CẦU NGUYỆN
THEO PHƯƠNG PHÁP CỦA
CỘNG ĐOÀN TAIZÉ
A. GIỚI THIỆU
1. Nguồn gốc: Cầu nguyện Taizé là cách gọi tắt của phương pháp cầu nguyện của
cộng đoàn Taizé.
Taizé là một ngôi làng nhỏ thuộc nước Pháp, có khoảng 800 dân. Được thành lập do thầy Rozé vào năm 1940. Hiện
nay, cộng đoàn này gồm khoảng trên 100. Cộng
đoàn này bao gồm hàng trăm anh em tu sĩ thuộc Công giáo và Tin lành đến từ khoảng
ba mươi quốc gia trên toàn thế giới. Để
mưu sinh, các thành viên trong cộng đoàn phải tự lao động để lấy của nuôi thân.
Trước những khó khăn thách đố ngày càng lớn lao của thế giới cũng như cuộc sống, con người sẽ không thể sống chung với nhau được nếu họ không biết cám thông và tha thứ cho nhau. Mà sự cảm thông và tha thứ chỉ có được thông qua việc cầu nguyện.
Đó là động lực giúp cộng đoàn Taizé thành lập, duy trì và phát
triển không ngừng cho đến hôm nay.
Với chủ trương lao động, cầu nguyện, hòa giải và sống cộng đoàn với nhau mà cộng đoàn Taizé đã giúp mọi người tìm lại
chính mình trong mối tương quan với Thiên Chúa bằng hình thức cầu nguyện đơn giản,
không chỉ bằng lời nói mà bằng cả đời sống chứng tá của mình.
2. Mục đích
Giúp mọi người lắng nghe, đón nhận Lời Thiên Chúa thông qua những đoạn Thánh kinh và những bài thánh ca.
Trong giờ cầu nguyện, sau khi ý thức mình đang hiện trước mặt Chúa, cộng đoàn được mời gọi hãy để cho Lời Chúa thấm dần nhờ những lời gợi ý cầu nguyện cùng với những bài hát nhẹ nhàng được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Lời Chúa cũng như những bài hát được chọn lựa theo ngày, hoặc theo một số chủ đề đặc biệt nhằm hỗ trợ cho các bạn trẻ đi vào tâm tình sám hối, tạ ơn, dấn thân phục vụ.
Đó chính là ý nghĩa và mục đích của phương pháp cầu nguyện Taize.
2. Bài Tin Mừng
Nội dung bài Tin Mừng (Phúc Âm) chính là nòng cốt để xây dựng nên
buổi cầu nguyện: chủ đề suy niệm, những gợi ý suy niệm để cầu nguyện riêng,
những lời cầu nguyện và những bài hát được chọn để khai triển ý chính của bài
Tin Mừng. Nói cách khác, sứ điệp Lời Chúa được lặp lại dưới nhiều hình thức
khác nhau, từ đó, dễ dàng thấm nhập vào trong tâm hồn mỗi người.
· Các bài đọc là những bài dùng trong Phụng vụ.
· Thường chọn một đoạn ngắn.
· Không nên dùng chú giải Thánh Kinh trong quá trình cầu
nguyện.
· Nhưng có thể chia sẻ Kinh Thánh trước giờ cầu nguyện.
3. Lời nguyện cầu xin:
Những lời cầu xin theo cộng đoàn Taizé thường đơn giản,
ngắn gọn, mang tính tung hô và gợi ý, giống cấu trúc của lời nguyện giáo dân
trong Thánh Lễ.
Những lời cầu nguyện này thường được mở đầu bằng một câu Lời Chúa
được lặp đi lặp lại trước mỗi ý nguyện, giúp cộng đoàn dễ ghi nhớ.
Tiếp theo là những tâm tình cầu xin, được gợi ý từ câu Lời Chúa ở
trên, cầu cho bản thân, cho những người xung quanh được sống Lời Chúa dạy trong
những tình huống khác nhau của cuộc sống.
4. Những bài Thánh ca sử dụng trong quá trình cầu nguyện
Khi sử dụng những bài Thánh ca, ngoài việc lưu ý đến nội dung, chủ
đề và ca từ, thì tiêu chuẩn để một bài hát được chọn là có tính tính cách suy
niệm và những đặc tính: êm dịu, tiết điệu không quá vui nhộn, các quãng không
quá xa và kỹ thuật không quá phức tạp.
Khi hát, lúc đầu hát lớn vừa phải, sau đó nhỏ dần (có thể lặp lại
3 – 7;8 lần)
Tại sao lại phải lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy?
- Việc lặp lại nhiều lần, giúp người tham dự dễ thuộc lòng
- Để Lời Chúa thấm nhập vào lòng mỗi người
- Nhờ lặp đi lặp lại giúp người ta tập trung hơn
- Chính Thiên Chúa luôn thích lặp lại:
Vd: Trong Kinh Thánh từ “hãy nghe” lặp lại 600 lần; từ “đừng sợ” lặp
lại 300 lần. Hay khi đọc kinh Mân Côi chúng ta lặp lại Kinh Kính Mừng 50 lần…
Khi hát những bài Thánh Ca hoặc những câu Lời Chúa quan trọng được
dệt nhạc vào, phải hát sao cho hợp với tâm tình cầu nguyện. Hát với Chúa như
hát với người mình yêu, nên phải nhẹ nhàng và ấm êm. Chính nhờ đó mà Cầu nguyện
cùng với việc hát thánh ca đúng cách sẽ giúp cộng đoàn tìm lại được bình an
trong tâm hồn.
5. Tư thế cầu nguyện
Trong quá trình cầu nguyện, có thể đứng, ngồi hoặc quỳ, tùy theo
mỗi người, miễn sao cho mình có thể thoải mái để cầu nguyện tốt nhất.
B. DIỄN TIẾN CỦA MỘT BUỔI CẦU NGUYỆN THEO CỘNG ĐOÀN TAIZÉ
I. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị một nơi có bầu khí cho một buổi cầu nguyện suy niệm
- Tiếp đón cách ân cần những người đến tham dự.
- Khi có thể, tốt nhất là tụ họp trong một nhà thờ.
- Trong cầu nguyện, chính Đức Kitô là trung tâm, nên sắp xếp làm
sao để mọi người tham dự đều cùng nhìn về một hướng.
- Chuẩn bị một cây Thánh Giá, một cuốn Phúc Âm, một vài cây nến…
- Ánh sáng trong buổi cầu nguyện phải được giữ cho không quá sáng.
- Có người làm trưởng nghi (MC) để hướng dẫn buổi cầu nguyện.
* Lưu ý:
· Khi buổi cầu nguyện đã bắt đầu, không nên có bất cứ thông báo hay
giải thích gì khác để không cản trở sự hồi tâm của cộng đoàn.
· Diễn tiến của buổi cầu nguyện từ nhanh đến chậm dần. Lúc đầu, sau
mỗi phần, sẽ có một khoảng thinh lặng ngắn từ 1-2 phút, cho tới cao điểm là bài
ca suy niệm sau Tin Mừng, sẽ có một khoảng thinh lặng dài khoảng 5-7 phút để
cầu nguyện riêng.
II. DIỄN TIẾN MỘT BUỔI CẦU NGUYỆN
1. Chuẩn bị tâm hồn trước khi bước vào buổi cầu
nguyện:
-
Hát kinh Chúa Thánh Thần
-
Giới thiệu chủ đề Lời
Chúa của buổi cầu nguyện
-
Một bài hát với tâm tình
ngợi khen, chúc tụng
2. Thánh vịnh (có thể hát hoặc đọc, tùy theo cộng
đoàn)
Ý nghĩa:
Chính Đức Giêsu đã cầu nguyện bằng những kinh nguyện cổ xưa của
dân tộc Ngài. Từ đó, các kitô hữu cũng tìm thấy ở nơi các Thánh Vịnh niềm vui và
nỗi buồn, niềm tin tưởng của họ nơi Thiên Chúa.
Nên chọn những câu Thánh Vịnh mà mọi người đã quen thuộc.
Nếu sử dụng Thánh Vịnh khác thì chỉ nên chọn một vài câu sao cho
có ý nghĩa phù hợp với chủ đề và tâm tình của buổi cầu nguyện, không nhất thiết
phải đọc hết cả Thánh Vịnh đó.
Cách
thực hiện
- Thánh Vịnh (sau mỗi câu của Thánh Vịnh, cộng đoàn lặp lại điệp
khúc, hoặc một câu hát ngắn)
- Sau Thánh Vịnh, cộng đoàn thinh lặng (từ 1-2 phút)
3. Lắng nghe Lời Chúa
Ý
nghĩa:
Kinh Thánh là Lời của Thiên Chúa ngỏ với loài người. Đặc biệt
trong Tin Mừng, Thiên Chúa đã ngỏ lời với con người qua Con Một rất yêu dấu của
Ngài. Như trong thư của Thánh Phaolô tông đồ gửi giáo đoàn Do thái: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa
đã dùng miệng các tiên tri mà phán dạy cha ông chúng ta. Nhưng đến thời sau hết, tức là trong những ngày
này, Ngài đã phán dạy chúng ta qua Người Con”.
Chính trong Tin Mừng, chúng ta có thể cảm nhận được Lời Chúa đang
nói với chúng ta trong mọi cảnh huống khác nhau của cuộc sống hôm nay. Vì thế,
trước khi công bố Lời Chúa, nên chọn một bài hát ca ngợi ánh sáng có ý nói lên
Đức Kitô là ánh sáng thật, áng sáng không bao giờ tàn lụi.
Cách
thực hiện
Nên chọn một người có giọng đọc tốt, đọc từng đoạn ngắn với câu
đáp của cộng đoàn, để Lời Chúa có thời giờ ngấm vào trong tâm hồn người nghe.
Sau mỗi đoạn Tin Mừng ngắn đó, có thể lặp lại điệp khúc của một bài hát.
4. Bài hát suy niệm:
- Sau khi công bố Tin Mừng, hát một bài hát suy niệm hợp với chủ
đề của bài Tin Mừng. Có thể chọn một bài hát dài, có nhiều phiên khúc để diễn
tả tâm tình.
5. Thinh lặng:
Ý nghĩa:
Thịng lặng trong cuộc sống là điều cần thiết, đặc biệt là trong
cuộc sống quá ồn ào náo động ngày hôm nay. Bởi có thinh lặng, chúng ta mới có
thể lắng nghe người khác, mới có thể nhìn lại chính mình để kiểm điểm bản thân.
Thinh lặng lại càng là thái độ cần thiết hơn của con người trước
Thiên Chúa. Như trường hợp của ngôn sứ Isaia xưa kia khi ông được Thiên Chúa
cho giáp mặt Ngài. Lần đó, Thiên Chúa không ở trong cơn sấm chớp, không hiện
diện trong cơn bão giông, nhưng Ngài ở trong tiếng gió hiu hiu thổi. Chính vì
thế mà các Thánh xưa đã chọn sa mạc làm nơi để đối thoại với Thiên Chúa. Đức
Giêsu Kitô trong cuộc sống tại thế của Ngài đã làm gương cho chúng ta khi nhiều
lần Ngài tìm nơi thanh vắng để cầu nguyện.
Thinh lặng không những là để lắng nghe tiếng Chúa nói mà còn là để
cho chính Thần Khí của Ngài hoạt động nơi chúng ta.
Cách
thực hiện
Sau bài hát suy niệm, cộng đoàn thinh lặng cầu nguyện riêng (từ 5
– 7 phút)
Đối với những cộng đoàn không quen việc thinh lặng, có thể có một
vài gợi ý ngắn để giúp họ dễ cầu nguyện trong thinh lặng hơn.
6. Lời cầu nguyện
Ý nghĩa:
Bằng những lời nguyện cầu xin hoặc chúc tụng, chúng ta có thể vươn
mọi chiều kích của gia đình nhân loại. Qua đó, chúng ta phó thác cho Thiên Chúa
những niềm vui và nỗi buồn của con người, dâng niềm vui của những người hạnh
phúc cũng như phó thác những ai đang lâm cảnh lầm than, khốn khổ cho tình yêu
và lòng nhân hậu vô biên của Ngài.
Cách
thực hiện
Lời Nguyện có thể là lời nguyện cầu xin hoặc lời nguyện chúc tụng
Cộng đoàn đáp lại sau mỗi lời cầu nguyện bằng những câu ngắn như:
Lạy Đức Kitô, xin thương xót chúng con; Lạy Chúa, chúng con chúc tụng
Chúa; Xin Chúa nhận lời chúng con…
Lời cầu nguyện có thể do một hay nhiều người đã được chỉ định
trước đọc. Sau lời nguyện, nên dừng lại 1-2 phút để mỗi người có thể dâng những
ý nguyện riêng.
7. Kinh lạy Cha
8. Lời nguyện của vị chủ sự
9. Phép lành
10. Bài hát kết thúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét