CHÚA
NHẬT VI PHỤC SINH B
Ga
15, 9 - 17
Dẫn
nhập:
Người đời thường
nói: “Yêu là khổ, không yêu thì lỗ, thà chịu khổ chứ không chịu lỗ”. Nhưng cái
khổ lớn nhất không phải là yêu mà là bị người mình yêu từ chối tình yêu. Đúng
vậy, yêu mà bị phản bội thì đau tê tái lòng!.
Chúa Giêsu đã yêu
thương chúng ta đến nỗi đã thí mạng mình vì chúng ta và mong muốn chúng ta đáp
lại tình yêu của Ngài. Nhưng nhân loại hình như đã hững hừ trước tình yêu của
Chúa. Vì thế Ngài tha thiết kêu mời chúng ta:“anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”, bằng cách tuân giữ giới
răn của Ngài. Khi ấy ta sẽ trở nên bạn hữu nghĩa thiết với Chúa Giêsu và cảm
nếm được niềm vui trọn vẹn.
Suy niệm:
Ông bà già nọ rất
yêu quý cháu nội đích tôn của mình. Một hôm hai ông bà ngồi bên nhau xem cháu
nội ngủ. Vì lẽ thương cháu quá, bà nội lên tiếng bảo:
- Ông thấy không,
hai con mắt nó khi ngủ giống tôi như đúc vậy!
- Ông nội gật gù
nói: À… thì giống, nhưng chỉ khi nó ngủ thôi, còn khi nó thức cặp mắt nó có
khác gì tôi đâu.
- Ngắm xem cháu
được một lúc, ông lại lên tiếng: Bà xem, khi nó ngủ cái miệng nó giống in hệt
tôi vậy đó!
- À thì lúc ngủ,
còn khi nó thức, ông trông cái miệng nó và miệng tôi có khác gì nào! Bà trả
lời.
- Ông nội gật đầu
bảo: Vậy tôi biết lý do tại sao nó lại nói chuyện và ăn hàng nhiều rồi…(vì cái
miệng giống bà mà.).
Mong ước lớn lao
của ông bà cha mẹ là làm sao con cái trở nên giống mình, ít nhất là ở hình thể
bên ngoài. Nhưng
sẽ là niềm vui và hạnh phúc lớn lao nếu con cái giống mình về cả tâm tính. “con
nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.
Giống như mong ước của ông bà nội đứa cháu đích tôn trên, khi yêu ai, ta
không chỉ muốn người ấy nên giống mình, mà ta còn muốn người ấy nên một với
mình. Chính vì quá yêu thương chúng ta, Chúa Giêsu cũng mong ước chúng ta được
trở nên một với Người. Nên Người tha thiết mời gọi:“anh em hãy ở lại trong
tình thương của Thầy”.
Nhưng làm thế nào để được “ở lại trong tình thương của Chúa”?
Chúa Giêsu cũng cho biết đó là: “anh
em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
“Yêu
như Thầy” là dám từ bỏ: Từ bỏ trời cao để xuống đất thấp. Từ bỏ địa vị làm Thiên Chúa để
xuống thế làm người. Từ bỏ giàu sang và vinh quang Thiên Chúa để mặc lấy
thân phận con người nghèo khổ và trên hết là từ bỏ ý riêng để vâng phục thánh ý
Chúa Cha, như lời thánh Phaolô nói: “Đức Giê-su Ki-tô, vốn dĩ là Thiên
Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm
nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng
lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-8)
“Yêu
như Thầy” là sẵn sàng chấp nhận: Chúa Giêsu đã chấp
nhận đồng thân, động phận và đồng tử với chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Người đã chấp nhận
sinh ra trong một gia đình nghèo, nơi hang lừa. Sống cuộc đời ẩn dật nơi làng
quê Nazareth, trong một gia đình của bác thợ mộc thanh bần (x.Mt 13,55; Mc 6,3;
Lc 2,7); chấp nhận chịu đói, chịu khát trong suốt ba năm bôn ba rảo
khắp các nẻo đường Palestin để rao giảng Tin mừng, làm phép lạ để cứu chữa
những ai bệnh tật, đau khổ. Chấp nhận đi vào con đường thương khó và sẵn sàng
đón nhận cái chết đau đớn trên thập giá theo cách thức rất nghèo một cách tự nguyện,
để chu toàn kế hoạch cứu độ của Chúa Cha.
“Yêu
như Thầy” là khiêm tốn phục vụ: “Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã
yêu thương họ đến cùng. Sau bữa ăn tối, ma quỷ gieo vào lòng Giuđa Iscariôt,
con Simon, ý định nộp Người. Người biết rằng Chúa Cha đã trao phó mọi sự trong
tay mình, và vì Người bởi Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Người
chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân
cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. (Ga 13, 1-5).
Thật vậy, vì quá yêu thương các môn đệ nên Người đã khiêm tốn hạ mình xuống phục
vụ các ông. Người tự đổ nước vào chậu, cúi mình xuống rửa chân và lấy thắt lưng
mà lau.
“Yêu như Thầy” là sẵn sàng hy sinh: Đỉnh cao của tình yêu chính là hy
sinh mạng sống mình cho người mình yêu:“Không có tình thương nào cao cả
hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Vì tội của Ađam
mà cả thế gian đều phải chịu sự chết. "
Như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết,
thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm
tội" (Rm 5,12). Nhưng “chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập
giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Nhờ Người
mang những vết thương của anh em mà anh em đã được chữa lành” (1Pr 2,24). Yêu
như Thầy không chỉ là hy sinh chết thay cho bạn hữu, mà hơn thế nữa là dâng
hiến bẻ Thân Mình ra làm của ăn “Này là
mình Thầy sẽ bị nập vì các con” và đổ Máu mình ra làm thức uống “này là Máu Thầy sẽ đổ ra cho các con và nhiều
người được tha tội”, nuôi dưỡng cho chúng ta có được sự sống dồi dào.
Kinh nghiệm cho
thấy: khi tôi yêu mến ai thì bất cứ việc to, việc nhỏ, việc nặng, việc nhẹ ... người
ấy muốn là tôi sẵn sàng làm; có khi người ấy chưa muốn, tôi cũng làm, miễn sao
đẹp lòng người mình yêu. Chúa Giêsu không chỉ muốn mà Người còn tha thiết mời gọi
chúng ta: “hãy yêu thương nhau như Thầy
đã yêu thương”.
Xin cho chúng ta
biết thể hiện lòng yêu mến Chúa qua việc thi ý muốn của Người; đó là yêu thương
nhau bằng một tình yêu: từ bỏ, chấp nhận, trao ban, phục vụ và hy sinh hiến
mình cho tha nhân, nhất là những người thân yêu trong gia đình như Chúa đã yêu.
Nhờ đó ta mới được
ở lại trong tình thương của Chúa và diễm phúc được trở nên bạn hữu với Người. Amen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét