NGHI THỨC KHAI MẠC
ĐIỂM SINH HOẠT TÔN GIÁO TẬP TRUNG
RẠCH CHÓC-TÂN ĐỊNH-TUÂN TỨC
Kính
thưa quý cha và cộng đoàn, trước khi bắt đầu lễ khai mạc điểm tôn giáo tập
trung Rạch Chóc-Tân Định hôm nay, cho phép con được thay lời cho bà con tại
Giáo điểm này nói lời hân hoan chào đón quý cha và toàn thể quý khách. Hiện
diện trong ngày hôm nay, chúng con xin chào đón cha:
Cha
Matthêu Trần Văn Liên, phó quản hạt Sóc Trăng và là chủ tịch ủy ban đoàn kết
tỉnh Sóc Trăng.
Cha
Matthêu Nguyễn Văn Cảnh, trưởng ban loan báo tin mừng Hạt Sóc Trăng.
Chúng
tôi cũng rất vui mừng được chào đón quý vị chính quyền huyện Thạnh Trị, quý vị
chính quyền của 3 xã: Tuân Tức, Lâm Tân, Thạnh Tân, cùng toàn thể quý ông bà và
anh chị em có mặt hôm nay.
*
Sau đây, con xin phép được thông qua chương trình lễ khai mạc điểm sinh hoạt
tôn giáo tập trung. Chương trình hôm nay gồm có 3 phần:
1.
Cha sở sẽ cử hành nghi thức làm phép thánh hóa ngôi nhà sinh hoạt, ban bí tích
Rửa Tội và Hôn Phối cho một số anh chị em.
2.
Cha phó Quản hạt sẽ chủ sự thánh lễ tạ ơn khai mạc giáo điểm.
3.
Sau thánh lễ là tiệc mừng.
Giờ
đây chúng con xin kính mời cộng đoàn hiệp ý với cha sở chúng con cử hành nghi
thức làm phép nhà mới và tham dự nghi thức Rửa Tội và Hôn Phối.
A. NGHI
THỨC LÀM PHÉP NHÀ
CĐ:
Làm Dấu Thánh Gía-Hát kinh CTT.
Đọc
Kinh: TIN-CẬY -MẾN- SẤP MÌNH…
Hát:
Hân hoan lời tụng ca…
CS:
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
CĐ:
Amen.
CS:
Trọng kính quý cha, quý vị chính quyền và toàn thể quý ông bà và anh chị em,
Thật
là một niềm vui và hạnh phúc cho Họ đạo Sakeo chúng con, hôm nay được chào đón
quý cha, quý vị chính quyền và quý khách đã không ngại hy sinh đến đây để chia
sẻ niềm vui và hiệp dâng thánh lễ tạ ơn khai mạc giáo điểm Rạch Chóc-Tân Định
hôm nay. Thay lời cho bà con cộng đoàn nơi đây, con xin chân thành cám ơn.
Kính
thưa quý cha và quý vị, sau khi được sự cho phép của Đức Cha Giáo Phận Cần Thơ
và được sự chấp thuận của chính quyền xã Tuân Tức. Chúng con đã gấp rút xây
dựng căn nhà đơn sơ này để làm nơi dâng thánh lễ và học hỏi giáo lý vào mỗi
ngày Chúa nhật. Từ nay bà con giáo dân ở đây không phải đi đến Nhà Thờ Sakeo xa
xuôi để tham dự thánh lễ và học hỏi lời Chúa như trước đây nữa. Đây là tình
thương lớn lao mà Thiên Chúa dành cho bà con công giáo nơi này. Chúng con xin
hết lòng cảm tạ hồng ân TC và tri ân hết mọi người đã cầu nguyện và quan tâm
giúp đỡ chúng con.
Giờ
đây, trước khi dâng thánh lễ tạ ơn, con xin kính mời quý cha và quý vị hiệp ý
với con cử hành nghi thức làm phép nhà mới, trao ban bí tích rửa tội và hợp
thức hóa hôn phối cho một số đôi vợ chồng.
CS: Bình
an cho nhà này và mọi người trong nhà.
CĐ: Amen
CS: Anh
chị em thân mến, chúng ta hãy sốt sắng dâng lời nguyện lên Chúa Giêsu, Đấng đã
sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria và ở cùng chúng ta. Xin Người đoái thương
đến ở trong nhà này và hiện diện chúc phúc cho nhà này, xin Người ở đây với anh
chị em, nuôi dưỡng tình bác ái và chia vui sẻ buồn với anh chị em. Còn anh chị
em, hãy theo lời dạy và gương lành của Chúa Kitô: hãy làm cho nhà này thành nơi
chan chứa tình bác ái, để từ đây hương thơm tốt lành của Chúa Kitô được lan toả
khắp nơi
CS: Đọc
Tin mừng: Lc 24,28-31
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca,
Khi
ấy Chúa Giêsu cùng với hai môn đệ trên đường đi Emmaus, đến gần làng các ông
định tới, Người làm như muốn đi xa hơn, nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng:"Mời
ông ở lại với chúng tôi vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn". Người liền
vào với các ông. Đang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời
chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Đó là
Lời Chúa.
(Chủ
sự có thể giảng vắn tắt đôi lời, kế
đó ngài đọc lời cầu sau đây:)
Anh
chị em thân mến, chúng ta hãy vui mừng cảm tạ Con Thiên Chúa, là Chúa trời đất,
Đấng đã trở nên xác phàm ở giữa nhân loại, và trong tâm tình tạ ơn, chúng ta
đồng thanh tôn vinh:
Mọi
người lặp lại sau mỗi lời cầu: Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con.
-
Chúa Giêsu đã thánh hoá gia đình Nazareth khi ở với Mẹ Maria và thánh Giuse.
Chúng ta cầu xin Chúa thương ngự đến trong nhà này như là Thượng khách và là
Chúa của chúng ta.
-
Nơi Chúa Kitô tất cả được xây dựng thành Đền Thánh. Chúng ta cầu xin Chúa
cho mọi người trong nhà này biết kiến tạo đời sống, để trở nên Đền
thờ Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần.
-
Chúa đã dạy chúng ta phải xây nhà trên nền đá vững chắc. Chúng ta cầu xin Chúa
cho mọi người trong nhà này biết xây dựng đời sống trên Lời Chúa, và
biết phục vụ nhau trong tình bác ái chân thành.
-
Chúa đã không có nơi gối đầu và đã chấp nhận việc đón rước của các bạn hữu.
Chúng ta cầu xin Chúa cho những ai đang không nơi nương tựa, tìm được nơi chúng
ta sự trợ giúp tận tình, để họ có được nơi ở xứng đáng.
(Kế
đó Chủ sự mời gọi Mọi người đọc Kinh
Lạy Cha, sau đó ngài đọc lời nguyện làm phép nhà như sau:)
Chủ
sự dang tay đọc:
Lạy
Chúa Giêsu, xin đoái thương lắng nghe các tôi tớ Chúa là những người đang nài
xin Chúa ban phép lành cho ngôi nhà này. Để khi ở trong nhà này, họ cảm thấy
Chúa là nơi nương tựa; khi đi xa nhà này, họ vui mừng có Chúa là bạn đồng hành;
và khi trở về nhà này, họ được Chúa hiện diện luôn mãi, cho đến ngày họ được hạnh
phúc viên mãn trong nhà Cha nơi Chúa đã dọn sẵn cho họ. Chúa là Đấng hằng sống
và hiển trị đời đời.
Mọi
người: Amen
* Làm
phép tượng ảnh (nếu có).
Chủ
sự: Ơn phù trợ chúng con ở nơi danh
Chúa.
Mọi
người: Là Đấng tạo thành trời đất.
Chủ
sự dang tay đọc: Chúng
ta hãy cầu nguyện. Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa không chê bác việc
tạc vẽ tượng ảnh các thánh, để mỗi lần con mắt thề xác chiêm ngưỡng ảnh tượng
đó, chúng con cũng dùng con mắt ký ức để suy niệm các hành vi và đời sống thánh
thiện của các Ngài mà bắt chước. Chúng con nài xin Chúa làm phép + và thánh hoá
+ tượng ảnh này để tôn kính và tưởng niệm đến: (chọn các câu phù hợp sau
đây khi làm phép tượng ảnh nào ?)
-
Con Một Chúa là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con,
-
Đức Trinh nữ Maria, Mẹ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con,
-
Thánh (tên vị thánh mà tượng ảnh gợi đến).
Xin
Chúa đoái thương, để ai siêng năng tôn kính (Con Một Chúa, Đức Maria,
Thánh....) trước tượng ảnh này, thì nhờ công nghiệp và sự che chở của
Người, được Chúa ban ơn thánh ở đời này và vinh hiến vĩnh cửu đời sau. Nhờ Đức
Kitô, Chúa chúng con.
(Đọc
lời nguyện xong, Chủ sự rảy nước thánh lên những người tham dự. Chủ
nhà dẫn Chủ sự đi rảy nước thánh khắp nhà. Đang lúc đó có thể hát một bài
thánh ca về sự hiện diện của Chúa).
CĐ
Hát: Tán Tụng
Hồng Ân
Xin
dâng lời cảm tạ Hồng ân Thiên Chúa bao la. Xin dâng lời cảm mến hòa theo tiếng
hát dâng lên. Đôi bàn tay Chúa nâng đỡ con. Xin dâng lời cảm tạ. Cho đời con
vững một niềm tin. Xin dâng lời cảm mến. Đôi bàn tay Chúa dẫn con đi. Xin dâng
lời cảm tạ. Tay hồng ân Chúa đưa con về. Xin dâng lời cảm mến. Chúa cho con
trời mới đất mới đường đời con đổi mới. Con sẽ ca ngợi lòng thương xót Chúa đến
muôn muôn đời.
TK1.
Đời đời Người đã thương con. Đời đời Người vẫn thương con. Thương con như gà mẹ
ủ ấp con dưới cánh. Chúa thương yêu ấp ủ con đêm ngày.
TK2.
Nhiệm mầu tình Chúa cao siêu. Loài người được Chúa nâng niu. Nâng niu tựa con
ngươi trong mắt Chúa. Chúa nâng niu gìn giữ luôn đêm ngày.
(Rảỵ
nước thánh xong, Chủ sự kết thúc như sau:)
CS: Nguyện xin bình an của Chúa Kitô cư ngụ trong
lòng anh em và nguyện cho Lời của Người ở lại luôn mãi trong chúng ta, để khi
làm mọi việc chúng ta đều làm cho sáng danh Chúa. CĐ: Amen
(Sau
cùng Mọi người có thể hát một bài ca kết thúc.)
Hát:
Xin Vâng
1.
Mẹ ơi ! Ðời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy con
hai tiếng xin vâng. Mẹ ơi ! Ðường đi trăm ngàn nguy khó, hiểm nguy dâng tràn
đây dó. Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.
ÐK:
Xin vâng. Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Hôm qua hôm nay và ngày mai xin vâng.
Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Hôm nay tương lai và suốt đời.
2.
Mẹ ơi! Ðời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy con
hai tiếng xin Vâng. Mẹ ơi! Ðường đi phủ đầy bóng tối, bẫy chông giăng tràn muôn
lối. Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.
B. CỬ
HÀNH BÍ TÍCH RỬA TỘI
I.
Nghi thức tiếp nhận.
-
Chủ Tế: ACE xin gì cùng Hội Thánh Chúa ?
+
Người dự tòng: Thưa
con xin đức tin.
-
Chủ Tế: Ðức tin sinh ơn ích gì cho ACE ?
+
Người dự tòng: Thưa đức
tin đem lại cho con sự sống đời đời.
-
Chủ Tế: Sự sống
đời đời là ACE nhận biết Thiên Chúa thật và Ðấng Người sai đến là Ðức Giêsu
Kitô. Vì chưng Ðức Kitô đã sống lại từ cõi chết, đã được Thiên Chúa đặt làm
nguồn mạch sự sống và Chúa tể mọi loài hữu hình và vô hình. Sự sống ấy ACE hôm
nay đã không xin cùng với Bí tích Rửa tội, nếu ACE đã không biết Ðức Kitô và
không muốn trở nên môn đệ của Người. Vậy trước đây ACE đã nghe lời Người, đã
muốn tuân giữ giới răn Người, đã sống trong tình huynh đệ và cầu nguyện chưa ?
Ðể trở thành người Kitô hữu, ACE đã làm tất cả những điều ấy chưa ?
+
Người dự tòng: Thưa
con đã làm.
- Chủ
Tế: (hướng về người đỡ đầu) Còn ACE nhận đỡ đầu cho thỉnh nhân này,
trước mặt Thiên Chúa, ACE xét người này hôm nay có xứng đáng được chấp nhận cho
lãnh các Bí tích gia nhập Kitô giáo hay không ?
+
Người đỡ đầu: Con tin
chắc người này xứng đáng.
-
Chủ Tế: ACE đã làm
chứng cho thỉnh nhân này, ACE có sẵn sàng dùng lời nói và gương sáng tiếp tục
giúp đỡ người này phụng sự Ðức Kitô không?
+
Người đỡ đầu: Thưa con
sẵn sàng.
-
Chủ Tế: Lạy Cha nhân từ, chúng con cảm tạ
Chúa thay cho tôi tớ Chúa đây đã đi tìm kiếm Chúa và được Chúa kêu mời bằng
nhiều cách, hôm nay trước mặt Hội Thánh, người này đã đáp lại tiếng Chúa gọi.
Vậy giờ đây, xin Chúa đoái thương ban cho người này được hân hoan thấy Chúa
hoàn tất ý định yêu thương của Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng
con.
+
Mọi người: Amen.
-
Chủ Tế: Xin mời ACE cùng với chúng tôi tham
dự bàn tiệc Lời Chúa.
II.
Phụng Vụ Lời Chúa
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu: Mt 28, 18-20.
Khi
ấy Chúa Giêsu tiến lại nói với các môn đệ rằng: "Mọi quyền hành trên trời dưới
đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm Phép Rửa
cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy
đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận
thế". Ðó là lời Chúa.
Mọi
người: Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa.
(Giảng
vắn tắt)
III.
Nghi lễ cầu xin và thống hối (CĐ
đứng).
-
Chủ Tế: Chúng ta hãy cầu nguyện cho người
anh (chị) em yêu quí đang xin lãnh nhận các Bí tích của Chúa Kitô, và cũng cầu
cho tất cả chúng ta là những người tội lỗi, để khi tiến đến gần Chúa Kitô với
tâm hồn tin tưởng và thống hối, chúng ta được luôn luôn tiến bước trong đời
sống mới.
Xướng
1: Chúng ta hãy cầu xin Chúa đoái thương khơi lại và đốt lên trong tất cả chúng
ta tâm tình thống hối chân thật.
Ðáp:
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Xướng
2: Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho tôi tớ Chúa đây được Chúa Thánh Thần thanh
tẩy, và nhờ người dẫn dắt, được hướng tới sự thánh thiện vẹn toàn.
Ðáp:
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Xướng
3: Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho tôi tớ Chúa đây nhờ Bí Tích Rửa Tội, được mai
táng với Chúa Kitô, được chết cho tội lỗi và luôn luôn sống cho Thiên Chúa.
Ðáp:
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Xướng
4: Chúng ta hãy cầu xin cho toàn thể thế giới, sau khi đã được Chúa Cha trao
phó Con yêu quí của Người làm Ðấng Cứu Chuộc, biết tin tưởng vào tình yêu của
Người và biết trở về với tình yêu ấy.
Ðáp:
Xin Chúa nhậm lời chúng con. (CĐ
ngồi).
IV.
Lời nguyện trừ tà và Xức dầu Dự tòng
Chủ
Tế: Lạy Thiên Chúa toàn năng, Chúa đã sai Con Một Chúa đến giải thoát con người
khỏi nô lệ tội lỗi và cho sống trong tự do của con cái Chúa, chúng con khiêm
tốn nài xin Chúa cho tôi tớ Chúa đây, khi đã nghiệm thấy những quyến rũ của
trần gian và mưu mô ma quỉ cám dỗ, biết nhận mình là kẻ tội lỗi trước mặt Chúa.
Nhờ cuộc khổ nạn và phục sinh của Con Chúa, xin Chúa cứu người này khỏi quyền
lực tối tăm, và xin luôn luôn giữ gìn tôi tớ Chúa trên đường đời. Chúng con cầu
xin nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Mọi
người: Amen.
Chủ
Tế: Xin Chúa Kitô là Ðấng Cứu Thế ban sức mạnh của Người cho ACE. Ðể chỉ ơn ấy,
tôi xức dầu cứu rỗi cho ACE, trong cùng một Ðức Kitô, Chúa chúng ta, Ðấng hằng
sống hằng trị muôn đời.
Mọi
người: Amen.
Chủ
Tế xức dầu dự tòng O.S. trên ngực hoặc trên hai bàn tay của người dự tòng.
Chủ
Tế liền thinh lặng đặt tay trên người dự tòng.
V.
Nghi thức Rửa tội
1.
Lời khuyên nhủ của Chủ Tế.
Anh
chị em thân mến, chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa Cha toàn năng thương đến tôi
tớ Chúa đây đang xin lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Chính Người đã kêu gọi và dẫn
đưa tới giờ này, thì xin Người ban cho ánh sáng và sức mạnh, để ACE nhiệt tâm
gắn bó với Chúa Kitô và tuyên xưng đức tin của Hội Thánh. Cũng xin Chúa Thánh
Thần đến đổi mới ACE. Chúa Thánh Thần là Ðấng mà chúng ta sẽ thành khẩn nài xin
xuống trên nước này.
2.
Thánh hoá nước
Chủ
Tế: (chạm tay vào nước) Lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa cho sức mạnh Chúa
Thánh Thần, nhờ Con Chúa, xuống trên nước này, để khi mọi người nhờ Bí tích Rửa
tội, đã được an táng cùng Chúa Kitô hầu chết cho tội, thì cũng được phục sinh
với Người trong sự sống. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
3.
Từ bỏ tà thần (mời
CĐ đứng)
Chủ
Tế: Ðể sống trong tự do của con cái Thiên Chúa, ACE có từ bỏ tội lỗi không ?
Mọi
người: Thưa từ bỏ.
Chủ
Tế: Ðể khỏi làm nô lệ tội lỗi, ACE có từ bỏ những quyến rũ bất chính không ?
Mọi
người: Thưa từ bỏ.
Chủ
Tế: ACE có từ bỏ ma quỉ là kẻ gây ra và cầm đầu tội lỗi không ?
Mọi
người: Thưa từ bỏ.
4.
Tuyên xưng đức tin
Chủ
Tế: ACE có tin kính Thiên Chúa là Cha toàn năng, Ðấng tạo thành trời đất không
?
Mọi
người: Thưa tin.
Chủ
Tế: ACE có tin kính Ðức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Chúa chúng ta, sinh bởi
Ðức Trinh Nữ Maria, đã chịu khổ hình và mai táng, đã sống lại từ cõi chết và
đang ngự bên hữu Ðức Chúa Cha không ?
Mọi
người: Thưa tin.
Chủ
Tế: ACE có tin kính Ðức Chúa Thánh Thần, tin Hội Thánh Công Giáo, tin các Thánh
thông công, tin phép tha tội, tin xác loài người sống lại và sự sống vĩnh cửu
không ?
Mọi
người: Thưa tin. (Mời CĐ ngồi)
5.
Nghi thức Rửa tội
(Người
dự tòng nghiêng đầu phía bên trái. Người đỡ đầu đặt tay phải trên vai người dự
tòng).
Chủ
Tế: T... (Cha) rửa ông (bà, anh, chị, em, con), nhân danh Cha (đổ nước lần thứ
nhất) và Con (đổ nước lần thứ hai) và Thánh Thần (đổ nước lần thứ ba). – Không
đáp: Amen.
VI.
Nghi lễ diễn ý
1.
Xức dầu sau Rửa tội.
Chủ
Tế: Thiên Chúa toàn năng là Cha Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, đã tái sinh ACE
bởi nước và Chúa Thánh Thần, và đã giải thoát ACE khỏi tội lỗi. Chính Người xức
dầu cứu độ cho ACE để sau khi nhập đoàn với dân Người ACE mãi mãi làm chi thể
của Ðức Kitô là tư tế, tiên tri và vương đế cho đến cõi sống muôn đời.
Người
tân tòng thưa: Amen.
Sau
đó, Chủ Tế thinh lặng xức dầu thánh S.C. trên đỉnh đầu người tân tòng.
2.
Mặc áo trắng
Chủ
Tế: T..., ACE đã trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Chúa Kitô. Vậy ACE hãy nhận
lấy chiếc áo trắng này, hãy mang lấy và giữ nó tinh tuyền, cho đến khi ra trước
toà Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, để ACE được sống muôn đời.
Người tân tòng thưa: Amen. (Người đỡ đầu thắt dây áo cho người tân tòng).
3.
Trao nến sáng.
Người
đỡ đầu hãy tiến lên cầm nến thắp từ nến phục sinh và trao lại cho người tân
tòng.
Chủ
Tế: ACE đã trở nên ánh sáng Chúa Kitô, ACE hãy luôn sống như con cái sự sáng,
để được bền vững trong đức tin. Khi Chúa Kitô đến, ACE xứng đáng ra nghinh đón
Người với toàn thể các Thánh trên trời.
Người
đã được rửa tội thưa: Amen.
Chủ
sự ban phép lành: Anh chị em thân mến, chúng tôi phó thác trao anh chị em vào
tay Thiên Chúa là Cha toàn năng cùng Con Một Ngài và Chúa Thánh Thần. Xin Người
ban muôn ơn cho anh chị em, gìn giữ đời sống anh chị em, để anh chị em và cả
chúng tôi nữa bước đi trong ánh sáng đức tin và đạt đến hạnh phúc Người đã hứa.
Và xin Thiên Chúa toàn năng là Cha và Con + và Thánh Thần ban phúc lành cho anh
chị em.
Mọi
người: Amen
Chủ
sự: nào ta chúc tụng Chúa.
Mọi
người: Tạ ơn Chúa.
C. NGHI
THỨC THÊM SỨC
Chủ
sự: Ông (bà, anh, chị) đã được tái sinh
trong Chúa Kitô, được trở nên chi thể và thành phần dân tư tế của Người, giờ
đây ông (bà, anh, chị) còn phải lãnh nhận Chúa Thánh Thần đã ngự xuống tràn đầy
trên chúng tôi. Chúa đã ban cho Thánh Thần cho các Tông đồ ngày lễ Ngũ Tuần,
chính các Tông đồ và những đấng kế vị lại ban cho những người đã chịu Thánh
tẩy.
Vậy
ông (bà, anh, chị) cũng lãnh nhận sực mạnh Chúa Thánh Thần mà Thiên Chúa đã hứa
ban, để nhờ đó một khi trở nên giống Chúa Kitô hơn, ông (bà, anh, chị) làm chứng
về cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa, và trở thành chi thể hoạt động của Hội
Thánh, hầu xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô trong đức tin và đức mến.
Còn
anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa Cha toàn năng đoái thương
ban tràn đầy Chúa Thánh Thần xuống trên (các) người tân tòng này, để Chúa Thánh
Thần dùng ơn huệ dồi dào của Người làm cho (các) người tân tòng này nên vững
mạnh và được xức dầu để nên giống chúa Kitô Con Thiên Chúa.
Chủ
sự đặt tay trên các tân tòng và đọc lời nguyện:
Lạy
Thiên Chúa toàn năng, là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, Chúa đã tái sinh
(các) tôi tớ Chúa đây bởi nước và Thánh Thần khi giải thoát họ khỏi tội lỗi, thì
lạy Chúa, xin ban Chúa Thánh Thần, Đấng an ủi đến trong (những) người này, xin
ban cho (những) người này thần trí khôn ngoan và thông hiểu, thần trí lo liệu
và sức mạnh, thần trí suy biết và đạo đức, xin ban cho (những) người này ơn
kính sợ Chúa. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
(Đọc
lời nguyện xong, từng tân tòng có người đỡ đầu đi theo, người ngay đặt tay phải
trên vai người tân tòng, đến trước chủ sự để được sức dầu. Chủ sự nhúng đầu
ngón cái vào dầu thánh (SC) rồi ghi hình thánh giá trên giá từng tân tòng mà
nói):
T….. HÃY NHẬN ẤN TÍN ƠN CHÚA THÁNH THẦN
Người
tân tòng đáp: Amen
Chủ
sự: Bình an của Chúa ở cùng ông (bà,
anh, chị)
Người
tân tòng đáp: Và ở
cùng cha.
D. NGHI
THỨC HÔN PHỐI (ngoài
thánh lễ).
Cs:
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần,
CĐ:
Amen
Cs:
Nguyện xin ân sủng và bình an của TC, Cha chúng ta, và của Chúa Giêsu Kitô ở
cùng anh chị em.
CĐ:
Và ở cùng cha.
CS:
Anh (ông)T, và chị (bà)T thân mến, Hội Thánh chia vui và mở rộng lòng đón tiếp
các con (ac, ôb) cùng với thân quyến bạn bè, trong ngày các con cùng nhau thiết
lập cuộc sống chung trọn đời trước mặt Chúa là Cha chúng ta.
Xin
Chúa nhận lời các con (ac, ôb) trong ngày vui này, và ban ơn trợ giúp bởi
trởi và bênh
vực các con, cho các con được như lòng mong ước, và thực hiện được mọi điều các
con khẩn cầu.
* Phụng
vụ lời Chúa:(St 2,18-24)
Bài
trích sách Sáng thế,
Chúa là
Thiên Chúa phán: Đàn ông ở một mình không tốt. Ta hãy tạo dựng cho nó một nội
trợ giống như nó. Sau khi lấy bùn đất dựng nên mọi thứ thú vật dưới đất và toàn thể
chim chóc trên trời, Thiên Chúa dẫn đến trước mặt Ađam để coi ông gọi chúng thế
nào, và sinh vật nào Ađam gọi, thì chính đó là tên nó. Ađam liền đặt tên cho
mọi súc vật, chim trời và muông thú. Nhưng Ađam không gặp một người nội trợ
giống như mình. Vậy Thiên Chúa khiến cho Ađam ngủ say, và khi ông đang ngủ,
Người lấy một xương sườn của ông, và đắp thịt lại. Thiên Chúa làm cho chiếc
xương sườn đã lấy từ Ađam trở thành người đàn bà, rồi dẫn đến Ađam. Ađam liền
nói: Giờ đây xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi. Người này sẽ
được gọi là người nữ, vì bởi người nam mà ra.
Vì thế
người đàn ông sẽ lìa cha mẹ, mà kết hợp với vợ mình, và cả hai nên một thân
thể. Đó là Lời Chúa.
*
Đáp ca Tv 127: Nguyện Chúa chúc lành cho
chúng tôi, suốt mọi ngày trong đời sống chúng tôi.
X. Hạnh phúc thay cho người kính sợ Chúa. Và luôn bước
đi theo đường lối của Ngài. Ngươi sẽ hưởng công khó của tay ngươi. Ngươi thật
diễm phúc và sẽ gặp may lành. Đ
X. Hiền thê của ngươi như cành nho đầy trái. Ngọt ngào
biết bao trong nội thất nhà ngươi. Con cái ngươi như những trái Ô liu, mơn mởn,
tươi tốt; ngồi kín mâm bàn ngươi. Đ
X. Ngàn muôn phúc lộc cho người biết thờ kính Chúa.
Từ núi Si-on Chúa ban phúc cho ngươi. Nguyện xin cho ngươi nhìn thấy
Giê-ru-sa-lem an bình, sung túc, trong suốt cả đời ngươi. Đ
* Câu xướng trước phúc âm: TC
là Tình Yêu, chúng ta hãy yêu thương nhau như TC đã yêu thương chúng ta.
* Tin
mừng theo Thánh Matthêu (Mt:19,
3-6)
Khi ấy,
các người Pharisiêu đến gần Chúa Giêsu để thử Người, và họ hỏi rằng: “Người ta
có được phép ly dị vợ mình vì bất cứ lý do nào chăng?”
Người
đáp lại các ông: “Các ông há không đọc thấy rằng: từ đầu tiên Thiên Chúa đã tác
tạo nên người ta, và Người đã tác tạo nên họ cả nam và nữ ư?” Và Thiên Chúa đã
phán dạy rằng: “Bởi lẽ đó, người đàn ông sẽ bỏ cha mẹ và luyến ái vợ mình, và
cả hai sẽ thành nên một huyết nhục. Như thế, họ không còn phải là hai,
nhưng là một huyết nhục. Vậy điều gì mà Thiên Chúa đã liên kết, con người
không được tháo gỡ”. Đó là Lời Chúa.
* Nghi thức Hôn Phối (sau Phúc âm và bài giảng).
Các
con (anh chị) thân mến, các con (anh chị) đến nhà thờ để tình yêu các con (anh
chị) được Thiên Chúa đóng ấn trước mặt đại diện Hội Thánh và cộng đồng dân
Chúa. Thực vậy, Chúa Kitô rộng rãi chúc phúc tình yêu này, và Chúa dùng bí tích
đặc biệt làm cho các con (anh chị) luôn luôn trung tín với nhau, và đảm nhận
những trách nhiệm của hôn nhân, cũng như chính Người đã dùng phép Thánh Tẩy để
thánh hiến các con (anh chị). Bởi đó, trước mặt Hội Thánh, cha hỏi ý kiến các
con (anh chị):
- Chủ sự: T...
và T... các con (anh chị) có tự do và thực lòng đến đây, chứ không bị ép buộc,
để kết hôn với nhau không?
+ Ðôi
Tân Hôn: Thưa có!
- Chủ
sự: Khi chọn đời sống hôn nhân, các
con (anh chị) có sẵn sàng yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời không?
+ Ðôi
Tân Hôn: Thưa có!
- Chủ
sự: Các con (anh chị) có sẵn sàng yêu thương
đón nhận con cái mà Chúa sẽ ban, và giáo dục chúng theo luật Chúa Kitô và Hội
Thánh không?
+ Ðôi
Tân Hôn đáp: Thưa
có!
- Chủ
sự: Vậy bởi vì các con (anh chị) đã quyết
định kết hôn với nhau, các con (anh chị) hãy cầm tay nhau và nói lên sự ưng
thuận của các con (anh chị) trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh Người.
Ðôi
tân hôn bắt tay nhau hoặc cầm tay nhau và thề hứa:
+ Bên nam: Tôi T... nhận em T... làm vợ, và hứa sẽ giữ lòng chung
thủy với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc
mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời tôi.
+ Bên
nữ: Tôi T... nhận em T... làm
chồng, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian
nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh mọi
ngày suốt đời tôi.
Hoặc Chủ sự có thể hỏi đôi
tân hôn theo cách dưới đây:
-
Chủ sự hỏi bên nam:
T...
nhận em T... làm vợ, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với vợ, khi thịnh vượng cũng
như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn
trọng vợ mọi ngày suốt đời không?
+
Bên nam trả lời: Thưa
con nhận.
-
Chủ sự hỏi bên nữ:
T...
nhận em T... làm chồng, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với chồng, khi thịnh
vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu
thương và tôn trọng chồng mọi ngày suốt đời không?
+
Bên nữ trả lời: Thưa
con nhận.
Chủ
sự đọc: Xin Thiên Chúa đoái thương xác nhận sự ưng thuận mà
chúng con (anh chị) đã tỏ bày trước Hội Thánh, và xin Người đổ tràn đầy ơn phúc
cho chúng con (anh chị). Sự gì Thiên Chúa liên kết, loài người không được phân
ly. Amen.
*
Làm Phép và Trao Nhẫn
- Chủ
tế đọc: Xin Thiên Chúa chúc phúc cho những
chiếc nhẫn này, mà hai người trao cho nhau, để làm bằng chứng tình yêu và trung
thành.
+
Người chồng xỏ nhẫn vào ngón tay người vợ và tùy nghi nói:
T...
em hãy nhận chiếc nhẫn này để làm bằng chứng tình yêu và lòng trung thành của
anh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
+
Người vợ cũng xỏ nhẫn vào ngón tay người chồng và nói:
T...
anh hãy nhận chiếc nhẫn này để làm bằng chứng tình yêu và lòng trung thành của
em. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
(Nếu cử hành trong thánh lễ,
thì thánh lễ
tiếp diễn như thường.)
*
Lời nguyện chung.
Chúng
ta dâng lời cầu nguyện,
Anh
chị em thân mến, nhớ tới hồng ân đặc biệt của ân sủng và tình thương mà TC đã
đoái thương kiện toàn và thánh hóa mối tình của anh chị chúng ta đây là T và T.
Chúng ta hãy ký thác những anh chị em này cho Chúa.
Xin
Chúa cho hai anh chị được hưởng tình yêu hoàn hảo và phong phú, được Chúa ban
ơn trợ giúp và được sống bình an, và trở nên chứng tá tốt lành cho danh xưng
Kitô hữu của mình. Chúng ta câu xin…
*
Đọc kinh lạy Cha…
*
Lời nguyện chúc hôn (chủ
sự chấp tay đọc)
Giờ
đây chúng ta hãy khẩn khoản cầu xin TC ban phúc lành cho các đôi hôn nhân
này, xin Chúa tỏ lòng nhân hậu ban ơn phù hộ che chở những người Ngài đã
làm cho nên phong phú nhờ bí tích Hôn Phối.
CS:
Dang tạy đọc:
Lạy
Chúa là Thiên Chúa toàn năng, Chúa đã tạo dựng muôn loài từ hư vô, và an bài
mọi sự trong trời đất ngay từ thuở ban đầu. Khi dựng nên con người gống hình
ảnh Chúa, Chúa đã đặt người nữ làm trợ tá bất khả phân ly của người nam, vì
vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương thịt. Như thế, Chúa dạy chúng
con rằng: sự gì Chúa đã phối hợp nên một, loài người không bào giờ được
phép phân ly.
Lạy
Chúa, Chúa dùng bí tích cao trọng thánh hóa tình nghĩa vợ chồng, để hôn nhân
tượng trưng cho sự kết hợp nhiệm mầu giữa Ðức Kitô và Hội Thánh.
Lạy
Chúa, Chúa đã phối hợp người nữ với người nam và từ nguyên thuỷ đã chúc phúc
cho xã hội họ gầy dựng nên được sinh sôi nảy nở.
Lời
chúc phúc này, dù nguyên tội hay đại hồng thuỷ cũng không xóa bỏ được.
Xin
ghé mắt nhân từ nhìn đến chị (bà) T. vừa thành hôn với anh (ông) T., và đang
cầu mong được Cha ban ơn phúc. Xin cho chị (bà) được đầy lòng yêu thương, biết
ăn ở thuận hòa, luôn noi gương các thánh nữ đã được tán dương trong Sách Thánh.
Xin
cho anh (ông) T. biết trọn niềm tin tưởng ở chị (bà) T, nhìn nhận chị (bà) là
người bạn bình đẳng, và cũng được thừa hưởng sự sống là hồng ân Chúa ban. Xin
cho anh (ông) biết luôn luôn kính trọng và yêu thương chị (bà) như Ðức Kitô yêu
thương Hội Thánh.
Vậy
giờ đây, lạy Cha, xin cho đôi tân hôn này để họ sống hòa thuận trong cùng một
tình bác ái. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
*
CS: Ban phúc lành: Chúa ở
cùng anh chị em…
E. THÁNH
LỄ TẠ ƠN
CĐ:
Hát nhập lễ: (Sau bài
hát nhập.)
Xin
mời cộng đoàn ngồi, sau đây một vị đại diện Họ đạo sẽ đọc lại khái quát về quá
trình hình thành giáo điểm này.
SƠ
LƯỢC VỀ GIÁO ĐIỂM RẠCH CHÓC-TÂN ĐỊNH
I.
Địa danh Rạch Chóc.
Có
hai lập trường về tên gọi “Rạch Chóc” mà ai cũng cho mình nói đúng.
Lập
trường I: Gọi là Rạch Chóc vì con rạch này do ông Cả Chóc đào, là một “ ông Lục
Cả” của chùa Khmer ở phía sâu trong vùng Tà Âu. Ông rất giàu có. Người Khmer
quen gọi các vị tu thâm niên và cao niên bằng hai tiếng “Lục Cả”. Ông cho đào
một con sông Rạch khai nước ra kinh Xáng Bầu Còn, để khai thác ruộng nương. Đây
cũng là con rạch phân chia “đất của ông cha” với “đất của ông Cả Chóc”.
Lập
trường thứ II: Cũng có một lập trường khác gọi Rạch Chóc, vì con Rạch này có
nhiều cá lóc. Đến mùa nước cạn, trời nóng tháng 3, cá lóc ngóc mỏ kêu “ lóc
chóc”. Ai cũng giữ vững lập trường của mình. Một bên mang tính cách lai lịch
(Rạch của ông Cả Chóc). Còn bên kia thì gợi thanh, gợi hình. Nói về Rạch Chóc,
người viết có thơ rằng:
“
Rạch Ông Cả Chóc, Lắm chi cá lóc, Ngóc đầu lóc nhóc, Mang tên Rạch Chóc”.
II. Rạch Chóc là tiền thân Nhà Thờ Sakeo.
1.
Trước năm 1924: Nhà Thờ Sakeo
Theo
lời những bậc trưởng thượng kể lại thì vào trước năm 1924, từ cống Sakeo
có một nhánh sông thiên nhiên chảy về hướng Sòng Tác, qua Tà Âu. Dân chúng lại
đào thêm một con kinh dài khoảng 4km, gọi là con kinh Cây Cóc, chảy sâu vào Sóc
người dân tộc. Tại đó có một cái bến hơi phình ra giống như bụng bà có bầu. Dân
quen gọi là Bến Bầu, làm nơi thuận lợi cho ghe xuồng đậu lại buôn bán. Từ đó
mang tên Bầu Còn.
Nơi
xóm kinh Cây Cóc này, cha KÈN cho lập một Nhà Thờ bằng cây lá và đã tụ tập được
3 gia đình Công Giáo. Cha lấy địa danh Sakeo đặt tên cho Nhà Thờ. Do đó SAKEO
chính là tên nguyên thủy của Nhà Thờ. Đến đây, người viết có thơ rằng:
“Sakeo
quả thật vắng teo, Thế mà từ đó, Chúa gieo Lời Người”.
Thời
gian cũng không rõ vào lúc nào, nhưng cũng vào khoảng trước 1924, tại Bến Bầu
này cha Giuse TRIỀU, em của cha Nguyễn Linh Việt, đem thêm một số thân nhân,
khoảng 10 gia đình vào đây, vừa tránh nạn giặc vừa khẩn hoang sinh sống, lại
vừa tìm nơi giữ đạo trong hoàn cảnh ngặt nghèo.
Sau
đó, các cha phó Sóc Trăng, như cha Mt. Chánh, Giuse Tài vẫn ra vào tiếp giúp về
đời sống tôn giáo cho bà con ở đây. Nhưng đến nay tại Bến Bầu này không còn lại
một vết tích gì nữa về Nhà Thờ.
Như
thế, thì trước 1924, vùng Sakeo-Bầu Còn đã có tới 2 Linh Mục và 13 gia đình
công giáo sinh sống và giữ đạo. Đến đây người viết muốn công bằng khách quan
cho cả Sakeo lẫn Bầu Còn, nên thơ rằng:
“Bến
Bầu Trời đắp cho ta, Nay còn ngạo nghễ rõ là Trời thương”.
2.
Từ 1924-1935: Nhà Thờ Rạch Chóc.
Sau
năm 1924, dân chúng lại bắt đầu tụ tập ra mé bờ kinh Xáng sinh sống và khẩn
hoang lập nghiệp. Bấy giờ cha Emmanuel. Phan Thanh Hóa cho di dời Nhà Thờ về
con Rạch Cũ, thuộc nhánh của sông Rạch Chóc. Hiện nay gạch đá của nền Nhà Thờ
vẫn còn. Nhưng vào khoảng năm 1928-1938, con kinh Cái Trầu được múc xong, giáo
dân lại lần lược di dời ra mé bờ kinh Cái Trầu để thuận lợi sinh sống và lập
nghiệp. Vì thế cha Emmanuel. Phan Thanh Hóa cho dì dời Nhà Thờ ra bờ kinh Cái
Trầu và dựng một ngôi Nhà Thờ mới bên bờ sông Cái Trầu. Nền Nhà Thờ này hiện
nay là phần đất của anh 8 Miễn. Lúc này, Họ đạo được đổi tên là Bầu Còn. Gồm 32
gia đình Công giáo.
Từ
1938-1954: Nhà Thờ lại được đổi lại tên là Sakeo.
Tiếp
tục dẫn đường cho dân Chúa “vượt qua sa mạc tiến vào Đất Hứa”, phải kể đến một
vị Maisen của thời kỳ hình thành Họ Đạo: đó là cha Gioan Baotixita. Hồ Thành
Biên. Đây là thời kỳ cực kỳ gian khổ và gián đoạn. Năm 1938, cha Gb. Biên từ
Talok ( Kampuchia ) được thuyên chuyển về làm cha sở họ đạo Sakeo. Ít năm sau,
1945, giặc giã nổi lên, Nhà Thờ bị đốt phá, nhà xứ bình địa, ảnh tượng nát
tan…cha con phải di tản vào kinh số II, thuộc khu vực rừng chàm. Thời kỳ lưu
lạc rừng chàm, từ năm 1945-1948, cha con dựng Nhà Thờ, nhà xứ, năm 1946, bằng
cây lá.
Cũng
nên nhắc lại vài nét mang đặc tính lịch sử chính trị của thời này có liên quan
tới cha sở và giáo dân của họ đạo.
Trước
cách mạng tháng tám 1945, tại đây đã hình thành phong trào Thanh Niên Tiền
Phong. Sau cách mạng tháng tám 1945, hình thành tổ chức Liên Đoàn Công Giáo
tỉnh Sóc Trăng. Cha Hồ Thành Biên giữ chức hội trưởng, cha Trần Quang Nghiêm,
phó hội. tại rừng chàm, năm 1950, khi Ủy ban kháng chiến tỉnh Sóc Trăng dời về
đây, thì cũng là giai đoạn cha Hồ Thành Biên thành lập phong trào Công Giáo
kháng chiến và thanh niên tiền phong tỉnh Sóc Trăng. Hoàn cảnh đưa đẩy một số giáo
dân theo cha sở mình ở lại rừng chàm xây dựng Nhà Thờ và sinh hoạt tôn giáo,
nhưng cũng có một số phải lưu lạc qua những vùng bên cạnh như: Trà Cú, Mỹ
Phước, Sóc Trăng. Cảnh tứ tán như thế kể cũng đau lòng cả cha lẫn con.
Sau
này khi trở về Sakeo, trên nền đất của ông bà cụ thân sinh cha Phêrô. Nguyễn
Văn Chính (Nhà Thờ hiện nay), cha con xúm lại xây dựng Nhà Thờ. Con số giáo dân
lần lược trở về quê cũ, dĩ nhiên giảm sút nhiều vì đã quen nơi sinh sống và lập
nghiệp rồi. Cũng may là khi trở về, cha con còn nhớ đem về được một trái chuông
âm thanh rất thanh và trong trẻo, nay vẫn còn xử dụng. Họ đạo lúc này lại tiếp
tục được đổi tên là Bầu Còn. Cha sở Hồ Thành Biên sống với giáo dân cho đến
tháng 7 năm 1954 thì ngài lên đường tập kết ra miền Bắc.
Sau
này tên Nhà Thờ được thay đổi nhiều lần. Lúc Thì Bầu Còn khi thì Tuân Tức cuối
cùng rồi cũng trở về cái tên nguyên thủy đó là Nhà Thờ Sakeo như ngày nay.
Như
vậy Giáo điểm Rạch Chóc-Tuân Tức mà chúng ta quy tụ nhau đây hôm nay để hiệp
dâng thánh lễ tạ ơn, khai mạc điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung, chính là tiền
thân của Nhà Thờ Sakeo hiện nay.
III. Địa
giới, diện tích và dân số.
Có
thể nói vị trí địa giới của Giáo điểm Rạch Chóc nằm ở trung tâm của 5 xã: Tuân
Tức, Thạnh Trị, Lâm Tân, Lâm Kiết và một phần của xã Thạnh Tân.
Tổng diện tích của 5 xã là: 164,07km2. Tổng dân số khoảng
38.493 người. Người Công Giáo chủ yếu sống tập trung ở 2 ấp Tân Lộc, thuộc
xã Lâm Tân và Tân Phước thuộc xã Thạnh Tân. Một số rất ít gia đình sống rãi rác
trong các xã còn lại. Tổng số giáo dân Họ Đạo Sakeo hiện nay khoảng 1500 người.
Chiếm tỉ lệ 3,8 phần trăm người Công giáo.
Do
đó cánh đồng truyền giáo vẫn còn mênh mong, bát ngát và nhiệm vụ loan báo Tin
mừng tình thương của Chúa còn rất nặng nề.
Trong
thánh lễ hôm nay, Chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa đã yêu thương ban cho Giáo
Phận chúng ta có thêm một giáo điểm mới. Xin cho chúng ta luôn biết nỗ lực sống
đức tin kiên vững và hăng say nhiệt thành làm chứng nhân Tin mừng cứu độ của
Chúa, ngõ hầu ánh sáng ơn cứu độ của Chúa được lan tỏa khắp nơi và được mọi
người đón nhận, để tất cả hưởng được nguồn ơn cứu độ của Chúa.
Với
những tâm tình đó, giờ đây xin mời cộng đoàn đứng! chúng ta cùng hiệp ý với cha
chủ tế dâng thánh lễ tạ ơn.
* THÁNH LỄ TẠ ƠN THEO PHỤNG VỤ CN V MC, C
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét