Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023


LỄ TẠ ƠN

PHONG TRÀO CURSILLO HẠT SÓC TRĂNG

31/08/2923

Tôi ấn tượng với Phương châm làm việc của Phong trào Cursillo là: Một tay nắm lấy Chúa, một tay năm lấy anh em. Cũng như phong trào này thể hiện được một lối sống hiệp hành mà GH đang hướng tới qua định hướng Tam cùng: Cùng cầu nguyện, cùng học tập và cùng làm việc.

Được biết Cursillo là một Phong trào tông đồ giáo dân, ra đời chính thức ngày 7-9 tháng 01 năm 1949 tại đảo Mallorca thuộc đất nước Tây Ban Nha; và vị sáng lập là một giáo dân, ông Eduardo Bonnín.

Phong trào Cursillo được hiểu là một Phong trào của Giáo hội, với phương pháp rất riêng, tạo cơ hội sống và chia sẻ những điều căn bản để trở nên người Kitô hữu đích thực, giúp mỗi người khám phá và chu toàn ơn gọi riêng của mình, thúc đẩy các nhóm Kitô hữu nòng cốt, và làm cho các nhóm này dậy men môi trường bằng Phúc Âm.

Với mong muốn lan tỏa tin mừng đến mọi người và mọi nhà trong Giáo Phận Cần Thơ, Đức Cha Stê-pha-nô đã mời gọi mọi người tìm hiểu và tham gia tích cực vào phong trào này, để nhờ và qua phương pháp hoạt động của phong trào này, mọi người trở nên: “làm bạn, là bạn và đưa bạn đến với Chúa Kitô”.

Với phương châm: “một tay nắm lấy Chúa, một tay nắm lấy anh em”, hy vọng anh chị em trong phong trào Cursillo chúng ta sẽ góp phần nhỏ bé mình vào sứ vụ loan báo niềm vui Tin Mừng của Chúa đến mọi người, ở mọi nơi.

Trong thánh lễ tạ ơn hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Thánh Phao-lô vị quan thầy của phong trào chở che, nâng đỡ, gìn giữ và hướng dẫn phong trào chúng ta đi thật đúng hướng. Xin cho mỗi thành viên Cursillita trở thành men, thành muối, và ánh sáng cho đời cho người bằng chính đời sống chứng tá của mình tại môi trường mà mỗi thành viên chúng ta đang sống và làm việc. Bởi như lời dạy của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phaolo VI: “Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các vị thầy dạy ấy đã là chứng nhân”.

* Đôi dòng thông tin về phong trào Cursillo hình thành ở Việt Nam

Đấng đáng kính của GHVN, tôi tớ Chúa, Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, đã từng cổ võ mạnh mẽ cho sự phát triển Phong trào này tại Việt Nam.

-  Vào năm 1965, các khóa Cursillo tiếng Anh đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam bởi những người anh em Philippines, do ông Tobias bảo trợ.

- Vào ngày 27/01/1967, khóa Cursillo tiếng Việt đầu tiên tổ chức tại Nhà Tĩnh Tâm Bêtania thuộc giáo phận Sài Gòn, do Linh mục Đoàn Cao Lý thuộc Dòng Tên khởi xướng, với sự hỗ trợ của những người anh em Philippines.

- Xuân Lộc đã mở khóa #1 tại tư dinh của ông Tobias Lopez thuộc giáo phận Phú Cường vào ngày 14/12/1967.

- Cần Thơ và Nha Trang vào năm 1969.

- Long Xuyên năm 1970.

- Vĩnh Long năm 1972 và Huế vào 1973 tại TGM Nha Trang.

Sau biến cố năm 1975, Phong trào Cursillo tạm ngừng hoạt động.

Mong sao mỗi người chúng ta can đảm dám đi ra khỏi con người cũ còn mang nặng tính ích kỷ, kiêu căng, tự phụ của mình để trở thành con người mới nhờ tác động và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023

 

SUY NIỆM TRONG TUẦN 21 THƯỜNG NIÊN

TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT

 

THỨ HAI: LÃNH ĐẠO SÁNG SUỐT

Vận mệnh một cộng đoàn tùy thuộc rất nhiều vào lãnh đạo. Lãnh đạo sáng suốt sẽ giúp cộng đoàn phát triển. Lãnh đạo sai lầm sẽ tàn phá cộng đoàn nhanh chóng. Chúa Giêsu chê trách người Pha-ri-sêu vì họ đưa dân vào chỗ sai lạc, chết chóc.

Họ sai lạc vì giữ tín đồ lại cho mình, chứ không dẫn đưa kẻ tin đến với Chúa. Tự giam hãm, trói buộc mình trong những mớ luật lệ tỉ mỉ, phức tạp làm thui chột sức sống, họ không chịu vào Nước Trời mà còn ngăn cản không cho người khác vào.

Họ sai lạc vì dẫn đưa người khác đến chỗ chết, xô đẩy họ vào hỏa ngục khi loan truyền một thứ đạo không mến Chúa, cũng chẳng yêu người.

Họ sai lạc quá xa khi đưa ra một thứ đạo dừng lại ở vật chất, hình thức bên ngoài. Thề thốt và tin rằng những vật chất quí giá là vàng bạc và lễ vật có thể chứng giám lời thề. Nhưng không đặt mình trước mặt Chúa, thiếu đức tin vào Chúa. Đạo không có Chúa chỉ là trống rỗng. Thờ phượng chỉ dừng lại ở vật chất và lễ nghi chỉ là lừa bịp. Sống đạo chỉ vụ lề luật là một thứ vong thân, tha hóa khiến ta thành nô lệ.

Thánh Phao-lô tỏ ra là người dẫn đường sáng suốt khi không biến mình thành ngẫu tượng. Tuy được dân đón nhận, tin yêu, thánh nhân không bắt họ dừng lại nơi mình, nhưng đã dẫn họ đến với Chúa. Ngài biết rằng tín hữu có niềm tin không phải nhờ tiếng nói của ngài nhưng “còn có quyền năng của Thánh Thần” (năm lẻ).

Ngài khen ngợi dân thành Thessalonica vì họ đã biết “từ bỏ ngẫu tượng mà quay về với thiên Chúa để phụng thờ Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa thật”. Hơn nữa họ đã vượt qua những khó khăn thử thách mà vẫn vững tin vào Chúa, vẫn yêu mến Chúa và nhất là vẫn trông cậy, chờ đợi Chúa Giêsu Kito, Đấng Cứu Độ ngự đến.

Ngài mặc khải cho họ biết đạo Chúa là đạo tình yêu. Ngài chúc mừng tín hữu Thessalonica vì họ “là những người được Thiên Chúa thương mến, chúng tôi biết rằng Thiên Chúa đã chọn anh em”. Vì thế đạo không phải là một khái niệm trừu tượng hay một mớ luật lệ vô hồn. Vì trong đạo họ được sống trong tự do, được gặp gỡ Thiên Chúa sống đọng trong một tương quan liên chủ thể.

Với người lãnh đạo sáng suốt, dân Chúa được dẫn đưa trên đường ngay nẻo chính, được gặp Chúa. Và được sống. “Như thế, danh của Chúa chúng ta là Đức Giêsu, sẽ được tôn vinh nơi anh em, và anh em được tôn vinh nơi Người” (năm chẵn).

 

THỨ BA: ĐIỀU CHÍNH, ĐIỀU PHỤ

Trong đời sống phân định là rất quan trọng. Nhất là phân định được điều chính điều phụ. Đối với công việc làm ăn, đánh giá sai chỉ dẫn đến thua lỗ. Nhưng đối với đời sống, đánh giá sai làm hỏng cả cuộc đời.

Chúa Giêsu chê trách người Pha-ri-sêu và kinh sư trong đời sống đạo, họ không phân biệt được điều chính điều phụ. Họ cất công giữ chi li những điều cỏn con, nhưng lại coi thường, bỏ qua những điều quan trọng. “Họ nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng nhân và thành tín”. Chúa Giêsu chê trách họ “lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà”. Thật là lầm lẫn tai hại. Bỏ những điều nền tảng cốt yếu thì dù giữ những điều nhỏ nhặt nhất cũng trở thành vô ích. Vì không phân định được nên họ thường chú ý tới hình thức bên ngoài mà bỏ quên nội dung bên trong. Rửa chén bát là việc họ rất coi trọng. Nhưng nực cười là đối với họ chỉ cần rửa bên ngoài là đủ. Thật là hình thức. Và Chúa Giêsu gọi họ là giả hình, là đạo đức giả. Vì không những họ không quan tâm rửa bên trong chén bát mà nhất là họ không quan tâm tẩy rửa linh hồn. Đạo không đi vào nội tâm thì chỉ là lừa dối.

Thánh Phao-lô khen ngợi giáo đoàn Tét-xa-lô-ni-ca, vì họ là dân ngoại mới tin Chúa nhưng đã vượt qua người Pha-ri-sêu khi biết giữ những điều chính yếu trong đạo. Khi thánh Phao-lô bị người Phi-lip-phê làm nhục và người Do thái tại Tét-xa-lô-ni-ca từ chối, dân ngoại Tét-xa-lô-ni-ca đã đón tiếp ngài, đón nhận Tin mừng Chúa Ki-tô và yêu thương đùm bọc thánh Phao-lô. Họ cũng biết giữ đạo từ trong nội tâm khi vượt qua tất cả mọi khó khăn thử thách để trung thành với đức tin (năm lẻ).

Ngài khuyên nhủ họ không nên tin vào những điều nhảm nhí, ví dụ như tin đồn về ngày tận thế: “Nếu ai bảo rằng…ngày của Chúa gần đến, thì anh em đừng vội để cho tinh thần dao động, cũng đừng hoảng sợ. Đừng để ai lừa dối anh em bất cứ cách nào”. Hãy giữ những điều cốt lõi của đạo: “Hãy đứng vững và nắm giữ các truyền thống chúng tôi đã dạy cho anh em”. Thánh nhân cầu nguyện cho dân thành được Chúa “yêu thương và dùng ân sủng mà ban cho chúng ta niềm an ủi bất diệt và niềm cây trông tốt đẹp” (năm chẵn).

Đời sống đạo hôm nay của tôi thế nào? Có biết xây dựng điều chính yếu. Hay chỉ chú tâm đến những gì phụ thuộc? Có tập trung vào Chúa Ki-tô? Hay chỉ tin những điều nhảm nhí, mê tín?

 

THỨ TƯ: MỒ MẢ TÔ VÔI

Trong ta luôn luôn có những góc tối khuất nẻo, khó có ai nhìn thấy. Nói và làm không đi đôi với nhau. Đó là những yếu đuối của con người muôn thưở. Nhưng nếu thỏa hiệp và tệ hơn nữa chủ trương để những tương phản đó trở thành một thái độ sống thì thật tồi tệ. Người ta trở thành giả hình và lừa dối. Đó là trường hợp những người Pha-ri-sêu. Chúa Giê-su gọi họ là những mồ mả tô vôi.

Là mồ mả tô vôi vì phần bên ngoài quá đẹp đẽ. Người Pha-ri-sêu am hiểu Lề Luật, được tôn làm bậc thầy dậy dỗ Lề Luật cho mọi người. Ngoài ra họ còn nêu gương về đời sống đạo đức, ăn chay và cầu nguyện rất nhiều. Nhưng bên trong tâm hồn lại là một tương phản đáng ghê tởm: đầy sự gian ác và đạo đức giả.

Là mồ mả tô vôi vì họ xây mộ các tiên tri mà cha ông họ đã giết. Một hành vi che đậy tội lỗi dưới lớp vỏ bọc nhân nghĩa. Ác nhân được tiếng là thiện nhân. Tội nhân mặc lấy áo thánh nhân. Vì hôm nay họ vẫn tiếp tục giết Chúa Giê-su, một tiên tri trổi vượt trên mọi tiên tri. Tội ác của họ còn nặng nề hơn tội của cha ông họ gấp bội.

Theo lời dạy của Chúa, thánh Phao-lô không chấp nhận lối sống hai mặt như mồ mả tô vôi. Nên thánh nhân đã phê phán những người mang danh Ki-tô hữu nhưng sống vô kỷ luật, không xứng với danh hiệu. Ngài ra chỉ thị rõ ràng: “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn”. Chính bản thân ngài luôn sống một cuộc sống chân thực, không giả dối, hình thức bề ngoài. Không ngồi trên tòa, “không ăn bám ai, trái lại đêm ngày làm lụng khó nhọc vất vả, để khỏi nên gánh nặng cho người khác”. Dù ngài “có quyền hưởng sư giúp đỡ” và được trọng vọng (năm chẵn).

Sống chân thực nên ngài sống “thánh thiện, công minh, không chê trách được”. Không xa cách dân chúng nhưng “cư xử với mỗi người trong anh em như cha với con”. Không nói lời của mình mà chỉ “nói cho anh em nghe lời Thiên Chúa”. Không giữ tín hữu lại cho mình, nhưng qui hướng mọi tâm hồn về với Chúa: “chúng tôi đã khuyên nhủ, khích lệ, van nài anh em sống xứng đáng với Thiên Chúa”. Không tìm vinh quang cho mình, nhưng tìm vinh quang cho Chúa và hướng mọi người đáp lại lời của “Đấng kêu gọi anh em vào Nước của Người và chia sẻ vinh quang với Người” (năm lẻ).

Đời sống của tôi hôm nay thế nào? Có trung thực trước mặt Chúa và anh em không? Tôi vẫn còn điều gì phải che giấu? Hãy sống trung thực. Vì ta chẳng thể lừa dối Chúa.

 

THỨ NĂM: TRUNG TÍN VÀ KHÔN NGOAN

Chúa Giê-su cho ta biết mỗi người đều là quản gia của Chúa. Mỗi người được Chúa trao cho một số tài sản và một số nhân sự để ta chăm sóc phục vụ. 

Theo Chúa, người quản gia tỉnh thức phải là người trung tín và khôn ngoan.

- Trung tín là biết mọi sự ta có đều là của Chúa, nên không được dùng theo ý riêng mình. Phải dùng mọi của cải Chúa ban để phục vụ Chúa và phục vụ anh em. Người đầy tớ được đề cập trong tin mừng hôm nay lại lạm dụng quyền thế, thay vì phục vụ thì lại áp bức hành hạ anh em mình. Người này cũng lạm dụng của cải chủ trao để vun quén cho bản thân trong việc chè chén say sưa thay cho việc phục vụ cho lợi ích chung.  

- Khôn ngoan là biết lo xa, phòng ngừa, bằng cách tỉnh thức và sẵn sàng luôn. Lúc nào cũng phải chu toàn nhiệm vụ, dù chủ có về bất ngờ cũng đều thấy người đầy tớ ấy đang nghiêm chỉnh thi hành nhiệm vụ. Khôn ngoan trong nhiệm vụ với anh em là biết đúng giờ đúng lúc phân phát lúa thóc. Phục vụ anh em đúng người, đúng việc, đúng lúc. Đây là điều khó, đòi hỏi phải rất tỉnh thức đối với từng người, từng việc và thời cuộc. Người không khôn ngoan là người cứ tưởng thời giờ còn dài nên sinh ra ăn chơi hưởng thụ nên sẽ bị trừng phạt một khi ông chủ bất ngờ trở về.

Thánh Phao-lô tỏ ra là một người quản gia trung tín và khôn ngoan. Nhận biết mình được tuyển chọn để rao giảng Tin Mừng, ngài đã trung tín với nhiệm vụ cho đến cùng. 

Được Chúa trao cho các giáo đoàn, ngài trung tín với họ. Khi ở gần, hết lòng rao giảng, dậy dỗ, khuyên bảo, sửa trị. Khi đi xa thì viết thư thăm hỏi và tiếp tục giáo huấn. Ngài mong ước được gặp gỡ các giáo đoàn để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ Chúa trao khi bộc bạch: “Đêm ngày chúng tôi tha thiết nài xin Chúa cho được thấy mặt anh em, và bổ túc những gì còn thiếu trong đức tin của anh em”. 

Trung tín nên luôn gắn bó với giáo đoàn đến nỗi giáo đoàn trở thành lẽ sống, thành niềm an ủi của ngài: “vì anh em có lòng tin, nên khi nghĩ đến anh em, chúng tôi được an ủi giữa mọi thống khổ gian truân chúng tôi phải chịu” (năm lẻ).

Khôn ngoan nên ngài hiểu biết rõ mặt mạnh mặt yếu của từng giáo đoàn mà uốn nắn họ. Sửa chữa những lầm lỗi, nhưng khen ngợi và khích lệ những ưu điểm: “Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, vì ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Giêsu Ki-tô”. Khôn ngoan nên ngài luôn hướng lòng các giáo đoàn về ngày cánh chung: “Thiên Chúa sẽ làm cho anh em nên vững chắc đến cùng, nhờ thế không ai có thể trách cứ được anh em trong Ngày của Chúa” (năm chẵn).

Tôi có là người quản gia trung tín và khôn ngoan của Chúa không?

 

THỨ SÁU: DẦU ĐÈN VÀ CƠ HỘI

Hạnh phúc Nước Trời được Chúa Giê-su diễn tả bằng một hình ảnh đẹp đẽ và thơ mộng: cầm đèn đón rước chàng rể. Bóng đêm làm cho đám rước tăng thêm vẻ đẹp thơ mộng. Bóng đêm làm cho đèn càng sáng hơn, giá trị hơn. Nhưng bóng đêm tạo nên bất hạnh cho người không có đèn hay có đèn mà đèn không sáng. Hai yếu tố quan trọng trong cuộc đón rước là dầu và cơ hội.

Đám rước ban đêm cần có đèn. Đèn cần có dầu để sáng. Vì đêm quá dài nên phải chuẩn bị dầu cho đủ. Nếu đèn là ánh sáng đức tin thì dầu chính là việc làm biểu lộ đức tin. Thánh Gia-cô-bê nói: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Nếu đèn là ánh sáng thánh thiện thì dầu là cuộc sống trong sạch, không vương ô uế. Thánh Phaolo trong thư 1 Tét-xa-lô-ni-ca cho rằng đó là sống đẹp lòng Thiên Chúa. Mà “ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh”. Và ngài cắt nghĩa nên thánh là sống trong sạch, “xa lánh gian dâm… không buông theo đam mê dục vọng” (năm lẻ).

Việc sống trong sạch, không chiều theo đam mê dục vọng, có thể bị người đời cho là khờ dại, và người thời nay cho là không chấp nhận được. Đó thật là đóng đinh vào thập giá, là sự điên rồ. Nhưng “cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (năm chẵn).

Cơ hội gặp Chúa chỉ có một lần trong đời. Ngàn năm có một. Cơ hội đã qua không bao giờ trở lại. Đó là lý do khiến ta không bao giờ được lơ là trong việc tỉnh thức chờ đợi và không bao giờ quên sắp sẵn dầu trong bình. Chính vì thế thánh Phao-lô tuy khen ngợi dân Tét-xa-lô-ni-ca sống tốt, nhưng vẫn nhắc nhở họ phải phấn đấu hơn: “Anh em đã được chúng tôi dạy phải sống thế nào cho đẹp lòng Thiên Chúa, và anh em cũng đang sống như thế; vậy nhân danh Chúa Giêsu, chúng tôi xin, chúng tôi khuyên nhủ anh em hãy tấn tới nhiều hơn nữa”.

Cơ hội chỉ có một lần trong đời vì thế phải hết sức cảnh giác và tăng cường ngày càng tỉnh thức hơn. Cơ hội qua đi không bao giờ trở lại. Trong chớp mắt số phận phân đôi. Kẻ nắm được cơ hội đi vào hạnh phúc. Kẻ lỡ cơ hội suốt đời khóc lóc. Nhưng khi ta biết thì đã quá muộn. Cửa thiên đàng đã đóng lại thì người lỡ cơ hội chỉ còn đi trong bóng đêm.

Tôi có chuẩn bị dầu đầy đủ. Và có quyết tâm không lỡ cơ hội?

 

THỨ BẢY: TỰ HÀO TRONG CHÚA

Dụ ngôn những nén bạc thật quan trọng. Nói lên nền tảng của đời sống con người. Nền tảng đó là mọi sự ta có đều là của Chúa. Hiện hữu ta là của Chúa. Ta là hư vô. Chúa đã kéo ta từ hư vô vào hiện hữu. Sự sống ta là của Chúa. Chúa ban cho ta tất cả. Có sự sống là có tất cả. Không có sự sống là không có gì hết. Kể cả linh hồn. Kể cả thiên đàng. Sau sự sống là tất cả. Sức khoẻ. Trí tuệ. Tài năng…

Vì tất cả mọi sự là của Chúa nên ta phải làm việc cho Chúa. Nén bạc Chúa trao phải được sinh lợi. Thân xác ngày càng mạnh khoẻ. Trí tuệ ngày càng thông minh. Linh hồn ngày càng thêm đức hạnh. Phải làm việc để thăng tiến bản thân, thăng tiến gia đình, thăng tiến xã hội, phát triển thế giới trong trật tự, hoà bình, thịnh vượng. Đó là điều thánh Phao-lô khuyên nhủ dân thành Thê-xa-lô-ni-ca: “Anh em hãy tiến tới nhiều hơn nữa. Hãy gắng giữ hoà khí, ai lo việc nấy và lao động bằng chính bàn tay của mình, như chính tôi đã truyền cho anh em” (năm lẻ).

Sau khi làm việc cho Chúa ta đặt tất cả thành quả dưới chân Chúa, Chúa lại ban tất cả cho ta. Vì thế Chúa bắt ta làm việc để chính mình được hưởng. Những ai không chịu làm việc. Muốn khẳng định mình không thuộc quyền Thiên Chúa. Muốn chiếm đoạt những gì của Chúa thành của riêng mình. Cho rằng mọi sự là của mình. Mình có quyền tự quyết. Trước mặt người đời họ được xưng tụng là khôn ngoan thông thái. Nhưng trước mặt Chúa họ thật khờ dại. Vì Chúa sẽ lấy lại những gì của Chúa. Họ chỉ còn là hư vô. Là xấu xa. Là nghèo túng.

Những ai khôn ngoan theo kiểu người đời sẽ trở thành khờ dại trước mặt Chúa. Những ai tưởng là khờ dại trước mặt người đời thực ra là khôn ngoan. Vì họ nhận biết nền tảng của mình ở nơi Chúa. Mọi sự là của Chúa. Như lời thánh Phao-lô dạy: “Những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh; những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để huỷ diệt những gì hiện có, hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt người…Ai có tự hào thì hãy tự hào trong Chúa” (năm chẵn).

Người tôi tớ bị phạt vì muốn chối từ quyền làm chủ của Chúa. Muốn tự mình làm chủ đời mình. Nên anh trở về đúng tình trạng của mình là không có gì hết. Vì chính sự sống của anh là của Chúa. Từ chối Chúa là mất tất cả.

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2023

 SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN

 Lm. Nguyệt Giang

CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN A

Is 22, 19-23; Rm 11, 33-36; Mt 16, 13-20

Suy niệm 1:

Sau một thời gian Chúa Giê-su rao giảng Tin mừng và thi hành sứ vụ đây đó, có nhiều người đã biết đến Ngài. Nhưng để xem sự hiểu biết của họ như thế nào? Nên hôm nay, Chúa Giê-su muốn làm một cuộc thăm dò dư luận, mang tính xã hội học. Vì thế, bất ngờ Ngài hỏi các môn đệ: Người ta bảo Con Người là ai ?” 

Qua những lần thăm dò và nghe ngóng tin tức trong dân chúng, các môn đệ biết được có 3 luồng dư luận đánh giá về Thầy Giê-su của mình:

Một số người cho rằng Thầy Giê-su là Gioan Tẩy Giả, bởi lẽ Chúa Giê-su cũng có đời sống chay tịnh khắc khổ và lên án mạnh mẽ lối sống giả hình của những người Pha-ri-sêu; hơn nữa lời rao giảng về sự sám hối của Chúa Giêsu cũng giống như Gioan Tẩy Gỉa.

Một số khác thì cho rằng Thầy Giêsu là Ê-li-a, vì Chúa Giêsu cũng đã từng làm phép lạ như tiên tri Ê-li-a xưa kia.

Phần đông còn lại thì xem Chúa Giê-su là Giê-rê-mi-a hay một vị tiên tri nào đó, bởi họ nghe thấy Đức Giê-su rao giảng lời Chúa, tiên báo về những vấn đề tương lai phần nào giống như các tiên tri trước đây.

Nhưng có lẽ điều mà Chúa Giê-su quan tâm, không phải là dân chúng nghĩ về Ngài như thế nào? Mà quan trọng nhất là Ngài muốn biết các môn đệ hiểu về Ngài ra sao? Cho nên Ngài mới đặt câu hỏi thứ 2: “phần các con, các con bảo Thầy là ai?”.  

Phê-rô lại nhanh nhẹn thay mặt anh em tuyên xưng niềm tin: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Tuy lời tuyên xưng ấy chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời,” dẫu sao thì lời tuyên tín ấy vẫn làm cho Chúa Giêsu cảm thấy rất hài lòng.

Sau đó, Chúa Giêsu mạc khải về con đường đau khổ mà Ngài phải đi để hoàn thành sứ mạng trao phó, thì lập tức Phê-rô lại phản ứng quyết liệt, vì ông không thể chấp nhận Chúa Giê-su đi vào con đường ấy, nên Phê-rô kéo Người lại mà can gián Người rằng: “Lạy Thầy, xin Chúa giúp Thầy khỏi điều đó. Thầy chẳng phải như vậy đâu.” Tuy nhiên, hành động và lời can ngăn ấy của Phê-rô đã làm cho Chúa Giê-su rất khó chịu nên Ngài đã khiển trách ông rất nặng lời: Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người.”

Điều này giúp ta hiểu rằng, cho dẫu Phê-rô đã tin vào “Thầy là Đức Kitô, là Con Thiên Chúa”. Nhưng ông lại mong muốn một Đấng Mes-si-a theo quan niệm trần tục theo ý muốn của mình. Ông không thích đón nhận một Đấng Kit-ô phải đi vào con đường thập giá để cứu độ nhân loại, theo thánh ý của Chúa Cha.

Ngẫm đi nghĩ lại, nhiều lúc chúng ta cũng có quan niệm giống như Phê-rô về một Đức Giê-su. Đó là khi ta mong muốn Người phải là một vị TC theo ý muốn của mình. Buộc Người phải đáp ứng tất cả những gì chúng ta đòi hỏi. Chính vì thế mà không ít người trong chúng ta chỉ tin yêu Chúa và giữ đạo khi thuận lợi, thành công, may lành…; bằng ngược lại, chúng ta dễ dàng đánh mất niềm tin, bỏ đạo và xa rời Thiên Chúa khi gặp phải những khó khăn, thử thách, thất bại…trong đời sống.

Xin Chúa nâng đỡ và ban thêm lòng tin còn non kém của chúng ta, nhất là khi chúng ta phải đối mặt với những gian nan, thử thách và hoạn nạn trong cuộc sống.

 

Suy niệm 2: HIỆP THÔNG THI HÀNH SỨ VỤ

1. Bài đọc I, trích sách tiên tri Isaia cho biết: Thời  Ê-dê-ki-a làm vua nước Giuđa (thế kỷ thứ 8 trước công nguyên), Sobna làm quan cai quản đền thờ. Nhưng vì ông không xứng đáng nên đã bị cách chức, và chức vụ này được trao cho một người khác tên là Ê-li-a-kim.

Những điều đáng chú ý trong chuyện này là:

- Chính Thiên Chúa trao trách nhiệm cho con người: mặc dù Ê-li-a-kim phục vụ cho vua Ê-dê-ki-a, nhưng trách nhiệm của Ê-li-a-kim không phải do vua trao, mà do chính Thiên Chúa.

- Khi Thiên Chúa trao trách nhiệm cho ai thì Ngài cũng ban cho người đó những trợ giúp cần thiết để có thể chu toàn trách nhiệm: Ngài trao cho Ê-li-a-kim “áo choàng” và “đai lưng”, tức là những thứ bề ngoài để người lãnh trách nhiệm có một tư cách được người ta nhìn nhận; Ngài cũng trao cho Ê-li-a-kim “chìa khóa”, nghĩa là thẩm quyền để hành xử trong phạm vi trách nhiệm của mình; Ngài còn hứa “sẽ đóng nó vào nơi kiên cố như đóng đinh”, nghĩa là che chở, trợ giúp để ông thi hành trách nhiệm.

Bài đọc II, trích thư thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma. Trong đoạn thư này, Thánh Phao-lô đã ca tụng sự khôn ngoan vô cùng của Chúa: “Ôi thẳm sâu thay sự giàu có, thượng trí và thông biết của Thiên Chúa. Sự phán quyết của Người làm sao hiểu được, và đường lối của Người làm sao dò được”

Tin mừng, Thánh Matthêu trình thuật cho ta biết, sau khi tông đồ Phê-rô tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu là: “Ðấng Kitô Con Thiên Chúa

hằng sống”, thì ngay lúc đó, Ðức Giêsu đã trao cho Phêrô “chìa khóa Nước Trời”, nghĩa là ông được làm người quản trị Hội Thánh do Ngài thành lập sau này. Việc trao trách nhiệm ấy có một số điều đáng lưu ý:

- Phêrô được giao trách nhiệm sau khi tuyên xưng niềm tin vào Ðức Giêsu: “Thầy là Ðức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống”. Người lãnh trách nhiệm phục vụ GH đòi buộc phải xác tín niềm tin đúng đắng và kiên vững vào Chúa như Thánh Phê-rô

- Khi trao trách nhiệm cho ai, thì Chúa cũng sẽ cho những khả năng và thẩm quyền, để người ấy có thể chu toàn tốt nhiệm vụ của mình, như điều Chúa Giêsu đã nói với Phê-rô: “Ðiều gì con cầm buộc trên trời cũng cầm buộc; điều gì con tháo cởi trên trời cũng tháo cởi”.

- Người lãnh nhận trách nhiệm đứng đầu GH không hẳn là người thánh thiện và hoàn toàn xứng đáng: bởi vì vừa được trao trách nhiệm cao cả, Phê-rô liền can gián Chúa Giêsu đừng đi vào con đường đau khổ, chịu nạn chịu chết và sống lại để cứu chuộc loài người mà hãy chọn con đường theo ý mình, con đường nhung lụa, dễ dãi. Nên ông đã bị Chúa Giêsu quở trách rất nặng lời: “Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy”.

Là con người không ai hoàn hảo cả, đời ta ai cũng có những sai lầm, tội lỗi, nhưng Chúa lại không trừng phạt hay loại trừ, trái lại Người yêu thương tha thứ và tin tưởng trao ban cho chúng ta trách nhiệm cộng tác với Chúa vào việc xây dựng và thăng tiến gia đình, khu xóm, Họ đạo… mỗi ngày trở nên tốt đẹp và hoàn hảo hơn. Để thi hành sứ vụ đó, tin rằng Chúa cũng sẽ ban cho mỗi người chúng ta những đặc sủng cần thiết, nhằm giúp chúng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Điều quan trọng là mỗi người trong chúng ta hãy ý thức mình chính là viên đá sống động, là chỗ dựa an toàn cho nhau trong đời sống cộng đoàn, để những khi gặp gian nan khốn khó ta không thất vọng, buồn phiền, gắt gỏng mà buông xuôi bỏ cuộc. Nhưng luôn tin tưởng phó thác vào quyền năng và tình thương của Chúa.

Ai trong chúng ta cũng mong muốn có được hạnh phúc, nhưng hạnh phúc không phải tự nhiên mà tới. Hạnh phúc phải do mỗi người chúng ta vun đắp và xây dựng, người này xây dựng cho người kia và ngược lại, nhất là mọi người phải nghĩ đến người khác và hướng đến quyền lợi chung.

* Chuyện kể rằng:

Có một người làm công, ngày ngày đi quét lá rừng rụng xuống, gom lại một nơi rồi hốt đi. Một hôm một đoàn người lên rừng chơi, thấy người quét lá họ rất đỗi ngạc nhiên, và họ càng ngẩn ngơ khi biết rằng chính Hội đồng Thành phố đã thuê với số lương 3.000.000 đồng một tháng.

Sau một hồi vãng cảnh, đoàn người trở về. Một số người tìm đến ông Chủ tịch Hội đồng thành phố đề nghị hủy bỏ phụ khoản chi tiêu cho việc quét lá rừng vì quá vô ích.

Ông Chủ tịch cũng như Hội đồng chẳng hiểu căn do của phụ khoản kia, vì họ chỉ làm theo truyền thống, nên cuối cùng quyết định không thuê người quét lá rừng nữa.

Ngay giữa thành phố có một cái hồ rộng lớn, nước trong xanh, cây to in bóng mát, người qua lại dập dìu. Mọi người ca tụng nó là viên ngọc trai điểm trang cho thành phố. Nhưng lạ thay, sau một tháng người quét lá rừng bị buộc nghỉ việc, nước hồ trở nên đục ngầu bẩn thỉu, không còn thấy bóng người hóng gió ngoạn cảnh, quán xá chung quanh bờ hồ cũng vắng tanh... Cả thành phố trở nên buồn tẻ mà không hiểu tại sao!. Hội đồng Thành phố liền triệu tập cuộc họp bất thường để tra xét hiện tượng trên. Và sau cùng họ tìm ra nguyên nhân: đó là do người phu quét lá rừng nghỉ việc nên lá rừng rụng xuống, gió đùa lá bay tứ tung trên mặt đường, rồi rơi xuống hồ nước trong xanh, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường...Lập tức ngay hôm đó, họ quyết định tái dụng người phu quét lá với số lương còn cao hơn xưa. (Trích “Phúc”)

Khi lãnh nhận bí tích rửa tội, mỗi chúng ta trở thành con Chúa và là thành viên trong Hội thánh nên tất cả đều có nhiệm vụ chung tay xây dựng Hội Thánh mỗi ngày nên tốt lành thánh thiện hơn. Đặc chúng ta được chọn vào HĐMVGX, trở nên thành phần tiêu biểu của Hội Thánh, thì mỗi chúng ta càng phải ý thức hơn trong trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ và xây dựng Hội thánh Chúa cách tích cực. Hội Thánh gần gũi nhất chính là gia đình, khu xóm và Họ đạo, môi trường ấy chính là Hội Thánh địa phương.

Ước gì mỗi chúng ta ý thức được điều đó để cố gắng loại trừ chủ nghĩa cá nhân mà quên đi quyền lợi cá nhân mà tích cực chu toàn thật tốt sứ vụ Chúa và GH trao, qua việc hăng say cộng tác tích cực vào những sinh hoạt mục vụ chung của Họ đạo hướng đến một Hội Thánh hiệp hành: Hiệp hành, tham gia và sứ vụ theo ý muốn của Chúa qua GH. Amen

 

Suy niệm 3:

Tin Mừng hôm nay cho biết Thánh Phêrô, đại diện cho các tông đ tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu: “Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống“. Sau lời tuyên xưng ấy, Thánh Phê-rô được Chúa Giêsu đặt lên làm nền tảng của Hội Thánh do Người thiết lập sau này, đồng thời cũng ban cho thánh nhân và các đấng kế vị quyền giảng dạy, thánh hóa và quản trị của Người trên trần gian.

Xin Chúa củng cố lại đức tin của chúng ta thêm vững mạnh và cho chúng ta ý thức hơn trong việc thực thi sứ vụ tông đồ qua sự hướng dẫn của Hội Thánh.

 

Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết những sự thật nền tảng và căn bản của Ki-tô giáo: Đức Giê-su là Đấng nào? Ông Phê-rô là ai? Hội Thánh là gì?

1. Đức Giê-su là Đấng nào?

Đức Giê-su Na-da-rét “là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hẳng sống”, chứ không phải là Gioan Tẩy Gỉa, Ê-li-a. Giê-ri-mi-a hay một trong các ngôn sứ nào đó. Nghĩa là Đức Giê-su chính là Đấng Cứu Độ muôn dân mong đợi mà các ngôn sứ đã từng tloan báo. Người không những là người giống như chúng ta mọi đàng, mà còn là Con Thiên Chúa hằng sống.

2. Phê-rô là ai?

- Phê-rô là phát ngôn viên chính thức và là người đứng đầu tông đồ đoàn. Vai trò này đã được thể hiện khi Đức Giê-su hỏi “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?. Si-mon Phê-rô đại diện cho anh em thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”.

- Phê-rô là Tảng Đá xây nền Hội Thánh: “Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi”.

- Chẳng những là Tảng Đá xây nền Hội Thánh, Phê-rô còn được Đức Giê-su đặt làm thủ lãnh hữu hình của Hội Thánh, có quyền bính trên trời dưới đất nữa: “Thày sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất anh ràng buộc hay tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ ràng buộc hay tháo cởi như vậy”.

Phê-rô được như vậy là do ơn Chúa ban, chứ không phải do ‘sức phàm nhân’ hay do ‘xác thịt và khí huyết’. Những ơn ban này, Chúa đã trao cho Phê-rô thời Hội Thánh sơ khai, thì các người kế vị ông trong Hội Thánh mãi cho đến tận thế cũng được Chúa trao ban cho những ơn ấy như vậy.

3. Hội Thánh là gì?

Hội Thánh ‘Ngôi nhà’ của Thiên Chúa và là ‘Thân Thể’ màu nhiệm của Đức Ki-tô, được xây dựng trên đời sống của những con người tuyên xưng niềm tin vào Ba Ngôi Thiên Chúa, mà Đức Giê-su, Con Thiên Chúa hằng sống, là Đấng Ki-tô và là Viên Đá Góc Tường, có 12 Tông đồ làm nền móng, Phê-rô là Tảng Đá và là thủ lãnh hữu hình của Hội Thánh, có quyền tháo cởi và cầm buộc những điều liên quan đến Đức Tin và luân lý, nên quyền lực của Sa-tan, thế gian và người đời sẽ chẳng làm gì nổi Hội Thánh.

Tuy nhiên, sau khi cho chúng ta biết những sự thật nền tảng của Ki-tô giáo, thánh Mát-thêu còn cho chúng ta biết thêm điều này là “Đức Giê-su cấm các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Đấng Ki-tô”. Đây là là một điều thú vị, Đức Giê-su vừa mới trắc nghiệm sự hiểu biết của dân chúng và môn đệ về Người, nhưng khi nhận được câu trả lời, thì Người cấm ngặt. Tại sao vậy?

Thưa tại vì chưa đến kỳ hạn. Phải đợi cho đến khi nào Đức Giê-su hoàn tất chương trình cứu độ nhân loại bằng con đường tử nạn và phục sinh, thì lúc ấy hãy công khai rao giảng, còn bây giờ hãy im lặng, giữ kín, chờ thời…

Điều này đáng để cho chúng ta suy nghĩ và nhìn lại cách nói năng và rao truyền chân lý về Chúa, về Giáo Hội và về con người trong chương trình và ý định của Thiên Chúa cho anh chị em đồng loại mình. Phải chăng những chân lý, sự thật về Chúa, về Giáo Hội và con người, có những lúc người ta phải rỉ tai nhau, nói với nhau trong phòng kín hay giữa đêm khuya, nhưng cũng có những lúc người ta phải nói với cách công khai trên mái nhà và giữa ban ngày? Có những khi chỉ nói với nhà Israel, nhưng cũng có những khi phải nói cho cả dân ngoại và thế giới biết?

Chúng ta đang sống trong một thế giới thực nghiệm và duy vật chất. Lời nói trên lý thuyết có hay ho cao siêu đến mấy, nếu không được chứng minh bằng đời sống cụ thể, thì thiên hạ chẳng ai tin chúng ta. Có thể người ta cũng lắng nghe, có theo dõi những lời chúng ta rao giảng về nguồn gốc và thân thế của Đức Giêsu Kitô. Nhưng người ta có tin vào Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa và là Đấng cứu độ hay không còn tùy thuộc vào đời sống và thái độ sống của chúng ta. (St)

Ước gì qua đời sống đức tin và những việc làm bác ái phục vụ mọi người với tinh thần vô vị lợi ích và hạnh phúc chung của xã hội và cho mọi người trở nên lời sống động giúp mọi người nhận ra Đức Giêsu Kitô chính là Con Thiên Chúa làm người hiện diện giữa trần gian. (St)

 

Suy niệm 4: ĐỐI VỚI TÔI, CHÚA GIÊ-SU LÀ AI?

Khi đến gần Xê-da-rê Phi-líp-phê, Chúa Giê-su hỏi các môn đệ xem dân chúng nghĩ Ngài là ai.

Các ông thưa: "Kẻ thì nói Ngài là Gio-an Tẩy giả sống lại, kẻ thì bảo Ngài ngôn sứ Ê-li-a tái lâm, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ.

Đức Giê-su lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?"  Ông Si-môn Phê-rô thưa: "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống."

Chúa Giê-su rất hài lòng trước câu đáp chính xác của Phê-rô. Ngài khen ngợi: "Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.”

2. Và nếu ngày hôm nay, Chúa Giê-su hỏi cộng đoàn chúng ta câu hỏi trên  “Thầy là ai?” thì chúng ta trả lời ra sao?

Chắc có nhiều câu trả lời nhỉ!

* Truyện kể rằng: một nhà báo đến khuôn viên nhà thờ vào ngày Chúa nhật để thăm dò ý kiến của những người đến dự lễ.

- Khi gặp một thanh niên ngồi ở góc sân nhà thờ trong giờ dâng lễ, đang phì phèo điếu thuốc trên môi, nhà báo hỏi: Đối với bạn, Chúa Giê-su là ai?

Chàng thanh niên trả lời qua làn khói thuốc: Đối với tôi, Chúa Giê-su là vị thẩm phán nghiêm khắc, sẵn sàng trừng phạt người có tội. Vì thế, tôi đành đến đây để khỏi bị phạt vì tội bỏ lễ.

Như vậy, anh nầy đến với Chúa vì sợ chứ không phải vì yêu mến Ngài.

Nhà báo lại đến gặp một thiếu nữ ăn mặc thiếu đứng đắng, cũng đang ngồi bên ngoài nhà thờ lướt điện thoại trong giờ giảng lễ và nêu lên cùng câu hỏi đó: Theo cô, thì Chúa Giê-su là ai?

Mắt cô vẫn không rời khỏi màn hình điện thoại, cô lơ đểnh trả lời: Tôi xem Ngài như tấm phao cứu sinh. Khi cuộc đời bình an vô sự, tôi chẳng tưởng nhớ đến Ngài, còn khi gặp hiểm nguy, nghèo khổ, bệnh tật, thất nghiệp… tôi sẽ chạy đến bám víu, nương tựa vào Ngài.

Như thế, cô gái nầy xem Chúa như như một phương tiện mang lại bình an, sức khỏe cho cô.

Khi nhà báo nêu câu hỏi nầy với một thương gia giàu có, ông ta đáp: Tôi xem Ngài như một thần Tài. Nếu Ngài phù hộ tôi làm ăn khá giả, tôi sẽ đi nhà thờ ngày Chúa nhật; nếu tôi làm ăn thất bại, tôi nghỉ chơi với Ngài luôn!

Ông nầy thuộc diện thờ Chúa để trục lợi chứ không vì niềm tin và lòng yêu mến Chúa.

3. Cách cụ thể hơn nếu trong giờ phút này, Chúa Giêsu hiện diện nơi đây và hỏi cá nhân từng người: "với con Ta là ai?" ta trả lời thế nào?

Hy vọng mỗi người trong chúng ta thờ phượng Chúa không vì lợi lộc vật chất nhưng vì lòng yêu mến Chúa. Bởi ai trong chúng ta cũng tin vào Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, chính là Con Thiên Chúa, được Chúa Cha xức dầu, sai xuống trần gian, mang Tin mừng cứu độ cho nhân loại. Ngài đã hiến thân chịu khổ hình, chịu chết đau thương trên thập giá để đền tội cho chúng ta và Ngài đã sống lại, lên trời để mở cửa Trời cho những ai tin yêu và bước theo Ngài trong mọi hoàn cảnh.

Xin Chúa cho chúng ta sống đạo không vì sợ bị trừng phạt, cũng không vì mưu tìm lợi lộc trần gian nhưng vì lòng tin yêu vững vàng vào Chúa là Đấng quyền năng và là Người Cha rất mực thương chúng ta. Amen. 

(Dựa theo tư tưởng của Linh mục Inhaxiô Trần Ngà)

 

* LỄ MỪNG NHỚ THÁNH MÔNICA

Hc 26, 1-4. 13-16; Lc 7,11-17

† Suy niệm 1:

Tin mừng hôm nay trình thuật lại phép lạ Chúa Giêsu cứu sống con trai người đàn bà góa thành Naim. Qua đây, minh chứng cho biết Đức Giêsu chính là Thiên Chúa quyền năng và giàu lòng thương xót. Xin cho chúng ta luôn vững tin vào Người, nhất là trong những lúc gặp gian nan thử thách.

Phép lạ của Chúa Giêsu cứu sống đứa con trai người đàn bà góa thành Naim hôm nay muốn nói với chúng ta 2 điều:

- Đức Giêsu chính là Thiên Chúa quyền năng: Sự sống con người là quý giá nhất. Sự sống ấy do chính Chúa tạo nên và ban tặng cho con người. Nên không ai có quyền trên sự sống ấy, ngoại trừ Thiên Chúa. Sự sống của đứa con trai bà góa thành Naim hôm nay đã mất, không ai trên trần gian này có thể phục hồi được, trừ một mình Thiên Chúa là chủ của sự sống. Nên khi Chúa Giêsu phục hồi sự sống của đứa con trai bà góa thành Naim, minh chứng cho biết Đức Giêsu chính là vị Thiên Chúa quyền năng.

- Đức Giêsu là Thiên Chúa giàu lòng thương xót: Với quan niệm của người Do Thái thời Chúa Giêsu thì người phụ nữ và con trẻ là thành phần thấp kém vì bị xã hội khinh thường. Người phụ nữ không được tham gia vào các công việc trong xã hội cũng như tôn giáo vì thế mà mất đi nguồn thu nhập cho cuộc sống nên tình cảnh sẽ rất khó khăn và nghèo khổ. Đứa con trai chính là niềm vui và hy vọng lớn lao của bà góa này. Nhưng nay niềm hy vọng của cuộc sống bà ta đã mất vì đứa con trai bà ta đã chết. Nhìn thấy tình cảnh đau thương ấy, Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương và quyết định ra tay cứu sống đứa con trai duy nhất của bà góa và trao nó lại cho bà, cho dẫu đây là trường hợp không ai kêu xin Người. Trao đưa đứa con trai sống lại cho bà góa, cũng đồng nghĩa với việc trạo ban lại cho bà ánh sáng hy vọng và niềm vui.

Qua phép lạ này cho thấy: Đức Giêsu chính là vị Thiên Chúa quyền năng, nhưng cũng rất giàu lòng thương xót. Ngài đã dùng quyền năng của Ngài để thực thi lòng thương xót qua việc phục sinh đứa con trai của bà góa thành Naim, đem lại cho bà ta niềm niềm vui và hy vọng sáng tươi.

Xin cho chúng ta nhận ra được khuôn mặt của Thiên Chúa giàu lòng thương xót nơi Chúa Giêsu, để chúng ta luôn biết yêu mến, vâng nghe và sống theo sự hướng dẫn của Người. Đặc biệt trong những lúc đau khổ và thất vọng, xin cho chúng ta biết tìm đến nương tựa vào cánh tay uy quyền năng của Người.

 

† Suy niệm 2:

Hôm nay cùng với GH chúng ta hân hoan mừng kính thánh nữ Mônica, bổn mạng của các chị em hiền mẫu công giáo. Đây là dịp thuận lợi GH mời gọi chúng ta hướng nhìn về gia đình của thánh nữ Mônica khi xưa mà nhận diện ra những thách đố đang và sẽ xảy ra nơi gia đình chúng ta ngày nay. Từ đó học cách vượt qua những thách đố ấy, bằng cách noi gương thánh nữ Mônica: Biết đặt niềm tin cậy vào quyền năng của Chúa qua việc kiên trì cầu nguyện; cũng như nổ lực chu toàn tốt bổn phận của mình trong vai trò: làm dâu con, làm vợ và làm mẹ trong gia đình.

- Với bổn phận làm dâu con, thánh Mônica rất mực yêu mến và hiếu kính cha mẹ chồng, cho dẫu ngài phải đối mặt với bà mẹ chồng chanh chua, đanh đá.

- Với trách nhiệm làm vợ, thánh Mônica đã hết lòng yêu thương kính trọng và chung thủy với chồng mình, cho dẫu phải chung sống cùng với người chồng bất trung, thô lỗ, cộc cằn.

- Với ơn gọi làm mẹ, thánh nhân rất mực yêu thương con cái, chấp nhận vắt kiệt sức để chăm sóc và giáo dục con cái đến hơi tàn, sức kiệt với mong muốn nhìn thấy những đứa con mình nên người và trở thành con Chúa; nhất là tìm đủ mọi cách để giúp cho đứa con hư hỏng của mình là Augustinô được ăn năn trở lại con đường ngay chính.

Ước mong các chị em hiền mẫu chúng ta cũng có được những nhân đức sáng ngời như thánh nữ Mônica để dẫn đưa mọi thành viên trong gia đình mình vượt qua những chặng đường đầy chông gai thử thách mà thẳng tiến về đích điểm của niềm vui, an bình và hạnh phúc trong Chúa.

 

† Suy niệm 3:

Mỗi khi chiêm ngắm lại cuộc đời của thánh nữ Mônica, khiến chúng ta cảm thấy chạnh lòng và cảm phục vì những đức tính cao đẹp của ngài:

- Kiên tâm chu toàn bổn phận của mình. Trong ơn gọi làm vợ thánh nhân đã hết lòng quý trọng, yêu thương và trung thủy với chồng. Với vai trò làm mẹ, thánh nhân hết mực yêu thương, hy sinh tất cả cho con cái. Tận tụy nuôi dạy và giáo dục con cái nên người và con người con Chúa. Khi không được như ý, ngài vẫn không thua buốn bỏ cuộc. Trái lại thánh nhân đã nhẫn nại hy sinh liên lỷ cho con. Nhờ đó mà ngài đã cải hóa được Augustinô trở về với Chúa và Giáo Hội.

- Nêu cao những đức tính cao đẹp của người phụ nữ. Khi bị ngược đãi bởi mẹ chồng và chồng, thánh nhân đã nêu cao gương khiêm nhường, yêu thương và tha thứ. Sẵn lòng thông cảm cho tính khí bất thường của người mẹ chồng và chồng mình. Yêu thương, phục vụ, khiêm nhường và tha thứ chính là lựa chọn của thánh nhân trong những lúc gặp khó khăn hay những khi gặp phải những chuyện chẳng may lành xảy đến.

- Kiên trì cầu nguyện với lòng tin tưởng cậy trông vào Chúa. Thánh nhân đã kết hợp với Chúa cách liên lỉ và hoàn toàn phó thác vào Chúa với lòng tin tưởng cậy trông. Cuộc đời của ngài được kết dệt bởi mồ hôi và nước mắt. Vui ít buồn nhiều, nhưng lúc nào ngài cũng gắn bó và phó thác mọi sự trong bàn tay uy quyền của Thiên Chúa.

Quả thật, cả cuộc đời của thánh nhân đã để lại cho những người vợ, người mẹ và cho hết mọi người chúng ta những bài học cao đẹp, đáng khâm phục nên cần phải noi gương:

- Noi gương thánh Mônica, chúng ta hãy tích cực chu toàn bổn phận hằng ngày của mình với lòng mến. Ý thức làm những việc tầm thường một cách phi thường trong sự kết hợp với Chúa và tín thác cho Người.

- Noi gương thánh Mônica, chúng ta hãy dùng gương sáng làm phương thế ưu tiên để cảm hóa người khác, nhất là những người ngang tàng mất nết.

- Noi gương thánh Mônica, chúng ta phải hiểu rằng: “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên,” nên hãy làm mọi việc trong tâm tình tín thác vào quyền năng Chúa. Sẵn sàng đón nhận mọi nghịch cảnh, miễn sao điều đó đẹp lòng Chúa và ích lợi cho phần rỗi linh hồn của mọi người.

- Noi gương thánh Mônica, chúng ta hãy luôn chu toàn thật tốt bổn phận hàng ngày của mình với lòng yêu mến Chúa với hy vọng sinh thật nhiều nén bạc quý giá cho mình và tha nhân.

Lạy Chúa, xin nhận lời thánh nữ Mônica chuyển cầu mà ban cho chúng con, là những người vợ, người mẹ trong các gia đình có được đời sống thánh thiện, hiền lành, khiêm nhường, nhẫn nhịn, trung thành, tin tưởng và phó thác… theo gương thánh nữ Mônica, bổn mạng giới hiền mẫu chúng con. Amen

 

† Suy niệm 4:

Hôm nay Giáo hội mừng kính thánh Mônica, một người Nữ đã nên thánh trong bậc sống gia đình. Ngài đã nên Thánh nhờ sự hiền hòa nhẫn nhục, kiên tâm cầu nguyện, âm thầm hy sinh.

Thánh nữ Mônica chào đời năm 332, tại làng Sucara bên Phi Châu, nay thuộc đất nước Algérie, trong một gia đình bình thường. Cha mẹ ngài là những người bình dân nhưng rất đạo hạnh và hay thương người.

Ngay từ nhỏ, Mônica đã được hấp thụ truyền thống đạo đức nên ngay từ nhỏ thánh Mônica thường xuyên ẩn mình nơi vắng vẻ để cầu nguyện với Chúa lâu giờ và rất yêu thương người nghèo. Vì thế, mỗi bữa cơm Mônica thường dành ra một phần cho kẻ khó nghèo.

Tưởng chừng một con người đạo hạnh như Mônica, ắt phải được tận hưởng một cuộc sống bình yên, hạnh phúc! Ai ngờ cô lại gặp phải cảnh éo le và truân chuyên quá đỗi!

Năm 22 tuổi, vì vâng lời cha mẹ, Mônica đã kết hôn với Patrisius lớn gấp đôi tuổi Mônica. Chồng cô thuộc dòng dõi quý tộc. Vì thuộc về thành phần giàu sang trong làng, nên ngay từ khi còn nhỏ, chàng Patrisius đã được nuông chiều bản thân thái quá, dẫn đến tình trạng ngang tàng, hách dịch, nghiện rượu, tính tình nóng nảy, độc ác, tàn nhẫn và không chung thủy …. Ông cũng luôn tỏ vẻ khó chịu mỗi khi thấy Monica làm từ thiện và cầu nguyện.

Mặt khác, cô lại còn phải chịu cảnh hất hủi của mẹ chồng. Điều làm cho Mônica buồn nhất, đó là mẹ chồng lại hay hùa theo con trai mình mà bênh vực chủ trương không tôn giáo và đời sống phóng khoáng, tự do của Patrisius. Vì những lý do đó, cuộc sống của Mônica gặp rất nhiều khó khăn, đau khổ.

Thêm vào đó, người con trai đầu lòng là Augustinô lại sống buông theo lối sống của cha, nên trở nên lêu lổng, phóng túng…Tuy gặp những nghịch cảnh ngập đầu, nhưng Mônica không hề oán trách, trái lại ngài đã tìm ra những liều thuốc giải độc tốt nhất cho linh hồn mẹ chồng, chồng và các con mình, đó là sự hy sinh, lời cầu nguyện liên lỷ, cùng với những đức tính tuyệt vời như lòng bác ái, tình yêu thương, tinh thần quả cảm, đức tính khiêm nhường, và đức tin vững vào Chúa nên Mônica vẫn một lòng kính trọng mẹ chồng, yêu mến chồng con và lúc nào cũng yêu thương giúp đỡ dân làng.

Cuối cùng, Thiên Chúa cũng đã đoái thương nên đã ban thưởng cho Mônica. Đó là người mẹ chồng và chồng của nàng đã xin Rửa Tội và tin theo Chúa. Còn Augustinô cũng đã chia tay với bè rối Manichê (nhị nguyên) là một tà thuyết chống lại Giáo Hội và đức tin Công Giáo mà đón nhận đức tin và chịu phép Rửa Tội. Hai người con còn lại là Navigio và Perpetua cũng đã xin được chịu phép Thanh Tẩy và gia nhập vào Giáo Hội Chúa. Sau này cả hai đã đi tu dòng.

Niềm vui tột cùng đó đã làm cho Mônica thốt lên với Augustinô trong những giây phút cuối đời: “Con ơi, không gì trên thế gian này làm mẹ vui. Mẹ không biết có gì còn lại cho mẹ làm hoặc tại sao mẹ lại vẫn ở đây, mọi hy vọng trên thế gian này mẹ đã được mãn nguyện”.

Cuối năm 387, khi mẹ con từ Milanô (Italia) chuẩn bị trở về quê hương là Phi Châu, thì Thiên Chúa đã gọi Mônica về với Ngài, hưởng thọ 56 tuổi. Thánh nữ được chôn cất tại Ostite và sau đó được dời về Rôma vào năm 1430.

Hiệp dâng thánh lễ hôm nay, chúng ta tha thiết cầu xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của thánh nữ Monica thương ban cho mọi người nữ trên thế giới, cách riêng cho các bà mẹ Công giáo biết noi gương những đức tính cao đẹp của Thánh nữ Mônica mà xây dựng gia đình của mình trở thành tổ ấm yêu thương, bình an và hạnh phúc.

Xin cho giới hiền mẫu trong Họ đạo chúng ta, luôn biết ý thức trân quý ơn gọi cao quý mà Chúa thương ban mà cố gắng chu toàn thật tốt vai trò làm vợ, làm mẹ nơi gia đình; cũng như biết nhiệt tình cộng tác với những thành phần khác góp phần thăng tiến Họ đạo.

Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho một số em thiếu nhi được rước Chúa lần đầu hôm nay. Xin co các em luôn biết sống ngoan hiền, vâng lời và hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Biết chăm chỉ học tập, nhất là siêng năng tham dự thánh lễ và rước lễ sốt sắng với tất cả lòng yêu mến Chúa. Với tất cả những tâm tình và ý nguyện đó, giờ đây, chúng ta cùng nhau bước vào thánh lễ với tất cả lòng sốt mến.

 

† Suy niệm 5: Mt 25,14-30.

Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu dùng dụ ngôn những nén bạc để ý thức chúng ta tích cực sử dụng những ơn ban của Chúa. Xin cho chúng ta đừng phí phạm những nén bạc ân sủng mà Chúa trao, nhưng biết cảm tạ và cố gắng tận dụng những ân huệ ấy, nhằm phục vụ lợi ích cho mình, tha nhân và cho nước trời.

Dụ ngôn những nén bạc mà Tin mừng thánh Matthêu hôm nay trình thuật có một vài chi tiết hơi khác với Tin mừng của thánh Luca. Chúng ta cùng tìm hiểu về những khác biệt này và xem đâu là điểm nhấn mà Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta:

- Matthêu thì nói là “ông chủ” sắp đi xa. Còn Luca thì nói “người quý tộc” đi phương xa để lãnh nhận vương quyền,

- Trong Matthêu thì ông chủ giao phó cho 3 tên đầy tớ: người 5 yến , người 2 yến và người 1 yến, tùy theo khả năng mỗi người. Còn Luca thì nhà quý tộc phát cho 10 đầy tớ, mười nén bạc (mỗi 1 người 1 nén).

- Matthêu thì cho biết sau khi ông chủ trở về thì ban thưởng cho 2/3 đầy tớ tài giỏi và trung tín là hưởng niềm vui của chủ. Còn trong Luca thì sau khi nhà quy tộc được phong vương trở về trong tư cách là một vị vua thì ban thưởng cho 2/10 người đầy tớ tài giỏi và trung thành; phần thưởng là cầm quyền cai trị số thành tương ứng với số nén bạc mà họ đã sinh lợi.

Riêng về hình phạt cho những đầy tớ lười biếng và bất trung, cả 2 Tin mừng đều nói đến việc lấy lại và trao cho những đầy tớ tài giỏi và trung tín.

Matthêu còn nhấn mạnh đến sự trừng trị tên đầy tớ vô dụng và quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài. Ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng.

Còn Luca thì lại nhấn mạnh đến hình phạt giết chết cả những bọn thù địch với nhà vua, những người không muốn nhà quý tộc làm vua cai trị chúng. Và với kết luận:“Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi".

So sánh những khác biệt trên cho ta thấy rằng:

- Thiên Chúa có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau có khi là ông chủ, có khi là nhà quý tộc và có khi là vua…điều đó không quan trọng, quan trọng nhất là người yêu thương tin tưởng trao ban cho tất cả chúng ta những hồng ân.

- Những ơn ban của Chúa cho mỗi người có những thứ giống nhau, nhưng cũng có những ân sủng khác nhau theo khả năng. Nhưng điều quan trọng là ta phải trân trọng tình yêu của Chúa và cố gắng tận dụng điều kiện Chúa ban để sinh lợi cách tốt nhất.

- Chúa luôn tin tưởng trao phó cho chúng ta sử dụng theo tự do của mình. Chứ không muốn ép buộc hay làm thay cho ta.

- Bổn phận chúng ta là biết trân quý những ân huệ Chúa ban và trung làm việc nhằm sinh ích cho mình, tha nhân và cho nước trời. Bằng ngược lại xem thường mà lười biếng và bất trung thì sẽ nhận lấy hậu quả tai hại khi Chúa đến.

Với lời Chúa nhắc nhở hôm nay, giờ đây chúng ta dành ra chút thời giờ để nhìn lại để kiểm điểm đời sống của mình trước Chúa, trước tha nhân và lương tâm mà nhận ra những lầm lỗi, thiếu sót vì đã không xử dụng tốt nhất những nén bạc mà Thiên Chúa trao ban cho đúng mục đích. Tệ hơn nữa, vì lười biếng mà ta đã đem chôn giấu những nén bạc vốn là: thời giờ, sức khỏe, năng lực, hoàn cảnh, công việc và tiền của... mà Chúa ban tặng nhưng không. Vậy cần lắm lòng khiêm nhường sám hối mà tạ lỗi cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em.

Xin Chúa tha thứ và giúp chúng ta canh tân lại đời sống cho phù hợp ý Chúa, theo tinh thần của các thánh tử đạo Việt Nam là những đầy tớ luôn trung tín và khôn ngoan trước mặt Chúa.


Suy niệm 6: Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh

I. NGƯỜI MẸ TRONG CÁC BÀI ĐỌC LỜI CHÚA

Hôm nay phụng vụ mừng lễ thánh nữ Monica, bổn mạng các bà mẹ công giáo. Ba bài đọc mà chúng ta vừa nghe hôm nay nói gì về các bà mẹ và nói gì với các bà mẹ chúng ta?

- Về bà mẹ, chúng ta có hình ảnh người đàn bà góa chống trong phúc âm thánh Luca mất đứa con duy nhất, khóc nức nở đau thương khiến Chúa Giesu phải chạnh lòng, đến bảo bà đừng khóc nữa rồi cứu sống cậu con trai và tận tay trao cho bà. Bà thật sự được thương.

- Cũng về bà mẹ, chúng ta còn có bài đọc 1 trích sách Huấn Ca, ca tụng người phụ nữ với những nét phát họa “thật hút”: nào vợ hiền, vợ đảm đang, vợ duyên dáng, vợ khôn khéo; rồi nào người phụ nữ ít nói, nết na, tiết hạnh…Bà được ca tụng “đẹp như vần hồng trên chốn cao xanh của Đức Chúa”. Nhưng cả câu là thế này: “người vợ hiền với cửa nhà ngăn nắp đẹp như vầng hồng trên chốn cao xanh của Đức Chúa”. Nét đẹp của người vợ hiền hết tình với chống con.

- Đó là nói về người mẹ, còn nói với người mẹ, bài đọc 2 trích thư thứ nhất của Thánh Phaolo gửi tín hữu Corinto chương 13, chỉ ra cho các bà mẹ về Đức Ái như con đường trọn hảo nhất và mời gọi quý bà bước theo.

II. MÔ-NI-CA DƯỚI ÁNH SÁNG LỜI CHÚA

Thánh Monica hiển hiện hình ảnh giống như những trang lời Chúa ấy. Monica là người phụ nữ đã sống hết tình với chồng con, trong cầu nguyện, hy sinh phục vụ và trong nước mắt. Chúng ta biết về Monica là do Augustino con của bà viết trong quyền “Tự thú” rất hay.

- Thánh Augustino kể về mẹ mình: “Mẹ tôi là một người đằm thắm, dịu dàng, bà là một người cầu nguyện và đạo đức thật sự. Bố tôi coi thường mẹ tôi và luôn chế giễu, chẳng bao giờ tỏ một tình cảm dịu dàng yêu thương nào với vợ mình. Thế nên ngay trong lúc ông nóng giận, ngay trong lúc ông muốn tỏ ra thái độ vũ phu lỗ mãng của một người đàn ông, thì ông…nhìn bà và ông sợ, hay nói cách khác ông sợ kính bà”. Người ta nói: “đức trọng thì quỷ thần kinh”. Vì đức trọng của Monica mà ông chồng không dám nặng tay hành động vũ phu trên Monica. Thật là một điều kì diệu.

- Augustino cũng kể về bà nội, tức mẹ chồng của Monica, khi thấy con trai bà chế giễu bà không nương tay, còn đỗ dầu vào lửa và nói những lời chì chiết. Monica ứng xử thế nào trong hoàn cảnh cay đắng này? Bà cư xử dịu dàng. Mỗi lần mẹ chồng nói điều gì không phải, Monica không bao giờ tỏ ra thái độ nghịch lại, mà luôn luôn dùng thái độ biết lắng nghe cách trang trọng. Bà để đấy rồi khi có dịp bà dùng hành dùng và ngôn ngữ của đức bác ái và ngôn ngữ của đức ái đó đã chạm đến trái tim của bà mẹ chồng. Lại là một điều đẹp kỳ diệu nữa. Đức trọng giờ là đức bác ái.

- Còn chính Augustino con bà thì sao? Khi Augustino lớn lên thì học tính của bố, thật là “cha nào con nấy”. Có lần Monica nói với Augustino: “nếu con không thay đổi tính nết mẹ sẽ đuổi con ra khỏi nhà”, và bà đã quyết định đuổi. Nhưng được cha linh hướng khuyên: “đứa con của nước mắt thì không bao giờ bị hư mất”. Monica đã nén lòng và rút lại quyết định. Sau này bà nói đó là một quyết định khôn ngoan. Ở đây là đức nhẫn nại chịu đựng.

- Augustino còn cố tình bỏ đi xa, thoát ra khỏi tầm tay của người mẹ mình, nhưng bà không vì vậy mà chịu thua.

- Chúa đến một lúc nào đó và cho thấy phần thưởng của mình. Người mẹ chồng sau khi thấy đứa con dâu để lại cho mình biết bao điều tích cực hơn tiêu cực, cuối cùng trước khi chết đã gọi người con dâu: “Monica, mẹ cám ơn con vì con đã đem lại cho mẹ niềm tin”. Và bà đã xin với Monica để được rửa tội trước khi chết.

- Chồng bà, trước khi lâm bạo bệnh, đã nhận ra tình yêu đằm thắm, dịu dàng, nhẫn nhục của vợ suối 17 năm trường, dù ông đã gây cho bà đau khổ và cả ô nhục, ông đã hối lỗi. Thế là trước khi chết ông đã xin được quay trở lại, và bà đã có mặt ở ngay bên giường bệnh để được thấy chồng mình trở thành công giáo.

- Đau khổ nhất là đứa con Augustino, đã 30 năm khóc cho con, nhưng là khóc cho niềm hy vọng cho ngày hôm nay, chứ không trong ngậm đắng nuốt cay của ngày hôm qua để giận hờn, thất vọng. Bà đã cộng tác với ơn Chúa để rong ruổi theo con sang tới Roma, đến tận Milan. Bà chạy theo đứa con của mình và cuối cùng bà chinh phục được Augustino. Augustino được rửa tội đêm vọng phục sinh năm 387, lúc khoảng 33 tuổi. Lúc bấy giờ bà đã 56 tuổi.

- Lâm trọng bệnh bà nói với Augustino: “Mẹ chẳng còn trông mong gì nữa trên đời này, trước đây lý do duy nhất khiến mẹ ước mong được nán lại một chút trong cuộc sống này là để thấy con trở thành một kitô hữu trong Hội Thánh trước khi mẹ nhắm mắt lìa đời. Thiên Chúa đã ban cho mẹ quá lòng mẹ mong ước. Mẹ còn thấy con đang khinh chê hạnh phúc trần gian mà làm tôi tớ phụng sự Người. Bây giờ mẹ ở đây làm gì nữa? Mẹ chỉ còn xin một điều là dù ở đâu, hãy nhớ đến mẹ trước bàn thờ Chúa”.

- Con đường đức mến trọn hảo trong bài đọc 2, như từng bước được thể hiện trong cuộc đời của người mẹ Monica đầy nước mắt này. Chúng ta đọc lại bài ca đức mến ở 4 nét cuối mang tính toàn thể: “Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13,7).

III. NGƯỜI MẸ -KHẢ NĂNG “HY VỌNG TẤT CẢ”

Năm nay chúng ta nhấn mạnh đến nét “hy vọng tất cả” trong câu chuyện cuộc đời của Monica mà chúng ta vừa theo dõi.

- Hy vọng tất cả là hy vọng cuộc đời người khác có thể thay đổi, hy vọng người khác một ngày nào đó bất ngờ tỏ ra vẽ đẹp hay tiềm năng chưa bao giờ thấy. Niềm hy vọng này đặt trên nền nhân đức hy vọng đối thần: hy vọng TC có thể hoàn toàn uốn thẳng những đường cong của người đó và rút ra điều tốt lành gì đó của sự dữ mà chúng ta phải chịu trong cuộc đời này.

- Ở đây niềm hy vọng đạt đến mức trọn hảo, vì nó vươn tới tận sự sống bên kia của sự chết. Con người yếu đuối đời này, trong cõi phục sinh được ánh sáng Chúa phục sinh biến đổi hoàn toàn. Mọi yếu đuối, bòng tối, bệnh tật của người ấy không còn tồn tại. Niềm hy vọng này cho phép chúng ta hôm nay, giữa những phiền muộn chồng chất của cuộc đời này, biết chiêm ngắm con người ấy bằng một cái nhìn siêu nhiên, trong ánh sáng của đức cậy, và trộng đợi sự viên mãn mà một ngày nào đó người ấy sẽ nhận được trong nước trời, dù hiện nay chưa thấy.

IV. KẾT

- Nét riêng của người mẹ là sinh con, bản năng tự nhiên của người mẹ là yêu thương chăm sóc con, và nét thiêng liêng cao cả thẳm sâu của người mẹ là hy sinh phục vụ, hao mòn và sẵn sàng hiến dâng mạng sống mình vì con.

- Nếu lời Chúa Giêsu: “cho thì có phúc hơn nhận”, thì lời này được kiểm chứng nơi các bà mẹ, đặc biệt nơi thánh Monica. Hạnh phúc của bà là chồng là con, bà đã hy sinh cả một đời cho chồng cho con, để rồi cuối cùng đạt đến và cảm nhận niềm hạnh phúc bất diệt nay khi còn ở dưới thế.

- Mong được như vậy cho các bà mẹ chúng ta.

 

Thứ hai: 1Ga 4,7-16; Mt 23, 8-12

Nhớ Thánh Au-gus-ti-nô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh

Suy niệm 1:

Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu lên án lối sống giả hình của các Kinh sư và Biệt phái. Qua đó Chúa mời gọi chúng ta hãy can đảm sống thành thật trước Chúa, mọi người và lương tâm của mình.

Tin mừng luôn cho biết: Chúa Giêsu rất yêu thương, cảm thông và sẵn sàng tha thứ cho những tội nhân biết khiêm tốn ăn năn sám hối. Nhưng Chúa Giêsu cũng rất cứng rắn lên án mạnh mẽ lối sống giả hình và kiêu căng của những kinh sư và biệt phái.

- Giả hình vì họ không dám sống thật với lòng mình. Họ nói mà không làm, hay nói một đàng làm một nẻo. Cuộc sống họ không thống nhất giữa cái “là” và cái “làm”, nên Chúa Giêsu cảnh tỉnh mọi người“những gì họ nói với các ngươi, các ngươi hãy làm và tuân giữ, nhưng đừng noi theo hành vi của họ; vì họ nói mà không làm”.

- Kiêu căng của họ được bộc lộ ra bởi nhiều hình thức khác nhau:

. Để chứng tỏ cho mọi người thấy họ là những người có học thức và am tường lề luật nên họ đã tùy tiện giải thích và đặt ra nhiều luật lệ theo ý riêng của mình, vô tình luật trở thành gánh nặng cho dân chúng.

. Để chứng tỏ cho mọi người thấy họ là những người đạo đức nên họ không ngần ngại bao bọc chung quanh cuộc sống của họ bằng nhiều hình thức đạo đức bên ngoài: “nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo”.

. Với mong muốn được mọi người trọng vọng, họ tự đặt mình vào vị trí cao nhất trong đám tiệc, cũng như ngồi vào ghế đầu trong hội đường. Nhất là rất thích thú khi được người ta bái chào ngoài đường phố và hãnh diện khi được thiên hạ gọi là thầy. Chính vì thế mà Chúa Giêsu không ngần ngại nhắc nhở họ hãy trở về đúng vị trí của mình và hãy ý thức sống khiêm tốn trước mặt Chúa. Bởi vì chỉ mình TC mới xứng danh là Thầy và là Cha mọi người.

* Có thể nói thời trai trẻ, thánh Augustino cũng đã từng chạy theo lối sống giả hình như những người Biệt phái và Kinh sư. Lối sống ấy được biểu hiện cách cụ thể qua việc tìm kiếm hư danh, tiền bạc và lạc thú với đầu óc đầy cao ngạo.

Chính vì lối sống ấy mà chàng trai Augustino đã gây ra biết bao lo lắng và đau khổ cho người mẹ, là thánh nữ Monica mà GH mừng nhớ hôm qua.

Kết quả của lối sống tự mãn, mưu tìm hư danh trần gian đã không làm cho tâm hồn Augustino an vui và thỏa mãn. Trái lại luôn khắc khoải và bất an. Nên khi được lời Chúa khơi sáng, dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần qua môi miệng thánh Ambrosio: "Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì nào được ích gì?" (Lc 9,25); cũng như nhờ vào sự cảm hóa bằng gương sáng và lời cầu nguyện không mệt mỏi của người mẹ, Augustino đã bị khuất phục và quyết tâm trở về với Chúa qua việc khiêm tốn cúi đầu đón nhận bí tích rửa tội.

Nếu trước đây ngài chỉ thao thức chạy theo danh lợi và lạc thú với mong muốn lấp đầy cái tôi kiêu hãnh của mình, thì nay ngài khiêm tốn khát khao được Chúa lấp đầy bởi ân sủng và tình thương của Người. Bởi ngài hiểu rằng Chúa mới là nguồn chân thiện mỹ và là hạnh phúc đích thật. Có Chúa thì cuộc đời mới có ý nghĩa và tâm hồn mới no thoả được bình an, như lời ngài đã bộc bạch trong quyển tự thuật: "Lạy Chúa, Chúa dựng nên chúng con cho Chúa, nên lòng chúng con khắc khoải cho đến khi nghỉ yên trong Chúa" (TT 1,I,1).

Vậy là sau 33 năm đi hoang, tìm kiếm địa vị, danh vọng, lạc thú...thì với ơn Chúa và lời cầu nguyện liên lỉ của người mẹ, ngài đã quyết tâm từ bỏ con người cũ để mặc lấy con người mới trong niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô. Chính từ giây phút đó ngài tìm thấy được giá trị đích thực của cuộc sống. Tâm hồn ngài mới chan chứa được niềm vui và bình an của Chúa.

Lịch sử ghi lại, ngài đã sống quảng đời còn lại trong niềm tin yêu Chúa và hết mình phục vụ GH. Ngài đã tận dụng hết tài năng, sự hiểu biết và trí thông minh Chúa ban góp phần tích cực vào việc củng cố cho nền triết học và thần học Kitô giáo thêm phong phú và vững Chắc trong sứ vụ mục tử Chúa trao.

Cuối cùng, ở tuổi 76, ngài đã được Chúa gọi về nhà Cha, nghỉ yên trọn vẹn trong vòng tay đầy yêu thương của Chúa, bên cạnh người mẹ thân yêu là thánh nữ Monica trong niềm hạnh phúc nước trời.

Dâng thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy ghi nhớ lời Chúa nhắc nhở: "Ai nhắc mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nhấc lên”. Xin Chúa cho chúng ta biết noi gương thánh Augustino, khiêm tốn tự hạ hầu nhận ra giới hạn và tội lỗi mình mà chân thành sám hối, đổi mới đời sống. Biết sáng suốt nhận ra chân giá trị đích thực và cùng đích của cuộc sống ở nơi TC để tin nhận và theo đuổi. Nhất là biết tận dụng thời gian và khả năng Chúa ban để tích cực góp phần bảo vệ và xây dựng GH Chúa thêm vững mạnh trong tinh thần khiêm tốn. Làm được như thế ta mới xứng đáng được gọi là kẻ lớn nhất trong nước trời.

 

Suy niệm 2:

Truyện vui:

Hai em học sinh tiểu học có được cây kem. Nhưng đứa nào cũng muốn ăn trọn cây kem đó, nên hai em đồng ý thi với nhau xem ai là người nói dối nhất sẽ được hưởng trọn vẹn cây kem.

Em thứ nhất lên tiếng trước: Nhà ba tôi có nuôi một con gà trống, nhưng lạ là ngày nào nó cũng đẻ ra một cái trứng. Đến nay nó đã đẻ ra cả rổ trứng. Dốc quá!

Em thứ hai cũng không vừa, nó nói: Còn nhà tôi có một con bò đực, nhưng ngày nào ba tôi cũng vắt ra cả lít sửa tươi. Quá dốc!

Thình lình có một thầy giáo đi qua nghe được câu chuyện nói dốc của hai em. Thầy nghiêm nét mặt, rồi sửa dạy: Hai em là học sinh, được thầy cô giáo dục không được nói dối. Vì nói dối là điều rất xấu. Các em còn nhỏ, phải nghe lời thầy cô tập nói thật và sống trung thực thì mới xứng đáng là con ngoan trò giỏi. Sau này các em mới trở nên công dân tốt và làm người hữu ích cho gia đình và xã hội được!

Nghe xong lời giáo huấn của thầy giáo, một em liền đề nghị với em kia: Thôi bạn đưa luôn cây kem này cho thầy giáo đi! …

Câu chuyện thâm thúy trên, phản ánh xã hội còn nhiều góc tối. Nhưng có lẽ góc tối lớn nhất là gian dối. Gian dối không chỉ có nơi những người nhỏ mà nguy hiểm chết người lại bắt nguồn từ những người lớn, nhất là những người mang trọng trách lãnh đạo và giáo dục cho thế hệ tương lai.

Ngày nay, hình như chân thành và sự thật không còn chỗ đứng. Những giá trị của cuộc sống như bị đảo lộn, khiến người ta không còn khả năng nhận ra tốt-xấu; đúng-sai, thật-giả nữa. Ánh sáng chân lý bị che mờ, còn bóng tối dối trá, lọc lừa lại lên ngôi. Lắm khi dư luận xã hội còn xem dối trá như là model của thời đại. Sống trong một xã hội như vậy thật là nhói lòng và bất an!

Tin mừng hôm nay cho biết: những Kinh sư và Pharisêu là những thành phần có thế giá và có vai trò lãnh đạo tinh thần quan trọng của người dân Do Thái thời Chúa Giêsu. Nhưng vì quá kiêu căng, họ đã rơi vào lối sống giả hình cách tinh vi bằng những hình thức khác nhau:

. Để chứng tỏ cho mọi người thấy, họ là những người có học thức và am tường Lề luật và Thánh kinh nên đã tùy tiện giải thích luật lệ theo hướng có lợi cho mình, nhằm bẻ cong chân lý để dẫn dắt dư luận đồng tình với họ mà hiểu sai lời Chúa dạy. Chính điều đó đã trở nên nguyên cớ ngăn cản người khác, nhất là những người mới theo đạo, đức tin còn yếu kém không còn nhận ra chân lý nên có nguy cơ sa vào hỏa ngục.

. Để chứng tỏ cho mọi người thấy là người đạo đức, nên họ đã bao bọc chung quanh cuộc sống mình bằng những việc đạo đức bên ngoài nhằm để bòn rút tiền bạc của những bà góa và người nghèo khổ. Vì thế mà Chúa Giêsu không ngần ngại lên án gắt gao lối sống giả hình của họ. Với mong muốn họ hãy trở về nẻo chính, đường ngay. Biết khiêm tốn chấp nhận sự thật về mình mà thống nhất đời sống theo ý muốn của Chúa.

Xin cho chúng ta biết can đảm sống và làm chứng cho sự thật, hầu xua tan bóng tối của bất công, gian dối, lộc lừa còn đang bao phủ nặng nề trong cuộc sống hôm nay. Xin Chúa cho chúng ta biết tránh xa thói sống giả hình của các Kinh sư và những người Pharisêu mà chân thành sống thật với chính mình với người và với Chúa, vì “sự thật sẽ giải thoát anh em.” (Ga 8,32).

 

 Suy niệm 3: ĐÓNG MỞ THIÊN ĐÀNG

“Chúc anh em được ân sủng và bình an!”.

Hải ly, động vật có vú, sống lưỡng cư, nghĩa là nửa nước nửa cạn. Nó có tài đắp đập, tạo những con đê kiên cố, khống chế mực nước. Nguyên liệu là cành cây và sỏi đá; chỗ có kẽ hở, hải ly dùng đuôi đập nát đất rồi trát kín. Những con đê này thường rất kiên cố, 5-6 người có thể đi qua mà không sập; đôi khi, những đập chắn của hải ly dài hơn cả 100 mét.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay không nói đến việc đóng mở các đập nước của loài hải ly, nhưng nói đến việc ‘đóng mở thiên đàng’ của bạn và tôi! Việc chúng ta ‘mở’ hay ‘đóng’ cửa thiên đàng, một phần, tuỳ thuộc việc ‘đóng’ hay ‘mở’ dòng chảy ân sủng và bình an của Chúa!

Khởi đầu thư Thessalonica hôm nay, Phaolô viết, “Chúc anh em được ân sủng và bình an!”; tiếp đến, ngài dâng lời tạ ơn về ‘những việc làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc vì lòng mến, và những gì kiên nhẫn chịu đựng’ của giáo đoàn này. Đó là một giáo đoàn đã ‘mở’ cho dòng chảy ân sủng của Chúa trào tràn không chỉ trên họ, nhưng trên cả các giáo đoàn non trẻ khác, vì “Chúa mến chuộng dân Người!” như lời Thánh Vịnh đáp ca.

Tương phản với các tín hữu Thessalonica tốt lành là những con người không mấy tốt lành trong Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu gọi họ là những kẻ ‘đóng cửa’ thiên đàng, khiến cho ân sủng và bình an của Thiên Chúa tắc nghẽn không chỉ với họ mà còn với những người khác. Thấy các vị lãnh đạo tôn giáo lúc bấy giờ như những con hải ly ngăn chận suối nguồn ân phúc, Chúa Giêsu buộc lòng lên tiếng, “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu đạo đức giả! Các người khoá cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Chính các người không vào, mà những kẻ muốn vào, các người cũng không để họ vào!”.

Tại sao Chúa Giêsu nặng lời đến thế? Ngài nặng lời, vì họ đang nhân danh Thiên Chúa mà lôi kéo người khác đi vào con đường lầm lạc; họ không nhận biết Ngài và chối nhận giáo huấn của Ngài! Những lời quở trách của Chúa Giêsu không hàm ý một sự tức giận hay ác ý vô cớ; đúng hơn, những lời này được nói ra với lòng thương xót và đợi chờ. Ngài hy vọng sự thật trần trụi này sẽ chìm sâu vào trong, khiến họ suy nghĩ và sẽ ăn năn; nhờ đó, ân sủng và bình an của Chúa có thể đổ xuống trên họ và qua họ, đổ xuống người khác.

Anh Chị em,

“Chúc anh em được ân sủng và bình an!”. Ước gì bạn và tôi không là những chú hải ly chuyên xây đập cản ngăn ân sủng của Chúa cho bản thân và cho anh chị em mình. Chúng ta hãy trở nên những máng thông ơn, những con người ‘mở’ thiên đàng cho mình và cho tha nhân; nói cách khác, bạn và tôi mở ra niềm vui, trao tặng hạnh phúc, cống hiến yêu thương. Không đâu và không ai khác mà chúng ta có thể kín múc sức mạnh thực sự ngoài Thánh Thể, Lời Chúa và các Bí tích. Đừng như những biệt phái, bạn và tôi hãy nhìn lại mình, thống hối và ăn năn hầu được biến đổi và đứng lên, trở thành một người tạo cảm hứng cho tha nhân, băng bó họ, nhất là những anh chị em dễ bị tổn thương nhất!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con trở nên máng thông ơn thánh, khí cụ bình an của Chúa. Đừng để con xây đập đắp tường mà vì đó, chính con và anh chị em con phải cằn cỗi, héo úa!”, Amen.

(Lm Minh Anh, Tgp. Huế)

 

Thứ ba: Mc 6, 17-29

Nhớ Thánh Gioan Tẩy Gỉa Bị Trảm Quyết

Người đời thường nói: “Hùm chết để da người chết để tiếng”, để nhằm khuyên dạy chúng ta hãy sống sao cho thật có ích. Tin mừng hôm nay thuật lại cái chết anh dũng của Gioan Tẩy Gỉa để minh chứng cho chân lý và bảo vệ luân thường đạo lý qua việc tố cáo tội ác của vua Hêrôđê.

Xin cho chúng ta cũng can đảm làm chứng cho chân lý và dám hy sinh tất cả để bảo vệ nền đạo đức luân thường theo gương thánh Gioan Tẩy Gỉa.

Cái chết anh dũng của Gioan Tẩy Gỉa được tin mừng trình thuật hôm nay, cho thấy lòng người còn nhiều góc tối:

- Góc tối của đam mê dục vọng.  Đắm chìm trong dục vọng, vua Hêrôđê đã xem thường đạo lý luân thường nên đã cướp đi người vợ của anh mình. Đắm chìm trong đam mê, nhà vua chỉ còn biết buông mình theo những thú vui thấp hèn trong những tiệc tùng náo nhiệt, đầy rượu và thịt.

- Góc tối của hận thù ghen ghét. Không chịu nổi lời nhắc nhở của Gioan Tẩy Gỉa trước hành động vô luân của mình, bà Hêrôdia đã căm thù Gioan Tẩy Gỉa đến tận xương tủy. Nên khi cơ hội đến, bà lập tức mách bảo con gái xin vua cha cái đầu Gioan Tẩy Giả thay cho nửa giang sơn.

- Góc tối của nhác đảm sợ hãi. “Vẫn biết Gioan Tẩy Gỉa là người công chính thánh thiện; vua che chở ông. Khi nghe Gioan nói, nhà vua rất phân vân nhưng lại cứ thích nghe. Nhưng rồi lại không can đảm làm theo tiếng lương tâm của mình”. Vì sợ tiếng nói lương tâm, sợ nghe những lời chân lý, sợ mất uy tín với lời hứa bồng bột trước bá quan văn võ trong lúc ngà ngà… nên nhà vua đã đi đến quyết định ngông cuồng là ra lệnh chém đầu Gioan Tẩy Gỉa.

- Góc tối của ngây ngô dại khờ. Salômê một cô con gái có tài và sắc nhưng lại không có đức. Cô đã dùng sắc đẹp và tài múa giỏi của mình thay vì phục vụ niềm vui và hạnh phúc cho đời, cho người; thì trái lại với sự ngây ngô dại khờ của mình, cô đã dùng những thứ ấy cho sự lợi dụng nhằm phục vụ cho nền văn hóa của sự chết.

Xin cho ánh sáng chân lý của Chúa chiếu giãi vào mọi ngõ ngách của lòng người, hầu xua tan những góc tối nguy hại đang còn ẩn nấp đâu đó nơi cỏi lòng con người hôm nay.

Xin cho chúng ta dám can đảm sống và làm chứng cho ánh chân lý như Gioan Tẩy Gỉa dầu phải hy sinh mạng sống, để bảo vệ cho đạo lý luân thường và làm chứng cho nền văn hóa tình thương.

 

Suy niệm 2: BÀI GIẢNG VỀ SỰ KHỔ ĐAU

“Miệng con sẽ tường thuật ơn cứu độ Ngài ban!”.

Billy Graham nói, “Một số người đáng thương nhất trên thế giới là những người, giữa nghịch cảnh, buông thả bản thân bằng cách đắm mình trong sự tủi thân và cay đắng; đồng thời, lại vui vẻ đổ lỗi cho Chúa về những vấn đề của họ!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Gioan Tẩy Giả không vui vẻ đổ lỗi cho Chúa về cuộc tử đạo của ngài! Cuộc trảm quyết của Gioan Giáo Hội kính nhớ hôm nay là một ‘bài giảng về sự khổ đau’ tiết lộ mầu nhiệm sự ác trong thế giới và ý muốn của Thiên Chúa khi Ngài để cho nó một đôi khi xảy ra.

Tại sao Thiên Chúa lại cho phép người ta chặt đầu Gioan, một con người vĩ đại? Chính Chúa Giêsu đã nói về sự vĩ đại này, “Trong tất cả con cái người nữ sinh ra, không ai cao trọng hơn Gioan”; vậy mà Ngài vẫn để Gioan chịu sự bất công lớn lao! Đúng thế, rõ ràng Thiên Chúa đã cho phép những người Ngài yêu thương chịu khổ đau rất nhiều trong suốt dòng lịch sử. Vấn đề này cho biết điều gì?

Trước hết, sự thật hiển nhiên là Chúa Cha đã để Chúa Con chịu nhiều đau khổ và bị sát hại một cách thảm khốc. Phải chăng điều này có nghĩa là Cha không yêu Con?

Không! Vậy nó có ý nghĩa gì? Thực tế, đau khổ không phải là dấu hiệu của sự ghét bỏ nơi Thiên Chúa! Nếu bạn đau khổ và không được đỡ nâng thì đó không phải là vì Chúa bỏ rơi bạn, không yêu bạn; ngược lại có lẽ đúng hơn! Ngài muốn bạn dùng sự đau khổ của mình để “tường thuật ơn cứu độ” của Ngài. Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc!

Trên thực tế, đau khổ của Gioan là bài tường thuật hùng hồn, bài giảng vĩ đại nhất mà Gioan có thể giảng. Đó là chứng từ của một tình yêu bền vững đối với Thiên Chúa và sự cam kết hết lòng của Gioan đối với ý muốn của Ngài. ‘Bài giảng về sự khổ đau’ của Gioan thật mạnh mẽ vì lẽ, Gioan chọn trung thành, bất chấp sự bách hại phải trải qua. Và, theo quan điểm của Thiên Chúa, lòng trung thành của Gioan có giá trị hơn vô cùng so với cuộc sống thể xác tiếp tục của Gioan hoặc những khổ đau mà Gioan có thể chịu.

- Bài đọc Giêrêmia hôm nay cho thấy sự quyết đoán tương tự nơi Thiên Chúa khi Ngài sai Giêrêmia đến với dân, “Hãy thắt lưng. Hãy trỗi dậy! Hãy nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho ngươi!”. Giêrêmia bị dân chống đối, thậm chí có lần, người ta định chôn sống ông. Thế nhưng, có Chúa ở cùng, Giêrêmia đã trung thành chu tất sứ vụ!

Anh Chị em,

“Miệng con sẽ tường thuật ơn cứu độ Ngài ban!”. Trong cuộc sống, trước những khổ đau bạn có thể tường thuật ơn cứu độ của Chúa? Hoặc không ít lần, gặp một thánh giá nào đó, bạn chỉ cầu xin Chúa cất nó đi. Vậy mà, thay vào đó, Chúa sẽ nói với chúng ta rằng, ân sủng của Ngài luôn đủ và Ngài muốn chúng ta dùng ‘bài giảng về sự khổ đau’ của mình để tường thuật ơn cứu độ của Ngài và chứng tỏ lòng trung thành đối với Ngài. Vì thế, câu trả lời của Chúa Cha dành cho Chúa Giêsu, dành cho Giêrêmia, dành cho Gioan và dành cho cả bạn và tôi là lời mời gọi mỗi người bước vào mầu nhiệm thập giá của chính mình trong cuộc sống với đức tin, niềm hy vọng và lòng trung thành.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con sẽ không vui vẻ đổ lỗi cho Chúa về thập giá của con; với ơn Chúa, con sẽ ôm lấy nó, biến nó thành Bí tích cứu độ chính con, cứu độ anh em con!”, Amen.

(Lm Minh Anh, Tgp. Huế)

* Suy niệm mùa thường niên: Mt 23, 23-26

Tiếp nối bài Tin mừng hôm qua, tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục lên án mạnh mẽ thói giả hình của những luật sĩ và biệt phái. Thói giả hình của họ được biểu hiện ra bên ngoài qua hai hành vi lầm lạc sau đây:

- Biến những điều phụ thành điều chính.

Sách Đệ nhị luật quy định: “Mỗi năm anh (em) phải trích một phần mười tất cả hoa lợi lấy từ những gì anh (em) gieo, những gì mọc lên ngoài đồng.  Anh (em) sẽ dùng trước nhan Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em), ở nơi Người chọn cho Danh Người ngự…để mọi ngày anh (em) học cho biết kính sợ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em) (Đnl 14, 22). Như vậy, nộp thuế thập phân và hoa màu ruộng đất là cách thức giúp người Do Thái nhớ rằng: ruộng đất họ có và hoa màu mà họ thu hoạch được là do ân ban của Thiên Chúa. Nhưng các Luật sĩ và Biệt phái lại quá ham mê tiền bạc nên họ đã thu vào hơn những gì theo sách luật quy định, từ đó đánh mất đi ý nghĩa tôn giáo của bổn phận nộp thuế. Họ ham tiền đến nổi đã đánh thuế luôn cả những luống rau thơm như :bạc hà, hồi hương và thì là”. Trong khi đó lại sao lãng “những điều quan trọng trong lề luật, là đức công bình, lòng nhân từ và lòng tin thì các ngươi lại bỏ qua; đáng lẽ phải làm những điều này và không bỏ các điều kia”. 

- Quan tâm đến hình thức mà quên đi tấm lòng.

Vì quá đề cao bản thân nên lúc nào cũng muốn mọi người xem mình là người đạo đức nên họ cố ý phô trương những việc làm nhỏ nhặt như quá bận tâm đến việc rửa sạch chén đĩa bên ngoài mà lại không lo thanh tẩy tâm địa gian tham và nhơ bẩn bên trong tâm hồn. Khiến cho Chúa Giêsu phải lên tiếng vạch trần tâm địa xấu xa của họ và không ngần ngại quở trách rất nặng lời “khốn cho các ngươi”; với hy vọng giúp họ nhận ra sai lầm mà sửa đổi.

Những lời quở trách của Chúa Giêsu dành cho những Luật sĩ và Biệt phái khi xưa, có lẽ cũng là những lời cảnh tỉnh chúng ta hôm nay.

Xin Chúa ban cho chúng ta ơn khôn ngoan để nhận ra những điều quan trọng trong đời sống. Từ đó can đảm từ bỏ những lợi lộc vật chất thấp hèn đi ngược lại với đức công bình, lòng nhân từ và trung tín với Chúa. Đồng thời cũng xin Chúa cho ta biết lo thanh tẩy tâm hồn khỏi những bợn nhơ của tính ích kỷ, lòng tham lam làm vẩn đục tâm hồn. 

 

Thứ tư: Mt 23, 27-32

Suy niệm 1: 

Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu cho ta biết đâu là yếu tố căn bản có giá trị thật sự trước mặt Chúa qua những việc chúng ta làm trong đời sống hàng ngày.

Vì quá chú tâm đến hình thức bên ngoài nên những người Biệt phái và Kinh sư cảm thấy khó chịu khi thấy các môn đệ CG không rửa tay trước khi dùng bữa. Cho nên họ đã tố cáo các môn đệ Chúa là đã “vi phạm truyền thống của tiền nhân”. Như vậy đã rõ, rửa tay chỉ là quy định truyền thống do cha ông họ đề ra, chứ không liên quan gì đến việc tôn thờ Thiên Chúa. Từ đó CG chỉ cho biết họ giữ luật vì luật chứ không phải vì lòng yêu mến Chúa nên Người đã dùng Kinh Thánh mà cảnh cáo họ: “Tiên tri Isaia nói rất đúng: dân này thờ Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta”. Rồi Người lên án họ: “Các ông là những kẻ đạo đức giả”.

Thật vậy, những người Biệt phái và Kinh sư chỉ tôn thờ Thiên Chúa bằng môi miệng chứ không phải bằng tấm lòng. Họ chỉ đọc kinh cho lâu giờ nhằm nuốt những tiền của các bà góa chứ không phải vì tình yêu. Họ quên đi động lực chính yếu của việc tuân giữ các lề luật hệ tại ở tấm lòng yêu mến phát xuất từ con tim.

CG cũng không ngần ngại chỉ ra những sai lầm của họ là: “các ông bỏ lề luật của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm”. Rồi nhắc nhở họ phải ưu tiên sống và dạy người khác sống theo luật Thiên Chúa chứ không được tùy tiện bỏ qua. Ấy thế mà họ vẫn ngang nhiên xem thường luật Chúa để thay vào đó luật phàm nhân, khi bảo: "Nếu ai nói với cha mẹ mình rằng: Những của tôi có thể giúp cha mẹ được là Corban rồi (nghĩa là của dâng cho Chúa), và các ngươi không để cho kẻ ấy giúp gì cho cha mẹ nữa. Như thế các ngươi huỷ bỏ lời Chúa bằng những tập tục truyền lại cho nhau. Và các ngươi còn làm nhiều điều khác giống như thế." (Mc 7,11-13).

Suy niệm và cầu nguyện với lời Chúa hôm nay như nhắc nhở chúng ta cần phải chấn chỉnh lại thái độ sống đạo của mình sao cho phù hợp với ý muốn của Chúa. Với mong muốn tất cả những hành vi thờ phượng Thiên Chúa của ta đều được phát xuất từ một tình yêu tinh tuyền, trong sáng. Vì yêu Chúa, ta đi lễ; vì yêu Chúa, ta siêng năng đọc kinh hôm kinh mai; vì yêu Chúa ta sẵn sàng từ bỏ những thói hư, tật xấu… Nói tóm lại, vì yêu Chúa nên ta tuân giữ những điều luật của Chúa và GH.

Trong tương quan với người khác cũng vậy, ta hãy đối xử với nhau bằng một tình yêu chân thành. Chính sức mạnh tình yêu chân thành sẽ thúc đẩy chúng ta biết phải làm gì tốt nhất cho anh em mình. Một khi chúng ta biết đặt tình yêu trong sáng, tinh tuyền vào các mối tương quan với Chúa, với người khác và công việc… thì chúng ta sẽ biết mình phải làm gì? và làm như thế nào để thống nhất đời sống. Nếu tất cả những hành vi của chúng ta đều được khởi đi từ tình yêu Chúa, thì mới được đẹp lòng Chúa và đem đến ích lợi thiết thực cho mọi người.

Xin Chúa đong đầy tình yêu nơi tâm hồn chúng con, để những hành vi thờ phượng Chúa và những việc làm bác ái với tha nhân của chúng ta đều phát xuất từ một tình yêu tinh tuyền và trong sáng. Nhờ đó, mới mang lại ơn ích thiêng liêng cho chúng ta.


Suy niệm 2:

Trong mỗi chúng ta đều có những góc khuất, khó ai nhìn thấy được. Từ đó mới có những người nói một đàng nhưng lại làm một nẻo không thống nhất được đời sống. Đó là trường hợp những người Pha-ri-sêu, mà tin mừng hôm nay Chúa Giê-su gọi họ là mồ mả tô vôi.

- Mồ mả tô vôi trông bên ngoài thì rất đẹp. Những người Pha-ri-sêu bên ngoài trông rất đẹp, bởi họ rất am hiểu về Lề Luật, nên được mọi người tôn lên là bậc thầy dậy dỗ dân chúng về Luật lệ. Nhìn vào đời sống của họ thì khỏi chê: rất đạo mạo, họ làm các việc đạo đức, ăn chay và cầu nguyện rất chuẩn mực. Nhưng nếu nhìn kỉ bên trong thì có sự tương phản đáng ghê tởm, đó là sự gian ác, lòng tham lam và gian dối.

- Họ được xem la mồ mả tô vôi, vì họ chú tâm đến việc lo xây mộ các tiên tri do cha ông họ đã giết chết. Nhìn bên ngoài đó là việc làm nhân nghĩa, nhưng lại che đậy lòng nham hiểm bên trong, bởi vì họ lại tiếp tục đi vào vết xe đỗ của cha ông họ là đã loại trừ và giết hại Chúa Giê-su, một vị tiên tri trổi vượt trên mọi tiên tri. Nên tội ác của họ nặng nề hơn tội của cha ông họ gấp bội. Đúng là tội nhân mà mặc lấy áo thánh nhân,

Thánh Phao-lô đã không chấp nhận lối sống hai mặt như mồ mả tô vôi ấy của những người Pha-ri-sêu. Nên trong bài đọc 1 hôm nay, Thánh nhân đã lên tiếng phê phán những ai mang danh là Ki-tô hữu mà lại sống vô kỷ luật không xứng với danh hiệu của mình. Ngài đã lên án những Kitô hữu ăn không ngồi rồi rằng: “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn”. Bản thân ngài luôn sống chân thực, không giả dối và hình thức. Ngài cũng không thích ngồi trên tòa cao mà ăn bám vào sức lao độn của người khác, nên “đêm ngày làm lụng khó nhọc vất vả, để khỏi trở nên gánh nặng cho người khác”, mặc dù ngài “có quyền hưởng sư giúp đỡ”, cũng như được sự trọng vọng của mọi người. Lời Chúa hôm nay như đang chấp vấn mỗi chúng ta. Hãy tự hỏi xem mình có thật sự sống trung thực trước mặt Chúa và tha nhân không? Và hiện giờ nơi mình có điều gì che giấu với Chúa và có sống thật lòng với anh em mình không?

Xin Chúa giúp chúng ta biết sống trung thực, có thì nói có, không thì nói không; thêm thắt là do sự dữ mà ra.” (Mt 5, 37). Và luôn ý được rằng Chúa là Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, chúng ta không thể lừa dối được Người. Vì thế tốt nhất là chúng ta hãy can đảm chấp nhận sự thật về mình đừng sống giả dối, vì chỉ có sự thật sẽ giải thoát chúng ta. (x. Ga 8,32). (St)

 

Thứ năm: Mt 24, 42-51

Để chuẩn bị cho ngày Chúa đến thật bất ngờ, Tin mừng nay ghi lại những lời cảnh tỉnh Chúa Giêsu và mời gọi chúng ta phải luôn thức tỉnh sẵn sàng như người quản lý trung tín và khôn ngoan.

- Trung tín: là trung thành và tin tưởng chủ mình. Lòng tin tưởng và trung thành phát xuất từ lòng yêu mến chân thật. Vì yêu mến chủ mình nên người quản lý không bao giờ chểnh mảng hay phản bội chủ mình. Nhưng luôn biết chuyên chăm làm việc bổn phận theo ý muốn của chủ mà không hề so đo tính toán.

- Khôn ngoan: là người biết phân biệt đúng-sai; tốt-xấu; lợi-hại; chóng qua-bền vững… người quản lý khôn ngoan là người luôn nhạy bén nhận ra đâu là thời điểm thuận lợi để đầu tư và phát triển của cải mà chủ trao phó để sinh lợi cho chủ cách tốt nhất.

Thiên Chúa tin tưởng đặt mỗi người chúng ta vào vai trò quản lý của Chúa bằng cách yêu thương trao ban cho chúng ta những của cải quý giá: gia đình, sức khỏe, thời gian, trí tuệ , của cải vật chất và nhiều đặc sủng khác… Chúa mong muốn chúng ta quản lý tốt những của cải quý giá ấy và nỗ lực sinh lợi ra nhiều cho bản thân, gia đình và xã hội.

Xin Chúa cho chúng ta biết quản lý thật tốt những của cải mà Chúa trao phó nhằm sinh lợi thật nhiều cho Chúa và giúp ích cho nhiều người; trở thành đầy tớ trung tín và khôn ngoan thật sự hầu xứng đáng được Chúa tin tưởng trao ban dồi dào ơn lành, nhất là kho tàng nước trời mai sau.


Suy niệm 2: DUN DỦI NHẸ NHÀNG CỦA ÂN SỦNG

“Hãy tỉnh thức!”.

“Cách tốt nhất để biến những giấc mơ của bạn thành hiện thực là thức dậy!”- JM Power.

Kính thưa Anh Chị em,

Và xem ra trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói, ‘Cách tốt nhất để biến những giấc mơ nên thánh của con thành hiện thực là tỉnh thức!’. Vì Ngài biết, chúng ta rất dễ buồn ngủ, xét về mặt thiêng liêng! Ý Chúa Giêsu là làm sao chúng ta luôn ý thức sự hiện diện của Ngài; nói khác đi, ý thức sự ‘dun dủi nhẹ nhàng của ân sủng’ Ngài!

Trước hết, lời khuyên này phải được hiểu như một ám chỉ đến việc một ngày nào đó bạn và tôi sẽ từ giã cuộc đời. Điều này sẽ xảy ra với bất kỳ ai, bất cứ lúc nào, bất ngờ và không báo trước. Vậy, hãy coi lời khuyên đầy nhiệt huyết của Chúa Giêsu là một cảnh báo yêu thương để luôn sẵn sàng gặp Ngài, hôm nay và ngày ra trước toà Chúa!

Dụ ngôn ‘Đầy tớ đợi chủ’ là lời mời gọi chúng ta ngày càng nhận thức vô số cách Chúa nói với bạn và tôi mỗi ngày. Mục tiêu của đời sống Kitô hữu là liên lỉ sống với Chúa. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải “cầu nguyện” suốt ngày. Đúng hơn, là hình thành một thói quen thiêng liêng là liên tục chú ý đến những ‘dun dủi nhẹ nhàng của ân sủng’ Chúa được ban cho chúng ta mỗi ngày và suốt cả cuộc đời.

Chúng ta có thể rơi vào bẫy khi nghĩ rằng, Chúa chỉ quan tâm đến những gì lớn lao. Nhưng sự thật là Ngài hiện diện rõ ràng nhất trong những chi tiết rất nhỏ của cuộc sống: một lời trao đổi ngắn ngủi với một thành viên trong gia đình, một nụ cười với đồng nghiệp, một cử chỉ ân cần với một người lạ, một lời cầu nguyện ngẫu hứng dành cho một người vô danh đang rất cần đến nó. Và điều này chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta liên tục tỉnh thức và chú ý đến những ‘dun dủi nhẹ nhàng của ân sủng’.

Trong thư Thessalônica hôm nay, Phaolô hẳn đã ý thức hoạt động của ân sủng này. Ngài tạ ơn Thiên Chúa vì niềm vui trong đức tin mà giáo đoàn non trẻ này mang lại cho ngài. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Xin cho đoàn con được no say tình Chúa, để ngày ngày được hớn hở vui ca!”.

Anh Chị em,

“Hãy tỉnh thức!”. Làm thế nào điều này được thực hiện? Nó được thực hiện bằng việc hình thành một thói quen thiêng liêng: ‘Đi cầu nguyện!’. Hãy bắt đầu bằng việc dành thời gian để ‘đi cầu nguyện’ mỗi ngày. Tất cả những gì chúng ta làm trong thời gian đó chỉ là cầu nguyện! Gạt bỏ mọi phiền nhiễu và bắt đầu cầu nguyện, suy niệm Thánh Kinh, tham dự Thánh Lễ, nói từ trái tim mình… Để từ đó, thời gian cầu nguyện này phải bắt đầu có ảnh hưởng trên chúng ta suốt ngày. Khi bị phân tâm, cứ dừng lại, tập trung hoàn toàn vào Chúa một lần nữa. Việc này được lặp đi lặp lại. Cầu nguyện phải trở thành một lối sống để Chúa hiện diện trong mọi việc. Khi điều này xảy ra, chúng ta hẳn đã “tỉnh thức” về mặt thiêng liêng và giấc mơ nên thánh sắp thành hiện thực vậy!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con biết thức dậy để thực hiện những giấc mơ; tỉnh thức để hiện thực giấc mơ nên thánh! Cứ dun dủi con bằng bàn tay ân sủng dịu dàng của Ngài!”, Amen.

(Minh Anh, Tgp. Huế)

 

Thứ sáu: Mt 25,1-13

Ngày thế giới cầu nguyện cho sự chăm sóc thiên nhiên

Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục nhắc nhở chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng trong thời gian chờ đợi ngày Chúa đến, để khi Chúa đến bất ngờ, ta mới có thể ra đón Người và theo Người vào vui hưởng niềm vui nước trời.

Hình ảnh 10 cô trinh nữ trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu nói đến trong bài tin mừng hôm nay ám chỉ tất cả mọi người kitô hữu chúng ta. Trong đó có những người khôn như năm cô khôn ngoan, nhưng rất có thể có những người khờ như năm cô khờ dại.

Hình ảnh chú rể tượng trưng cho Chúa Kitô.

Sự chậm trễ tượng trưng cho thời gian Chúa đến không biết lúc nào. Chúa có thể đến sớm hay chậm, đêm hay ngày đó là quyền của Chúa.

Đèn tượng trưng cho đức tin.

Dầu tượng trưng cho tình yêu.

Còn phòng cưới thì tượng trưng cho nước trởi.

Có lẽ khi nghe dụ ngôn quen thuộc này, ai trong chúng ta cũng mong muốn mình là người khôn ngoan chứ không ai muốn mình trở thành kẻ khờ dại. Nhưng làm thế nào để ta nên người khôn ngoan?

Xin thưa đó là biết sẵn sàng. Năm cô khôn ngoan là những người biết chuẩn bị sẵn sàng. Các cô không chỉ mang đèn mà mang theo chai dầu. Còn năm cô khờ dại thì không biết phòng xa. Các cô chỉ mang đèn mà không mang dầu theo. Nên trong thời gian chờ đợi chàng rể đến chậm, đèn các cô khờ dại đã hết dầu và tắt lịm. Giờ đã điểm, các cô khờ dại không thể cậy dựa vào ai được, nên các cô đành phải chấp nhận số phận bị loại bỏ bên ngoài, vì cửa phòng cưới đã đóng lại. Còn các cô khôn ngoan thì vui mừng cầm đèn sáng trong tay ra đón chàng rể và hân hoan bước vào phòng cưới trong hạnh phúc.

Thánh Phao-lô trong thư 1 Thét-xa-lô-ni-ca cho rằng chuẩn bị sẵn sàng chính là sống đẹp lòng Thiên Chúa, vì “ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh”. Ngài cắt nghĩa nên thánh là sống trong sạch, “xa lánh gian dâm… không buông theo đam mê dục vọng” 

Xin Chúa cho chúng ta hiểu rằng ngày Chúa đến rất bất ngờ, không ai biết trước được. Vậy xin Chúa gìn giữ tâm hồn chúng ta luôn trong sạch và đong đầy chất dầu tình yêu của Chúa vào trong tâm hồn chúng ta, nhờ đó mà ngọn đèn đức tin của chúng ta lúc nào cũng cháy sáng cho đến khi ngày Chúa đến.

* Nhân ngày Thế Giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo năm nay, ta hãy lắng nghe tóm tắc sứ điệp của ĐTC Phanxicô có chủ đề là “Hãy để Công lý và Hoà bình tuôn trào”, trích từ lời ngôn sứ A-mốt: “Ta chỉ muốn cho lẽ phải như nước tuôn trào, cho công lý như dòng suối không bao giờ cạn” (Am 5,24). Như là một lời mời gọi thế giới và chúng ta cần phải thi hành tích cực trong đời sống hàng ngày với tinh thần tỉnh thức và sẵn sàng trong khi chờ đợi ngày Chúa đến. Sứ điệp này bao gồm những ý chính sau:

1. Thiên Chúa muốn công lý ngự trị 

Theo Đức Thánh Cha, đây là điều Thiên Chúa mong ước. “Thiên Chúa muốn công lý ngự trị bởi vì nó cần thiết để chúng ta sống như là con cái Thiên Chúa được tạo dựng giống Người.” “Thiên Chúa muốn mọi người cố gắng trở nên công chính trong mọi hoàn cảnh, sống theo luật pháp của Người và nhờ đó giúp cuộc sống thăng hoa. Khi chúng ta ‘tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước hết’ (Mt 6,33), duy trì mối tương quan đúng đắn với Thiên Chúa, con người và thiên nhiên, thì công lý và hòa bình mới có thể tuôn trào như nguồn nước tinh khiết không bao giờ cạn, nuôi dưỡng nhân loại và muôn loài.”

2. Lòng tham của chủ nghĩa tiêu thụ, những trái tim ích kỷ

Nhưng ngày nay, Đức Thánh Cha lưu ý rằng những mối tương quan này không còn hài hoà. “Lòng tham của chủ nghĩa tiêu thụ, được thúc đẩy bởi những trái tim ích kỷ, đang phá vỡ vòng tuần hoàn nước của hành tinh. Việc đốt nhiên liệu hóa thạch không kiểm soát và phá rừng đang đẩy nhiệt độ lên cao hơn và dẫn đến hạn hán lớn. Tình trạng thiếu nước đáng báo động ngày càng ảnh hưởng đến cả các cộng đồng nhỏ ở nông thôn và các đô thị lớn...”

3. Biến đổi trái tim

Trước hết Đức Thánh Cha mời gọi biến đổi trái tim của chúng ta. Điều này cần thiết cho bất kỳ sự biến đổi nào khác xảy ra. Đó là sự “hoán cải sinh thái” mà Thánh Gioan Phaolô II đã khuyến khích chúng ta thực hiện: “đổi mới mối quan hệ của chúng ta với thụ tạo để chúng ta không còn coi nó như một đối tượng bị khai thác mà thay vào đó là trân trọng nó như một món quà thiêng liêng từ Đấng Tạo Hóa của chúng ta.”

4. Thay đổi lối sống

Thứ hai, chúng ta hãy thay đổi lối sống của chúng ta. Đức Thánh Cha mời gọi ăn năn về “những tội lỗi sinh thái” của chúng ta, là những tội lỗi gây hại cho thế giới tự nhiên và đồng loại của chúng ta. “Với sự trợ giúp của ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta hãy áp dụng lối sống bớt lãng phí và tiêu thụ không cần thiết, đặc biệt là ở những nơi quy trình sản xuất độc hại và không bền vững.”

5. Thay đổi các chính sách công

Cuối cùng, chúng ta phải thay đổi các chính sách công điều hành xã hội của chúng ta và định hình cuộc sống của những người trẻ tuổi hôm nay và mai sau. Đức Thánh Cha kêu gọi hội nghị thượng đỉnh COP28 tại Dubai từ 30/11 đến 12/12/2023 phải lắng nghe khoa học và thiết lập quá trình chuyển đổi nhanh chóng và công bằng để chấm dứt kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch. (CSR_2063_2023)

 

Suy niệm 2: ĐÈN TINH TUYỀN

“Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Dụ ngôn “Chàng rể giữa đêm khuya” của Tin Mừng hôm nay được thêu dệt chung quanh hình ảnh “mười trinh nữ” một cách cố ý! Phải chăng Lời Chúa muốn nhắc nhở bạn và tôi về ‘đèn tinh tuyền’ hay sự thanh khiết của thân xác vốn là một khía cạnh tối quan trọng của việc nên thánh và sống trọn lành nơi người môn đệ của Chúa Kitô?

‘Đèn tinh tuyền’ cháy sáng miêu tả ‘tình trạng ân sủng’, nơi mà ánh sáng Chúa Kitô luôn ngời sáng trong đời sống một Kitô hữu qua ngọn lửa của sự trong sạch và tự chủ. Bởi lẽ, một hành động vô đạo đức sẽ dập tắt toàn bộ ánh sáng! Thân xác bạn là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Không có Thánh Thần, bạn không thể xứng đáng vào dự tiệc cưới Chiên Con. Vậy liệu bạn và tôi đang sống theo xác thịt hay sống theo Thánh Thần. Sống theo xác thịt, theo Tin Mừng hôm nay, khác nào mang một cây đèn không dầu; đang khi sống theo Thánh Thần, bạn là ‘đèn tinh tuyền’ mà dầu luôn đầy bình.

Một sự trùng hợp như xếp đặt khi qua thư Thessalônica hôm nay, Phaolô khuyến khích chúng ta tránh xa sự vô luân, “Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh, tức là xa lánh gian dâm… chứ không buông theo đam mê dục vọng”. Mỗi người phải biết làm chủ cơ thể mình, “Thiên Chúa đã không kêu gọi chúng ta sống ô uế, nhưng sống thánh thiện”. Không có một công thức chung nào cho mọi tính khí. Một số người cần phải tránh hoàn toàn những mối quan hệ quyến rũ; số khác chỉ cần kiểm soát suy nghĩ của mình, tránh xem phim ảnh khiêu dâm; trong khi một số khác cần thận trọng với lời mình nói. Động lực làm chủ ham muốn tình dục có thể khác nhau một chút tuỳ theo từng người và từng gia đình, nhưng yêu cầu chung vẫn là phải tránh mọi hành vi ô uế, đặc biệt là làm tổn thương người lân cận do việc ngoại tình.

Sau một đêm giông bão, người ta tìm thấy một cây lớn gãy đổ, qua nhiều năm đã trở thành một người khổng lồ trang nghiêm, sừng sững trong một công viên. Chẳng còn lại gì ngoài một gốc vỡ vụn. Kiểm tra kỹ hơn cho thấy lõi của nó đã bị thối rữa vì hàng vạn con mối đã ăn mòn nó. Nó đã thối tận lõi! Sự yếu đuối của cái cây không do cơn bão bất ngờ gây ra; nó bắt đầu ngay khi con mối đầu tiên làm tổ trong vỏ của nó. Với Chúa Thánh Thần, bạn “hãy hết sức cẩn thận để bảo vệ sự trong sạch của mình!”.

Anh Chị em,

“Các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn!”, “Hãy hết sức cẩn thận để bảo vệ sự trong sạch của mình!”. “Bảo vệ sự trong sạch của mình” là dầu luôn đầy bình! Đó là cầu nguyện đủ; đủ thời gian yên tĩnh, học hỏi đầy đủ Lời Chúa, sùng kính các Bí tích, đặc biệt là Thánh Lễ, ít nhất 3 lần một tuần nếu có thể, và đi xưng tội ngay khi chúng ta mất ân sủng. Đây là thói quen đức hạnh của các “trinh nữ khôn ngoan” và đó là ý nghĩa của việc ‘tháo vát’ thiêng liêng. Đời sống đức tin đòi buộc chúng ta luôn ở trong ‘trạng thái ân sủng’ vì chúng ta không biết giờ chết của mình. Sự sẵn sàng thường xuyên của chúng ta đối với tiệc Thánh Thể ở đây, trên trái đất, là bảo đảm chắc chắn cho sự sẵn sàng đối với tiệc cưới Nước Thiên Chúa. Thomas Jefferson nói, “Cảnh giác vĩnh viễn là cái giá của tự do, là lời kêu gọi tối cao của trí tuệ!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, để ‘đèn con’ mãi tinh tuyền, ‘cây đời con’ mãi sừng sững, đừng để con vui mừng chào đón ‘con mối’ đầu tiên, dù nó dễ thương và xinh đẹp đến mấy!”, Amen.

(Lm Minh Anh, Tgp. Huế)


Thứ bảy: Mt 25, 14-30

Ngày quốc khánh. Cầu cho Tổ Quốc

Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu dùng dụ ngôn những nén bạc nhằm ý thức chúng ta tích cực sử dụng những ơn ban của Chúa sao cho hiệu quả.

Xin cho chúng ta đừng phí phạm những nén bạc do Chúa thương ban, nhưng luôn biết trân quý và cố gắng tận dụng những nén bạc ấy cách hiệu quả nhất, với mong muốn phục vụ lợi ích cho mình, tha nhân và cho nước trời.

Dụ ngôn những nén bạc mà Tin mừng thánh Mat-thêu hôm nay trình thuật có một vài chi tiết hơi khác với Tin mừng của thánh Lu-ca. Chúng ta cùng tìm hiểu về những khác biệt này và xem đâu là điểm nhấn mà Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta qua dụ ngôn này:

- Mat-thêu thì nói là “ông chủ” sắp phải đi xa nhưng không biết đi đâu làm gì. Còn Lu-ca thì nói “người quý tộc” cũng đi phương xa nhưng là để lãnh nhận vương quyền,

- Trong Mat-thêu thì ông chủ giao phó cho 3 tên đầy tớ: người 5 yến, người 2 yến và người 1 yến, tùy theo khả năng mỗi người. Còn Lu-ca thì cho biết nhà quý tộc phân phát cho 10 đầy tớ, số lượng là mười nén bạc (mỗi 1 người 1 nén).

- Mat-thêu thì cho biết sau khi ông chủ trở về ông chủ ban thưởng cho 2/3 đầy tớ tài giỏi và trung tín, phần thưởng là hưởng niềm vui của chủ.

- Còn trong Lu-ca thì sau khi nhà quý tộc được phong vương trở về trong tư cách là một vị vua thì ban thưởng cho 2/10 người đầy tớ tài giỏi và trung thành; phần thưởng là cầm quyền cai trị một số thành tương ứng với số nén bạc mà họ đã sinh lợi.

* Riêng về hình phạt cho những đầy tớ lười biếng và bất trung, thì cả 2 Tin mừng đều nói đến việc lấy lại và trao cho những đầy tớ tài giỏi và trung tín.

Nhưng Tin mừng Mat-thêu còn nhấn mạnh đến sự trừng trị tên đầy tớ vô dụng và quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài. Ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng.

Nhưng với Tin mừng Lu-ca thì lại nhấn mạnh đến hình phạt là giết chết cả những bọn thù địch, những người không muốn nhà quý tộc làm vua cai trị họ. Và với kết luận: “Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi".

* Khi so sánh những khác biệt trên, ta thấy rằng:

- Thiên Chúa có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Có khi là ông chủ, có khi là nhà quý tộc và có khi là vua...Nhưng điều đó không quan trọng, quan trọng là người yêu thương và tin tưởng trao ban cho ta tất cả gia sản quý giá của Người để chúng ta quản lý.

- Những gia sản quý giá ấy là những ân sủng: sự sống, làm người, con Chúa, thời giờ, sức khỏe, tài năng, trí tuệ, tiền của… Những ân sủng Chúa trao ban cho mỗi người chúng ta có thể khác, nhưng điều Chúa muốn là ta phải quý trọng ân ban đó mà cố gắng tận dụng với hết khả năng của mình để nhằm sinh lợi cho mình, cho tha nhân và cho nước Chúa.

- Cách đặc biệt là Chúa luôn tin tưởng mỗi người chúng ta nên Người để cho ta tự do sử dụng những ân sủng đó mà không cần giám sát, không ép buộc và làm thay ta.

- Bổn phận của chúng ta là phải biết trân quý những ân huệ Chúa ban, tích cực làm việc để sinh lợi thật nhiều cho Chúa. Bằng ngược lại, nếu chúng ta xem thường, lười biếng và bất trung thì chúng ta sẽ nhận lấy hậu quả tai hại trong ngày Chúa đến là bị quăng vào chỗ tối tăm và phải khóc lóc nghiến răng.

Với lời Chúa nhắc nhở hôm nay, chúng ta cũng nên dành ra chút ít phút để nhìn lại và kiểm điểm đời sống của mình trước Chúa. Xem mình có xử dụng tốt nhất những nén bạc do Chúa thương trao ban hay không; hay vì lười biếng mà chúng ta đã đem chôn giấu những nén bạc do Chúa tặng ban với lòng vô ơn bội nghĩa.

Xin Chúa tha thứ những thiếu sót của chúng ta vì lắm khi chễnh mãng không sử dụng tốt những nén bạc Chúa trao. Xin Chúa canh tân lại đời sống của mỗi người chúng ta cho phù hợp ý Chúa muốn, để như các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta cũng trở nên những đầy tớ trung tín và khôn ngoan trước mặt Chúa.


Suy niệm 2: NHÂN ĐÔI ÂN SỦNG

“Anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành!”.

H. Taylor nói, “Chúa đặt tôi ở đâu hay như thế nào, không quan trọng! Ngài cân nhắc điều đó hơn tôi. Với vị trí khó khăn, Ngài sẽ dẫn dắt tôi nhiều hơn. Công việc của tôi chưa bao giờ khó khăn đến thế; nhưng sức nặng và căng thẳng đều biến mất. Vì nguồn lực của Ngài là của tôi, Ngài là của tôi. Càng khó khăn, ân sủng càng gấp bội!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Dụ ngôn ‘Các yến bạc’ hôm nay cho thấy, “Càng khó khăn, ân sủng càng gấp bội!”, và không ai có thể đứng lâu trong đời sống thiêng liêng. Hoặc bạn nhận được nhiều hơn hoặc bạn mất đi những gì đã có. Hoặc bạn tiến về phía Chúa hoặc bạn thụt lùi. Và quan trọng hơn! Bất cứ ai cũng có thể, ít nữa, ‘nhân đôi ân sủng’ Ngài ban!

Dụ ngôn cho thấy cả hai tôi tớ đầu tiên đã làm lợi gấp đôi số vốn. Ngay cả từ quan điểm thế tục, điều đó vẫn rất ấn tượng; tỷ suất lợi nhuận như vậy là rất hiếm. Nguyên nhân không phải do tài năng của họ; đúng hơn, nhờ ơn Chúa! Về bản chất, tất cả quà tặng Chúa ban là nhằm tăng trưởng. Ân sủng Chúa luôn tuôn chảy dồi dào; ai cộng tác với ân sủng, ân sủng không chỉ nhân đôi nhưng còn phát triển theo cấp số nhân.

Vậy Chúa đã ban cho bạn những món quà nào vì vinh hiển Ngài và các linh hồn? Có quà tặng nào đã bị chôn vùi, ứ đọng hay tệ hơn, được sử dụng vào những mục đích trái nghịch với kế hoạch thiêng liêng Chúa dành cho bạn?

Một số món quà rõ ràng nhất là trí tuệ và ý chí; đây là những món quà được ban ở mức độ tự nhiên. Ngoài ra, bạn có thể có những tài năng vượt trội khác. Với những điều đó, Chúa thường ban dồi dào những ân tứ siêu nhiên khác khi bạn bắt đầu sử dụng những tài năng này.

Ví dụ, nếu bạn nỗ lực chia sẻ Lời Chúa cho người khác, Chúa sẽ cho bạn ơn yêu mến Lời, yêu mến việc cầu nguyện và yêu mến đào sâu những ân tứ siêu nhiên từ Thánh Kinh, từ kho tàng kiến thức và sự hiểu biết của các thánh, của các bậc tiền bối lỗi lạc. Từ đó, bạn sống Lời, trải nghiệm Lời; và chia sẻ Lời cũng như nói về Chúa và ý muốn của Ngài cho người khác trên cùng thế giới. Và càng chia sẻ, bạn càng mê say!

Bấy giờ, ân sủng ở bạn không chỉ nhân đôi, nhân ba… nhưng nhân theo cấp luỹ thừa!

Trong thư gửi giáo đoàn Thessalônica hôm nay, Phaolô nói, “Anh em hãy tiến tới nhiều hơn nữa… Ai lo việc nấy và lao động bằng chính bàn tay của mình!”. Đừng sống ‘văn hoá nhàn rỗi’, bạn hãy lao động, không chỉ bằng đôi tay, nhưng còn bằng khối óc, và cả trái tim! Bởi lẽ, ngày kia, bạn phải trả lẽ trước Chúa như các tôi tớ trả lẽ khi Chủ về. Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Chúa ngự đến xét xử muôn dân theo lẽ công bình!”.

Anh Chị em,

“Anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành!”. Bạn có hy vọng sẽ nghe được như thế? Nếu e rằng không, những món quà Chúa ban sẽ giảm dần. Nhưng nếu bạn tự tin sẽ nhận được lời ấy, bạn sẽ thấy những món quà của Chúa phát triển theo nhiều cách khác nhau. Hãy cố gắng hiểu những hồng ân bạn đã nhận lãnh và quyết tâm sử dụng chúng triệt để cho vinh quang Chúa và các linh hồn. Được như vậy, ngày kia, bạn sẽ không mấy ngạc nhiên khi nghe Chúa nói, “Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con trở nên một ‘cán bộ dân sự!’. Cho con luôn là một thợ giỏi trong vườn nho yêu thương gieo trồng Lời Chúa mà đến ma quỷ cũng phải sợ!”, Amen.

(Lm Minh Anh, Tgp. Huế)

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN-NĂM B Kn 1,13-15; 2,23-24; 2Cr 8,7.9.13-15; Mc 5,21-43 Suy niệm 1: ...