SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN IV MÙA VỌNG
Lm. Vĩnh Hòa
CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C
Mk 5,2-5a; Dt 10,5-10; Lc 1,39-45
Sự kiện Đức Maria ra đi thăm viếng
bà Isave để lại cho chúng ta hai bài quý giá.
1. Bài học của từ bỏ hy sinh
Khi chấp nhận ra đi thăm người chị họ
Isave là Đức Maria đã sẵn sàng chấp nhận từ bỏ:
– Bỏ mái ấm gia đình với những
gì đang có, như sự yên hàn, những tiện nghi, dẫu là tiện nghi tối thiểu.
– Bỏ lại những công việc gia đình
hàng ngày và những thói quen nhỏ nhặt.
– Bỏ những bận tâm lo lắng cho bản thân và
gia đình mình.
Từ bỏ những gì quen thuộc với mình là điều
rất khó. Thế nhưng, nếu không dám từ bỏ thì không thể lên đường.
Sự cất bước lên lên đường của Đức Maria
cần phải hy sinh.
– Hy sinh chỗ ở thân quen, chỗ nằm êm ấm
cho dẫu là nhà tre vách lá, chiếu rách giường xiêu.
– Hy sinh mang lấy hành trang nặng nề trên
vai gầy và tiến bước nặng nhọc đang lúc lòng mang dạ chữa.
– Hy sinh chịu gian lao thử thách để băng
qua những vùng đồi núi, sa mạc, giữa bầu trời nắng gắt với bao là hiểm trở, đói
khát dọc đường.
Đến với những nơi phồn hoa phố thị, vào
với những biệt thự sang trọng, gặp gỡ những đại gia, được đón tiếp nồng hậu,
được thết đãi bởi những bữa ăn cao lương mỹ vị đã là một hy sinh; huống chi ra
đi đến những nơi đèo dốc hiểm trở, vào ở trong ngôi nhà nghèo nàn như nhà của
Giacaria có lẽ chẳng ai muốn bao giờ. Hơn nữa đến viếng thăm gia đình của
Giacaria chẳng phải được phục vụ, trái lại Đức Maria còn phải phục vụ chăm sóc
cho bà Isave trong lúc sắp sinh nở quả là một hy sinh lớn lao.
Nhưng điều mà con người không muốn ấy,
thì Đức Maria lại thực hiện nhanh chóng bằng cách “vội vả lên
đường”.
Động lực nào đã thúc đẩy Đức Maria ra đi
thăm viếng bà Isave? Nếu không phải xuất phát từ tình yêu. Chính tình yêu là
động lực giúp cho Đức Maria sẵn sàng từ bỏ, chấp nhận hy sinh để ra đi thăm
viếng và giúp đỡ người chị họ mình trong lúc khó khăn. Chính tình yêu thúc bách
Đức Maria ra đi để chia sẻ niềm vui. Vui vì đang cưu mang Đấng Cứu Thế. Niềm
vui ấy mong muốn được chia sẻ cùng người chị họ và cho gia đình Giacaria. Vui
vì“có Chúa ở cùng”.
2. Bài học của yêu thương phục vụ.
Không chỉ đơn thuần thăm viếng để chia sẻ
niềm vui, Mẹ còn chấp nhận hy sinh thời giờ và công việc gia đình để ở lại với
người chị họ, không phải một giờ, hai giờ, một ngày, hai ngày mà là suốt ba
tháng dài.
Ở lại không phải để được phục vụ, để sống
trong cảnh nệm êm chăn ấm, nhưng là để giúp đỡ người chị họ đang mang thai và
sinh con trong lúc tuổi già. Đức Maria “đến để phục vụ chứ không phải
được phục vụ”.
Ngày nay, thời đại văn minh, tiến bộ con
người không còn nhiều thời gian thăm viếng nhau. Có chăng người ta chỉ thăm
nhau bằng một cú điện thoại hay vài hàng chữ qua Email, họa hiếm lắm người ta
mới đến với nhau với tính cách xã giao, hời hợt. Giữa cuộc sống bộn bề lo toan
cơm áo gạo tiền, vất vả nhọc nhằn, việc đến thăm nhau chân tình là điều rất
quý. Nhất là thăm viếng mục vụ, lại là việc làm cao quý biết bao.
Thăm viếng một bệnh nhân để lắng nghe họ
tâm sự cũng là góp phần chữa lành họ. Có mặt bên cạnh một một gia đình đang gặp
chuyện bất hoà để chia sẻ nỗi niềm của họ cũng là góp phần hàn gắn gia đình họ
trước nguy cơ rạn vỡ. Thăm viếng những gia đình trễ nãi, ngụi lạnh để hâm nóng
lại tình người, tình Chúa, cần thiết lắm thay! Thăm viếng những gia đình nghèo
khổ, những người bệnh nhân già yếu để chia sẻ, an ủi, động viên và cũng cố đức
tin là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người kitô hữu và rất cần thiết trong
những ngày cuối mùa vọng này.
Xin Chúa cho chúng ta biết noi gương Mẹ
Maria trong mùa vọng và giáng sinh này biết tích cực lên đường đem Chúa đến với
tha nhân trong niềm vui chia sẻ và phục vụ chân thành. Hầu niềm vui ơn
cứu độ của Chúa được lan tỏa đến với mọi người và mọi nơi.
Thứ hai, ngày 20/12: Lc 1, 26-38
Tin mừng hôm nay thuật lại biến cố Thiên Thần
Gabriel truyền tin cho Đức Maria, khởi đầu cho chương trình cứu độ đầy yêu
thương của Thiên Chúa dành cho con người. Để thực hiện chương trình cứu độ,
Thiên Chúa đã chọn gọi Đức Maria cộng tác trong việc cưu mang và sinh hạ Đấng
Cứu Thế và Đức Maria đã đáp lời bằng hai tiếng “xin vâng”.
Mỗi khi đọc “kinh kính mừng” là chúng ta nhắc
lại lời sứ thần Gabriel truyền tin cho Đức Maria khi xưa: “kính mừng
Maria đầy ơn phước, Đức Chúa Trời ở cùng bà, bà có phước lạ hơn mọi người nữ….” .
Lời truyền tin này là một lời chào chúc quý giá
và mang giá trị hết sức cao cả. Bởi lẽ, có ơn phúc nào cao lớn cho bằng ơn phúc
được Thiên Chúa ở cùng (chính Chúa là nguồn mọi ơn phúc và Đấng ban ơn
phúc. Được Thiên Chúa ở cùng thì có mọi ơn phúc nơi mình rồi). Và có hạnh
phúc nào lớn bằng hạnh phúc được Thiên Chúa ưu ái chọn làm Mẹ Thiên Chúa. (Được
chọn làm mẹ vua đã là vinh dự và ơn phúc quá lớn rồi huống chi là Mẹ Vua Trời).
Ý thức sứ mạng cao quý ấy trong vui mừng khôn tả
vượt trí hiểu, Đức Maria đã bối rối và tự hỏi lời chào ấy có ý nghĩa như thế
nào? Nhưng sau khi được Thiên Thần giải thích, Đức Maria biết đó là ý định
Thiên Chúa, dù không hiểu hết, nhưng Đức Maria vẫn khiêm tốn ngoan ngoãn vâng
nghe.
Có nhiều điều xảy ra trong đời sống vượt ngoài
trí hiểu và khả năng chúng ta, chúng ta cảm thấy không thể thực hiện được,
nhưng “đối với Thiên Chúa thì mọi chuyện đều có thể”. Từ
không, Chúa đã sáng tạo nên vũ trụ vạn vật chỉ bằng lời phán truyền. Từ bùn
đất, Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa. Bằng quyền năng,
Thiên Chúa đã làm cho bà Isave cao niên và son sẻ mang thai và sinh con.
Nên việc cưu mang và hạ sinh Đấng Cứu Thế vẫn đồng trinh đối với Đức Maria là
chuyện bình thường. Do đó, nếu ta biết tin tưởng và khiêm tốn để Chúa hành động
nơi cuộc đời của ta như Đức Maria, thì Chúa cũng sẽ làm những điều kì diệu trên
đời ta.
Tuy dẫu Thiên Chúa quyền năng làm được mọi sự.
Nhưng Thiên Chúa lại yêu thích con người cộng tác với Chúa.
Để chọn gọi dân riêng, Chúa đã mời gọi tổ phụ Abraham
cộng tác, và Abraham đã vâng lời bỏ xứ sở ra đi theo ý định Thiên Chúa. Thế là
một dân riêng của Chúa đã hình thành.
Để cứu dân tộc Israel ra khỏi kiếp nô lệ bên Ai
cập, Thiên Chúa đã mời gọi Môsê cộng tác, dù sợ hãi về sự kém cỏi của mình,
Môsê vẫn vâng phục ý muốn của Chúa. Thế là cuộc giải phóng đã hoàn tất.
Để cứu độ nhân loại, Thiên Chúa chọn Đức Maria,
một người thiếu nữ bình thường, nghèo khó làm mẹ Đấng Cứu Thế và Mẹ đã ngoan
ngoãn tin tưởng vâng nghe. Thế là chương trình cứu độ từ ngàn đời của Thiên
Chúa được thực hiện.
Để cứu độ mỗi chúng ta, Chúa cũng mời gọi chúng
ta hợp tác với Chúa. Như thánh Augustinô đã nói: “Chúa dựng nên con
Chúa không cần con, nhưng để cứ độ con Chúa cần con cộng tác”.
Xin cho chúng ta biết noi gương Đức Maria biết
khiêm tốn và ngoan ngoãn vâng theo thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh
mà tích cực cộng tác với ơn cứu độ của Chúa để cứu chính mình và qua ta ơn
cứu độ đến được với tha nhân.
Thứ ba, ngày 21/12: Lc 1, 39-45
Sự kiện Đức Maria ra đi thăm viếng
bà Isave để lại cho chúng ta hai bài quý giá.
1. Bài học của từ bỏ hy sinh
Khi chấp nhận ra đi thăm người chị họ Isave là
Đức Maria đã sẵn sàng chấp nhận từ bỏ:
- Bỏ
mái ấm gia đình với những gì đang có, như sự yên hàn, những tiện nghi, dẫu là
tiện nghi tối thiểu.
- Bỏ lại những công
việc gia đình hàng ngày và những thói quen nhỏ nhặt.
- Bỏ những bận tâm lo lắng
cho bản thân và gia đình mình.
Từ bỏ những gì quen thuộc
với mình là điều rất khó. Thế nhưng, nếu không dám từ bỏ thì không thể lên
đường.
Sự cất bước lên lên đường
của Đức Maria cần phải hy sinh.
- Hy sinh chỗ ở thân quen,
chỗ nằm êm ấm cho dẫu là nhà tre vách lá, chiếu rách giường xiêu.
- Hy sinh mang lấy hành
trang nặng nề trên vai gầy và tiến bước nặng nhọc đang lúc lòng mang dạ chữa.
- Hy sinh chịu gian lao thử
thách để băng qua những vùng đồi núi, sa mạc, giữa bầu trời nắng gắt với bao là
hiểm trở, đói khát dọc đường.
Đến với những nơi phồn hoa
phố thị, vào với những biệt thự sang trọng, gặp gỡ những đại gia, được đón tiếp
nồng hậu, được thết đãi bởi những bữa ăn cao lương mỹ vị đã là một hy sinh;
huống chi ra đi đến những nơi đèo dốc hiểm trở, vào ở trong ngôi nhà nghèo nàn
như nhà của Giacaria có lẽ chẳng ai muốn bao giờ. Hơn nữa đến viếng thăm gia
đình của Giacaria chẳng phải được phục vụ, trái lại Đức Maria còn phải phục vụ
chăm sóc cho bà Isave trong lúc sắp sinh nở quả là một hy sinh lớn lao.
Nhưng điều mà con người
không muốn ấy, thì Đức Maria lại thực hiện nhanh chóng bằng cách "vội
vả lên đường".
Động lực nào đã thúc đẩy Đức
Maria ra đi thăm viếng bà Isave? Nếu không phải xuất phát từ tình yêu. Chính
tình yêu là động lực giúp cho Đức Maria sẵn sàng từ bỏ, chấp nhận hy sinh để ra
đi thăm viếng và giúp đỡ người chị họ mình trong lúc khó khăn. Chính tình yêu
thúc bách Đức Maria ra đi để chia sẻ niềm vui. Vui vì đang cưu mang Đấng Cứu
Thế. Niềm vui ấy mong muốn được chia sẻ cùng người chị họ và cho gia đình
Giacaria. Vui vì "có Chúa ở cùng".
2. Bài học của yêu thương
phục vụ.
Không chỉ đơn thuần thăm viếng để chia sẻ niềm
vui, Mẹ còn chấp nhận hy sinh thời giờ và công việc gia đình để ở lại với người
chị họ, không phải một giờ, hai giờ, một ngày, hai ngày mà là suốt ba tháng
dài.
Ở lại không phải để được phục vụ, để sống trong
cảnh nệm êm chăn ấm, nhưng là để giúp đỡ người chị họ đang mang thai và sinh
con trong lúc tuổi già. Đức Maria "đến để phục vụ chứ không phải
được phục vụ".
Ngày nay, thời đại văn minh, tiến bộ con người
không còn nhiều thời gian thăm viếng nhau. Có chăng người ta chỉ thăm nhau bằng
một cú điện thoại hay vài hàng chữ qua Email, họa hiếm lắm người ta mới đến với
nhau với tính cách xã giao, hời hợt. Giữa cuộc sống bộn bề lo toan cơm áo gạo
tiền, vất vả nhọc nhằn, việc đến thăm nhau chân tình là điều rất quý. Nhất là
thăm viếng mục vụ, lại là việc làm cao quý biết bao.
Thăm viếng một bệnh nhân để lắng nghe họ tâm sự
cũng là góp phần chữa lành họ. Có mặt bên cạnh một một gia đình đang gặp chuyện
bất hoà để chia sẻ nỗi niềm của họ cũng là góp phần hàn gắn gia đình họ trước
nguy cơ rạn vỡ. Thăm viếng những gia đình trễ nãi, ngụi lạnh để hâm nóng lại
tình người, tình Chúa, cần thiết lắm thay! Thăm viếng những gia đình nghèo khổ,
những người bệnh nhân già yếu để chia sẻ, an ủi, động viên và cũng cố đức tin
là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người kitô hữu và rất cần thiết trong những
ngày cuối mùa vọng này.
Xin Chúa cho chúng ta biết noi gương Mẹ Maria
trong mùa vọng và giáng sinh này biết tích cực lên đường đem Chúa đến với tha
nhân trong niềm vui chia sẻ và phục vụ chân thành. Hầu niềm vui ơn cứu độ
của Chúa được lan tỏa đến với mọi người và mọi nơi.
Thứ tư, ngày 22/12: Lc 1, 46-56
Trong những ngày cuối cùng của mùa vọng này, có lẽ không có tâm tình nào
xứng hợp hơn cho bằng tâm tình tạ ơn. Nhưng tâm tình tạ ơn cao đẹp nhất vẫn là
tâm tình ngợi khen của Đức Mẹ qua lời kinh Magnificat.
Chính vì thế mà giờ phút này, chúng ta cùng hiệp với tâm tình của Mẹ Maria
trong lời kinh ngợi khen (Magnificat) để dâng lên Thiên Chúa lời tôn vinh cảm
tạ vì “biết bao điều trọng đại Chúa đã làm” trên cuộc đời chúng
ta. Một trong muôn điều trọng đại ấy là Chúa đã thương ban cho chúng ta được
làm người và làm con Chúa.
Xin cho chúng ta biết noi gương Mẹ Maria, sẵn
sàng mở lòng đón nhận mọi ơn ban của Chúa, và tích cực đáp trả cách trọn vẹn ơn
gọi và sứ mạng Chúa trao ban, để cộng tác tích cực vào công trình cứu độ của
Thiên Chúa.
Thứ năm, ngày 23/12: Lc 1, 57-66
Sau bao nhiêu năm mong mỏi đợi chờ trong sự tủi
hổ, vì phận nữ không con. Nay niềm vui được vỡ òa, vì được Chúa cất đi sự tủi
hổ, khi cho bà Elizabeth sinh hạ con trai trong lúc tuổi già. Đây quả là biến
cố lạ lùng, ngập tràn niềm vui cho gia đình Giacaria. Nên bà con láng giềng đã
đến chúc mừng, chia sẻ niềm vui.
Niềm vui được chia sẻ, niềm vui nhân đôi. Đúng
vậy niềm vui của gia đình Giacaria được nhân đôi sau đó 8 ngày. Đứa con trẻ
được gia nhập vào cộng đoàn qua nghi thức cắt bì và với cái tên là lạ “Gioan”,
không theo truyền thống, nhưng được Thiên Chúa đặt cho. Sự kiện lạ ấy như là
dấu chỉ cho biết con trẻ này được Chúa yêu thương và tuyển chọn cách đặc biệt.
Niềm vui nối tiếp niềm vui khi con người thuận
theo ý Chúa. Ngay khi Giacaria vâng ý Chúa, đặt tên con mình là Gioan, phút
chốc ấy miệng ông được mở ra và không ngớt lời ca ngợi chúc tụng Thiên Chúa.
Qua những biến cố bất ngờ liên tiếp xảy ra nơi
gia đình Dacaria, như nhắc nhở chúng ta ý thức rằng:
Có con cái là niềm vui và hạnh phúc lớn lao của
cha mẹ. Nhưng con cái cũng chính là ân ban do tình thương của Chúa. Xin
cho chúng ta không ngớt lời ngợi khen và cảm tạ tình thương
của Chúa.
Cảm tạ Chúa đã cho ta được làm
người, được sinh ra trong vòng tay đầy ấp tình thương của cha mẹ và sự đỡ nâng
của láng giềng thân thuộc.
Cảm tạ Chúa đã cho ta nên
nghĩa tử của Chúa và trở nên anh em với nhau qua bí tích rửa tội.
Cảm tạ Chúa vẫn tiếp tục tuôn đổ muôn
ơn lành hồn xác xuống trên cuộc đời chúng ta và trao ban cho ta sứ
mạng cao quý là loan truyền và cao rao tình thương lạ
lùng của Chúa cho muôn người, khắp mọi nơi.
Xin cho chúng ta luôn biết thuận theo ý Chúa
trong mọi hoàn cảnh. Nhờ đó chúng ta mới có được sự bình an và niềm vui đích
thực nơi tâm hồn.
Thứ sáu, ngày 24/12: Lc 1, 67-79
Trong ngày cuối cùng của mùa vọng này, Giáo hội
mời gọi chúng ta cùng hợp ý với ông Giacaria dâng lên Thiên Chúa tâm tình tri
ân chúc tụng qua bài ca Benedictus. Hiệp với Giacaria, chúng ta hãy hướng nhìn
về quá khứ, hiện tại và tương lai để tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa tình thương.
1. Hướng nhìn về quá khứ.
Nhìn lại quá khứ, Giacaria nhận
thấy Chúa là Ðấng thành tín và đầy yêu thương. Vì yêu thương con
người, nên ngay khi nguyên tổ phạm tội, Thiên Chúa đã hứa ban Đấng cứ độ. Để
khởi đầu thực hiện lời hứa này, Thiên Chúa chọn gọi tổ phụ Abraham làm cha của
kẻ tin và kí kết với ông lời giao ước cứu độ. Trãi qua dòng lịch sử với những
biến cố thăng trầm của dân tộc Israel, Thiên Chúa vẫn hằng trung tín. Ngài
không hề quên lời hứa qua việc sai các ngôn sứ, các tiên tri loan báo và
chuẩn bị tâm hồn cho dân đón nhận vị cứu tinh quyền thế. Ngài đến
“để cứu ta thoát khỏi địch thù, thoát tay mọi kẻ hằng ghen ghét,
sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên vì nhớ lại lời xưa giao ước”.
2. Hướng nhìn vào hiện tại.
Nhìn vào hiện tại, Gia-ca-ri-a quá đổi vui mừng
vì được Chúa thương ban người con yêu quý là Gioan Tẩy Gỉa. Trước biến cố lạ
lùng này, Gia-ca-ri-a như nhìn thấy một tia sáng hy vọng ở cuối chân
trời khi nói tiên tri về sứ mạng của người con ông: “với
tư cách Tiền hô, con trẻ rồi đây sẽ công bố sứ điệp, chuẩn bị lòng dân đón nhận
Đấng Cứu Thế, khơi dậy trong tâm hồn Dân Chúa lòng khát khao ơn cứu độ”.
Ơn cứu độ này được thực hiện suốt dòng lịch sử dân Chúa và sẽ được thành
toàn nơi Đức Kitô, Đấng cứu độ bằng tình thương tha thứ.
3. Hướng nhìn đến tương lai
Gia-ca-ri-a kết thúc bài thánh ca bằng cách cho
chúng ta biết: Thiên Chúa hằng tỏ lòng nhân nghĩa với chúng ta. Chính vì lòng
nhân nghĩa mà “Vầng Đông từ cao vời viếng thăm ta". "Vầng
Đông" chính là Đấng Mêsia, Đấng Kitô của Thiên Chúa. Ngài sẽ
soi sáng những kẻ ngồi trong bóng tối sự chết như những lữ khách lạc đường đợi
trời sáng để tiếp tục cuộc hành trình, và dẫn đưa họ tiến bước
trong bình an.
Tâm tình của Giacaria mở ra con đường đầy hy
vọng cho Dân Chúa, đồng thời cũng là lời mời gọi chúng ta hãy dâng lên Chúa lời
Chúc tụng, ngợi khen vì muôn ơn lành Chúa thương ban cho ta.
Ước gì trong những giờ phút này, khi đang bận
rộn chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh, chúng ta đừng quên dành
chút thời giờ hướng về quá khứ để cảm tạ muôn ơn lành
Chúa đã thương ban trong suốt một năm qua.
Ước gì trong giờ phút hiện tại này,
lòng chúng ta cũng ngập tràn niềm vui và hạnh phúc như ông Giacaria, vì mỗi
người chúng ta đã chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng chờ đón Chúa đến viếng thăm.
Xin cho bây giờ và mãi mãi chúng ta
luôn biết phụng thờ Chúa suốt cả
đời, bằng đời sống thánh thiện, công chính trước nhan
Ngài. Amen.
Thứ bảy, ngày 25/12: Ga 1, 1-18
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH
* Suy niệm 1.
Theo quan niệm dân gian, người ta cho rằng ngày
11 tháng 12 năm 2013 đã qua, được gọi là “ngày của trăm năm” hay ngày
“tiến lên” trong thế kỷ 21.
Thực ra đây chẳng phải là ngày tốt hay xấu. Đó
chỉ là ngày có con số đẹp, lạ và ngộ nghĩnh theo sắp xếp kiểu tiến lên như
11-12-13. Bởi vì điều làm nên giá trị cho ngày đẹp đó là mỗi thế kỷ chỉ xuất
hiện một lần. Vì thế, người ta gọi đây là “ngày của trăm năm”.
Theo tác giả Phạm Hồng Phước thì “bất luận thế
nào, do đây là ngày đặc biệt, cả trăm năm mới có một lần, người ta có thể nghĩ
về chúng theo ý thích của mình. Nhưng gạt qua một bên chuyện tốt-xấu, không ai
có thể phủ nhận đây là ngày rất đẹp. Và vì vậy, trong ngày đẹp hết sức hiếm hoi
như vậy, ta nên đánh dấu chúng bằng những sự kiện, việc làm gì đó thật là đẹp.
Thí dụ, tặng cho “người dưng khác họ chẳng nọ thời kia” một món quà thật xinh,
một lời khích lệ hay một nụ hôn chân thành…
Nếu ngày 11/12/13 là ngày đặc biệt theo cái nhìn
của người đời, thì ngày 25/12/2018, ngày mừng kỉ niệm Con Thiên Chúa Giáng Sinh
làm người phải là một ngày hết sức đặc biệt đối với người kitô hữu chúng ta.
Đặc biệt không bởi con số của năm tháng, ngày
giờ. Nhưng đặc biệt bởi ngày này năm xưa Ngôi Lời Thiên Chúa đã đến trong thế
gian và làm người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi, để cứu độ chúng ta.
Đặc biệt là nhờ Người mà muôn vật, muôn loài
được tạo thành.
Đặc biệt bởi chính Ngài là sự sống và là Đấng
ban sự sống.
Người cũng chính là Ánh sáng và là Ánh sáng
thật.
Ngài đến để xua tan bóng tối tội lỗi, chia rẽ,
hận thù… để đem đến cho nhân loại ánh sáng tình thương cứu độ.
Nếu ngày 11/12/13, tác giả Phạm Hồng Phước
nhắc nhở con người làm một nghĩa cử cao đẹp dành cho tha nhân, thì ngày Giáng
sinh hôm nay, chúng ta cũng được Ngôi Lời Thiên Chúa kêu mời hãy thắp lên cho
tha nhân ánh sáng của niềm hy vọng bằng những cử chỉ đẹp.
Hãy thắp lên ánh sáng yêu thương chân
thành cho những ai còn đang lạc bước trong bóng tối của đố kị ghen ghét.
Hãy thắp lên ánh sáng của hòa giải tha thứ cho
những ai còn bước đi trong bóng tối của hận thù, chia rẽ.
Hãy xua tan bóng đêm của đau khổ, thất vọng
bằng ánh sáng cảm thông an ủi; bóng tối của nghèo đói bằng ánh sáng quảng đại
cho đi; của bóng đêm sự chết bằng ánh sáng niềm vui sự sống….
Mừng ngày lễ giáng sinh chỉ có ý nghĩa khi chúng
ta biết tiếp nhận sự sống và ánh sáng mà Ngôi Lời Thiên Chúa đem đến.
Xin cho mỗi người trong chúng ta biết can đảm
xua trừ bóng đen của tiền tài, danh vọng, lạc thú trần thế vây hãm nhờ tin nhận
và thông phần vào ánh sáng thần linh của Ngôi Lời Thiên Chúa làm người. Qua đó
chúng ta mới có thể trao ban ánh sáng niềm vui, hy vọng và sự sống của Chúa cho
tha nhân.
* Suy Niệm 2.
Chắc chúng ta còn nhớ vào thứ tư, ngày 11 tháng
2012, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được bình chọn là nhân
vật của năm. Đây là truyền thống của báo Time có từ năm 1927 và mỗi
năm như vậy, họ chọn một nhân vật, một phong trào làm người hay sự kiện nổi bật
của năm đó. Một nhân vật nào được Time tuyển chọn, ban biên tập sẽ dành
một bài báo đặc biệt nói về vị đó.
Trong bài viết nói về ĐTC
Phanxicô lần này, báo Time ca ngợi ĐTC
có đời sống khó nghèo, đơn sơ khiêm tốn, đặc biệt là ngài
luôn quan tâm đến người nghèo. Ảnh hưởng của ĐTC đã làm bừng lên sức sống của
Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, nhất là tại các nước Âu Mỹ.
Giới báo chí thế giới cũng đã đặt cho
ĐTC Phanxicô những danh hiệu như: “Giáo Hoàng Của Người Nghèo”; “Giáo
Hoàng Của Quần Chúng”... Những tin tức Đức Thánh Cha tỏ lòng thương yêu người
nghèo, bệnh tật, gần gũi với mọi người đều được các hãng thông tấn quốc tế loan
truyền cách rộng rãi.
Nếu báo giới năm ấy không ngớt lời ca khen Đức
Thánh Cha Phanxicô và bình chọn ngài là nhân vật của năm vì đời sống nghèo khó,
đơn sơ, khiêm tốn và sự gần gũi thân tình với mọi người, nhất là người nghèo.
Thì cách đây hơn 2000 năm, một nhân vật trọng đại đã xuất hiện. Đời sống của
Người đã trở nên trung tâm và khuôn mẫu cho mọi người, ở khắp mọi nơi, qua mọi
thời đại . Chính đời sống khó nghèo, đơn sơ bình dị và tình yêu lớn lao, Người
trở nên nguồn cảm hứng và động lực mạnh mẻ, làm ảnh hưởng đến bao lớp người
trên thế giới; trong đó đặc biệt có Đức Giáo Hoàng Phanxicô kính yêu của chúng
ta. Nhân vật đó chính là Đức Giêsu Kitô.
Ảnh hưởng bởi cách thế hiện diện củaNgài.
Như lời Thánh Phaolô viết trong thư gửi tín
hữu Philiphê: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ
phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã
hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm
nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến
nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (Pl 2:6-8)
Là một Thiên Chúa cao sang, quyền thế
nhưng Người không nhất quyết chọn nơi sinh ra ở cung điện diễm
lệ, trong sự đầy đủ vật chất giàu sang. Trái lại Người chấp
nhận sinh ra trong cảnh hang đá đơn sơ, khó
nghèo. Ngài nghèo khó đến độ không có một chỗ tử tế để hạ sinh, không
một tấm chăn ấm đến xua đi giá lạnh mùa đông.
Con Thiên Chúa không những sinh nơi hang đá
nghèo hèn, nhưng còn chấp nhận đời sống vô gia cư, lưu lạc nơi đất khách quê
người ngay từ thuở ấu thơ. Khi trở về quê, Người sống ẩn dật suốt 30 năm tại
làng quê nghèo Nazareth cùng với Đức Mẹ và Thánh Giuse. Đến năm 30 tuổi, Người
chọn lấy đời sống bôn ba trên khắp nẻo đường Palestine để rao giảng tin mừng.
Chính Người tuyên bố cho những ai bước theo Người phải chấp nhận cuộc sống bấp
bênh: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chổ tựa
đầu” (Mt 8, 18-220).
Sinh đã nghèo, sống lại nghèo hơn và chết còn
nghèo đáng sợ, đến mức không thể nghèo hơn nữa: trần truồng bị treo trên thập
giá.
Chấp nhận sinh nghèo, sống nghèo, chết nghèo để
đồng cảm với người nghèo và ban phát sự giàu có của Người lại cho ta: "Phúc
cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước trời là của họ." (Mt
5, 3).
Ảnh hưởng bởi cuộc sống đơn sơ bình dị của
Người.
Là Hoàng Tử Bình An, nhưng Người không chọn
thành phần quý tộc, ông hoàng bà chúa làm cha mẹ mình. Trái lại Ngài sinh hạ
nơi hang bò lừa, sống trong gia đình khó nghèo. Đón nhận một người nữ làng
quê làm mẹ và chàng Giuse thợ mộc làm cha. Những người được Hoàng
Tử Bình An mặc khải đầu tiên lại là những người đơn sơ, bé mọn. Ngoài Đức
Maria và thánh Giuse còn lại chỉ là những mục đồng nghèo khổ, đơn sơ và bé nhỏ
trong xã hội.
Tiệc mừng sinh nhật đầu tiên của Hài Nhi
Giê-su không trống, không kèn, không có mặt của quan
quyền, vua chúa; nhưng là những sinh vật bò lừa, những
người chăn chiên quê mùa và những người đạo sỹ biết khiêm nhường đi
tìm chân lý, nguồn ơn cứu độ đích thực.
Chiêm ngắm hình ảnh đơn sơ của Hài nhi Giê-su
nơi máng cỏ ta mới hiểu hơn về giao ước vĩ đại đã được Thiên
Chúa thực hiện từ những gì đơn sơ nhất.
Ảnh hưởng bởi chính tình yêu Người dành cho con
người.
Khi chiêm ngắm mầu nhiệm Con Thiên Chúa Giáng
Sinh làm người, thật ngỡ ngàng khi nhận ra một vị Thiên Chúa đầy yêu thương và
gần gũi con người.
Một Hài Nhi đơn sơ, được
quấn trong tấm tả mỏng manh, giữa trời đông buốt giá, nhưng cánh tay
người vẫn giơ cao và giang rộng như muốn ôm chầm và nhấn
chìm nhân loại trong trái tim chan chứa tình yêu của Ngài. Hình ảnh Hài nhi
Giê-su giang tay ban phát tình yêu xuyên suốt cuộc đời của Ngài, xuyên suốt cả
lịch sử vũ trụ.
Cánh tay của Ngài chữa lành bao người bệnh hoạn,
tật nguyền. Cánh tay của người giang ra ôm trọn những con người đau khổ thậm
chí là những con người tội lỗi. Cánh tay vị Vua vũ trụ cúi xuống thể hiện tình
yêu bằng cách cúi mình xuống rửa chân cho con người. Từ nơi cánh tay và
trái tim của Người nguồn mạch ơn cứu độ tưới nhuần trên nhân thế mãi mãi…Cánh
tay ngài ôm ấp mọi thân phận con người, tình yêu nơi Ngài giải phóng thân phận
con người tội lỗi: “chỉ bằng yêu thương mới “giam cầm” được những con
người hoang dại”. “Chỉ có tình yêu mới phá tan gông cùm của những tâm hồn
tan nát” (trích trong “nhà sư đeo cỗ thánh giá” Vô Thường).
Giáng sinh là dịp để hàng tỷ trái tim con
người thổn thức ngỡ ngàngvề Hài Nhi Giê-su.
Xin Hài nhi Giê-su cho con luôn biết luôn suy
ngắm hình ảnh của Người mọi lúc, mọi nơi trong cuộc đời của con! Xin cho
con luôn biết sống đơn sơ, khiêm hạ và yêu thương chân
thành theo gương Người, nhờ mẫu gương sống động nơi Đức Giáo Hoàng
Phanxicô kính yêu của chúng con.
Xin Hài Nhi Giê-su luôn thương đến những người
chưa nhận biết Chúa. Cho họ cảm nếm được tình thương cứu độ của Chúa dành
cho họ. Xin cho con trở nên ánh sao sáng hầu đưa dẫn nhiều người nhận
ra Chúa là Mặt Trời Công Chính, ngỏ hầu mọi người chung lời ca
ngợi danh Chúa khắp địa cầu như một bài tình ca bất tận về Hài nhi
Giê-su! Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét