SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN IV PHỤC SINH
Lm Nguyệt Giang
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH
CHÚA CHĂN CHIÊN LÀNH
Cv 2,14a.36-41; 1Pr 2,20b-25; Ga 10,1-10
Suy niệm 1: CHÂN DUNG NGƯỜI MỤC TỬ NHÂN LÀNH
Hôm nay Chúa nhật IV phục sinh, GH tôn kính
Chúa Giêsu là mục tử nhân lành. Ngày cầu nguyện đặc biệt cho ơn thiên triệu
linh mục và tu sĩ.
Chúa Giêsu quả là vị mục tử nhân lành vì Ngài
biết-chăm sóc-bảo vệ-và sẳn sàng hy sinh mạng sống mình để cho chiên được sống
và sống dồi dào.
Xin Chúa ban cho quý linh mục tu sĩ luôn
trung thành và nhiệt tâm với ơn gọi và sứ vụ Chúa trao ban; ta cũng nguyện cầu cho mỗi
người chúng ta luôn là chiên ngoan của Chúa qua việc lắng nghe và hăng hái bước theo sự hướng dẫn của Chúa Giêsu Phục sinh, vị mục tử nhân lành.
Tin mừng chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu đã khắc
họa đậm nét bức chân dung đích thực của người mục tử nhân lành. Chân dung ấy đã
được Chúa Giêsu chấm phá bằng những đường nét hết sức tinh tế và sống động như:
“hy sinh” (x. Ga 10,11); “hiểu biết” (x. Ga 10,14); “quan tâm lo lắng” (x. Ga
10, 10); “thao thức tìm kiếm”…
Trong nhiều đường nét tinh tế ấy, nếu chiêm
ngắm kỹ, ta sẽ bắt gặp hai đường nét chủ đạo, làm nên cái hồn của bức chân
dung người Mục Tử Nhân Lành. Hai nét chủ đạo ấy là: “biết” và “hy
sinh”.
- Biết chiên: Để trở nên người mục tử nhân lành, trước hết phải
“biết” rõ chiên mình: Biết từng con chiên một trong đàn. Biết khi nào chiên đói
để cho ăn; khi nào chiên khát để cho uống. Biết con chiên nào lạc đàn để tìm
về; con nào gặp nguy hiểm để tiếp cứu. Hơn thế nữa, người mục tử còn phải biết
cảm thương những con chiên đang trong tình trạng mệt mỏi để dắt dìu và tận tâm
yêu mến lo lắng những con chiên bị bệnh tật để tìm cách chữa trị…
- Hy sinh: Có thể nói hy sinh chính là nét nổi bậc thứ hai làm nên cái hồn
của bức chân dung người mục tử nhân lành. Sức hấp dẫn và lôi cuốn nơi bức chân
dung người mục tử chính là “hy sinh” cho đoàn chiên: Hy sinh sức khỏe, thời giờ
để đi tìm đồng cỏ xanh tốt; ra sức khai thác nguồn nước mát trong lành cho
chiên uống no thỏa. Không quản khó nhọc để tắm rửa cho chiên được sạch sẽ;
không ngần ngại thức khuya dậy sớm để đưa chiên đi ăn và tối đưa chiên về nghỉ
ngơi. Sẵn sàng hy sinh giấc ngủ để canh giữ cho đoàn chiên được an giấc. Trên
hết người mục tử nhân lành còn phải anh dũng dám liều mạng sống mình chống lại
sói dữ và kẻ trộm để bảo vệ cho đàn chiên được sống và sống dồi dào. (x. Ga 10,
16).
Chúa Giêsu không chỉ khắc họa chân dung tuyệt
mỹ về người mục tử nhân lành bằng lời nói suông, bằng những nét vẽ vô
hồn. Nhưng Người còn khắc họa bức chân dung ấy bằng chính đời sống trong
suốt ba năm rao giảng Tin mừng, mà đỉnh cao là cái chết đau thương trên thập
giá. Trên đỉnh cao thập giá, Chúa Giêsu đã sẵn sàng đổ hết máu và nước mình ra
hầu hoàn thiện nét vẽ cuối cùng làm nên bức chân dung mục tử không thể hoàn hảo
hơn. Vì thế, Ngài không ngần ngại tự xưng mình là đấng Mục Tử Nhân Lành, chẳng
những cho dân Israel mà cho toàn thể nhân loại ( x Ga
10,11-16). “Tôi chính là mục tử nhân lành, mục tử nhân lành hy sinh
mạng sống mình cho đàn chiên” (Ga 10,11). “Tôi chính là mục tử nhân
lành, Tôi biết chiên của Tôi và chiên Tôi biết Tôi” (Ga 10, 15). “Để
nhờ danh Người mà chúng ta được ơn cứu độ” (x. Cvtđ 4, 12).
Hiểu theo một nghĩa nào đó, thì cha mẹ cũng
chính là mục tử nhân lành nơi gia đình và là chủ chăn của con cái mình. Vì
thế, cha mẹ cũng được kêu gọi trở nên người mục tử nhân lành theo mẫu gương của
Chúa Giêsu.
Xin cho bậc làm cha mẹ biết quan
tâm lắng nghe, tìm hiểu con cái để nhận ra tình trạng, tâm tư, nguyện vọng thầm
kín…của chúng mà chia sẻ, chăm sóc và hướng dẫn chúng kịp thời. Biết kiến tạo
gia đình mình trở thành mái ấm yêu thương hiệp nhất trong Chúa. Biết sẵn sàng
hy sinh bảo vệ con cái mình khỏi sa vào lưới ba thù: xác thịt, thế gian, ma
quỷ. Nhất là xin cho những bậc làm cha mẹ cũng biết hy sinh quảng đại dâng
hiến những người con ưu tú của mình cho Chúa và Giáo hội trong ơn gọi tu trì,
cũng như ước mong có nhiều bạn trẻ mạnh dạn dấn thân đáp lại tiếng Chúa kêu mời. Amen.
Suy niệm 2: CHÂN DUNG ĐÍCH THỰC CỦA NGƯỜI MỤC TỬ
Trong tin mừng Chúa Giêsu đã khắc họa lên bức
chân dung đích thực của người mục tử nhân lành bằng nhiều đường nét tinh tế và
sống động như: “hy sinh” (x. Ga 10,11); “hiểu biết” (x. Ga 10,14); “quan tâm lo
lắng” (x. Ga 10, 10); “thao thức tìm kiếm”…
Trong nhiều đường nét tinh tế ấy, nếu chiêm ngắm kỹ, ta sẽ bắt gặp
ngay hai đường nét chủ đạo, làm nên cái hồn của bức chân dung người Mục Tử Nhân
Lành mà tin mừng hôm nay khắc họa. Đó là: “biết chiên” và “trao ban” cho chiên sự sống đời đời.
- Biết chiên: Để trở nên người mục tử nhân lành, trước hết phải
“biết” rõ chiên mình: Biết từng con chiên một trong đàn. Biết khi nào chiên đói
để cho ăn; khi nào chiên khát để cho uống. Biết con chiên nào lạc đàn để tìm
về; con nào gặp nguy hiểm để tiếp cứu. Hơn thế nữa, người mục tử còn phải biết
cảm thương những con chiên đang trong tình trạng mệt mỏi để dắt dìu và tận tâm
yêu mến lo lắng những con chiên bị bệnh tật để tìm cách chữa trị… Cái biết của người mục tử nhân lành không theo kiểu cái
biết của lý trí trên danh sách hay số liệu…mà là cái biết của trái
tim, của tình thương. Bởi lẽ chỉ có cái biết trong tình yêu
thì mới thấu hiểu, cảm thông, nâng đỡ, chăm lo cho nhau. Biết bằng yêu
thương thì mới dám sống chết đoàn chiên của mình.
- Trao ban: Có thể nói “trao ban” sự
sống đời đời, chính là nét nổi bậc thứ hai làm nên cái hồn của bức chân
dung người mục tử nhân lành. Sức hấp dẫn và lôi cuốn nơi bức chân dung người
mục tử chính là “trao ban” cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào: trao
ban sức khỏe, thời giờ để đi tìm đồng cỏ xanh tốt; ra sức khai thác nguồn nước
mát trong lành cho chiên uống no thỏa. Không quản khó nhọc để tắm rửa cho chiên
được sạch sẽ; không ngần ngại thức khuya dậy sớm để đưa chiên đi ăn và tối đưa
chiên về nghỉ ngơi. Sẵn sàng hy sinh giấc ngủ để canh giữ cho đoàn chiên được
an giấc. Trên hết người mục tử nhân lành còn phải anh dũng dám liều mạng sống
mình chống lại sói dữ và kẻ trộm để bảo vệ cho đàn chiên được sống và sống dồi
dào. (x. Ga 10, 16).
Chúa Giêsu không chỉ khắc họa chân dung tuyệt
mỹ về người mục tử nhân lành bằng lời nói suông, bằng những nét vẽ vô
hồn. Nhưng Người còn thể hiện bằng chính đời sống trong suốt ba
năm rao giảng Tin mừng, mà đỉnh cao là cái chết đau thương trên thập giá. Trên
đỉnh cao thập giá, Chúa Giêsu đã sẵn sàng đổ hết máu và nước mình ra hầu hoàn
thiện nét vẽ cuối cùng làm nên bức chân dung mục tử không thể hoàn hảo hơn! Vì
thế, Ngài không ngần ngại tự xưng mình là đấng Mục Tử Nhân Lành, chẳng những
cho dân Israel mà cho toàn thể nhân loại ( x Ga 10,11-16). “Tôi
chính là mục tử nhân lành, mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đàn
chiên” (Ga 10,11). “Tôi chính là mục tử nhân lành, Tôi biết chiên
của Tôi và chiên Tôi biết Tôi” (Ga 10, 15). “Để nhờ danh Người
mà chúng ta được ơn cứu độ” (x. Cvtđ 4, 12).
Phần chúng ta là chiên của Ngài thì
chúng ta cần phải lắng nghe và sẵn sàng đi theo sự
hướng dẫn của Ngài. Tựa như con cái cần nghe lời cha mẹ thì đoàn chiên cũng
cần phải nghe lời Chúa.
Vậy ta nghe lời Chúa thế nào? Mỗi ngày ta dành bao
nhiêu thời giờ để nghe lời Chúa? Khi tham dự thánh lễ không ta có để tâm
nghe và sống lời Chúa không? Hay đi lễ cho có, cho qua. Nhưng chưa bao giờ
ta ước muốn lắng nghe lời Chúa. Chỉ khi nào ta
yêu mến Chúa thật sự, mới hy vọng ta mới có thể bó đời
mình với Chúa và mới nghe theo sự hướng dẫn của Ngài.
Chúa Nhật này cũng là dịp đặc biệt để chúng
ta cầu nguyện cho ơn thiên triệu, xin cho có nhiều người dâng hiến đời
mình cho Chúa và Giáo Hội. Cầu xin cho Giáo hội có nhiều linh mục giống Chúa
Giêsu mục tử nhân lành.
Cầu xin cho mỗi người trong chúng ta thật sự là
chiên ngoan của Chúa qua việc tích cực lắng nghe lời Chúa chỉ dạy, gắn bó mật
thiết đời mình với Chúa và can đảm bước theo con đường Chúa đã đi
qua. Amen.
Suy niệm 3: LINH MỤC - NGƯỜI MỤC TỬ NHÂN LÀNH
“Công cuộc canh tân Hội Thánh cần được bắt
đầu từ hàng Linh mục, vì thế, ước mong các Giám mục và Linh mục Việt Nam không
chỉ là người quản trị giỏi, nhưng trước hết là người của Chúa và là những mục
tử nhân lành”. (Sứ điệp Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010, số 5). Xin cho các vị
chủ chăn trong Hội Thánh là những chủ chăn đích thực như lòng Chúa mong ước,
nhờ thế Hội Thánh Chúa được canh tân mỗi ngày nên tốt đẹp hơn.
Nhờ bí tích truyền chức, linh mục trở nên
“Alter Christus” và được tham dự vào đức ái mục tử, tự hiến bản thân mình
để phục vụ Hội Thánh theo gương hiến thân của Đức Kitô.
Như Đức Kitô đã cảm thương với
dân chúng khi nhọc mệt, đuối sức ( x. Mt 9, 35-36; Ga 6, 15). Linh mục cũng
phải biểu lộ lòng cảm thương của mình cách chân thành và cụ thể đối với mọi
người mà mình gặp gỡ “anh em hãy vui với người vui, khóc với người
khóc” ( Rm 12, 15).
Như Đức Kitô đã yêu mến những
con chiên lạc đàn và vui mừng khi tìm gặp ( x. Mt 18, 12-14; Ga 8,11). Linh mục
cũng phải tìm đến những ngưuời đang sống trong cô đơn thất vọng; những người
tội lỗi, nhất là những người không mấy cảm tình với Giáo Hội…, vì họ cũng là
đối tượng của lòng thương xót Thiên Chúa. “Con Người đến để tìm và cứu
chữa những gì đã hư mất” (Lc 19,10).
Như Đức Kitô hằng biết rõ và
gọi tên từng người một (x. Ga 10, 3). Linh mục phải nỗ lực quan tâm và phục vụ
từng người trong Họ đạo mình, không loại trừ một ai.
Như Đức Kitô đã hy sinh hiến thân vì
tình yêu nhân loại (x. Ga 10, 15). Linh mục cũng hãy yêu thương chăm sóc cộng
đoàn mà Chúa trao phó. Người mục tử nhân lành không chỉ dẫn chiên đến đồng cỏ
xanh tươi và suối mát (x. Tv 23, 22), mà còn phải nuôi dưỡng đàn chiên
bằng chính sự sống mình qua việc hiến tế theo gương Chúa Giêsu (x. Ga 6,
56). Để có thể nói được như Chúa Giêsu đã nói: “Ta đến để chiên được
sống và sống dồi dào”. (Ga 10,10).
Như ngọn nến cháy hao mòn theo tháng ngày để
chiếu giãi ánh sáng; như hạt lúa mục nát để phát sinh sự sống mới, Linh mục
cũng phải chấp nhận tiêu hao đời mình từng giây phút để phục vụ cộng đoàn dân
Chúa. Người Linh mục giống Đức Kitô thì không trách khỏi qui luật “vượt qua”
chết để được sống (x. Ga 12, 25). Chính thánh Phanxicô Assisi cảm nghiệm quy
luật này và đã thốt lên những lời nghịch lý trong bài ca bất hủ: “Chính
lúc hiến thân là khi được nhận lãnh… Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn
đời”. Trên hết để thực hiện được vai trò người mục tử nhân lành, Linh
mục phải có Đức Ái Mục Tử vì đó là nguyên lý và động lực thúc đẩy Linh mục sống
xứng danh vai trò mục tử của mình.
Lạy Chúa Giêsu là mục tử tối cao, chúng con
là những Linh mục bước theo Chúa trong vai trò người mục tử.
Xin cho trái tim chúng con thuộc thuộc về
Chúa và thuộc về mọi người. Xin cho trái tim chúng con biết yêu bằng tình yêu hiến dâng. Xin cho trái tim chúng con mở rộng đủ lớn để
chứa mọi người và từng người một. Xin cho chúng con có trái tim của Chúa để con say mê Chúa và say
mê con người. Xin cho chúng con luôn yêu
Chúa, vì khi yêu Chúa chúng con mới sẵn sàng hy sinh đời mình bảo vệ đoàn chiên
và dẫn đưa đoàn chiên đến với Chúa là nguồn sống đích thực. Amen.
Suy niệm 4:
Hàng năm GH dành ngày Chúa Nhật thứ 4 Phục
Sinh để suy tôn Chúa Giêsu vị Mục Tử tối cao. Sứ điệp Lời Chúa cho
chúng ta biết: Chúa Giêsu sống lại, Ngài là Mục tử nhân lành, Ngài biết rất rõ
từng người chúng ta là chiên của Ngài, Ngài chăm sóc, gìn giữ và ban
cho chúng ta sự sống dồi dào.
Hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho ơn thiên
triệu Linh mục và Tu sĩ, chúng ta sốt sắng hiệp dâng Thánh Lễ. Xin
Chúa ban cho nhiều bạn trẻ quảng đại đáp lại tiếng Chúa sống ơn gọi
Linh mục và Tu sĩ. Nhất là xin cho mỗi người chúng ta trở nên chiên
ngoan của Chúa, biết nghe tiếng Chúa, sẵn sàng dấn thân làm chứng cho tình
yêu Chúa trong cuộc sống hàng ngày.
Tin mừng chúng ta vừa nghe vẽ nên hai nét cơ bản tạo
nên chân dung của người mục tử nhân lành, đó là: biết chiên và hy sinh
mạng sống vì chiên.
1. Biết chiên: cái biết ấy
không chỉ là sự hiểu biết về kiến thức trên bàn giấy mà là cái biết của
con tim, cái biết của tình yêu hai chiều ““Tôi biết chiên của tôi, và
chiên của tôi biết tôi.” Chỉ có cái biết ấy, người ta mới có thể thấu
hiểu, cảm thông, nâng đỡ và quan tâm chăm lo cho nhau.
2. Hy sinh vì chiên. Cha ông ta
thường nói: “Mạng sống hơn đống vàng". Vì thế, ai cũng sợ chết. Được
sống lâu sống khỏe là mong ước lớn nhất của con người. Tuy nhiên nếu
chỉ sống lâu và khỏe về thể chất thì chưa đủ, điều quan trọng nhất vẫn là sống
sao cho có giá trị và ý nghĩa.
Tin mừng cho thấy có 2 lối sống tương
phản: Người làm thuê vì chỉ nhắm đến lối sống thể xác và vị kỷ nên
sẵn sàng chạy bỏ chiên miễn sao bảo toàn được bản thân mình.
Còn người mục tử nhân lành thì sẵn sàng hy sinh, ngay cả mạng sống mình để
bảo vệ, chăm sóc cho chiên được sống và sống dồi dào.
Chúa Giêsu đã tự xưng mình là mục tử nhân lành bởi
Ngài không sống cho mình mà sống vì mọi người, đã sẵn sàng hy
sinh mạng sống mình để cứu độ nhân loại với mong muốn mọi người
được hạnh phúc đời này lẫn đời
Qua bí tích rửa tội, mọi người được tham dự sứ vụ mục
tử của Chúa Giêsu. Thế nên, mỗi người đều được mời gọi tiếp bước Chúa Giêsu mục
tử nhân lành: Biết quan tâm tìm hiểu và phục vụ mọi người nhất là những ai
Chúa trao phó cho chúng ta chăm sóc. Và nếu đòi buộc phải
hy sinh mạng sống mình để bảo vệ gia đình, GH nhất là con cái
mình khỏi những sức mạnh của sự dữ thì cũng phải can đảm bảo vệ.
Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói về cửa chuồng chiên.
Nhưng cửa này không phải là vật dụng bằng gỗ hay đá
mà là chính bản thân Ngài. Ngài tự ví mình là cửa chuồng chiên
vì muốn nói lên tình yêu Ngài dành cho đàn chiên. Ngài là cửa chuồng
chiên nên Ngài luôn bảo vệ cho chiên được nghỉ
ngơi an toàn. Ngăn chặn sói rừng vào sát hại chiên cũng như không để
cho kẻ trộm cướp vào bắt chiên.
Đức Kitô còn đưa ra hai hình ảnh trái ngược,
người chăn chiên nhân lành, và người chăn chiên thuê mướn.
Người chăn chiên nhân lành, ngày
đêm chăm sóc, bảo vệ đàn chiên, dẫn chúng đến nguồn nước trong lành, đồng cỏ
xanh tươi. Người chăn chiên nhân lành luôn sẵn sàng bảo vệ đàn chiên khỏi
bị thú dữ sát hại và anh dũng dấn thân vào chốn nguy hiểm để bảo vệ
cho đàn chiên được sống dồi dào. Mục tử nhân lành còn biết
rõ từng con chiên và chấp nhận mang lấy mùi chiên, hiểu biết và
gọi đúng tên từng con chiên. Ngược lại chiên ngoan cũng nhận ra bóng dáng và
tiếng gọi của chủ mình mà nghe theo.
Qua cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô minh chứng cho
một tình yêu vĩ đại mà Đức Kitô, mục tử nhân lành dành cho chúng ta
là đàn chiên của Người.
Vì là cửa chuồng chiên nên Đức
Kitô để cho chúng ta có quyền tự do lựa chọn. Những ai tin yêu, chọn bước theo
Ngài thì sẽ đón nhận được tình yêu hy hiến của Ngài. Ngược lại những
ai chọn theo ý riêng mình thì không bao giờ đón nhận được tình yêu hy sinh của
Người.
Ai chọn yêu mến và tin theo Đức Kitô sẽ không mất gì cả mà còn
nhận được nhiều ơn phúc của Chúa ban tặng. Cuộc sống họ trở nên phong phú,
tinh thần thảnh thơi, tâm tư thoải mái và luôn sống trong vui, ngay cả khi gặp
gian nan thử thách.
Chuồng chiên chỉ
bảo vệ cho những ai yêu mến, tín trung còn những kẻ bất tín thì chuồng chiên
không thể bảo vệ được. Vì lòng nhân lành, Chúa Kitô đã sẵn sàng mở cửa chuồng
chiên để đón nhận bất cứ ai biết hồi tâm, thống hối quay trở về cùng đàn chiên
Người chăn dắt.
Đức Kitô không chỉ là người gác cửa mà Ngài còn là người đi tìm
những con chiên lạc, khi tìm được thì vui mừng vác trên vai mang về đàn (Lc
15,5) với mong sao chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên duy nhất.
Trộm cắp dùng nhiều hình thức dụ dỗ để bắt chiên; còn sói dữ thì
luôn rình rập cắn xé chiên. Người chăn chiên mướn là người làm thuê, chủ chiên
trả công. Nếu người đó không hoàn thành nhiệm vụ được trao phó; người đó hành
động khác chi kẻ trộm cướp hay sói rừng, trá hình, đội lốt, chăn chiên để cầu
lợi, để ngầm cấu xé và cắn phá chiên.
THÁNG 05: KÍNH ĐỨC MẸ
Thứ hai: Cv 11, 1-18; Ga 10,1-10
Đoạn sách Cvtđ hôm nay ghi lại cuộc đối thoại
giữa Phêrô và những người tín hữu gốc Do thái về vấn đề: có nên mở cửa để tiếp
nhận dân ngoại vào ngôi nhà Hội Thánh theo lệnh truyền của Chúa Giêsu Phục
sinh “các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép
rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều
Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận
thế” (Mt 28, 19-20); hay
là đóng chặt cửa để bảo toàn những giá trị truyền thống?
Với những người tín hữu gốc Do Thái thì không
được vượt ra những luật lệ truyền thống như: vào nhà dân ngoại, ăn uống những
thức ăn bị xem là ô uế; nhất là phải giữ luật cắt bì. Nên nghe biết sự việc ông
Phêrô vào nhà ông Cornêliô là người ngoại ăn uống, giảng dạy giáo lý và rửa tội
cho ông và cả gia đình mà không phải giữ luật cắt bì, đã làm cho họ khó chịu.
Do đó, ngay khi Phêrô đặt chân về Giêrusalem thì họ kéo đến để phản đối việc
làm của Phêrô.
Tuy nhiên, sau khi lắng nghe Phêrô giải thích về
những gì ông làm không phải là do sáng kiến của ông mà xuất phát từ ý muốn của Thiên
Chúa ngang qua hai thị kiến kỳ lạ đã xảy ra với ông và với ông
Cornêliô đã làm cho Phêrô hiểu và xác quyết chắc chắn hơn về ý định của Chúa: “Thiên Chúa đã ban cho họ
cùng một ân huệ như Người đã ban cho chúng ta”. Sau khi lắng nghe được lời
giải thích của Phêrô, các tín hữu ở Giêrusalem đã bị thuyết phục và họ đã thay
đổi cái nhìn về dân ngoại. Họ cũng nhận ra rằng: “Thiên Chúa cũng ban
cho dân ngoại ơn sám hối để được sự sống”.
Bế quan tỏa cảng để gìn giữ và bảo toàn hay là
mở rộng cửa tiếp nhận cái mới làm phong phú và hoàn thiện hơn, đó luôn là
vấn đề được đặt ra để bàn luận không những trên bình diện vĩ mô mà còn là vấn đề
được đặt ra trên bình diện vi mô, cụ thể nơi các gia đình hôm nay, khi mà quyền tự do chính kiến nơi mỗi người được tôn trọng.
Xin cho các thành viên trong gia hiểu rằng:
gìn giữ bảo vệ những giá trị truyền thống cha ông là điều đáng trân quý, nhưng
nếu vì tục lệ truyền thống mà gây bất ổn xã hội và làm tổn hại đến môi trường
thì cũng nên xét lại. Nhất là với các gia đình Công giáo khi có những bất đồng
quan điểm xảy ra thì phải biết lấy Lời Chúa và đường hướng của GH làm nền tảng
để giải quyết vấn đề. Bởi ta tin rằng Lời Chúa là chân lý và Giáo huấn GH là lẽ
khôn ngoan hướng dẫn chúng ta. Đó cũng là chọn lựa khôn ngoan của thánh
Phêrô: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm.” Cv 5,32).
Suy niệm 2:
Đoạn tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho chúng
ta biết những đặc tính cần phải có của người mục tử nhân lành:
1. Dám hy sinh mạng sống mình: Đoàn chiên không phải là của người chăn thuê, nên anh ta không
thiết tha gì để bảo vệ đàn chiên. Mục tiêu của người chăn thuê thường là vì lợi
ích của bản thân. Vì thế khi có sói dữ tấn công, anh ta sẽ dễ dàng bỏ mặt
chiên cho sói dữ ăn thịt, còn anh ta thì sẽ tìm cách thoát thân. Còn mục tử
chân chính thì sẵn sàng đứng ra chống lại sói dữ để bảo vệ đàn chiên mình, dù
phải đối mặt với hiểm nguy, cho dù phải hy sinh mạng sống.
2. Biết chiên của mình: Cái biết của người mục tử không chỉ là cái biết chung chung về số
lượng, hời hợt về tên gọi. Nhưng mục tử đích thực phải biết chất lượng: tình
trạng, nhu cầu, ước muốn sâu xa của chiên mình. Cái biết đến độ đồng thân, đồng
phận, đồng cảm và đồng tử với chiên mình.
3. Quan tâm và đưa những chiên xa lạc về đàn: Vì chiên cần có chủ chiên nên chủ chiên phải quy tụ chiên vào cùng
một đàn để chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng cho chúng được sống và sống dồi dào.
Do đó chủ chiên không chỉ quan tâm đến chiên trong đàn mà còn tìm cách để đem
các chiên ngoài đàn về, để chúng được hiệp nhất trong cùng một đàn dưới sự
hướng dẫn của cùng một chủ chiên.
Xin cho các vị chủ chăn sẵn sàng hy sinh
không chỉ thời giờ sức khoẻ mà cả mạng sống để phục vụ cho cộng đoàn được lớn
mạnh trong sức sống của Chúa.
Xin cho các vị chủ chăn cũng khiêm tốn tìm
hiểu và lắng nghe những tâm tư nguyện vọng chính đáng của mọi người trong cộng
đoàn mà sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu ấy bằng tình thương của người mục tử
nhân từ. Đừng vì tự cao, tự ái mà bỏ ngoài tai những đòi hỏi, nhu cầu chính
đáng của giáo dân. Xin cho các vị chủ chăn ngoài việc lo
lắng chăm sóc cho đàn chiên mình cho tốt, còn phải quan tâm đến những con chiên
ngoài đàn. Tìm mọi cách để dẫn đưa họ về với Chúa, hầu họ cũng được sống trong
tình thương chăm sóc của tình yêu Chúa.
Suy niệm 3:
Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói về cửa
chuồng chiên. Nhưng cửa này không phải là vật dụng bằng gỗ hay đá
mà là chính bản thân Ngài. Ngài tự ví mình là cửa chuồng chiên
vì muốn nói lên tình yêu Ngài dành cho đàn chiên. Ngài là cửa chuồng
chiên nên Ngài luôn bảo vệ cho chiên được nghỉ
ngơi an toàn. Ngăn chặn sói rừng vào sát hại chiên cũng như không để
cho kẻ trộm cướp vào bắt chiên.
Đức Kitô còn đưa ra hai hình ảnh trái
ngược, người chăn chiên nhân lành, và người chăn chiên thuê mướn.
Người chăn chiên nhân lành, ngày đêm chăm sóc, bảo vệ đàn chiên, dẫn chúng
đến nguồn nước trong lành, đồng cỏ xanh tươi. Người chăn chiên nhân lành luôn
sẵn sàng bảo vệ đàn chiên khỏi bị thú dữ sát hại và anh dũng dấn
thân vào chốn nguy hiểm để bảo vệ cho đàn chiên được sống dồi
dào. Mục tử nhân lành còn biết rõ từng con chiên và
chấp nhận mang lấy mùi chiên, hiểu biết và gọi đúng tên từng con chiên. Ngược
lại chiên ngoan cũng nhận ra bóng dáng và tiếng gọi của chủ mình mà nghe theo.
Qua cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô minh chứng
cho một tình yêu vĩ đại mà Đức Kitô, mục tử nhân lành dành cho chúng
ta là đàn chiên của Người.
Vì là cửa chuồng chiên nên Đức Kitô để cho chúng ta có quyền tự do lựa chọn.
Những ai tin yêu, chọn bước theo Ngài thì sẽ đón nhận được tình yêu
hy hiến của Ngài. Ngược lại những ai chọn theo ý riêng mình thì không bao giờ
đón nhận được tình yêu hy sinh của Người.
Ai chọn yêu mến và tin theo Đức Kitô sẽ không mất gì cả
mà còn nhận được nhiều ơn phúc của Chúa ban tặng. Cuộc sống họ trở nên
phong phú, tinh thần thảnh thơi, tâm tư thoải mái và luôn sống trong vui, ngay
cả khi gặp gian nan thử thách.
Chuồng chiên chỉ
bảo vệ cho những ai yêu mến, tín trung còn những kẻ bất tín thì chuồng chiên
không thể bảo vệ được. Vì lòng nhân lành, Chúa Kitô đã sẵn sàng mở cửa chuồng
chiên để đón nhận bất cứ ai biết hồi tâm, thống hối quay trở về cùng đàn chiên
Người chăn dắt.
Đức Kitô không chỉ là người gác cửa mà Ngài còn là
người đi tìm những con chiên lạc, khi tìm được thì vui mừng vác trên vai mang
về đàn (Lc 15,5) với mong sao chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên
duy nhất.
Trộm cắp dùng nhiều hình thức dụ dỗ để bắt chiên; còn
sói dữ thì luôn rình rập cắn xé chiên. Người chăn chiên mướn là người làm thuê,
chủ chiên trả công. Nếu người đó không hoàn thành nhiệm vụ được trao phó; người
đó hành động khác chi kẻ trộm cướp hay sói rừng, trá hình, đội lốt, chăn chiên
để cầu lợi, để ngầm cấu xé và cắn phá chiên.
Chúng ta dâng lời tạ ơn Đức Kitô, Đấng chăn chiên nhân
lành đã yêu thương và hy sinh mạng sống vì ta. Xin cho chúng ta trở thành
chiên ngoan luôn biết nghe lời của Chúa mà sống hiệp thông với nhau trong tình
yêu thương của Chúa. Amen.
*
KÍNH THÁNH GIUSE THỢ
St 1,26-2,3; Cl
3,14-15,17,23-24; Mt 13,54-58
Ngày 1-5, Giáo hội mừng
kính lễ Thánh Giuse thợ, bổn mạng của tất cả những người lao động và cũng được
thế giới chọn làm ngày Quốc tế lao động. Điều này giúp cho chúng ta càng thấy
rõ hơn nhu cần cần thiết và quan trọng của lao động trong đời sống con người.
1. Lao động là nhu cầu của con người.
Lao động là để mưu cầu
vật chất cho nhu cầu sinh hoạt đời sống của con người, vì vậy mà người Việt có
câu "tay làm hàm nhai" hay "có làm thì mới có ăn". Lao động
cũng còn có thể giúp cho con người tránh xa những dịp tội không đáng có thường
xảy ra trong cuộc sống, như người ta thường nói: “nhàn cư vi bất thiện”. Lao động
cũng có nhiều hình thức khác nhau : lao động bằng khối óc, lao động bằng chân
tay, lao động bằng máy móc. Cho dù bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng mục
tiêu cuối cùng cũng là tìm kiếm hạnh phúc cho cuộc sống.
Trong thế giới hôm
nay, khi mà đồng tiền trở thành sức mạnh thống trị, thì nó có thể biến con người
lao động thành nô lệ tìm kiếm, nhiều người đã lao mình vào vòng xoáy của nó để
tìm kiếm, càng tìm kiếm con người càng trở nên nô lệ cho nó. Thế là những mục
đích tốt lành của lao động như kiếm tìm hạnh phúc, thăng tiến bản thân, tránh
xa dịp tội, tăng thêm bạn hữu và tinh thần hiệp nhất cũng dần dần biến mất.
2. Ý nghĩa cao quý của lao động.
Trong sách Sáng thế
ký chương thứ nhất cho chúng ta biết: Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng con người và
vạn vật, tất cả đều tốt lành và Thiên Chúa đã trao ban cho nhân loại để con người
sử dụng. Điều cốt yếu trong công cuộc sáng tạo, là phát xuất từ tình yêu trao
ban nhưng không của Thiên Chúa. Như thế, để sống hạnh phúc bên Thiên Chúa và hưởng
dùng những tạo vật Chúa ban cho, con người phải luôn luôn cố gắng, để mỗi ngày
mình được trở nên giống Thiên Chúa, và đồng thời phải lao động, cộng tác với ơn
Chúa làm cho mọi tạo vật ngày càng trở nên hoàn hảo hơn. (x. St 1,1-31)
Chính Chúa Giêsu là
nhân danh Chúa Cha, làm theo ý muốn Chúa Cha khi Người nói : “Cho đến nay, Cha
tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc” (Ga 5,17) ; “Tôi nói với các ông rồi
mà các ông không tin. Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm
chứng cho tôi” (Ga 10,25). Ý muốn của Thiên Chúa Cha không gì khác hơn là muốn
cho con người được sống và sống hạnh phúc. Như thế lao động không còn dừng lại ở
chỗ tìm kiếm vật chất cho mình được sung túc hơn người, lao động cũng không dừng
lại ở chỗ mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình, cũng không chỉ là để thăng tiến bản
thân hay là tạo cho mình có một chỗ đứng vững chắc nào đó trong xã hội như quan
niệm thông thường của con người, nhưng lao động đó là làm theo Thánh ý Thiên
Chúa.
3. Noi gương thánh Giuse.
Khi nhìn vào đời sống
thầm lặng của Thánh cả Giuse, người mà Kinh Thánh rất ít nhắc đến, nhưng mỗi lần
nhắc đến là mỗi lần chúng ta nhìn thấy được thái độ tuyệt vời của Ngài khi biết
đặt thánh ý Thiên Chúa trên hết mọi suy nghĩ và hành động của mình, và nhờ đó
mà ngài xứng đáng người quản gia Chúa đã đặt để trông coi gia đình Chúa, xứng với
danh hiệu là người công chính, được chọn làm người dưỡng nuôi Chúa Giêsu và
chăm sóc cho Đức Maria.
Mừng kính lễ Thánh
Giuse thợ hôm nay, chúng ta cùng cảm tạ Chúa đã thương ban cho chúng ta được
làm con cái Chúa, cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta Thánh cả Giuse làm mẫu gương
lao động cần cù, khiêm tốn và tín thác.
Xin Chúa cho chúng ta noi gương Thánh Giuse biết tin tưởng,
tín thác và làm theo ý Thiên Chúa trong đời sống lao động cần cù, chính đáng để
mưu cầu hạnh phúc cho mình và cho tha nhân. Noi gương Thánh Giuse biết tin tưởng
tín thác và sống đúng trách nhiệm của một người chồng, người cha trong đời sống
gia đình, chu toàn bổn phận trong đời sống đức tin và nhất là hăng say trong đời
sống nhân chứng. (St)
Thứ ba: Cv 11, 19-26; Ga
10, 22-30.
Nhớ Thánh A-tha-na-si-ô, giám mục tiến sị Hội
Thánh
Suy niệm 1:
Đoạn sách Cvtđ hôm nay gồm 2 phần:
- Phần thứ nhất: ghi lại
thành quả tốt đẹp của GH sau những ngày tháng lo sợ chạy trốn vì cuộc bách hại
xảy ra nhân sự kiện phó tế Stêphanô tử đạo tại Giêrusalem. Các môn đệ phải tản
mác đến các miền Phênixi, đảo Syp và thành Antiôkhia để trú ẩn. Tại
những nơi đây, các môn đệ chỉ rao giảng cho người Do Thái. Tuy
nhiên trong đó, có mấy người gốc Syp và Kyrênê, những người này, khi đến
Antiôkhia, đã mạnh dạn loan Tin mừng của Chúa cho người Hy-lạp nữa. Kết quả
thật bất ngờ là “một số đông đã tin và trở lại cùng Chúa”. Nhờ
đâu mà có nhiều người ngoại giáo tin theo Chúa như vậy? Thánh Luca cho biết đó
là nhờ“bàn tay Chúa ở với họ”. Nghĩa là nhờ vào sức mạnh và quyền năng
Thiên Chúa phù giúp họ. Chính tại Antiokhia mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi
là Kitô hữu.
- Phần thứ hai: Đề cao đến tình hiệp thông trong Hội
Thánh. Khi nghe biết một số đông dân ngoại tại Antiokhia tin theo đạo, thì các
vị hữu trách của Hội Thánh tại Giêrusalem cử ông Barnaba đến để chia sẻ niềm
vui và củng cố đức tin cho các tín hữu ở đây bằng cách khuyên nhủ họ hãy bền
lòng gắn bó với Chúa. Rồi ông lên đường đi Tácxô để tìm Saolô về để cộng tác
với ngài lo cho giáo đoàn tại đây. Nhờ đó, giáo đoàn Antiokhia càng thêm lớn
mạnh. Qua đây cho thấy sự quan tâm, nâng đỡ kịp thời của Hội Thánh.
Điều này làm nổi bậc lên tính phổ quát và tình hiệp thông của GH Công giáo.
Với cái nhìn của con người thì sự kiện Hội Thánh bị bách hại gắt gao ở
Giêrusalem là nỗi đau, nhưng với Thiên Chúa thì đó lại là cơ hội để Tin mừng
đến được với dân ngoại. Nhất là trong mọi hoàn cảnh GH luôn biết
quan tâm tìm hiểu để nâng đỡ cách tốt nhất trong tình hiệp thông.
Xin cho chúng ta luôn biết phó thác vào đường lối khôn ngoan của Chúa và
tin tưởng vào đường hướng của GH. Phần ta hãy luôn biết tận dụng mọi hoàn cảnh
để làm chứng tin mừng của Chúa theo gương các tín hữu Hy Lạp hóa theo tinh thần
nhiệt tâm của thánh Barnaba và Phaolô: “Hãy rao giảng Lời
Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng
như lúc không thuận tiện; hãy biện
bác, hãy khiển trách, hãy khuyên
lơn, hết tình đại lượng và dụng tâm dạy dỗ” (2 Tim 4, 2).
Nhờ bí tích rửa tội, chúng ta trở thành chiên
của Chúa. Xin cho chúng ta hết lòng tin kính, vâng lời và sẵn sàng đi theo sự
hướng dẫn của Chúa Giêsu, vị chủ chăn tốt lành chúng ta.
Dù được nghe những lời giảng dạy và chứng kiến
biết bao phép lạ Chúa làm, nhưng những người Do Thái, cách riêng Biệt Phái và
Kinh Sư vẫn không tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai. Do đâu mà họ không tin
nhận và nghe theo lời của Chúa Giêsu?
Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho biết, vì họ
không thuộc về đoàn chiên của Ngài. Theo nghĩa phổ quát, mọi người đều là chiên
của Chúa, vì mọi người đều được Chúa yêu thương dựng nên và hy sinh đổ máu cứu
chuộc. Tuy nhiên để trở thành chiên thật thuộc về Chúa thì cần phải thỏa mãn
hai điều kiện:
1. Tin nhận Chúa và chịu phép rửa tội. Vì giáo
lý công giáo dạy: nhờ bí tích rửa tội, chúng ta được thanh tẩy mọi tội lỗi,
được làm con Chúa, được gia nhập vào đoàn chiên Chúa là Giáo Hội.
2. Phải nghe theo lời Chúa là mục tử tối cao,
cũng như tuân giữ mọi điều răn và luật lệ Chúa truyền dạy với tình yêu mến.
Nhiều người Do Thái đã không thành tâm yêu mến
Chúa, nên cho dù Chúa Giêsu ở giữa họ, có giảng dạy và làm nhiều phép lạ, họ
vẫn không tin nhận, vì họ không thuộc đoàn chiên đích thực của Chúa.
Như Chúa Giêsu đã nói: chỉ những ai thuộc đoàn
chiên Chúa, thì mới được Chúa gìn giữ và ban cho sự sống đời đời .
Xin cho chúng ta biết tin kính và yêu mến Chúa Giêsu, đấng chăn chiên
tốt lành của chúng ta. Đồng thời cho chúng ta luôn là những con chiên ngoan
hiền của Chúa. Biết lắng nghe, vâng lời và thi hành điều Chúa chỉ dạy với tình
con thảo.
Thứ tư: 1Cr 15,1-8; Ga 14,6-14
Kính Thánh Phi-Lip-Phê Và Thánh Gia-Cô-Bê Tông Đồ
Suy niệm 1:
Thánh Philipphê thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin tỏ cho
chúng con thấy Chúa Cha, như thế chúng con mãn nguyện.” (Ga 14,8). Ước muốn
của Thánh Philipphê cũng chính là niềm khát khao của con người mọi thời
vì: “chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn.”
(Tv 62,1). Thế nên, dọc dài thời gian, xuất hiện rất nhiều bậc hiền nhân
đưa ra những phương cách, lời hay ý đẹp để giúp con người thấu đạt Thượng Đế.
Nhưng không một ai đưa con người đến được với Thiên Chúa; ngoại trừ Chúa Giêsu,
Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Chúa Giêsu xuất phát từ Thiên Chúa, là
dung nhan lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. Chúa biết cách nói về Thiên Chúa,
dạy cho con người chân lý yêu thương đích thực. Hơn hết, Chúa Giêsu chính là
Con Đường để con người bước vào sự sống của Thiên Chúa.
Con Đường Giêsu đã được khẳng định rõ nét qua lời nói và hành động của
Chúa trong những tháng năm trên trần thế.
Người đời cho rằng của cải đời này là sự đảm bảo cho cuộc sống thì Chúa
Giêsu nói với chúng ta: “Đồ ngốc! Nội đêm nay người ta sẽ đòi lại mạng
ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn sẽ về tay ai?” (Lc 12, 20).
Con người cứ lo kiếm tìm danh lợi thú trần gian, Chúa Giêsu lại đến trần
không một nơi gối đầu để phục vụ và hy sinh mạng sống vì đàn chiên.
Con người đối xử với nhau bội bạc, vô tình, tàn nhẫn; Chúa Giêsu đến với
mọi người bằng tình yêu và chân thành: “Ta đến để cho chiên được sống
và sống dồi dào” (Ga 10, 10).
Con người những tưởng đã tha thứ đủ khi tha đến bảy lần thì Chúa Giêsu
dạy phải tha thứ đến bảy mươi lần bảy.
Con người vô ơn quên tình yêu Thiên Chúa, bất tuân lệnh Thiên Chúa; Chúa
Giêsu vâng lời Chúa Cha và thực thi mọi phán quyết của Thiên Chúa: “Này
con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10, 9).
Chúa Giêsu là Đường Hoàn Hảo mà Chúa Cha gửi đến cho con người với tất
cả lòng thương xót. Chúa đã chết trên thập giá để cứu độ con người: “Khi
các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng
Hữu” (Ga 8,12). Và Chúa Giêsu đã Phục Sinh để minh chứng lời Chúa nói
là chân thật: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ
hình, rồi ngày thứ ba từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng
cho muôn dân” (Lc 24, 46-47).
Lạy Chúa Phục Sinh, đường đời trăm phương ngàn lối, tất cả đều dẫn chúng
con đi vào sự diệt vong. Chỉ duy Chúa là Đường đích thực đưa chúng con đến sự
sống nơi cung lòng Chúa Cha vì Chúa là Thiên Chúa, là Đấng giàu lòng thương xót
đã chết và phục sinh sự sống cho chúng con. Amen. St
Suy niệm 2:
Khao khát được biết Thiên Chúa Cha là khát vọng chính đáng của con
người, và cùng đích của con người chính là được đời đời chiêm ngưỡng thánh
nhan Cha. Chính vì thế mà sau khi Chúa Giêsu nói về Thiên Chúa Cha, thánh
Philípphê đã không ngần ngại thưa với Chúa Giêsu rằng: “Xin Thầy tỏ cho chúng
con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con đã mãn nguyện”.
Thấy Thiên Chúa Cha ư? Con mắt phàm tục không thể nhìn thấy Thiên Chúa.
Đó là điều được nói đến trong Cựu Ước, rằng không ai có thể nhìn thấy Thiên
Chúa mà còn sống: Môsê phải che mặt khi đối diện, Êlia chỉ được nhìn thấy phía
sau, các tổ phụ, thẩm phán và ngôn sứ chỉ được thấy Chúa qua các thiên sứ hoặc
các biến cố như mây, lửa… Và chính Chúa Giêsu cũng khẳng định: “Không
ai thấy Thiên Chúa bao giờ, nhưng phải nhờ Chúa Con mặc khải cho”.
Mở đầu bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói: “Không ai đến được
với Cha mà không qua Thầy”. Như thế, chỉ có Chúa Giêsu là mặc khải tròn đầy
về Thiên Chúa Cha. Câu trả lời cho Philípphê hôm nay chứng minh điều đó, đồng
thời mạc khải chắc chắn về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi: Ba Ngôi vừa hiện hữu tại
thân vừa hiện hữu hướng về đến duy nhất, như Chúa Giêsu nói: “Ai thấy
Thầy là thấy Cha, Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy”.
Vì thế Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta hiểu rằng:
- Không phàm nhân nào nhìn thấy Thiên Chúa mà còn sống.
- Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ, trừ khi Chúa Con mặc khải cho.
- Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy.
- Chúa Giêsu là mặc khải tròn đầy về Chúa Cha, nên tất cả mọi mặc khải
khác đều phải quy về Chúa Giêsu và vâng phục Giáo Hội.
- Chúa Giêsu làm tất cả những gì mọi người cầu xin với Chúa Cha nhân
danh Chúa Giêsu.
Đó là tất cả những gì được nói tới trong bài Tin Mừng hôm nay. Chúa
Giêsu là đường, là sự thật và là sự sống. Đó là đức tin tông truyền của Giáo
Hội, vì thế không có con đường chui nào khác mà không qua Chúa Kitô là Đấng
Trung Gian duy nhất.
Những linh đạo qua Đức Mẹ và các thánh đều quy hướng về Chúa Kitô. Mọi
điều lớn lao mà các Kitô hữu làm được không phải do công chính mình, mà là do
niềm tin vào Đức Kitô. Vì Chúa Giêsu ngự bên hữu Chúa Cha để ban ơn và chuyển
cầu, nên những ai tin vào Người còn làm được những việc lớn lao hơn. Cụ thể là
như các tông đồ, chỉ trong một bài giảng của Phêrô mà có tới 5000 người trở
lại, thậm chí có những lần khi thánh Phêrô đi qua cái bóng của ngài cũng làm
cho bệnh nhân khỏi bệnh…
Lạy Chúa Giêsu, với niềm khao khát như thánh Philípphê chúng con mừng
kính hôm nay, xin cho chúng con được nhìn thấy Thiên Chúa Cha hiện hữu trong
mọi nơi mọi lúc, đặc biệt trong mọi biến cố cuộc đời, để chúng con sống trọn
niềm thảo hiếu với Người. Amen. St
Suy niệm 3:
Khi xây một ngôi nhà, trước hết trong đầu
chúng ta phải có mô hình, rồi mới thể hiện mô hình đó ra bản vẽ, sau đó chúng
ta mới dựa vào bản vẽ đó mà thực hiện. Tương tự như thế, để xây dựng người con
Chúa, ta phải theo mô hình. Mô hình đó là Đức Giêsu Kitô “Con Chúa ” và “ là
đường, là sự thật và là sự sống”. Thánh Philipphê và Giacôbê đã nghe lời
Chúa và đã xây dựng con người mình theo mô hình Đức Giêsu Kitô nên được thừa
hưởng gia tài hạnh phúc nước trời.
Xin cho chúng ta biết xây dựng đời mình theo
mô hình Đức Giêsu Kitô theo gương hai thánh Philipphê và Giacôbê tông đồ.
Ước nguyện được nhìn thấy Thiên Chúa không chỉ là ước nguyện của
Philipphê và các tông đồ nhưng còn là ước mong của mỗi chúng ta.
Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đáp ứng mong ước đó của chúng ta bằng cách
cho biết chính Người là hiện thân và là Thiên Chúa : “Ai thấy Thầy là
thấy Chúa Cha”, “ Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy”. Do đó
lời Người nói là nói lời Chúa Cha. Những việc làm của Người chính là Chúa Cha
làm trong Người. Nếu ai tin vào Người thì sẽ làm được những việc Người làm và
còn lớn lao hơn nữa, vì Người về cùng Chúa Cha và sẽ ban ơn cho những ai tin
vào Người.
Theo Đức Dalai-Lama có một điều cần quan tâm trong giáo dục. Ngài nói:
“trong Phật giáo, khi nói đến giáo huấn hay giáo thuyết, chúng tôi nhìn ở hai
mức độ:
- Mức độ thứ nhất liên quan đến các bản văn.
- Mức độ thứ hai liên quan đến sự thể nghiệm.
Liên quan đến sự thể nghiệm, điều rất quan trọng là một người muốn dạy
người khác, thì chính mình phải có kinh nghiệm tối thiểu về điều mình giảng
dạy, phải hoàn tất đoạn đường nào đó trong sự thể nghiệm thiêng liêng. Như thế
nó hoàn toàn khác với loại hình truyền thông khác, khi người ta kể lại câu
chuyện lịch sử hoặc một sử gia tuờng thuật lại những biến cố đã qua. Trong
trường hợp đó, người ta kể lại sự kiện mà không hề sống. Còn việc giảng dạy về
đời sống tâm linh, điều thiết yếu là người giảng dạy phải có một chút thể
nghiệm và kinh nghiệm bản thân”.
Chúa Giêsu không chỉ thể nghiệm mà Người còn chính là mô hình là khuôn
mẫu để mọi người noi theo “ Thầy là đường là sự thật và là sự sống”.
Chỉ những ai tin nhận và xây dựng cuộc sống mình trên mô hình Đức Giêsu Kitô
thì mới có được sự sống đời đời.
Xin cho chúng ta biết xây dựng đời kitô hữu mình trên khuôn mẫu là Đức
Giêsu Kitô. Nghĩa là khi nói phải nói lời của Chúa. Khi làm thì làm việc trong
Chúa và vì Chúa. Trong mọi sự luôn tin nhận và đi theo con đường Chúa Giêsu
hướng dẫn.
Suy niệm 4:
Cùng GH, hôm nay chúng ta mừng kính hai
thánh tông đồ Philipphê và Giacôbê. Để tiếp nối sứ mạng loan báo tin mừng cứu
độ, Chúa Giêsu đã chọn gọi hai ông vào danh sách 12 tông đồ thân tín của
Người. Sau khi xác tín được
Chúa Giêsu chính “là đường, là sự thật và là sự sống”, hai ông đã bỏ lại mọi sự
mà dấn thân cho Chúa đến cùng để làm chứng cho Tin mừng cứu độ cho dẫu phải hy
sinh mạng sống mình. Xin cho chúng ta cũng biết noi gương
hai ngài luôn kiên vững trong niềm tin và can đảm hy sinh làm chứng cho Chúa
trong đời sống hằng ngày.
Dựa vào Phúc âm, chúng ta biết rất ít về lý
lịch của hai vị tông đồ này.
1. Trước hết là thánh Philipphê: Thánh kinh cho biết ngài là người cùng quê với thánh Phêrô và
Anrê sinh tại Betsaiđê, một làng trên bờ biển Tibêriát (Ga 1,43-44). Trước đây
ngài theo thánh Gioan Tẩy Gỉa. Sau này có lẽ được thánh Gioan Tẩy Gỉa giới
thiệu với Chúa Giêsu. Sau đó, ông đã đến với Chúa Giêsu để tìm hiểu và đã bị
Chúa Giêsu hấp dẫn nên ông đã trở thành một trong những tông đồ đầu tiên của
Chúa Giêsu. Dựa vào những lần Phúc âm đề cập đến ngài, ta có thể nhận ra nơi
thánh Phillipphê hai tính cách nổi bật:
- Vai trò trung gian: Thánh Philipphê có tài làm trung gian giới thiệu Chúa
cho mọi người: (1) vừa khi được Chúa kêu gọi và sau khi đã tin vào Chúa Giêsu,
ông đã tìm đến Nathanael để giới thiệu về Chúa Giêsu cho Nathanaen cũng được
diễm phúc làm môn đệ Chúa sau đó (x.Ga 1,45). (2) Khi những người Hy lạp hành hương về Giêrusalem để dự
lễ Vượt qua, họ muốn gặp Chúa Giêsu, cũng chính Philipphê cùng Andrê dẫn họ đến
gặp Chúa Giêsu (Ga
12, 20-33). (3) Tin mừng hôm nay cũng cho thấy
chính ngài giữ vai trò trung gian để xin Chúa Giêsu tỏ cho ngài và các Tông đồ được thấy Đức Chúa Cha và
Chúa Giêsu đã trả lời: "Ai thấy Ta là thấy Chúa Cha." (Ga 14,7-9).
- Là người rất trung thực và cụ thể: Khi giới thiệu với
Nathanaen về Chúa Giêsu mà ông đã tin nhận là Đấng Kitô. Ông không dài dòng để
thuyết phục Nathanaen nhưng rất thực tế là kêu gọi Nathanaen: "Cứ
đến mà xem!" (Ga 1,46).
Trước khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều nuôi
năm ngàn người đàn ông ăn no nê dư 12 thúng đầy, Chúa Giêsu đã hỏi riêng
Philipphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây ?” (Ga 6, 5). Rất thực tế Philipphê trả
lời: "Thưa có mua đến 200 đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một
chút." (Ga 6,7).
Người ta cho rằng Philípphê là con người sống
hiện thực, giống như thánh Tôma tông đồ, bởi ông cũng đòi phải được xem tận
mắt, sờ tận tay về Chúa Cha mới mãn nguyện. Hơn nữa ông còn là con người có đầu
óc tính toán rất thực tế. Nhưng sau ngày nhận lãnh Thánh Thần, ngài đã đem đức
tin lại cho toàn thể dân thành Sitti. Sau đó, ngài đến giảng dạy ở Hiêrapoli,
xứ Rigie và chịu đóng đinh vì danh Chúa. Xác ngài được các tín hữu ở đó mai
táng, sau được đem về Rôma đặt bên mồ thánh Giacôbê.
2. Thứ hai về thánh Giacôbê: Trong danh sách 12 tông đồ có đến 2 tông đồ tên Giacôbê. Giacôbê được
mừng kính hôm nay là Giacôêe hậu (gọi ngài như thế là để phân biệt với
thánh Giacôbê con ông Alphê). Ngài là anh em họ với Chúa
Giêsu. Ngài làm Giám Mục đầu tiên cai quản thành Giêrusalem.
Trong công đồng chung thứ nhất họp tại
Giêrusalem, Sách Cvtđ cho biết ngài đã viết bức thư kêu gọi người Do Thái đừng
đặt lên vai dân ngoại một gánh nặng nào nữa với quyết định bãi bỏ luật cắt bì
đối với dân ngoại, và kêu gọi họ giữ một số điều như: tránh gian dâm, không
được ăn tiết và đồ đã cúng. Quyết này cho thấy ngài là một con người hài hòa
biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến mọi người, biết dug hòa và rất nhạy bén thích
ứng Tin mừng cho phù hợp với thời đại.
Vì trung thành với đức tin, ngài bị bọn Biệt
Phái và một số người cứng lòng tố cáo và kết án. Ngài bị chúng xô từ trên nóc
đền thờ xuống và ném đá cho đến chết. Trước khi chết, ngài còn quỳ gối cầu
nguyện xin Chúa tha thứ cho kẻ thù của mình.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con có được
những đức tính đáng quý của hai thánh tông đồ: Biết sống chân thành, hòa đồng,
quan tâm và cởi mở với mọi người nhằm trở nên chiếc cầu vững vàng đưa dẫn nhiều
người đến với Chúa.
Xin cho chúng ta cảm nếm được tình yêu ngọt
ngào của Chúa dành cho chúng ta. Để từ đó chúng ta tích cực hơn cho việc dấn
thân loan báo tin mừng tình thương của Chúa cho hết mọi người theo tinh thần
của hai thánh tông đồ chúng ta mừng kính hôm nay.
* Mùa Phục Sinh: Cv 12, 24-13,5a; Ga 12, 44-50
Suy niệm 1:
Như chúng ta đã biết, sách Cvtđ ghi lại những sự việc xảy ra trong GH
lúc ban đầu, cũng như trình bày về những hoạt động truyền giáo của các tông đồ,
khởi đi từ “Giêrusalem trong khắp miền Giuđê, Sammari và cho đến tận cùng
trái đất.” (Cv 1,8), nhằm thực thi lệnh truyền của Chúa Giêsu phục
sinh, trước khi Người lên trời.
Dựa vào nội dung những gì thánh Luca ghi lại, người ta có thể chia sách
Cvtđ ra làm 2 phần (hoặc 3 phần) tùy theo cái nhìn của đọc giả.
A. Nếu chia sách Cvtđ thành 2 phần thì:
1. Phần thứ nhất (chương 1- 12): nói về những sự việc xảy ra
của GH và nhấn mạnh đến sứ vụ làm chứng của các tông đồ tại Giêrusalem và những
vùng phụ cận như: Samaria (8,4-40), Xêdarê Duyên Hải (10,1-11,18), Phênixi và
Sýp (11,19, và Antiokhia (11,22-26).
2. Phần thứ hai (chương 13-28): nói nhiều về hoạt động
của thánh Phaolô và nhấn mạnh đến 3 cuộc hành trình truyền giáo của ngài:
- Hành trình truyền giáo thứ nhất (13,4-14,28): bắt đầu từ An-ti-ô-khi-a
miền Xy-ri-a đến tận Lý-tra, Đéc-bê, rồi trở về An-ti-ô-khi-a (13,1) vào những
năm 46-48.
- Hành trình truyền giáo thứ hai (15,36-18,22): Bắt đầu từ
An-ti-ô-khi-a miền Xy-ri-a đến A-thê-na (Hy lạp), Cô-rin-tô qua Giê-ru-sa-lem và
về An-ti-ô-khi-a (18, 22) vào những năm 49 đến 52.
- Hành trình truyền giáo thứ ba (18,23-21,16): Bắt đầu từ An-ti-ô-khi-a
đến Cô-rin-tô, rồi về Giê-ru-sa-lem (20,1-6).
Nói đến sự kiện Phaolô bắt giam tại Giêrusalem, rồi tại Xê-da-rê Duyên
Hải (21,17-26,32), nhưng vì Phaolô có quốc tịch Rôma (16,21.37) nên ngài được
bị dẫn độ về Rôma xét xử. (Lm. Tanila Hoàng Đắc Ánh, OP).
B. Còn nếu chia sách Cvtđ làm 3 phần thì:
1. Phần thứ nhất (1-7): Phêrô và các tông đồ làm chứng
tại Giêrusalem.
2. Phần thứ hai (8-12): Phêrô và các phó tế làm chứng
tại Giuđê và Sammaria.
3. Phần thứ ba (13-28): Phaolô làm chứng cho dân ngoại
đến tận cùng thế giới (Rôma), mà theo cái nhìn thời bấy giờ thì đế quốc Rôma
được coi là hùng mạnh nhất trên trái đất, nên cũng xem như là tận cùng của thế
giới. (Lm. Phêrô Lê Tấn Lợi).
Khi nhìn lại như thế, ta dễ dàng nhận ra bài đọc 1 được trích đọc trong
thánh lễ hôm nay được ví như là bản lề hay cánh cửa thời gian để khép lại giai
đoạn thứ nhất trong sứ vụ “làm chứng” của các tông đồ tại Giêrusalem, Giuđê và
Sammaria và mở ra giai đoạn thứ hai trong sứ vụ “làm chứng” cho Chúa đến tận
cùng thế giới, theo như lệnh truyền của Chúa Giêsu phục sinh.
- Giai đoạn 1 (1- 12, 25): Nhìn lại giai đoạn
đầu, các tông đồ chỉ làm chứng cho Chúa tại Giêrusalem và những vùng phụ cận
thôi, nhưng các ngài cũng gặp rất nhiều khó khăn thử thách. Tuy nhiên với lòng
nhiệt thành và với ơn ban của Thánh Thần nên lời Chúa vẫn được lớn lên (6,7),
phát triển (12, 24), lan tràn và vững mạnh (19,20) cả về số lượng lẫn chất
lượng. Nghĩa là Tin Mừng của Chúa đã được nhiều người đón nhận và niềm tin của
các tín hữu ngày thêm vững mạnh. GH có thêm 3000 người theo đạo (2, 41), số
người đàn ông hôm sau thêm đến 5000 người (4,4), số môn đệ thêm đông (6,1),
thêm rất nhiều (6,7). Rất đông người Do Thái và Hylạp tin theo đạo (14, 1).
- Giai đoạn 2 (13, 1-5tt): Bắt đầu sứ vụ làm chứng
cho Chúa đến tận cùng thế giới. Đây sẽ là giai đoạn mà các tông đồ sẽ đối mặt
với nhiều gian nan thử thách vì phải “làm chứng” cho dân ngoại, nơi những miền
xa xôi.
Ý thức được điều đó nên trước khi bắt đầu cuộc hành trình truyền giáo
đầy khó khăn này, cộng đoàn An-ti-ô-khi-a đã họp nhau trong bầu khí phụng vụ
thờ phượng Chúa, để lắng nghe lời Chúa hướng dẫn. Và khi ấy họ đã nghe được
tiếng Thánh Thần phán: “Hãy dành Barnaba và Saolô cho Ta, để lo công
việc Ta đã kêu gọi hai người ấy”.
Cộng đoàn Antiokhia hiểu rằng sứ vụ truyền giáo của Phaolô và Barnaba
trong chuyến hành trình thứ nhất này sẽ phải gặp nhiều gian khổ, nên họ đã hiệp
thông cầu nguyện và phó dâng hai ông cho TC, qua việc “ăn chay, cầu
nguyện, và đặt tay trên hai ông và tiễn đưa hai ông lên đường”.
Hình ảnh hiệp nhất thờ phượng Chúa qua cầu nguyện và ăn chay ấy của giáo
đoàn Antiokhia thật tuyệt đẹp và cũng là bài học quý giá cho chúng ta ngày hôm
nay, khi phải đối mặt với cơn đại dịch Covid-19, và trong những lúc gặp gian
lao, đau khổ trong cuộc sống.
Xin Chúa cho chúng ta biết dành nhiều thời gian để hiệp thông với nhau
trong cầu nguyện và chay tịnh hãm mình để đủ sức mạnh của Chúa mà vượt thắng
mọi trở ngại. Xin Chúa cũng cho chúng ta cũng biết tích cực góp phần vào
việc truyền giáo của GH theo khả năng của mình. Đồng thời phải luôn ý
thức rằng công cuộc truyền giáo hay loan báo tin mừng không phải là việc làm
tùy tiện mang tính cá nhân nhưng phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Chúa
Thánh Thần qua sự điều phối chính thức của GH, thì sứ mạng loan báo tin mừng
hay “làm chứng” cho Chúa mới mang lại những kết quả tốt đẹp.
Suy Niệm 2:
Ánh sáng rất cần thiết trong cuộc sống tự nhiên. Ánh sáng đem lại niềm
vui tươi sinh động. Ở đây bài Tin Mừng muốn nói đến ánh sáng siêu nhiên, tượng
trưng sự hiện diện của Thiên Chúa. Ðức Giêsu chính là ánh sáng. Ai không tin
vào Ðức Giêsu, không giữ lời Ngài thì sống trong tối tăm bất hạnh. Ðức Giêsu
được sai đến không để xét xử nhưng để ban ơn cứu độ. Bởi thế, nếu khước từ Lời
Ngài, là tự lên án chính mình, tự tách mình ra khỏi ánh sáng vinh quang Thiên
Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con hằng khao khát hạnh phúc. Mà chỉ có Chúa mới
cho chúng con được hạnh phúc đích thực và trường tồn. Trong cuộc sống, nhiều
lúc chúng con gặp những trở ngại, khó khăn, u ám. Xin cho chúng con biết tìm
đến Chúa. Nhờ ánh sáng của Chúa, chúng con sẽ tìm ra con đường đem lại hạnh
phúc: Ðó là chúng con biết tin tưởng phó thác và sống theo sự hướng dẫn của
Chúa. Amen.
Suy niệm 3:
Sống trong xã hội vàng thau lẫn lộn, con người không còn khả năng phân
biệt đúng sai, tốt xấu, thật giả…vì thế, hơn bao giờ hết con người ngày hôm nay
cần có ánh sáng thật soi đường, chỉ lối.
Chúa Kitô, ánh sáng thật, đến trần gian để soi đường chỉ lối. Xin cho
chúng ta tin nhận và sống theo sự hướng dẫn của Ngài.
Ánh sáng là chủ đề tài nổi bậc trong tin mừng.
Ngay những trang đầu của tin mừng, thánh Gioan đã cho biết Chúa Giêsu
chính “là ánh sáng, ánh sáng thật, ánh sáng đến trần gian và chiếu soi
mọi người”.
Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu tự xưng là ánh sáng thế gian và Ngài mời
gọi con người đi trong ánh sáng của Ngài.
Từ hai ngàn năm qua, Ngôi Lời Thiên Chúa đã chiếu ánh sáng Thiên Chúa
vào trần gian. Người mang lửa xuống trần gian. Người mong ước cho ngọn lửa ấy
cháy bừng lên, lan rộng ra. Nhưng nhìn vào tình hình thế giới hôm nay, ta thấy
bóng tối vẫn còn vây phủ con người.
Bóng tối chết chóc của chiến tranh, hận thù, của ô nhiễm môi
trường, của đói nghèo, áp bức, phân biệt chủng tộc, của nền văn hóa sự chết
giết hại cả những mầm mống sự sống.
Bóng tối tội lỗi. Tội lỗi vẫn tiếp tục lan tràn. Sự dữ nổi lên dưới
nhiều hình thức khác nhau. Nguy hiểm nhất là người ta đánh mất cảm thức về tội
lỗi, thản nhiên sống trong tội, sống chung với tội lỗi.
Bóng tối của hận thù ghen ghét. Trong thế giới văn minh mà con người hô
hào hôm nay, vẫn còn có những người say máu giết hại đồng bào của mình, gây nên
tội ác diệt chủng. Vẫn có những thế lực đen tối ngấm ngầm gây chia rẽ giữa các
quốc gia, dân tộc, giữa các cộng đoàn, hội thánh...
Sống trong xã hội tràn ngập bóng tối của sự chết, của tội lỗi và hận
thù…như thế, Chúa Giêsu không ngừng mời gọi chúng ta phải chiếu
giãi trước mặt mọi người.
“Các con là ánh sáng thế gian”. Ngày nhận lãnh bí tích rửa tội, Giáo Hội
trao cho ta cây nến sáng để nhắc nhớ chúng ta hãy gìn giữ ngọn nến ấy luôn cháy
sáng mãi trong suốt cuộc đời.
Cây nến phục sinh mà người kitô hữu chúng ta thắp lên trong đêm lễ phục
sinh nhắc nhở chúng ta nhiệm vụ mang ánh sáng Chúa Kitô chia sẻ cho mọi người
chung quanh.
Xin Chúa giúp chúng ta tẩy sạch mọi bóng tối tội lỗi, để thực sự được
sinh lại cùng với Đức Giê-su. Trở nên con cái sự sáng bằng đời sống tươi vui,
an hoà, khiêm nhường, nhịn nhục, yêu thương, đoàn kết đến cho anh em.
Thứ năm: Cv 13, 13-25; Ga 13, 16-20.
Suy niệm 1:
Sách Cvtđ hôm nay tiếp tục ghi lại cuộc hành
trình truyền giáo lần thứ I của Phaolô và Barnaba nơi vùng đất dân ngoại, ngoài
lãnh thổ Giêrusalem. Có lẽ cuộc hành trình truyền giáo này gặp rất nhiều vất
vả, khó khăn nênmôn đệ Gioan-Márcô đã rời bỏ nhóm mà trở về Giêrusalem, chỉ còn
lại Phaolô và Barnaba. Hai ông rời bỏ Paphô để vượt biển đến Antiokhia xứ
Pisiđia. Tại đây, vào ngày Sabath, Phaolô cùng với Barnaba vào hội đường người
Do Thái để cử hành nghi thức phụng vụ (đọc và nghe giải thích thánh kinh, học
hỏi lề luật và cầu nguyện). Tận dụng cơ hội này, Phaolô đã đứng lên giảng
dạy. Nội dung bài giảng của Phaolô chủ yếu là điểm lại những chặng
đường lịch sử mà dân tộc Israel đã đi qua:
- Từ Ai-cập cho đến xuất hành khỏi cảnh nô lệ.
- Từ vượt qua hành trình 40 năm trong sa mạc cho đến vào đất hứa.
- Từ thời các thủ lãnh đến thời quân chủ
- Cuối cùng là thời Messia đã được Gioan Tẩy Giả loan báo. Đấng Messia
ấy chính là Đức Giêsu-Kitô. Người đến để hoàn tất kế hoạch cứu độ mà Thiên Chúa
đã hứa với các tổ phụ.
Sau khi tóm tắt lại những chặng đường lịch sử mà dân tộc Israel đã đi
qua, Phaolô muốn chứng minh cho khán giả thấy rằng: Thiên Chúa là Đấng luôn
trung tín trong lời hứa với tổ phụ Abraham nên đã ban cho Israel Đấng Cứu
Độ xuất thân từ giòng dõi vua Đavid và Đất hứa làm gia nghiệp.
Xin cho chúng ta luôn ý thức: Lời hứa rất quan trọng trong đời sống. Nếu
một người biết giữ lời hứa và thực hiện lời hứa, chứng tỏ người ấy sống có
trách nhiệm với bản thân và người khác, sẽ được người khác quý mến, tôn trọng
và tín nhiệm. Ngược lại, nếu nói mà không làm, thường xuyên thất hứa, chứng tỏ
người ấy sống thiếu trách nhiệm, không biết tôn trọng bản thân và người khác,
chắc chắn sẽ không được tôn trọng. Nên trước khi hứa với ai điều gì ta nên cẩn
trọng xem mình có khả năng thực hiện được không? Và nếu một khi đã hứa, hãy cố
gắng thực hiện!
Trong ngày lãnh nhận bí tích rửa tội, ta (hay cha mẹ thay ta) đã hứa với
Chúa và GH là từ bỏ tà thần và tuyên xưng đức tin, trung thành sống với Chúa
trong tình con thảo. Xin cho mỗi chúng ta luôn ý thức sống trung thành với lời
đã thề hứa ấy. Nhất là xin cho các đôi vợ chồng trẻ
luôn biết tôn trọng và tuân giữ lời mình đã tự nguyện thề hứa trước mặt Thiên
Chúa và cộng đoàn trong ngày cử hành bí tích hôn phối mà trung thành với nhau
trong đời vợ chồng, cho dẫu phải đối mặt với những nghịch cảnh trong đời sống.
Các nhà xã hội học định nghĩa con người là
con vật có xã hội tính. Thật vậy “không ai là một hòn đảo”. Con người sống là
sống với, sống cùng, sống cho và sống nhờ… người khác. Tin mừng hôm nay, Chúa
Giêsu mời gọi chúng ta mở lòng đón tiếp những sứ giả Chúa với tấm lòng yêu mến
và hy sinh phục vụ. Yêu mến phục vụ các ngài chính là yêu mến và phục
vụ Chúa.
“Tôi tớ không lớn hơn chủa nhà, kẻ được sai
đi không lớn hơn người sai đi” (Ga 13, 16). Các tông đồ
là môn đệ Chúa nên các ông không thể bằng Chúa. Nhưng các ngài diễm phúc được
Chúa Giêsu đặt ngang hàng với Người. “Ai đón tiếp người Thầy sai đến là
đón tiếp Thầy”. Như thế, Chúa mời gọi chúng ta phải lưu tâm đón tiếp
và phục vụ những sứ giả của Chúa sai đến là các tông đồ. Tiếp nối các tông đồ
là các Linh mục. Các ngài cũng là những Chúa Kitô thứ hai. Do đó đón tiếp các
ngài là đón tiếp chính Chúa.
Trong Thánh Kinh chúng ta thấy còn ghi lại một
vài nét đẹp của sự tiếp đón đáng cho chúng ta bắt chước. Những gương sáng này
vẫn luôn giữ được tính cách thời sự của nó.
1. Ông Abraham.
Ông là một con người hiếu khách và quảng đại.
Khi thấy ba khách lạ đang đi trong sa mạc nắng cháy, không những ông mời mà còn
năn nỉ họ vào nhà nghỉ và ân cần săn sóc họ một cách chu đáo. Ba người
khách lạ đó là ai ? Đó là ba sứ giả của Thiên Chúa. Đáp lại tấm thịnh tình và
lòng quảng đại của ông, ba sứ giả ban cho vợ chồng hiến muộn này một đứa con
trai đầu lòng. Đó là cậu Isáac.
2. Một gia đình ở Su-nêm.
Khi tiên tri Elia qua Su-nêm, một bà giầu có
rất hiếu khách đã mời Elia vào nhà dùng bữa với sự săn sóc tỉ mỉ. Bà còn dọn
cho tiên tri một phòng trên gác đầy tiện nghi để tiên tri có thể lui tới tự do.
Đáp lại tấm lòng quảng đại của bà, Elia cũng hứa ban cho bà một đứa con vì bà
son sẻ: ‘Vào thời kỳ này, vào độ này sang năm, bà sẽ có cháu trai bồng”
3. Gia đình ba chị em ở Bêtania.
Chúa Giêsu rất thương ba chị em này, mỗi khi
đi qua Bêtania, Chúa và các môn đệ thuờng ghé thăm chị em và nghỉ ngơi. Chị cả
Matta rất hiếu khách, dọn cho Chúa những bữa ăn ngon. Còn cô em
Maria đón tiếp Chúa bằng cách ngồi dưới chân Chúa mà nghe Ngài dạy
dỗ, cách đón tiếp này cũng làm cho Chúa rất hài lòng. Còn Lagiarô là đàn ông
thì tiếp theo kiểu đàn ông là ăn uống và chuyện trò với Chúa. Đáp lại sự đón
tiếp ân cần và thành thực của ba chị em, Chúa Giêsu đã làm cho Lagiarô sống lại
sau khi chết bốn ngày.
Khi tiếp đón các tông đồ của Chúa, dĩ nhiên
chúng ta phải mất mát : mất thì giờ, mất tiền của, mất công... Nhưng tất cả sẽ
được Chúa thưởng công cho ở đời này hay đời sau. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa, đã
tiên liệu cho chúng ta có những người kế tiếp Chúa, là các Linh mục, để đem
Chúa đến cho chúng ta và dạy bảo chúng ta về đời sống đạo.
Chúng ta cầu xin cho các linh mục biết sống và thể hiện đầy đủ
trách nhiệm của mình trước mặt Chúa cho xứng đáng, để mọi người nhận ra khuôn
mặt Đức Kitô qua đời sống linh mục.
Thứ sáu: Cv 13, 26-33; Ga
14, 1-6.
Suy niệm 1:
Sau khi nhắc lại những chặng đường lịch sử mà dân Israel đã trãi qua
dưới sự dẫn dắt đầy khôn ngoan của TC, Phaolô tiếp tục dùng khung bài giảng
Kerygma (bài giảng truyền giáo) để khái quát về cuộc đời của Đức Giêsu nơi trần
thế và khẳng định mọi điều Thiên Chúa hứa ban nay đã được thành toàn nơi
Đức Kitô qua cái chết và sự Phục Sinh vinh hiển của Người.
- Về sự phục sinh của Đức Giêsu: Phaolô khẳng định chính Đức Kitô đã
hiện ra nhiều lần với các môn đệ: "Trong nhiều ngày, Đức Giêsu đã
hiện ra với những kẻ từng theo Người từ Galilê lên Giêrusalem. Giờ đây chính họ
làm chứng cho Người trước mặt dân". Và Phaolô và Barnaba chính là
chứng nhân cho tin mừng ấy: "Còn chúng tôi, chúng tôi xin loan báo
cho anh em Tin Mừng này: Điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã
thực hiện cho chúng ta là con cháu các ngài, khi làm cho Đức Giêsu sống lại,
đúng như lời đã chép trong Thánh vịnh 2: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha
đã sinh ra Con” (Tv 2, 7).
- Về cái chết của Đứcc Giêsu: Phaolô nhấn mạnh cái chết của Đức Giêsu là
do "dân cư thành Giêrusalem và các thủ lãnh của họ” gây
nên. Nhưng cũng như Phêrô, ngài cho biết sở dĩ họ giết Đức Giêsu là vì họ không
nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ.
+ Từ đó, Phaolô hướng mọi người nhìn về cái chết và sự phục sinh của Đức
Giêsu là kế hoạch cứu độ đầy khôn ngoan của TC, vì đã ứng nghiệm lời ngôn sứ
Isaia đã nói về Người Tôi Trung của TC. Và ông kêu gọi mọi người sám hối,
tin nhận Đức Giêsu để đón nhận ơn cứu độ.
Với cái nhìn đức tin, Phaolô cho thấy: dù con người có từ chối và đóng
đinh Chúa Giêsu trên Thập Giá, họ cũng không tài nào vô hiệu hóa được kế hoạch
cứu độ của Thiên Chúa, để từ nay, không những dân Israel mà mọi người đều có
thể nhận được ơn cứu độ.
Xin cho chúng ta biết phó thác đời mình cho kế hoạch đầy khôn ngoan và
giàu lòng yêu thương của TC. Để cứu độ nhân loại, Chúa Giêsu vẫn phải chấp
nhận ngang qua con đường thập giá. Vì thế thập giá chính là con đường mà chúng
ta phải bước theo nếu muốn được cứu độ. Xin cho chúng ta luôn can đảm sống tinh
thần của thánh Phaolô để sẵn sàng "cùng chết với Đức Kitô, chúng ta sẽ
cùng sống lại như Người".
Ngày xưa chưa có đường. Nhưng do đi lại nên
trở thành đường mà thôi. Muốn đi và đạt đến đỉnh hạnh phúc vinh quang ta cần có
con đường để đi. Con đường ấy chính là Đức Giêsu Kitô, Ngài đi từ trời xuống và
từ đất lên và trở nên đường đưa dẫn chúng ta về trời sum họp cùng với Ngài
trong nhà Cha. Xin cho chúng ta biết đi trên con đường mà chính Chúa đã vạch ra
hầu chúng ta đạt tới quê trời vinh phúc.
Sau một thời gian rời bỏ Việt Nam để tìm cho
mình cuộc sống tự do nơi quê hương xứ sở mới. Nay cuộc sống của hầu hết Việt
Kiều ở nước ngoài đều ổn định và sung túc. Trong khi đó những người thân của họ
ở lại thì phải sống trong cảnh khó khăn, vất vã. Với chính sách đoàn tụ gia
đình, những năm gần đây, nhiều việt kiều đã về nước để bảo lãnh người thân của
mình sang để sum họp gia đình và hưởng được cuộc sống tiện nghi thoải mái. Tuy
nhiên để được đoàn tụ với người thân bên nước ngoài, công dân việt nam phải
thoả mãn nhiều điều kiện....
Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho các tông đồ
biết : Ngài sẽ ra đi để dọn chỗ cho các ông, rồi một ngày nào đó, Chúa sẽ
trở lại, đem các ông lên ở với Chúa trên nhà Cha trên trời, để hưởng vinh phúc
đời đời. Tuy nhiên để được đoàn tụ với Chúa Giêsu trên quê hương thiêng đường,
Chúa cũng đòi hỏi chúng ta phải thoả mãn các điều kiện mà Chúa đưa ra. Đó là đi
đúng con đường của Chúa đã đi, tuân giữ chân lý mà Chúa đã truyền và hiệp thông
trong sự sống của Chúa.
Con đường mà Chúa Giêsu đi là con đường hẹp,
con đường thập giá. Chấp nhận hy sinh, gian khổ để thi hành những giời răn mà
Chúa đã chỉ dạy. Biết khiêm tốn, hạ mình chấp nhận thiệt thòi để phục vụ tha
nhân với tình yêu mến.
Cố gắng sống theo chân lý mà Chúa đã dạy. Chân
lý ấy là sống yêu thương. Yêu không chỉ những người thân cận, không phải những
kẻ yêu mình mà tình yêu phải quy chiếu vào tình yêu của Chúa Giêsu: “Yêu
như Chúa yêu”, tình yêu ấy phải dành cho hết mọi người, không phân biệt một
ai, ngay cả kẻ thù.
Ý thức nổ lực sống hiệp thông với Chúa, bằng
việc lắng nghe và thi hành Lời Chúa cũng như tha thiết kết hiệp với Chúa qua
việc kính yêu và năng đón nhận Mình Thánh Chúa. Nhờ thế sự sống và sức mạnh
Chúa tuôn chảy trong ta. Như nhựa cây cần thiết để nuôi sống cây nho và cành
nho thế nào thì linh hồn chúng ta cũng cần đến Lời Chúa và Mình Thánh Chúa như
thế.
Mục đích một đời sống đạo là hạnh phúc
thiêng đàng. Nhưng để đạt được điều mong đó, không gì khác hơn là chúng ta phải
đi theo đường Chúa đã đi, sống theo chân lý mà Chúa đã sống và chỉ dạy, nhất là
phải luôn sống bằng sức sống của Chúa qua việc thi hành Lời Chúa và năng kết
hiệp với Chúa nơi bàn tiệc Thánh Thể.
Thứ bảy: Cv 13, 44-52; Ga 14, 7-14.
Suy niệm 1:
Với chủ đích ban đầu của các môn đệ là loan báo Tin mừng Cứu độ chủ yếu
cho người Do Thái nên Phaolô và Barnaba luôn tận dụng Hội đường để rao giảng.
Lần này cũng vậy, Phaolô và Barnaba đến Hội đường vào ngày Sabath để rao giảng
theo lời mời của một số người Do Thái. Tuy nhiên lần này hai ông lại bị chống
đối quyết liệt bởi những người Do Thái quá khích.
Hai lý do họ chống đối Phaolô và Barnaba là:
- Thứ nhất vì ghen tương: Họ không muốn Phaolô
và Barnaba có ảnh hưởng trên đám đông; vì nếu đám đông nghe theo Phaolo va
Barnaba thì họ sẽ không còn ảnh hưởng trên dân chúng nữa. Họ không muốn thấy ai
được phép bằng họ.
- Thứ hai vì quan niệm hẹp hòi: Truyền thống Do Thái
quan niệm chỉ có họ mới là con Thiên Chúa và có đặt quyền nghe lời của Thiên
Chúa. Giờ đây cả dân ngoại cũng được làm con Thiên Chúa và được nghe lời Thiên
Chúa thì họ đâu còn chi đặc biệt nữa. Nên khi “thấy đám đông dân chúng,
thì đâm ghen tương, nói lộng ngôn, chống lại các điều Phaolô giảng dạy”.
Cách giải quyết của Phaolô và Barnaba trước sự chống đối:
1. Bình tĩnh can đảm giải thích: Lẽ ra "Anh em phải là
những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ
lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi
quay về phía dân Ngoại".
2. Dùng Lời Chúa để minh chứng: Phaolô và Barnaba đã
trích lại lời Thiên Chúa trong sách Isaia để cho thấy việc rao giảng Lời của
Chúa cho dân ngoại chính là lệnh truyền của Thiên Chúa: “Ta đặt ngươi làm
ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta
đến tận cùng cõi đất." (Is 49, 6).
Nhưng khi nghe những lời đó, họ càng phẩn nộ, đã xách động và xúi dục
nhóm phụ nữ thượng lưu đã theo đạo Do-thái, và những thân hào trong thành,
ngược đãi ông Phaolô và ông Barnaba, và trục xuất hai ông ra khỏi lãnh thổ của
họ.
Trước thái độ cố chấp của họ, cuối cùng hai ông đành phải cắt đứt liên
hệ với họ qua cử chỉ“giũ bụi chân phản đối họ và đi tới Icôniô”, theo
như lời Chúa Giêsu đã dạy:“Nếu người ta không đón tiếp và nghe lời anh em,
thì khi ra khỏi thành ấy, anh em hãy giũ bụi chân lại.” (Mt 10,14). Chính
nhờ đó mà Lời Chúa lan tràn khắp miền ấy và dân ngoại được hân hoan ca tụng Lời
Chúa.
Xin cho chúng ta biết noi gương hai thánh tông đồ Phaolô và Barnaba luôn
nhiệt tâm rao giảng Tin mừng cho mọi người dù gặp phải nhiều gian nan thử
thách. Nhất là cho mỗi người Kitô hữu chúng ta biết tích cực góp phần cho công
cuộc truyền giáo với hết khả năng của mình. Đừng vì tính ích kỷ, ghen tị, tự
mãn… hay bất cứ lý do nào làm ngăn cản cho sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Suy niệm 2:
"Xin cho chúng con
thấy Chúa Cha" (Ga 14,8). Đó không chỉ là khao khát của tông đồ phi-lip-phê
mà là mỗi chúng ta, những người tin Chúa. Khao khát đó sẽ được Đức Giêsu làm
thoả mãn qua sứ điệp của lời Chúa hôm nay.
Tin Mừng hôm nay, Philipphê xin với Chúa
Giêsu: "Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn
nguyện" (Ga14,8). Khao khát của Phi-lip-phê, cũng là khao khát mỗi chúng
ta.
Thiên Chúa đã đáp lại khát vọng đó qua việc
cho Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách,
Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ, nhưng vào thời sau hết
này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử Giêsu.” (Dt 1,1-
20). Nơi Đức Giêsu Kitô, chúng ta gặp được Thiên Chúa, dễ gần, dễ thấy, dễ
quen.
Thiên Chúa đâu chỉ ở nơi cao thẳm ngàn trùng,
Thiên Chúa hiện diện nơi con người Đức Giêsu khiêm hạ. Giữa Ngài và Thiên Chúa
Cha có một gắn bó lạ lùng đến nỗi Đức Giêsu dám nói: "Ai biết Thầy
là biết Cha" (Ga 14,7). "Ai thấy Thầy là thấy
Cha." (Ga 14,9) vì "Thầy ở trong Cha và Cha ở trong
Thầy." (Ga 14,10).
Lời nói và việc làm của Đức Giêsu chính là lời
nói và việc làm của Thiên Chúa (x. Ga 14, 10). Toàn bộ cuộc đời Đức Giêsu được
Cha chiếm ngự. Ngài như tấm gương trong suốt, phản chiếu khuôn mặt và trái tim
Thiên Chúa, đầy nhân ái và bao dung với hết mọi người. Kitô hữu là người có
Chúa Kitô nên được mời gọi trở nên giống Chúa Giêsu để có thể nói rằng: Ai biết
tôi là biết Đức Kitô, ai thấy tôi là thấy Đức Kitô.
Lạy Chúa Giêsu! Ðã bao lần con làm cho khuôn
mặt Chúa trở méo mó, biến dạng và có thể là rất khó thương vì đời sống không
tốt đẹp của con. Xin cho con biết nhìn lên Chúa như
một khuôn mẫu tuyệt vời để tu tập thành con người mới, con người có phẩm chất
cao đẹp, có đạo đức và tình yêu thương, để nhờ đó con trở thành hình ảnh trung
thực về Chúa cho thế giới hôm nay. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét