SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXVIII THƯỜNG NIÊN
Lm. Nguyệt Giang
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN C
2V5,14-17; 2Tm 2,8-13; Lc 17,11-19
Người mắc bệnh cùi vào thời Chúa Giêsu phải chịu
rất nhiều đau khổ.
- Đau về thể xác:
Vi trùng Hansen dần dà ăn vào da thịt gây nên những
vết lỡ loét khắp cơ thể rất khó chịu vì hôi thối.
Gân cốt của tay chân thường bị co vấp lại, không còn
khả năng làm việc như người bình thường.
Do không có thuốc đặc trị nên họ phải thường xuyên đối
mặt với những cơn đau nhức khiến cơ thể họ bị suy nhược vì ăn không ngon, ngủ
không yên…
- Khổ về tâm hồn:
Quan niệm của người Do Thái thời bấy giờ cho rằng bệnh
là do tội lỗi lỗi gây nên. Cùi là chứng bệnh nan y, dấu hiệu này chứng tỏ tội
của người cùi phải rất nặng.
Người cùi luôn bị mọi người xem thường, khinh bỉ và xa
lánh vì sợ lây uế. Người cùi phải sống tách biệt với cộng đồng và bị xã hội đẩy
ra bên lề cuộc sống.
Người bị bệnh cùi luôn phải sống nhờ người khác nên bị
xem là thành phần ăn bám xã hội. Thật chua xót!
Sự kiện Thầy Giêsu chữa lành cho 10 người cùi mà tin
mừng hôm nay trình thuật nói lên nhiều điều:
- Thầy Giêsu chính là Thiên Chúa quyền năng và
giàu lòng thương xót.
- Việc Chúa Giêsu chữa lành bệnh cùi, đồng nghĩa
với việc Chúa phục hồi phẩm giá làm người cho họ; trả lại cho họ tình trạng tốt
đẹp thuở ban đầu mà Chúa đã tác tạo.
- Việc Chúa Giêsu chữa lành bệnh cùi cũng chính
là lời mời gọi mọi người hãy mở rộng vòng tay đón nhận nhau trong tình nghĩa
anh em, cho dù họ là ai.
- Việc Chúa Giêsu chữa lành bệnh cùi còn là mời
gọi tha thiết đối với những ai đang phải mang nặng những nỗi đau về thể xác hay
những vết thương nơi tâm hồn hãy mạnh dạn đến với Chúa Giêsu để kêu xin ơn cứu
chữa của Ngài: “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi”.
* Có lẽ chúng ta không mắc phải bệnh cùi về thể
lý vì ngày nay đã có thuốc đặc trị. Nhưng rất có thể chúng ta lại mắc phải bệnh
cùi về tâm linh.
- Cùi tâm linh là khi chúng ta vô ơn
đối với Thiên Chúa. Sống xa cách Chúa, không quan tâm đến thánh lễ Chúa nhật,
không còn biết cám ơn Chúa qua giờ kinh sáng-tối nơi gia đình, không để tâm học
hỏi Thánh kinh và giáo lý….
- Cùi tâm linh là khi chúng ta tự tách rời khỏi
anh em trong các sinh hoạt của họ đạo. Có thể vì mặc cảm hay vì tự cao mà ta
sống cu-ki một mình, không còn khả năng hòa nhập với cộng đoàn họ đạo.
- Cùi tâm linh là khi chúng ta vô tâm, thờ
ơ, dửng dưng, ích kỷ, tư lợi mà không biết chạnh lòng thương trước
nỗi đau của người khác… Những thứ đó chính là triệu chứng bệnh
cùi tâm linh rất nguy hiểm. Vậy mỗi người chúng ta hãy ý
thức về bệnh cùi tâm linh của mình và xin Chúa cứu chữa.
Xin Chúa cho chúng con biết khiêm tốn nhận ra bệnh
tình nguy hiểm mà ta đang mang trong người. Và xin Chúa thương cứu chữa cho
lành sạch: “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!”.
Suy niệm 2:
Tất cả những gì chúng ta “có” chúng ta “là” đều do ân ban của Chúa. Nên thái độ xứng hợp của chúng ta là phải biết tạ ơn Chúa, tri ân nhau và cám ơn đời. Cám ơn là cách chúng ta nhận thêm ơn. Xin cho chúng ta luôn ý thức về những ơn ban cao quý của Chúa mà sử dụng cho thật tốt hầu mang lại nhiều lợi ích cho mình cho người... Đó chính là sứ điệp quan trọng mà phụng vụ lời Chúa muốn nói với chúng ta.
Có
thể nói lòng biết ơn là một trong những tình cảm
cao quý nhất của đời sống con người. Vì thế mà lòng biết ơn
luôn được cha ông chúng ta trân trọng và đề cao ngay trong.lãnh vực đạo hiếu.
Không thiếu những câu ca dao tục ngữ nói về lòng biết ơn: “ăn quả nhớ kẻ trồng
cây, uống nước nhớ nguồn; công cha nặng lắm ai ơi, nghĩa mẹ bằng trời chín
tháng cưu mang…”.
Khi
Đức Giêsu đến trần gian, một trong những tấm gương quan trọng mà Ngài để lại cho
nhân loại đó chính là tâm tình tạ ơn. Ngài tạ ơn Thiên Chúa Cha trước
khi phục sinh Ladarô. Tạ ơn Thiên Chúa Cha trước khi hoá bánh ra nhiều. Tạ ơn
Thiên Chúa Cha khi lập Bí tích Thánh Thể. Cả cuộc đời của Đức
Giêsu luôn là lời kinh tạ ơn. Vì thế Ngài muốn chúng ta cũng
phải biết sống tâm tình tạ ơn.
Bằng
chứng là tin mừng hôm nay, Đức Giêsu cảm thấy đau buồn trước sự vô ơn
của 9 người Do Thái có đạo, khi đặt ra những câu hỏi liên tiếp: "Không phải tất cả mọi người đều được lành sạch cả
sao ? Còn chín người kia đâu ?" Không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên
Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?
Sở
dĩ Đức Giêsu rất coi trọng lòng biết ơn chỉ vì ích lợi cho chúng
ta. Người Samaria đã trở lại tạ ơn Chúa sau khi được ơn chữa
lành phần xác, thì liền ngay đó Chúa lại ban thêm ơn đức tin cho
anh ta khi Chúa nói: “Đứng dậy về đi ! Lòng tin của con đã cứu
chữa con”(Lc 17,19). Như thế, cám ơn chính là cơ hội để nhận thêm ơn cho
những ai biết cám ơn.
Trong
lời tiền tụng chung thứ IV sách lễ Roma GH ý thức chúng ta điều
đó: “Việc tạ ơn chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng mang lại ơn cứu độ cho chúng
ta”.
Vậy
mà trong thực tế lại có rất ít người biết ơn Chúa. Những trang tin mừng
minh chứng điều đó: khi Đức Giêsu làm phép lạ hoá bánh ra nhiều cho bao
ngàn người ăn no nê dư đầy, vậy mà khi Chúa vác Thánh giá lên đồi Canvê té ngã
nhiều lần, chỉ có một người đứng ra vác đỡ Thánh giá Chúa, đó lại là
ông Ximong thành Kyrênê, ngoại giáo.
Suốt
3 năm Đức Giêsu rao giảng tin mừng ban bao nhiêu là lời chân lý có
sức cứu độ, cũng như kèm theo rất nhiều phép lạ nhằm thi ân giáng phúc cho
nhiều người. Vậy mà khi Chúa vừa tắt thở trên cây Thánh Giá, thì chỉ có một
người lớn tiếng tuyên xưng đức tin: “Đúng ông này là Con Thiên Chúa” (Mt
27,54). Mà người đó lại là viên sĩ quan ngoại giáo. Thử hỏi những người
thụ ơn Chúa ở đâu cả rồi, sao không thấy ai đến dâng lời tạ ơn
Chúa; cũng chẳng thấy ai đứng ra bênh vực Chúa trong lúc Ngài chịu đau khổ?
Thật đáng buồn!
Nói
người lại nghĩ đến ta, rất có thể chính bản thân ta cũng chọn sống vô
ơn như thế trước biết bao hồng ân của Chúa thương ban. Chúng ta được sinh ra và lớn lên, đều cần có sự trợ giúp từ người
khác: Miếng cơm chúng ta ăn, manh áo chúng ta mặc đều có sự đóng góp công sức
của nhiều người. Chúng ta có làm được ông này hay bà nọ cũng nhờ công ơn sinh
thành của cha mẹ, công lao dạy dỗ của thầy cô. Tất cả những gì chúng
ta đang hưởng dùng như tiền bạc, nhà cửa, tài năng, sức khỏe, thời giờ…đều là
hồng ân Thiên Chúa ban tặng một cách gián tiếp qua nhiều người trong cuộc đời này. Hai tiếng cám
ơn phát xuất từ tấm lòng chân thành sẽ nâng cao giá trị, nhân cách của con
người chúng ta.
Lòng
biết ơn không chỉ qua loa trên môi miệng, mà trên hết phải được thể
hiện ra bằng cả cuộc sống. Đức Giêsu không chỉ là mẫu mực về lòng
biết ơn mà Ngài còn dạy chúng ta thể hiện lòng biết ơn ấy khi lập Bí tích Thánh
Thể: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Kể từ đó Thánh lễ
là lời tạ ơn cao cả và quý giá nhất. Bởi vì, Giáo hội cậy nhờ công nghiệp của
Đức Giêsu mà tạ ơn Thiên Chúa Cha. Vậy chúng ta hãy siêng năng tham dự thánh lễ
để tạ ơn Chúa theo ý muốn của Người.
Mẹ
Maria đã cảm nghiệm được lòng Chúa thương xót khi Mẹ cất lên lời kinh tạ
ơn: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, vì Ngài đã làm cho tôi biết bao
điều cao cả” (Lc 1,46-49). Và rồi Mẹ đã dành cả cuộc đời để tạ ơn
Chúa.
Thánh
Inhaxiô nói : “Tội lớn nhất là tội vô ơn”.
Chín
người phong cùi Do thái không biết cám ơn, sau khi được khỏi bệnh thể
xác. Còn Người phong cùi Samaria lại biết cám
ơn, nên anh không những khỏi bệnh về phần xác mà anh ta còn được
Chúa ban thêm ơn về phần hồn, khi tin nhận Đức Giêsu là Thiên Chúa, là
vị lương y cao cả đầy quyền năng giàu lòng thương xót và là Đấng cứu
độ duy nhất.
Vậy
để thể hiện lòng biết ơn Thiên Chúa, điều quan trọng nhất là biết siêng
năng tham dự thánh lễ sốt sắng, vì thánh lễ còn được gọi một cái tên khác chính
xác hơn đó là "Lễ Tạ Ơn". Lòng tạ ơn Chúa còn được thể hiện qua việc đặt trọn vẹn
niềm tin tưởng vào quyền năng của Chúa và hằng biết cao rao tình thương của
Người.
Vậy giờ đây xin mời cộng đoàn đứng để chúng ta cùng cất cao lời tạ ơn qua việc cao rao và tuyên xưng niềm tin của mình vào Thiên Chúa tình thương. (St)
Thứ
hai: Lc 11, 29-32
Mặc
dù được nghe rất nhiều lời giảng dạy và chứng kiến không ít những phép lạ Chúa
Giêsu làm. Nhưng người Do Thái thời Chúa Giêsu vẫn cứng lòng, không ăn năn hoán
cải. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu quở trách họ rất nặng lời. Xin đừng để chúng
ta đi vào vết xe đổ của người Do Thái xưa. Nhưng cho chúng ta biết khiêm tốn
đón nhận lời Chúa và Giáo huấn của Giáo hội chỉ dạy mà hoán cải đời sống mỗi
ngày nên tốt hơn.
"Người
buồn cảnh có vui bao giờ". Việc thay đổi con người không hệ tại ở hình
thức bên ngoài, nhưng trước hết là phải thay đổi tận cõi lòng, thay đổi não
trạng và cái nhìn. Dù có chứng kiến bao là phép lạ, dù có vỗ tay ca ngợi không
ít những lời hay ý đẹp của Chúa Giêsu, rốt cùng họ vẫn không tin.
Như hết cách, Chúa Giêsu đành phải thốt lên: “Thế hệ này là một thế hệ gian ác, chúng xin điềm lạ. nhưng chúng sẽ không thấy được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Gio-na.” Và như một cố gắng cuối cùng, Chúa Giêsu đã dùng lại hai câu chuyện ngày xưa, hy vọng họ suy nghĩ lại mà thay đổi não trạng.
- Nhắc
lại chuyện Gio-na ngày xưa, nhằm lưu ý họ rằng: Ngày xưa chỉ lời rao giảng miễn
cưỡng của Ngôn sứ Giona. Vậy mà cả thành Ninivê, từ vua đến dân, từ già đến
trẻ, từ người đến súc vật đều ăn chay, sám hối và khẩn xin sự tha thứ của Chúa.
Vậy mà hôm nay có Người còn hơn Giona. Đó là Đấng mà Giona loan báo đã đến, hiện diện giữa họ và đang rao
giảng vậy mà họ lại không để tâm lắng nghe mà ăn năn hối cải. Thật đáng buồn!
- Nhắc
lại câu chuyện nữ hoàng phương nam vượt đường xa vạn dặm, bất chấp khó khăn,
tốn kém đến để diện kiến cho bằng được vị vua khôn ngoan là Salomon. Và bà đã toại nguyện,
hết lòng cảm phục sự khôn ngoan của nhà vua. Nhưng ở đây còn trọng hơn vua
Salomon nữa, vì Người chính là sự khôn ngoan của Thiên Chúa và là vua trên hết
các vị vua. Thế mà họ chẳng thèm nghe. Thật đau lòng!
Chính
lòng tự mãn và định kiến khiến họ trở nên mù quáng nên đã làm hỏng hết mọi ơn phúc, vì thế không còn cách nào
để tự chữa mình được nữa.
Xin
cho chúng ta đừng như thế hệ Do Thái xưa mù quáng và tự mãn, nhưng trở nên
giống dân thành Ninivê và nữ hoàng phương nam biết mau mắn lắng nghe lời Chúa mà
quyết tâm ăn năn sám hối; cũng như biết khiêm tốn nhận mình còn nhiều khiếm
khuyết, thiếu sót, tật xấu và tội lỗi, để nghe theo sự khôn ngoan của Chúa mà sửa đổi đời sống để mỗi ngày nên tốt hơn.
Thứ
ba: Lc 11,37-41
Lời
Chúa hôm nay mời gọi chúng ta xác định lại tính sạch dơ phát xuất từ đâu? và
đâu là nguồn dơ bẩn đáng sợ nhất trong đời sống?
Chúng
ta đang sống trong một thế giới báo động đỏ về nạn ô nhiễm môi trường. Các nhà
lãnh đạo tâm huyết của thế giới đã kêu gọi liên kết với nhau nhằm tìm ra
những giải pháp làm giảm thiểu nạn ngây ô nhiễm môi sinh.
Năm
2015, ĐGH Phanxicô với thông điệp Laudato-si, ngài cho thấy tác hại ghê gớm
của nạn ô nhiễm môi trường và tha thiết kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ ngôi
nhà chung, với mong muốn để lại cho thế hệ mai sau một di sản tốt lành, đó là bầu không khí trong sạch.
Tuy rằng những ô nhiễm bên ngoài tác động không nhỏ đến đời sống thể lý của con người cần phải thanh tẩy cho trong sạch, nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng con người. Nhưng sự ô nhiễm bên trong mới nguy hiểm và là điều đáng lo ngại.
Chính
ô nhiễm tâm hồn, ô nhiễm lối sống ích kỷ và tham lam vì lợi nhuận đã đánh mất đi những giá trị sống lành mạnh. Từ đó đẩy con người đến chỗ hành
xử thiếu văn hóa, dẫn đến tình trạng vức rác bừa bãi, xả thải nước bẩn độc hại công nghiệp và nông nghiệp ra môi trường cách vô tội vạ. Tình trạng thức ăn nhiễm bẩn được rao bán tràn lan…làm biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm ngập
mặn và bệnh tật bùng phát khiến cho đời sống người dân trở nên điêu đứng khốn cùng!
Vì thế mà trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu xác nhận cho những người Biệt phái và Luật sĩ hiểu rằng: Những gì xuất phát từ bên trong mới gây nên những điều xấu xa và nguy hại. Nếu tâm trí lành mạnh sẽ dẫn đến hành động tốt đẹp, ngược lại tâm trí đầy u tối và toan tính xấu xa sẽ đưa đến những việc làm đen tối gây nguy hại cho con người và cuộc sống. Qua đó Chúa Giêsu như mời gọi chúng ta cũng hãy ý thức lo thanh tẩy tâm hồn hơn là chú tâm vào việc tẩy rửa bên ngoài chén đĩa. Chính khi con người biết nuôi dưỡng trong lòng những ý nghĩ tốt lành mới làm cho cuộc sống an toàn, đem lại hạnh phúc cho mọi người.
Xin Chúa giúp chúng ta luôn biết thanh tẩy tâm hồn khỏi những dơ bẩn của tính xấu và những vấn vương tội lỗi để chúng ta có những lời nói và hành vi tốt đẹp trong sáng chân thành dành cho Chúa và cho nhau trong đời sống.
Thứ
tư: Lc 11, 42-46
Với
những lời khiển trách của Chúa Giêsu dành cho những người Biệt phái và Tiến sĩ
luật trong đoạn tin mừng hôm nay, giúp chúng ta nhận dạng ra những biểu hiện
của lối sống giả hình:
-
Tư lợi: Theo luật quy định thì: “Mỗi
năm anh (em) phải trích một phần mười tất cả hoa lợi lấy từ những gì anh (em)
gieo, những gì mọc lên ngoài đồng. Anh (em) sẽ dùng trước nhan Đức Chúa, Thiên
Chúa của anh (em), ở nơi Người chọn cho Danh Người ngự…để mọi ngày anh (em) học
cho biết kính sợ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em).” (Đnl 14, 22).
Nhưng do quá tham lam tiền bạc nên giới Biệt phái và Luật sĩ đã đánh vào những
loại thuế hơn những gì sách luật quy định như: “Bạc hà, vân hương và
các thứ rau…”, từ đó làm mất đi ý nghĩa tôn giáo của bổn phận nộp thuế.
Trong khi đó họ lại sao lãng “những điều quan trọng trong lề luật, là
đức công bình, lòng yêu mến Thiên Chúa thì lại bỏ qua; lẽ ra phải làm những
điều này và không được bỏ những điều kia.”
-
Hám danh: Những người Biệt phái và Luật sĩ
rất hám danh nên lúc nào cũng muốn đặt mình vào vị trí cao trọng nhất “ưa
thích ngồi ghế nhất trong hội đường và ưa thích được chào hỏi ngoài phố chợ.” Nhưng
họ có biết đâu rằng: danh dự không do tự mình đặt lên mà là do người khác nhìn
nhận và đặt để cho mình lên mới xứng hợp.
-
Chuộng hình thức: Vì
muốn che đậy tâm địa xấu xa và thối nát bên trong nên những người Biệt phái và
Luật sĩ cố tình tạo ra bên ngoài một lớp vỏ đạo đức bằng cách: “Họ đeo
những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài.” (Mt 23, 5).
Nhưng những hành vi che đậy tinh vi ấy không thể nào qua được con mắt tinh
tường của Chúa Giêsu. Vì thế, Ngài không ngần ngại dùng hình ảnh mồ mả để sánh
ví lối sống chuộng hình thức của họ: “Khốn cho các ngươi, vì các ngươi
giống những mồ mả không rõ rệt, người ta bước đi ở trên mà không hay biết.”
-
Nói mà không làm: Lối
sống này biểu hiện rất rõ nét nơi các Tiến sĩ luật. Theo truyền thống hội đường
Do-thái thời Chúa Giêsu, các tiến sĩ luật đã đề ra đến 613 điều luật. 365 điều
cấm làm và 248 điều phải làm. Giữa một rừng điều luật như thế thì ngay cả chính
người thông luật còn bối rối huống chi là người dân. Nên có lần một người thông
luật đã hỏi Đức Giêsu: “Điều răn nào trọng nhất trong Luật Môsê ?” (Mt
22, 36). Chính vì quá nhiều luật lệ do các tiến sĩ luật đặt ra, vô hình chung
đã trở nên gánh nặng chất chồng lên vai người dân. Trong khi đó, những tiến sĩ
luật lại không hề thực hiện. Do đó, Chúa Giêsu đã không ngần ngại lên án họ rất
nặng lời: “Hỡi những tiến sĩ luật, khốn cho các ngươi nữa, vì các ngươi
chất lên người ta những gánh nặng không thể vác được, mà chính các ngươi dù một
ngón tay cũng không động tới.”
Những
lời quở trách của Chúa Giêsu dành cho những người Biệt phái và giới Luật sĩ khi
xưa, âu cũng là lời nhắc nhở chúng ta hôm nay. Chúng ta hãy nghiêm túc xét
mình, xem coi có những biểu hiện của lối sống giả hình như những người Biệt
phái và Luật sĩ không? Nếu có, ta hãy khiêm tốn xin Chúa tha thứ mà can đảm
chấn chỉnh lại đời sống sao cho phù hợp với ý muốn của Chúa.
Thứ
năm: Lc 11,47-54
Tin
mừng hôm nay tiếp tục ghi lại những lời khiển trách nặng nề của Chúa Giêsu dành
cho những người Biệt phái và các Tiến sĩ luật về 2 vấn đề:
1.
Gían tiếp giết hại sứ giả của Chúa.
Họ
đã cộng tác cách gián tiếp với cha ông họ mà giết hại các tiên tri. Nếu họ đã
nhận ra được sự sai lầm của các tổ phụ vì đã giết hại các Tiên Tri từ xưa đến
nay mà ra công xây lại mồ mả cho các tiên tri như là một sự bù đắp, thì giờ đây đáng lý họ phải cương quyết không đi theo vết xe đổ ấy của cha ông họ lại mới phải. Đàng này họ
tiếp tục chống đối và khướt từ lời dạy của Đức Giêsu, một vị ngôn sứ tối cao
đến từ Thiên Chúa.
2.
Bẻ cong luật Chúa.
Những Tiến sĩ luật là những người thông thạo về thánh kinh và luật lệ. Họ có nhiệm vụ giải thích cho dân chúng hiểu biết và tuân giữ đúng luật Chúa. Ấy thế mà họ cố tình bẻ cong luật Chúa và sống không đúng tinh thần luật dạy.
Vì lợi ích cá nhân và phe nhóm, họ đã tùy tiện
đưa ra nhiều khoản luật theo hướng có lợi cho mình, nhưng lại trở nên gánh nặng
chồng chất trên vai dân chúng, khiến dân chúng hoang mang vì không thể phân
biệt được đâu là điều chính, đâu là điều phụ. Chính vì thế mà Chúa Giêsu đã không
ngần ngại khiển trách họ rất nặng lời: "Các ngươi cất giữ chìa
khóa sự hiểu biết. Chính các ngươi không được vào, mà những người muốn vào, các
ngươi đã ngăn cản họ lại."
Xấu
hổ và khó chịu vì bị Chúa Giêsu vạch mặt và lên án nên họ đã tìm mọi cách để loại trừ cái
gai Giêsu ra khỏi con mắt họ. Và để hãm hại Chúa Giêsu, họ đã bày ra nhiều
phương cách: từ chỗ tăng bốc đến đe dọa, hạ uy tín...và tìm cách giăng bẫy để đưa Chúa
Giêsu sa lưới rơi vào khung hình phạt nặng nhất để lên án tử.
Chính lòng ghen tỵ và óc tự mãn đã làm cho cặp mắt của những người Biệt phái và Luật sĩ bị mờ đi. Họ không còn khả năng nhận ra ánh sáng chân lý nữa. Ngày nay ngoài xã hội cũng như trong gia đình vẫn còn đó những bóng tối của kiêu căng, gian dối, tham lam, ích kỷ và hận thù...làm cho bầu khí gia đình trở nên ngột ngạt khó thở.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết can đảm dẹp hãm đi những mưu cầu lợi ích cá nhân để mưu cầu hạnh phúc cho tha nhân. Nhất là biết khiêm tốn mở lòng đón
nhận lời chân lý của Chúa dạy, nhờ đó mà ánh sáng của niềm
vui Tin mừng được lan tỏa đến mọi người và mọi nơi.
Thứ
sáu: Lc 12, 1-7
Suy
niệm 1:
Tin
mừng hôm nay gồm 2 phần:
1.
Phần thứ nhất: Chúa
Giêsu lên án lối sống giả hình của nhóm Biệt Phái và lưu ý các môn đệ cũng như
đám đông dân chúng hãy ý tứ giữ mình khỏi lây nhiễm thứ men giả hình ấy của
Biệt Phái.
2.
Phần thứ hai: Chúa
mời gọi các môn đệ can đảm sống và làm chứng cho sự thật, đừng sợ! Chúa Giêsu
đưa ra nhiều lý do để khuyến khích các môn đệ can đảm sống và làm chứng cho sự
thật:
-
Thứ nhất: “không có gì che đậy mà không bị
tiết lộ ra, và không có gì dấu kín mà chẳng biết được.”.
-
Thứ hai: Tin vào sự quan phòng của Thiên
Chúa: “Năm con chim sẻ không bán được hai đồng tiền sao? Thế mà không
con nào bỏ bị quên trước mặt Thiên Chúa. Tóc trên đầu các con cũng được đếm cả
rồi. Vậy các con đường sợ: các con còn trọng hơn nhiều con chim sẻ.”
-
Thứ ba: Thiên Chúa là Đấng quyền năng,
Ngài làm chủ sự sống chết của chúng ta. Do đó Người nhắc nhở chúng ta “đừng sợ
chi những kẻ giết được thân xác, rồi sau đó không thể làm gì hơn được nữa”.
Nhưng “hãy sợ Đấng, sau khi đã giết chết, còn có quyền ném vào địa
ngục.”
Trong
một xã hội có quá nhiều gian dối như ngày nay. Xin cho chúng ta biết can đảm
dám sống sự thật về mình trước Chúa, người khác và lương tâm.
Suy
niệm 2:
Tin
mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng cảnh cáo các môn đệ tránh xa men Biệt Phái. Bởi
lẽ loại men này rất nguy hiểm và có sức mạnh lan tỏa rất ghê gớm nên cần đề
phòng.
Vậy
loại men ấy là men gì mà nguy hiểm thế, đến nỗi Chúa Giêsu phải cảnh tỉnh các
môn đệ Ngài tránh xa?
Thưa
men ấy là chính đời sống xấu xa, tội lỗi của họ.
Men
của Biệt Phái chính là lòng kiêu căng, tự mãn và thói sống giả hình. Loại
men này có độc tố mạnh và lan tỏa rất nhanh. Trái lại có một thứ men rất bổ
dưỡng và đem lại sức khỏe cho tâm hồn rất tốt. Loại men ấy Chúa Giêsu đã nói
đến qua dụ ngôn nấm men trộn trong ba đấu bột cho đến khi toàn bộ bột dậy men.
Men ấy là men Tin mừng, men của tình yêu, men của hy sinh, bao dung và tha
thứ…nhưng đáng tiếc loại men này lại ít ai thích sử dụng nên lan tỏa rất chậm
chạp.
Ngày
nay những loại men độc hại luôn âm thầm thấp nhập và lan tỏa vào trong xã hội
và dễ đi vào lòng người. Nên lời cảnh báo của Chúa Giêsu vẫn còn nguyên giá
trị.
Men
của ích kỷ, dối trá, dửng dưng, tham vọng, tự do phóng túng…rất nguy hiểm gây
xáo trộn xã hội và giết chết tâm hồn con người nên cần phải tránh xa.
Xin
Chúa cho chúng ta biết loại trừ khỏi tâm hồn chúng ta những độc tố của những
loại men nguy hại bằng cách tiếp nhận những loại men tốt mang lại sức khỏe và
sự sống tinh thần. Nhất là luôn can đảm khước từ những cám dỗ do hương vị ngọt
ngào của men độc tố mời gọi bằng việc gắn bó với Chúa bằng đời sống cầu nguyện,
bác ái và chay tịnh tâm hồn.
Thứ
bảy: Lc 12, 8-12 (Ga 15,1-8)
Nhớ
Thánh Tê-rê-sa Giêsu, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh
Suy
niệm 1:
Tin
mừng hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục khuyến khích các môn đệ hãy can đảm xưng nhận
Chúa trước mặt người đời, cũng như trước mặt vua quan thế quyền với những lý do
sau:
-
Chúa Giêsu sẽ bênh vực họ trước mặt Thiên Chúa, nên người môn đệ mạnh dạn tuyên
xưng niềm tin vào Đức Giêsu. Còn ngược lại nếu chối bỏ Chúa Giêsu thì Người
cũng sẽ chối bỏ họ trước mặt Chúa Cha. Nếu chối bỏ Chúa Giêsu cũng là chối bỏ
sự thật và chân lý, bởi lẽ “Chúa Giêsu là đường là sự thật và là chân lý”. Mà
chối bỏ chân lý là xúc phạm đến Thần Chân Lý là Chúa Thánh Thần. Đó là tội mà
Chúa Giêsu khẳng định là sẽ không được tha.
Cuộc
đời của Giuđa Ítcariốt và Phêrô đều giống nhau là đã chối bỏ Chúa Giêsu. Nhưng
lại có kết quả khác nhau: ông Giuđa không biết ăn năn, không tin vào lòng
thương xót của Thiên Chúa nên đã đi tự tử. Còn thánh Phêrô đã được tha thứ, vì
ông tin vào tình thương tha thứ của Chúa nên đã ăn năn hối cải. Như thế tội xúc
phạm đến Chúa Thánh Thần là cố tình chối bỏ chân lý, sự thật mà không chân
thành sám hối.
-
Có Chúa Thánh Thần bảo vệ và hướng dẫn. Chúa Giêsu cho biết khi làm chứng cho
Chúa chắc chắn sẽ gặp nhiều nguy hiểm bởi thế gian và sẽ bị bắt hại bởi vua
quan, chính quyền. Nhưng Chúa Giêsu cũng bảo đảm với các môn đệ là có Chúa
Thánh Thần luôn hiện diện ngay bên để nâng đỡ họ: “Các con chớ lo lắng
phải thưa làm sao, hay phải nói thế nào: vì trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy các
con phải nói thế nào.”
Lạy
Chúa Giêsu, xin ban Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con để chúng con can
đảm sống và làm chứng cho chân lý. Xin Chúa Thánh Thần giúp chúng con kiên vững
niềm tin để không bao giờ chối bỏ Chúa trước những lời mời gọi thấp hèn của thế
gian nhưng luôn mạnh dạn xưng nhận Chúa trước mặt người đời.
Suy
niệm 2: Ga 15,1-8
Chúa
Giêsu dùng hình ảnh quen thuộc là cây nho, để nói lên sự gắn kết sâu xa giữa
Ngài với Chúng ta. Vì tình yêu Chúa Giêsu ở lại với chúng ta và mong muốn chúng
ta ở lại trong Ngài để tiếp nhận sự sống dồi dào Ngài thông truyền cho chúng
ta. Nhờ thế chúng ta mới có thể trổ sinh nhiều hoa trái tốt lành dâng hiến cho
Chúa và dành tặng cho nhau.
Tin
mừng hôm nay, Chúa Giêsu sánh ví Ngài như là cây nho được Chúa Cha trồng xuống
thế gian. Chúng ta được ví như là những cành kết hiệp trong cùng một cây nho là
Chúa Giêsu.
Mục
đích của người trồng nho là để thu hoạch hoa trái. Nên các cành của cây nho
phải sinh nhiều hoa trái thì mới làm vui lòng ông chủ.
Khi
sánh ví chúng ta là cành nho thì đồng thời Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta
sinh nhiều hoa trái là các việc lành phúc đức, để Thiên Chúa được vinh hiển nơi
chúng ta. Nhưng để cành nho sinh nhiều hoa trái, cần phải có hai điều kiện:
- Thứ
nhất gắn liền với thân nho. Cành
nào càng gắn kết với với thân nho thì càng tươi tốt và sinh nhiều hoa trái.
Cũng vậy để có đời sống sung mãn và sinh nhiều hoa trái thiêng liêng tốt lành,
chúng ta phải liên kết chặt chẻ với Chúa Giêsu bằng đời sống cầu nguyện và năng
lãnh nhận các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể.
- Thứ
hai phải được chăm sóc và chịu cắt tỉa. Niềm
vui của người trồng nho là làm sao cho vườn nho sinh thật nhiều hoa trái tốt
lành. Vì thế chủ vườn nho đã không ngừng chăm sóc và cắt tỉa những cành nho chu
đáo. Cũng vậy, để sinh thật nhiều hoa trái tốt lành, Thiên Chúa không ngừng
chăm sóc chúng ta bằng Giáo huấn và các bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể,
đồng thời Chúa cũng hằng cắt tỉa chúng ta bằng cách cho phép sự dữ, thử thách,
thất bại và đau khổ… xảy ra trong cuộc sống. Việc làm đó là cần thiết để ta
được dạn dày nhờ những trãi nghiệm không ngừng, hầu mỗi ngày ta nên thanh sạch
và mạnh mẻ hơn.
Xin cho chúng ta biết sống gắn bó mật thiết với Chúa và với nhau, luôn tin tưởng phó thác vào ơn ban của Chúa; nhất là can đảm để Chúa cắt tỉa đời mình mỗi ngày. Nhờ thế, cuộc sống ta mới có thể sinh được nhiều hoa trái tốt lành mà phụng sự Chúa và phục vụ ích lợi cho nhiều người. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét