SUY NIỆM LỜI CHÚA CÁC NGÀY
TRONG TUẦN XVI THƯỜNG NIÊN
Lm Vĩnh Hòa
CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN, NĂM C
St 18,1-10a; Cl
1,24-28; Lc 10, 38-42
Tin
mừng Luca hôm nay vẽ lên một bức tranh thật trong sáng, hài hòa về chân dung
của hai người thiếu nữ:
- Cô
Macta nồng nhiệt đón rước Chúa Giêsu và các môn đệ vào nhà mình, rồi tất bật với công việc phục vụ nhằm chuẩn bị cho một bữa ăn thật thịnh soạn để thết đãi
khách quý.
- Cô em, Maria thì ngược lại, rất tế nhị và sâu lắng, ngồi im lặng bên chân Chúa để chăm chú lắng nghe từng lời giáo huấn của Chúa Giêsu.
+ Hai
cách đón tiếp khác nhau, nhưng cả hai đều thể hiện được nét đẹp của sự đón tiếp
theo cách thế của người Á đông: hiếu khách, tận tâm lo phục vụ sao cho vừa lòng
khách đến. Bên cạnh đó cũng hết sức tinh tế, gần gủi thân tình, chịu khó lắng nghe
và chia sẻ, với mong muốn được vui lòng khách đi.
- Mọi
chuyện tưởng như sẽ êm xuôi nếu như cô chị Macta không lên tiếng than trách đứa
em Maria. Có lẽ với nét mặt khó chịu, chị ta hướng nhìn về Chúa Giêsu rồi lên
tiếng: "Thưa
Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin
Thầy bảo nó giúp con một tay." (c.
40).
Cứ
ngỡ là Chúa Giêsu đồng tình với quan điểm của chị. Nhưng không, Chúa Giêsu lại
dịu dàng quở trách chị ta: "Macta! Macta, chị băn khoăn lo
lắng nhiều chuyện qúa! (c 41). Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria
đã chọn phần tốt nhất, và sẽ không bị lấy đi" (c.
42).
Như
thế, có phải Chúa Giêsu xem trọng việc lắng nghe lời Chúa hơn là việc phục vụ
Chúa không? Chắc chắn là Chúa Giêsu không muốn đặt hai việc này lên bàn cân để
xem việc nào nặng hơn. Nhưng trên hết, Người muốn Macta biết dung hòa hai việc
ấy lại với nhau. Sở dĩ Chúa Giêsu quở trách Macta, bởi vì: chị ta quá xem điều
chị đang làm là quan trọng, còn việc lắng nghe lời Chúa của Maria chỉ là thứ
yếu.
Theo
triết lý Á đông thì có cái nhìn trung dung hơn trong mọi vấn đề. Nên các nhà tu
đức cho rằng: đạo đức thì ở giữa chiêm niệm và hoạt động.
Trong
bài huấn dụ trước hơn 50.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc
Kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 21/ 07/ 2013, Đức
Thánh Phanxicô cũng đã nói: “Anh chị em thân mến, cả trong cuộc sống Kitô của
chúng ta cầu nguyện và hành động luôn luôn hiệp nhất với nhau một cách sâu xa”.
Đức
Thánh Cha giải thích thêm điểm này: “Một lời cầu nguyện mà không đưa tới
hành động cụ thể đối với người anh em nghèo, bệnh tật, cần giúp đỡ, người anh
em đang gặp khó khăn, là một lời cầu nguyện cằn cỗi và không trọn vẹn. Nhưng
đồng thời trong việc phục vụ Giáo Hội khi người ta chỉ chú ý tới việc làm, chỉ
đặt trọng lượng nơi các sự vật, các nhiệm vụ, các cơ cấu, mà quên đi trọng tâm
là Chúa Kitô, không dành thời giờ cho việc đối thoại với Chúa trong lời cầu
nguyện, thì có nguy cơ phục vụ chính mình chứ không phục vụ Thiên Chúa nơi
người anh em cần sự giúp đỡ”.
Thánh
Biển Đức tóm gọn kiểu sống mà thánh nhân chỉ cho các tu sĩ của người trong hai
từ "ora et labora"; "cầu nguyện và lao động". Chính từ
việc chiêm niệm, từ một tương quan tình bạn mạnh mẽ với Chúa nảy sinh ra nơi
chúng ta khả năng sống và đem tình yêu của Thiên Chúa, lòng thương xót và sự
hiền dịu của Chúa đến cho người khác.
Cả
công việc của chúng ta đối với người anh em cần được giúp đỡ, công việc bác ái
của chúng ta trong các công tác thương xót, đưa Chúa đến với chúng ta, bởi vì
chúng ta nhìn vào chính Chúa nơi người anh chị em cần được trợ giúp.
Cuối
cùng, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy hướng về Mẹ Maria, mẫu gương tuyệt
hảo của cầu nguyện và hoạt động mà nêu gương bắt chước: “Xin Đức Trinh Nữ
Maria, Mẹ của sự lắng nghe và phục vụ, dậy chúng ta biết suy niệm trong lòng
Lời của Con Mẹ và cầu nguyện với lòng trung thành, để luôn luôn chú ý tới các
nhu cầu của các anh chị em khác một cách cụ thể hơn”. Amen.
Thứ
hai: Mt 12, 38-42.
Kinh
nghiệm cho thấy: "Người buồn cảnh có vui bao giờ". Việc
thay đổi con người không hệ tại ở hình thức bên ngoài, nhưng trước hết là phải
thay đổi tận cõi lòng, thay đổi não trạng và cái nhìn.
Mặc
dù chứng kiến bao là phép lạ Chúa Giêsu đã làm; mặc dù đã nhiều lần vỗ tay ca ngợi
những lời hay ý đẹp của Chúa Giêsu, nhưng rốt cùng nhiều người Do Thái, đặc
biệt là nhóm người Pha-ri-sêu và Biệt phái vẫn không tin.
Như
hết cách, Chúa Giêsu đành phải thốt lên: “Thế hệ này là một thế hệ gian
ác, chúng xin điềm lạ. nhưng chúng sẽ không thấy được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ
ông Gio-na”. Như một cố gắng cuối cùng, Chúa Giêsu đã dùng lại hai câu
chuyện ngày xưa với hy vọng họ suy nghĩ lại mà thay đổi não trạng.
-
Nhắc lại chuyện Giona ngày xưa, nhằm lưu ý họ rằng: Ngày xưa dân thành Ninivê chỉ
nghe lời rao giảng miễn cưỡng của Ngôn sứ Giona. Vậy mà cả thành, từ vua đến
dân, từ già đến trẻ, từ người đến súc vật đều ăn chay sám hối và khẩn xin sự
tha thứ của Chúa. Vậy mà hôm nay có Người còn hơn Giona. Đấng mà Giona loan báo
đã đến và rao giảng, vậy mà họ lại không để tâm ăn năn hối cải. Thật đáng buồn!
-
Nhắc lại câu chuyện nữ hoàng Phương nam vượt đường xa vạn dặm, bất chấp khó
khăn, tốn kém đến để diện kiến vị vua khôn ngoan là Salomon. Bà ta đã toại
nguyện, hết lòng cảm phục sự khôn ngoan của nhà vua. Nhưng ở đây còn trọng hơn
vua Salomon nữa, vì Người chính là sự khôn ngoan của Thiên Chúa và là vua trên
hết các vị vua. Thế mà họ chẳng thèm nghe. Thật đau lòng!
Chính
lòng tự mãn làm cho họ trở nên mù quáng nên đã làm hỏng hết mọi ơn phúc, vì thế
không còn cách nào để tự chữa mình được nữa.
Xin
cho chúng ta đừng như thế hệ Do Thái xưa, mù quáng và tự mãn. Nhưng hãy trở nên
giống dân thành Ninivê và nữ hoàng Phương nam có cái nhìn ngay chính để nhận ra
chân lý mà theo đuổi; cũng như biết khiêm tốn nhận mình còn nhiều khiếm khuyết,
thiếu sót, tật xấu và tội lỗi, để theo sự khôn ngoan của Chúa hướng dẫn mà sửa
đổi đời sống mỗi ngày nên tốt hơn.
Thứ
ba: Mt 12, 46-50
Tin
mừng hôm nay Chúa Giêsu đưa ra cho chúng ta biết những điều kiện cơ bản cần thiết
để xứng đáng trở nên thành viên trong gia đình của Người.
Nhờ
tích tích rửa tội chúng ta trở thành con Chúa và là thành viên trong GH. Nên
ngoài gia đình tự nhiên liên hệ bằng huyết thống, chúng ta ta còn có một gia
đình thiêng liêng nhờ được sinh ra trong đức tin. Vì thế, Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu khẳng định: thành viên trong
gia đình của Chúa chính là những người biết “làm theo ý Cha trên
trời”.
Nếu
điều kiện căn bản để trở thành người con ngoan trong gia đình tự nhiên theo
huyết thống, ta phải lắng nghe và thi hành điều tốt mà cha mẹ và anh chị hướng
dẫn, chỉ bảo. Cũng vậy để trở thành con ngoan của Thiên Chúa và anh chị em thật
sự với nhau trong gia đình thiêng liêng của đức tin, ta phải lắng nghe và thực
hành Lời Chúa cùng với sự hướng dẫn của GH.
Hơn ai
hết Đức Maria là người luôn để tâm lắng nghe và mau mắn thi hành thánh ý Chúa
trong suốt cuộc đời mình. Nên Đức Maria trở nên kiểu mẫu cho đời sống cho chúng
ta.
Khi
khám phá những giọt máu trong chiếc khăn liệm thành Turin, các nhà khoa học đã
chứng minh cho biết đó là loại máu B. (B là bái ái, bao dung và bình an).
Xin
cho chúng ta mang lấy dòng máu của Chúa Giêsu để ta cũng biết sống bác ái, bao
dung với mọi người và luôn kiến tạo sự bình an cho mình và tha nhân nhờ việc
lắng nghe và thực thi lời dạy của Chúa. Có như vậy ta xứng đáng trở thành người
thân của Chúa trong gia đình thiêng liêng.
Thứ
tư: Mt 13,1-9.
Chúa
Giêsu thường dùng những hình ảnh rất gần gũi và quen thuộc để nói lên thực tại
của cuộc sống. Cụ thể bài Tin mừng hôm nay Chúa dùng hình ảnh người nông phu ra
đi gieo hạt giống.
Với
hình ảnh người ra đi gieo hạt, Chúa Giêsu muốn nói đến lòng quảng đại hào phóng
của một vị Thiên Chúa. Ngài sẵn sàng gieo vãi hạt giống Lời Chúa vào bất cứ nơi
đâu, dẫu biết rằng những nơi ấy có thể không sinh hoa kết quả.
Với
hình ảnh môi trường mà hạt giống được gieo vào, Chúa Giêsu muốn ám chỉ đến tâm
hồn của con người. Môi trường ấy, Chúa Giêsu cho biết có nhiều loại. Có loại lề
đường, có loại sỏi đá, có thứ gai góc..., nhưng cũng có loại đất tốt.
Hạt
giống Lời Chúa thì luôn tốt, có khả năng phát triển và sinh nhiều bông hạt.
Người gieo vãi hạt giống ấy là Thiên Chúa thì luôn hào phóng và quảng đại không
so đo tính toán. Điều quan trọng còn lại là môi trường lòng người có chuẩn bị
sẵn sàng để tiếp nhận hạt giống Lời Chúa hay không?
Nếu
tâm hồn mỗi người chúng ta chính là mảnh đất tiếp nhận hạt giống Lời
Chúa. Thì giờ đây ta cần xét
xem mảnh đất tâm hồn của ta là loại đất nào?
Nếu tâm hồn ta còn mang nặng những thành kiến, cố
chấp, bảo thủ, ngại thay đổi bản thân theo lời dạy của Chúa và Giáo Hội, thì
mảnh đất tâm hồn ta đang thuộc dạng vệ đường.
Nếu tâm hồn chúng ta còn có những bất hòa,
phân biệt, chia rẻ đánh mất tình hiệp thông với tha nhân thì mảnh đất tâm hồn
chúng ta vẫn còn nhiều gai gốc.
Nếu tâm hồn chúng ta còn sống ích kỉ, kiêu căng, bất
công, thiếu bác ái với tha nhân là mảnh đất tâm hồn của ta còn nhiều sỏi đá.
Xin Chúa cho mảnh đất tâm hồn của chúng con được nên
màu mở để hạt giống Lời Chúa gieo vãi vào có cơ may mọc lên, phát triển vững
mạnh và sinh được nhiều bông hạt tốt tươi qua những việc làm tốt lành của chúng
con.
Thứ năm:
Mt 13, 10-17
Khi muốn
nói điều gì khó nói, người ta hay dùng cách ví von.
Khi muốn
thổ lộ tâm tình sâu kín, người ta hay nhờ đến câu chuyện.
Khi muốn
diễn tả chân lý tròn đầy, Chúa Giêsu lại dùng đến dụ ngôn.
Dụ ngôn
chính là cách diễn đạt chân lý về "mầu nhiệm nước trời" dễ hiểu nhất.
Do dụ
ngôn mang ý tưởng so sánh và diễn đạt khía cạnh khó hiểu nên chỉ những ai cố
công tìm hiểu mới có thể nhận ra được giá trị chân lý siêu việt mà Chúa Giêsu
muốn nói đến. Nhưng hình như những lời giảng dạy của Chúa Giêsu bằng dụ
ngôn không được dân chúng đón nhận cách tích cực. Đa phần họ nghe cho vui tai
thôi chứ không ra công tìm hiểu. Vì thế Chúa Giêsu đã không ngần ngại nói
thẳng: "Họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe, không
hiểu". Duy chỉ có các tông đồ là những người tích cực chủ động muốn
nghe và tìm hiểu lời giảng dạy của Chúa, nên họ được mạc khải cho biết về mầu
nhiệm nước trời. Chắc chắn Chúa Giêsu không cố tình dùng dụ ngôn nhằm gây khó
dễ cho người nghe, nhưng là để xác định xem ai là người thiện chí thì mới xứng
đáng hiểu lời vàng ngọc, châu báo của Chúa dạy.
Nhìn
thấy Chúa và Nghe được Lời Chúa quả là diễm phúc lớn lao cho những người sống
cùng thời với Chúa Giêsu rồi. Bởi lẽ "nhiều ngôn sứ và nhiều người công
chính đã mong mỏi được thấy điều anh em thấy mà không được thấy, nghe điều anh
em đang nghe mà không được nghe". Tuy nhiên nếu nhìn mà
không thấy, nghe mà không hiểu thì quả là một bất hạnh to lớn.
Chúng ta
là những người thật hạnh phúc vì được vinh dự được lắng nghe, gặp gỡ và
đón nhận Mình Thánh Chúa hằng ngày qua thánh lễ.
Xin cho
chúng ta biết siêng năng tham dự thánh lễ với lòng khao khát được nghe lời Chúa
và đón nhận chính Chúa vào tâm hồn, nhờ đó ta cảm nếm được niềm hạnh phúc sâu
xa trong cuộc đời này.
Thứ
sáu: Ga 20, 1-2. 11-18
KÍNH
THÁNH NỮ MARIA MAGĐALÊNA
Dựa
trên những gì Tin mừng nói đến, chúng ta có thể gạch vài đầu dòng về thánh nữ
Maria Magđalênna mà Giáo hội kính nhớ hôm nay:
-
Theo Tin mừng thánh Luca thì: Thánh Maria Magđalêna sống cùng thời với Chúa
Giêsu. Bà đã từng bị bệnh và bị quỷ ám, nhưng được Chúa Giêsu chữa lành và giải
thoát khỏi 7 quỷ. Bà đã nhập đoàn với các bà đạo đức đi theo Chúa Giêsu để giúp
đỡ Ngài trên hành trình truyền giáo. (x. Lc
8,2-3).
-
Bà đã theo Chúa Giêsu đến giây phút cuối cùng, nên đã chứng kiến cuộc thương
khó và cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá. (Mc 15,40).
-
Bà cũng đã cẩn trọng để ý xem ông Giô-xếp hạ xác, tẩm liệm và an táng Chúa
Giêsu trong mộ đá như thế nào. (x. Mc
15,46-47).
-
Đặc biệt bài Tin mừng hôm nay cho biết bà rất yêu Chúa Giêsu.
Chính
tình yêu thúc đẩy nên bà đã ra thăm mộ Chúa từ sáng sớm của ngày thứ nhất trong
tuần.
Vì
lòng mến yêu Chúa, bà đã hốt hoảng và khóc nức nở khi thấy ngôi mộ trống và
không nhìn thấy xác Chúa đâu.
Và
cũng vì yêu Chúa, bà đã tìm đủ mọi cách để tìm lại Người như: trình bày nỗi
lòng với hai Thiên Thần: "Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi”;
cũng như hỏi xem hai Thiên Thần có biết Chúa Giêsu đâu không?.
Dù
lệ rơi có làm cho đôi mắt bà trở nên lờ mờ không nhận ra Chúa. Nhưng với con
tim nhạy bén, bà vẫn đủ sáng suốt để nhận ra tiếng Chúa gọi: “Maria!” Trong
niềm vui sướng và với lòng yêu mến chân thành, bà muốn giữ Chúa ở lại mãi bên
mình. Nhưng Chúa Phục sinh bảo bà: "Đừng giữ Thầy lại...", mà
hãy ra đi để gặp gỡ và chia sẻ về những điều mà mình đã thấy và kể lại những
điều Người đã nói!
Mong
rằng mỗi chúng ta cũng có được tình yêu Chúa một cách nồng nàn như thánh nữ
Maria Magđalêna.
Ước
rằng mỗi chúng ta cũng luôn sẵn sàng bước theo Chúa đến cùng trong bất cứ cảnh
huống nào trong cuộc sống theo gương thánh nữ Maria Magđalêna.
Xin
cho chúng ta cũng biết thao thức được ở bên Chúa, Đấng mà ta yêu mến. Nhất là
biết đem niềm vui phục sinh đến cho những ai đang sống trong cảnh đau buồn,
thất vọng, vì đó là cách thức ta thể hiện tình yêu đối với Chúa cụ thể nhất.
Thứ
bảy: Mt 13,24-30.
Qúa
khứ có thể tôi là người tội lỗi, nhưng tương lai có thể tôi là người tốt lành.
Bởi vì mỗi ngày có 24 giờ, trong đó có biết bao thay đổi. Thấu hiểu điều đó nên
Thiên Chúa (ông chủ ruộng) đã kêu gọi gia nhân hãy kiên nhẫn chờ đợi cho cỏ
lùng và lúa tốt cùng sống bên cạnh nhau đến ngày thu hoạch.
Các
nhà tu đức đã có lý khi nói: "Thánh nhân là tội nhân biết ăn năn sám
hối". Mang thân phân con người, không ai là vô tội trước mặt Thiên Chúa,
bởi “nhân vô thập toàn”.
Gỉa
như TC chiều ý ta mà tiêu diệt tức khắc những kẻ gian ác, thì thế gian này chắc
chắn không ai được cứu rỗi, vì: “Nếu Chúa chấp tội nào ai rỗi
được.” (Tv
130,3). Nhưng thật may mắn, chúng ta lại có một Thiên Chúa là Nười
Cha giàu lòng thương xót. Người "Không muốn kẻ gian ác phải chết
nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống." (Lc
16, 19-31).
Xin
cho chúng ta luôn biết cảm thông trước những yếu đuối của mình cũng như của tha
nhân, vì ý thức rằng: "Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác
tôi không muốn, tôi lại cứ làm." (Rm 8,19). Đồng thời cũng biết đáp lại tình
thương tha thứ của Chúa mà can đảm loại trừ những mầm móng cỏ lùng độc hại ra
khỏi mảnh đất nơi tâm hồn của mình, để mầm lúa tốt trong ta có cơ may phát
triển mạnh mẽ. Nhờ thế, hạt giống lời Chúa gieo vải mới sinh được nhiều hoa
trái, mang lại mùa bội thu cho nước trời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét