CHÚA NHẬT XXX TN A
Dẫn:
Có thể nói điều luật quan trọng nhất của nhân loại nói
chung, cách riêng với người Kitô hữu chúng ta là giới luật Tình Yêu. Bời “Tình
Yêu” là ở nơi TC “TC là Tình Yêu” và là Đấng dạy chúng ta yêu. Vì thế chúng ta
không thể sống được nếu không biết yêu.
Xin Chúa đong đầy tình yêu trong tâm hồn chúng ta để
ta có thể biết trung thành “yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và
yêu tha nhân như chính mình” như Lời Chúa Giêsu dạy chúng ta trong bài Tin Mừng
hôm nay.
Suy niệm:
Thời Chúa Giêsu ở Do Thái có đến 613 luật. trong đó có
365 luật buộc và 248 luật cấm; ngoài ra họ còn quy định một số luật phụ khác nữa.
Sống trong một xã hội mà có quá nhiều luật lệ như vậy quả là rối não. Chính vì
thế mà Tin mừng hôm nay, nhóm Biệt Phái đã cử ra một nhà thông luật đến để hỏi
thử Chúa Giêsu xem điều luật nào là quan trọng nhất. “ Thưa Thầy….?”. Đây là
câu hỏi không dễ trả lời. Bởi lẽ nếu Chúa Giêsu đề cao bất kỳ luật nào cũng đều
vướn phải tư tưởng lợi ích nhóm, ủng hộ nhóm này xem thường nhóm kia. Như thế sẽ
dễ gây ra làn sóng kích động chia rẽ phe nhóm làm bất ổn trật tự xã hội và tôn
giáo, rất nguy hại cho Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu thừa biết thâm ý của họ,
nên Chúa Giêsu đã khéo léo mời anh ta trở về nguồn của lề luật và lời của các
tiên tri để trích dẫn lại 2 điều luật quan trọng được ghi trong sách Đệ nhị luật và sách Lêvi mà phán rằng: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa
ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi" (Đnl 6,5) và "Ngươi hãy yêu thương tha nhân như
chính mình ngươi" (Lv 19,18). Rồi Chúa Giêsu kết luận : "Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri
đều tóm lại trong hai giới răn đó". (Mt 22, 38).
Câu trả lời của Chúa Giêsu thật xuất
sắc bởi vì Ngải đã lọc ra được 2 điều luật quan trọng nhất là mến Chúa yêu người;
Ngài cũng đã liên kết hai điều này thành một không thể tách rời nhau; đồng thời
Người cũng chỉ cho thấy yêu thương chính là cốt lỏi của tất cả mọi điều luật, vì
mọi luật lệ đều phải dựa trên nền tảng là tình yêu.
Chắc chắn ai trong chúng ta cũng biết và thuộc nằm lòng
10 điều răn của Chúa dạy được tóm lại bởi 2 điều quan trọng này là: “mến
Chúa trên hết mọi sự và yêu người như mình ta vậy”. Bởi vì mỗi ngày
Chúa nhật chúng ta đều đọc trước mỗi thánh lễ. Nhưng thử hỏi chúng ta có quan
tâm để sống 2 giới răn này hay không thì chưa chắc!
Có thể không ít người trong chúng ta vẫn còn chưa biết
phải áp dụng luật Tình Yêu này như thế nào vào trong thực tế của đời sống đạo?
Vậy “yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết
trí khôn, hết sức …” là yêu như thế nào? Và “yêu thương tha nhân như chính mình” là yêu thế nào?
1. Mến Chúa
hết lòng, hết linh hồn hết trí khôn nghĩa là: ta phải yêu Chúa bằng trọn vẹn con người chúng ta. Dành cả con tim, lý
trí vào trong hành động yêu thương. Cụ thể ta hành động thế nào để nói lên lòng
yêu mến Chúa:
- Thích nghe Lời Chúa và làm theo ý Chúa. Lời Chúa nói
với ta qua sách thánh kinh, qua các giáo huấn giáo hội, qua lời chỉ dạy của quý
bền trên, qua các biến cố trong đời sống và qua tiếng nói ngay chính của lương
tâm. Khi ta biết để tâm lắng nghe tiếng
Chúa qua những cách thức đó là dấu hiệu chúng ta yêu Chúa. Nhưng nghe không chưa
đủ ta còn phải tích cực mau mắn thự hành lời dạy của Chúa nữa.
- Đặt Chúa
vào vị trí trên hết mọi sự. Giả như phải chọn lựa giữa tiền bạc, của cải, danh
vọng, quyền lực và ham muốn thế gian với thánh ý Chúa, thì chúng ta phải sẵn
sàng bỏ tất cả để chọn làm theo ý muốn của Chúa cho dù phải hy sinh thời giờ, sức
khỏe, tiền bạc, thú vui, tình thân và ngay cả mạng sống mình nữa, để danh Chúa được
tôn vinh và ý Chúa được thể hiện.
Đó là điều
mà cộng đoàn tín hữu Thêxalônica đã sống. Thánh Phaolô đã khen ngợi họ vì trong
hoàn cảnh khó khăn nhưng họ vẫn tích cực đón nhận lờ rao giảng Tin Mừng và hy
sinh sống tích cực Tin Mừng của Chúa nên trở thành gương mẫu đức tin cho nhiều
nơi khác noi theo.
2. Yêu thương tha nhân như chính mình nghĩa là: xem người khác như là mình. Mình quan tâm chăm sóc bản
thân mình ra sao thì phải làm như vậy cho tha nhân. Cụ thể yêu tha nhân như
chính mình trước hết là:
- Về mặt tiêu cực, ta không ước mong điều bất lợi,
điều ác cho tha nhân như lời chỉ dạy của Tôbia cha dành cho con ông: “Điều con không thích thì đừng làm cho người khác” (Tb 4,15a). Và Đức Khổng Tử
cũng khuyên các đệ tử: “Điều mình không muốn thì đừng làm cho kẻ khác”. Còn sách xuất hành trong bài đọc 1 hôm nay thì khuyên:
“Ngươi chớ
làm phiền lòng và ức hiếp khách ngoại kiều. Các ngươi đừng làm hại cô nhi quả
phụ… chớ bắt nó chịu lãi nặng… hãy trả lại cho kẻ ấy trước khi mặt trời
lặn”. (Xh 22, 21-27).
- Về mặt
tích cực, theo lời Chúa Giêsu dạy: “Vậy tất cả những
gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người
ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó”. (Mt 7,12).
Tình yêu tha nhân còn đòi buộc
chúng ta “yêu như Chúa yêu” nữa, nghĩa
là không chỉ yêu những người thân thuộc và những ai làm lợi cho ta, mà còn cả
những người khó ưa hay làm hại ta nữa. Chúa dạy: “Hãy yêu
thương thù địch và làm ơn cho những kẻ ghét các con, hãy cầu nguyện cho những
ai bắt bớ và nguyền rủa các con”. (Mt 5, 44). Yêu thương như
Chúa yêu là sẵn sàng tha thứ mãi cho ai xúc phạm đến mình và sẵn sàng hy sinh
ngay cả mạng sống để phục vụ lợi ích cho phần rỗi của họ nữa. “Không có
tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu
của mình.”. ( Ga 15,13)
Nói yêu
thương ai cũng nói được và ai cũng hiểu yêu thương là luật quan trọng trong đời
sống. Tuy nhiên thực hành điều luật yêu thương như Chúa dạy là không hề dễ, vì
nó vượt lên trên luật công bằng và luật yêu thương theo kiểu thế gian.
Thật khó
khi chúng ta phải đặt Chúa vào địa vị tối cao trong đời sống chúng trong khi
ngoài kia xã hội chủ trương vô thần và tôn thờ chủ nghĩa vật chất.
Thật
không dễ chút nào để yêu thương và làm ơn kẻ thù và luôn tha thứ cho những người
làm hại mình trong thời đại tự trọng và đề cao cá nhân chủ nghĩa.
Khó! nhưng
Chúa Giêsu đã làm được và trở nên mẫu gương cho chúng ta noi theo.
Xin Chúa là TY ban tràn đầy tình yêu của Chúa vào trong
tâm hồn chúng con để chúng con có thể chu toàn tốt điều luật tình yêu mà Chúa
chỉ dạy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét