tri thời Cựu ước vì đã được thấy, được nghe và chứng kiến những
việc làm của Đấng Cứu Độ mà dân Israel trông đợi. Hơn hết là do ngài có một đời
sống khắc khổ, chay tịnh, nghèo khó và ngay chính trong lời nói và hành động.
Sẵn sàng lên án bất công và tội ác trong xã hội, cũng như đời sống vô luân của
vua Hêrôđê. Với sứ mạng làm chứng cho chân lý và cho ánh sáng cứu độ, Gioan đã
sẵn sàng chịu chết để trung thành với sứ mạng mà Chúa trao phó.
Dẫu
Gioan Tẩy Gỉa được Chúa Giêsu đề cao và không ngớt lời ca ngợi vậy mà Gioan tẩy
Gỉa lại không được diễm phúc bằng “những người nhỏ nhất trong nước
trời”. Những người nhỏ trong nước trời là ai mà quá diễm phúc như thế? Thưa
đó là những người được tái sinh ra qua Bí Tích Rửa Tội dưới tác động của Chúa
Thánh Thần. Họ trở thành con của Thiên Chúa và xứng đáng được thừa hưởng ơn cứu
độ do chính Chúa Cứu Thế mang đến nhờ cái chết và sự phục sinh của Người.
Nhưng
để xứng đáng là người diễm phúc sống trong nước trời mà Chúa Giêsu thành lập,
người Kitô hữu chúng ta còn phải sống trung thành trong đức tin, luôn yêu mến
và gắn bó với Chúa; nhất là biết ngoan ngoãn lắng nghe và thực thi lời Chúa
hướng dẫn mà chu toàn tốt nhất bổn phận hằng ngày.
Tin
mừng hôm nay kêu gọi chúng ta hãy can đảm loại trừ ý riêng để vâng nghe thánh ý
Chúa trong tinh thần hoán cải, hầu chuẩn bị tâm hồn xứng hợp cho Chúa ngự đến.
Để
phản ảnh thực tại cuộc sống và trình bày giáo huấn Tin Mừng nước trời, Chúa
Giêsu thường dùng những hình ảnh cụ thể, gần gũi để sánh ví.
Nhìn
vào lối sống kiêu căng và ích kỷ của các Kinh Sư, Biệt Phái. Chúa Giêsu nghĩ
ngay đến hình ảnh của những đứa trẻ đường phố để sánh ví. Với việc đưa ra hình
ảnh của những đứa trẻ chơi trên đường phố, Chúa Giêsu muốn lên án lối sống ích
kỷ và tự mãn của những người cùng thời với Người, cách riêng là những Biệt Phái
và Pharisêu. Họ luôn lấy mình làm chuẩn mực cuộc sống. Nên họ cho mình cái
quyền lên án mọi người theo cái nhìn chủ quan của họ. Ngay cả Gioan Tẩy Gỉa vị
ngôn sứ được mọi người kính trọng, vậy mà họ cũng lên án và cho là bị ma quỷ ám
vì lối sống ngay chính và khắt khổ. Họ cũng không ngần ngại lên án cả Thầy
Giêsu, Đấng mà Gioan Tẩy Giả cho biết là “Chiên Thiên Chúa” ,
là Đấng mà Gioan không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Ấy vậy mà họ
cũng xem thường và cho là kẻ mê ăn uống và là bạn bè với quân tội lỗi và thu
thuế.
Hạ
người khác xuống để ngôi đầu lên là kế sách hèn bẩn. Nó bộc lộ lối sống kiêu
ngạo, không muốn ai hơn mình. Và là cách thế biểu hiện tính ích kỷ, chỉ bắt
người khác làm theo ý mình.
Mùa
vọng là mùa dọn dường cho Chúa ngự đến tâm hồn chúng ta sao cho dễ dàng. Lời
Chúa hôm nay nhắc nhỡ chúng ta hãy can đảm dẹp bỏ vật cản lớn nhất trong tâm
hồn chính là tính ích kỷ và tự mãn. Xin cho mỗi người chúng ta biết khiêm tốn
nhận ra những giớn hạn và tội lỗi của mình mà chân thành sám hối, để đón nhận
ơn tha thứ của Chúa. Nhất là biết sẵn sàng từ bỏ ý riêng, để luôn vâng theo ý
Chúa trong tinh thần khiêm tốn, nhờ đó ta mới đón nhận được ơn khôn ngoan đích
thực của Chúa.
Tin
mừng hôm nay cho biết lời Kinh Thánh nói về ngôn sứ Êlia sẽ xuất hiện trở lại,
để dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến, nay đã được ứng nghiệm nơi con người và sứ
mạng của Gioan Tẩy Gỉa. Xin cho chúng ta nghe theo lời mời gọi dọn đường của
thánh Gioan Tẩy Gỉa mà nổ lực sống theo gương sáng của ngài, chuẩn bị tâm hồn
xứng hợp đón nhận Chúa đến.
Sau
khi chứng kiến Đức Giêsu biến hình trên núi Tabor, ba tông đồ thân tín của
Người càng xác tín vững vàng hơn vào thầy Giêsu của mình chính là Đấng Cứu Thế
đã đến. Tuy nhiên, trong đầu các ông vẫn còn một thắc mắc dẫu suy nghĩ mãi
nhưng các ông vẫn không hiểu được. Đó là theo Kinh thánh thì ngôn sứ Êlia phải
đến trước để dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Vậy sao không thấy Êlia xuất hiện?
Với
thắc mắc này, Chúa Giêsu một mặt xác tín cho các ông biết lời “các kinh
sư nói rằng Êlia phải đến trước” là đúng thật. Mặt khác giúp cho các
ông hiểu rằng lời xác nhận của các kinh sư qua miệng ngôn sứ Malakhi trong Kinh
thánh ấy nay được được ứng nghiệm nơi Gioan Tẩy Gỉa.
Ngôn
sứ Êlia không phải từ trời ngự xuống trong hình hài thể xác như dân Do Thái
mong đợi, nhưng ngôn sứ Êlia xuất hiện trong tinh thần và sứ mạng của Gioan Tẩy
Gỉa. Nhưng vì người Do Thái không chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế nên họ
không đón nhận tinh thần và quyền lực Êlia nơi Gioan Tẩy Gỉa. Vì thế mà họ đã
xử tệ với ông như họ đã từng đối xử tệ với các ngôn sứ trước đây. Đó cũng là
cách mà họ sẽ đối xử với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế sau này.
Lời
Chúa trong mùa vọng luôn mời gọi chúng ta tích cực dọn đường cho Chúa đến qua
lời nhắc nhở của các vị ngôn xưa và nay. Nhưng cũng giống như dân Do Thái xưa,
chúng ta không muốn đón nhận những lời cảnh tỉnh ấy. Nên một lần nữa Chúa Giêsu
tiếp tục bị chúng ta khướt từ.
Xin
cho chúng ta biết ngoan ngoãn nghe theo lời kêu gọi của Chúa qua những vị mục
tử trong GH mà thật lòng sám hối, chuẩn bị tâm hồn xứng hợp để đón nhận ơn cứu
độ mà Chúa thương ban.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét