Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN A
Lm. Seoka

Con người ngày hôm nay có nhiều nỗi lo sợ:
ü   Trên bình diện quốc tế: thì sợ nghèo đói, chiến tranh; sợ thiên tai, dịch bệnh; sợ ô nhiễm môi trường, sợ khủng bố…
ü   Trên bình diện quốc gia: Cách riêng ở Việt Nam, đại biểu Quốc Hội Đặng Thuần Phong, tỉnh Bến Tre, trong ký họp thứ 3 đại biểu Quốc Hội sáng ngày 9/6/17 vừa qua đã bày tỏ với Chính phủ về 6 vấn đề bất an mà nhân dân bức xúc.
Ø   Thứ nhất, tại sao chỉ có một mình Chính phủ hành động kiến tạo và liêm chính trong khi đất nước có cả hệ thống chính trị. Chức năng của Chính phủ là kiến tạo nhưng còn hành động và liêm chính tại sao không song hành.
Ø   Thứ hai, tham nhũng và lãng phí quá lớn, chưa được chặn đứng là vấn nạn đưa quốc gia đến bờ vực của sa sút lòng tin. Tiền của dân chắt chiu gom góp trong mồ hôi nước mắt nhưng tham nhũng nhiều, lãng phí lớn là dấu hiệu hết sức đáng báo động.
Ø   Thứ ba, xuất hiện dấu hiệu mất cân đối ngân sách, tính ổn định bền vững của kinh tế vĩ mô chuyển biến chậm. Các yếu tố tăng trưởng chưa tận dụng hết, đặc biệt là nặng chú trọng đầu tư. Hiệu quả đầu tư thấp, nợ công còn cao. Nếu theo chỉ số, mỗi người dân Việt Nam gánh 1.000USD tiền nợ và xu hướng còn tăng trong những năm tới, áp lực trả nợ lớn. Chi đầu tư phát triển chưa ngang tầm, chi thường xuyên gần 70%. Mức bội chi gấp 3 lần tăng trưởng, “làm 1 đồng nhưng xài tới 3 đồng”. .
Ø   Thứ tư, theo đại biểu, "đồng tiền đã chi phối mọi hoạt động và làm phai nhạt tính công tâm của các cơ quan công quyền. Đáng lo hơn là đồng tiền đã làm suy thoái đạo đức, dẫn dắt chính sách và đâm thủng pháp luật, minh chứng cho vấn đề này là hiện tượng "chạy" ở Việt Nam, thực tế rất đau lòng, trong bụng mẹ đã "chạy" chỗ sinh đẻ, chập chững đi đã "chạy" trường, học phổ thông các cấp và đại học cũng phải chạy trường, chạy lớp, chạy điểm. Được tuyển dụng thì chạy chỗ, chạy chức, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển. Vi phạm pháp luật thì chạy điều tra, truy tố, chạy án và thậm chí chạy khỏi tổ quốc đến nơi Việt Nam chưa ký kết gì đến vấn đề tội phạm để an thân".
Ø   Thứ năm, về vấn đề môi trường, đại biểu quyết liệt khi cho rằng, dân không thể an tâm khi “rừng đã hết, biển gần chết, tài nguyên khoáng sản quốc gia cho các đời sau chắc còn trong lịch sử”. Đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số không có trong khi đó đất nông, lâm trường hoạt động kém hiệu quả, thậm chí còn phát canh, thu tô. Chính sách trải thảm và sử dụng lao động giá rẻ, kêu gọi đầu tư, sự hời hợt thiếu trách nhiệm trong thẩm định đánh giá từng bước đã biến Việt Nam thành điểm đến của công nghiệp rác, công nghệ lạc hậu và hệ lụy môi trường không sao tả nổi khi sông đã chết, đất chết và từ từ biển chết. "Tiền có thể nhiều đến đâu đi nữa cũng không mua lại được môi trường tươi đẹp đã mất và chúng ta đang mất".
Ø   Thứ sáu, về an toàn sống, đại biểu cũng bày tỏ lo lắng khi bữa cơm trong nhà cũng lo vì an toàn vệ sinh thực phẩm, bước ra đường thì sợ vì an toàn giao thông , gặp chuyện bất bình thì không giám can thiệp vì sợ vạ lây. Mọi thứ đều do người Việt hại người Việt và từng bước biến sự vô cảm trở thành vấn đề đạo đức mang tính phổ biến trong ứng xử của con người.
Kết thúc phần phát biểu, đại biểu Đặng Thuần Phong đề nghị Chính phủ, Quốc hội, nghiên cứu, cân nhắc trong chỉ đạo, điều hành, nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét trong ổn định phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời gian tới.
ü   Trên bình diện cá nhân:  Ai cũng sợ đau khổ, sợ thử thách, sợ bệnh hoạn, sợ cô đơn, sợ thiếu thốn, sợ bị lừa gạt, sợ bị phụ bạc, sợ chia ly, sợ bị kẻ thù làm hại và nhất là sợ chết.

ü   Quý ông lại có thêm nỗi sợ vợ nữa. Nhật Cường có bài thơ sợ vợ rất hài hước: Sợ vợ sống lâu, nể vợ bớt u sầu, để vợ lên đầu là trường sinh bất tử, đánh vợ nhừ tử đại nghịch bất đạo, vợ hỏi mà nói xạo là trời đất bất dung, chê vợ lung tung là ngậm máu phun người, gặp vợ mà không cười là có mắt không tròng, để vợ phiền lòng là chu di tam tộc, vợ sai mà hằn học là trời đánh thánh đâm, vợ gọi mà ngậm câm là lòng lang dạ sói, để vợ mà nhịn đói là tội nhân thiên cổ, để vợ chịu khổ là bất tài vô dụng, trốn vợ đi ăn vụng là tứ mã phanh thây, vợ hát mà khen hay là anh hùng thức thời, khen vợ hết lời là thuận theo thiên lý.
ü   Cách riêng đối với chúng ta, những Kitô hữu ngày nay dẫu không còn phải lo sợ như các tín hữu trước đây như lời Chúa Giêsu tuyên báo: "Các con hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp các con cho công nghị, và sẽ đánh đập các con nơi hội đường của họ. Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được biết…Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét…". (Mt 10, 17-22).
 Nhưng chúng ta lại có những nỗi sợ khác: Sợ bị ràn buộc luật Chúa và GH, sợ mất giờ cầu nguyện, sợ  mất tiền và bỏ việc khi tham dự thánh lễ, sợ bị nghi kỵ bởi những người chung quanh, sợ không dám nói về Chúa và tuyên xưng đức tin…có không ít người giữ đạo chỉ vì sợ phạm tội và sa hỏa ngục…
o    Đúng là nỗi sợ bao trùm trên toàn bộ cuộc đời của con người từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt lìa đời, từ khai thiên lập địa cho đến tận thế.  Sợ cho mình, cho người, cho đất nước, cho thế giới…và cho cuộc sống thường ngày…nỗi sợ con người không bao giờ ngơi!
o    Chính Chúa Giêsu đã làm người nên Ngài thấu hiểu hết những nỗi sợ đó. Chính Ngài cũng từng cảm nếm những sợ hãi trước cái chết như thế nào nên đã xin Chúa Cha cất khỏi chén đắng (x. Mt 26,42).; Ngài cũng thấm thía nỗi cô đơn buồn tủi ra sao khi thốt lên: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy” (Mt 28,37-38). Rồi khi bị treo trên thập giá, Đức Giê-su cũng có cảm tưởng như bị Chúa Cha bỏ rơi, nên đã kêu lớn tiếng rằng: “Ê-li, Ê-li, lê-ma xa-bác-tha-ni”, nghĩa là “Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?” (Mt 27,46).  Tuy nhiên, Đức Giê-su đã chiến thắng nỗi sợ hãi ấy, khi Người quyết vâng theo ý Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu chén này không thể rời khỏi con, nhất định con phải uống, thì xin cho ý Cha được thể hiện” (Mt 26,42). Chính nhờ chiến thắng cảm giác sợ hãi và chấp nhận con đường "qua đau khổ vào trong vinh quang", mà nhân loại chúng ta mới nhận được hồng ân cứu độ.
o   Vì thế Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta “đừng sợ”. Bởi vì:
-                       Thứ nhất : Chân lý sẽ vượt thắng tất cả.  Nếu chúng ta dám sống chết cho sự thật của Tin mừng thì lịch sử ghi nhận, GH  sẽ suy tôn và TC sẽ ban thưởng cho ta. “Vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Ðiều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà”(Mt 10,26-27).
-                       Thứ hai: “Vì họ giết được thân xác chứ không giết được linh hồn”(Mt 10,28). Lịch sử Giáo Hội cho chúng ta biết: bao nhiêu thời kỳ bách hại đạo đã qua, biết bao nhiêu chế độ bách hại đạo không còn, biết bao nhiêu người giết các kitô hữu đã chết. Thế mà Giáo Hội vẫn tồn tại và phát triển.
-                       Thứ ba: Vì “các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần”(Mt 10,31). Thiên Chúa quan phòng chăm sóc giữ gìn chúng ta vì con người và mạng sống chúng ta quý hơn chim sẻ ngàn lần: “Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi” (Mt 10, 29-31). Nên hãy tin tưởng và phó thác vào sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa.

v    Vậy xin Chúa ban cho chúng ta có được niềm tin kiên vững vào tình thương và quyền năng của Chúa, nhờ đó ta sẽ can đảm quắng gánh lo đi mà vui sống phó thách đời ta trong tay Ngài. Xin Chúa giúp chúng ta luôn biết sống với Chúa hết tình con thảo và nổ lực làm chứng cho Chúa với hết khả năng mình. Phần con lại hãy trao vào tay Chúa mọi nỗi lo âu của chúng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN Lm. Nguyệt Giang CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN-B KÍNH TRỌNG THỂ CHÚA KITÔ, VUA VŨ TRỤ Đn 7,...