SUY NIỆM LỜI CHÚA CÁC NGÀY
TRONG TUẦN XXVII TN
Lm. Seoka
Thứ
hai: (Gn 1,1-2.11; Lc 10,25-37)
Thánh
Gioan định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Tình yêu của Chúa
là nhưng không và phổ quát dành cho hết mọi người. Tình thương ấy được cụ thể
qua Lời Chúa hôm nay.
-
Bài đọc 1 cho biết: Thiên Chúa không chỉ yêu thương dân tộc Do Thái, nhưng Ngài
còn yêu thương hết mọi người, cụ thể là dân thành Ni-ni-vê tội lỗi.
Với
suy nghĩ của Giô-na thì chỉ dân tộc của ông mới xứng đáng được Thiên Chúa yêu
thương. Ông không thể chấp nhận được một vị Thiên Chúa lại nhân từ-yêu
thương-cứu độ dân Ni-ni-vê tội lỗi. Vì thế, khi Thiên Chúa sai ông đến với họ
để rao giảng sự sám hối, thì ông lập tức khướt từ. Thay vì xuống tàu đi
đến thành Ninivê, ông lại xuống tàu đi ngược về phía Tác-sít. Vì không vâng
phục thánh ý Thiên Chúa nên Chúa đã cho một trận cuồng phong nổi lên khiến các
thuỷ thủ vô cùng sợ hãi; họ nghi ngờ trên tàu có người nào đó là kẻ có tội
khiến thần thánh nổi giận trừng phạt. Gieo quẻ thì quẻ rơi trúng ông Giô-na.
Ông biết tội mình và tự đề nghị người ta ném mình xuống biển. Thế là sóng yên
bể lặng. Một con cá lớn nuốt ông vào bụng, sau ba ngày đêm, con cá mửa ông ra
trên đất liền.
Còn
bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho người thông luật biết phải thể hiện tình
yêu phổ quát ấy như thế nào. Với cái nhìn định kiến và loại trừ giống như
Gio-na, người thông luật cũng muốn giới hạn tình yêu của mình nơi những người
cùng màu da, chủng tộc và tôn giáo. Nhưng qua câu chuyện người Sa-ma-ri tốt
lành, Chúa Giêsu cho biết người thân cận là tất cả mọi người. Bởi lẽ mọi người
đều được Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài, nên tất cả đều được Thiên Chúa yêu
thương cứu độ, không loại trừ bất cứ một ai. Do đó để xứng đáng có được sự sống
đời đời làm gia nghiệp, thì phải thực thi giới luật tình yêu phổ quát “như
Chúa đã Yêu”, qua việc tận tâm giúp đỡ mọi người, nhất là những người
đang gặp hoạn nạn như hành động của người Sa-ma-ri.
Xin
Chúa uốn lòng chúng ta giống như trái tim Chúa, để chúng ta cũng biết cảm
thông tha thứ trước những lỗi lầm của tha nhân; cũng như luôn biết chạnh lòng
trước những nổi đau của đồng loại mà tận tâm giúp đỡ. Nhờ thế chúng ta mới hy
vọng có được sự sống đời đời làm gia nghiệp.
Thứ
ba: (Gn 3,1-10; Lc 10,38-42)
Lời
Chúa hôm nay vẽ lên trước mắt chúng ta một bức tranh trong sáng, rạng ngời với
những nét tuyệt đẹp.
-
Nét đẹp vâng phục thánh ý Thiên Chúa của tiên tri Giô-na.
Nếu
như trước đó 3 ngày, Giô-na đã bướng bỉnh chống lại ý muốn của Thiên Chúa bằng
cách tìm đường lẫn trốn thi hành sứ mạng tiên tri, thì hôm nay ông lại vâng
phục thánh ý Chúa bằng việc đứng dậy, cất bước lên đường đi đến với dân thành
Ni-ni-vê để kêu gọi họ ăn năn sám hối, hầu tránh khỏi cơn thịnh nộ của Thiên
Chúa.
-
Nét đẹp sám hối chân thành của dân thành Ni-ni-vê.
Nếu
trước kia dân thành Ni-ni-vê sống buông thả theo cám dỗ, khiến tội ác của họ đã
thấu đến Thiên Chúa, thì nay sau khi nghe được lời cảnh tỉnh của Thiên Chúa qua
miệng tiên tri Gio-na, lập tức họ khiêm tốn đón nhận và thành tâm sám hối. Từ
vua đến quan; từ trẻ đến già; từ thường dân đến xúc vật tất cả đều mặc vải thô,
ngồi trên tro, không ăn uống và tha thiết kêu cầu lòng thương xót và tha thứ
của Thiên Chúa .
-
Nét đẹp của lòng nhân từ và thương xót của Thiên Chúa.
Nếu
như Giona và dân tộc Do Thái luôn nghỉ rằng chỉ có họ mới xứng đáng đón nhận
lòng nhân từ yêu thương của Thiên Chúa, còn dân ngoại thì không xứng đáng, thì
nay họ lại nhận ra Thiên Chúa họ tôn thờ là Đấng giàu lòng thương xót, chậm bất
bình và giàu lòng khoan dung, với việc “Thiên Chúa đã hối tiếc về tai
họa Người đã tuyên bố và đã tha thứ không còn giáng họa xuống trên họ nữa”.
-
Nét đẹp của tinh thần hy sinh phục vụ và khiêm tốn lắng nghe Lời Chúa.
Đó
là nét đẹp cao quý của hai người phụ nữ mà tin mừng hôm nay nhắc đến.
+ Mácta, nồng nhiệt đón rước Chúa và các môn đệ, và tất bật hy sinh chuẩn
bị bữa ăn thịnh soạn cho khách quý.
+ Maria thì tế nhị và sâu lắng trong cung cách tiếp đón Chúa Giêsu, bằng
việc ngồi bên chân Chúa lắng nghe lời Người dạy bảo.
Cả
hai đều thể hiện những nét đẹp độc đáo của người phụ nữ: Hiếu khách, tận tâm hy
sinh phục vụ, cũng như rất tinh tế và thân tình trong khiêm tốn lắng nghe lời
dạy của Chúa.
Xin
Chúa cho chúng ta biết tôn trọng những nét đẹp tuyệt vời mà Chúa ban tặng nơi
mỗi người. Đồng thời cũng biết tích cực phát huy những nét đẹp nơi bản thân để
góp phần tô điểm cho cuộc sống này mỗi ngày thêm tươi đẹp hơn.
Thứ
tư: (Gn 4, 1-11; Lc 11, 1-4)
Câu
chuyện của tiên tri Giô-na trong bài đọc 1 hôm nay rất quen thuộc và gần gủi
với mỗi chúng ta.
Quen
thuộc bởi vì ai trong chúng ta cũng đã được nghe câu chuyện này. Nhiều người
còn thuộc nằm lòng nữa.
Gần
gủi vì thấy mình rất giống với nhân vật Giô-na.
-
Như Giô-na, chúng ta vẫn nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng giàu
lòng yêu thương. Nhưng trong thực tế,
ta lại muốn Thiên Chúa chỉ đứng về phe nhóm chúng ta và chỉ phe ta mới xứng
đáng được Thiên Chúa ban ơn phúc mà thôi. Còn với kẻ xấu xa giống như dân thành
Ni-ni-vê thì không đáng!
-
Chúng ta cảm thấy mình gần gũi với Giô-na, bởi lẽ lắm khi chúng ta cũng có cái
nhìn ác cảm đối với những người tội lỗi và những ai không cùng niềm tin với ta.
-
Giống như Giona, nhiều lần chúng ta cũng phản kháng quyết liệt trước lời mời
gọi yêu thương tha thứ của Chúa. Lắm khi ta cũng lên giọng thề thốt: thà chết
chứ không bao giờ gặp mặt hay dung thứ cho những ai chống đối hay làm khổ đời
ta.
Nhưng
với câu chuyện cây thầu dầu mọc lên rồi chết đi, Thiên Chúa cho thấy tất cả các
tạo vật đều được Ngài dựng nên rất tốt đẹp và có ích. Nhất là con người lại
được dựng nên giống hình ảnh Chúa và đã được Thiên Chúa tận tình yêu
thương chăm sóc, thì làm sao Ngài lại không chạnh lòng xót xa khi thấy họ sa
ngã, phạm tội làm hư hoại hình ảnh tốt đẹp ban đầu.
Còn
bài tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết cách sống thế nào cho
đúng ý Thiên Chúa. Qua lời Kinh Lạy Cha. Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta hãy sống
sao cho xứng hợp với tinh thần con thảo của Thiên Chúa là Cha.
Người
con thảo là người không làm theo ý mình, nhưng làm theo ý Cha và mong muốn mọi
người thi hành ý Cha.
Người
con thảo là người không mưu tìm lợi ích cho chính mình, nhưng mưu tìm vinh
quang, danh dự cho Cha.
Người
con thảo là người luôn biết sống hiệp nhất với anh em bằng tinh thần bao dung,
quảng đại, yêu thương tha thứ theo gương Thiên Chúa là Cha yêu thương tha thứ
cho ta.
Người
con hiếu thảo thì luôn tin tưởng và phó thác vào uy quyền của Cha. Do đó điều
quan trọng không phải là quan tâm quá đến nhu cầu thể xác. Nhưng điều quan
trọng nhất là giữ được hình ảnh tốt đẹp mà Cha đã tác tạo và đừng bao giờ phản
bội lại tình Cha.
Xin
cho mỗi người trong cộng đoàn Họ đạo chúng ta biết loại bỏ con người củ với
nhiều sai lầm tội lỗi mà mặc lấy con người mới của Đức Kitô với trái tim nhân
ái, với cái nhìn cảm thông tha thứ, với tinh thần hiền lành và khiêm nhượng,
với hành động bác ái vị tha. Nhờ đó ta mới xứng đáng trở nên con cái đích thực
của Chúa Cha.
Thứ
năm: (Ml 3,13-20a; Lc 11,5-13)
Sách
Malakhi hôm nay đề cập đến hai quan niệm sống trái chiều:
1.
Quan niệm của kẻ gian ác:
Với
kẻ gian ác, họ không tin nhận có Thiên Chúa. Họ xem việc tin nhận và tôn thờ
Thiên Chúa là điều viễn vong, cản trở nếp sống tự do của họ. Với họ, sống khiêm
tốn tuân giữ và vâng phục Thiên Chúa chẳng mang lại ích lợi gì.
2.
Quan niệm của người kính sợ Thiên Chúa:
Họ
tin rằng Thiên Chúa luôn nhìn thấy mọi sự “ ông trời có mắt”. Nên những việc
làm thiện-ác đều được Thiên Chúa nhìn thấy và ghi nhận cả. Khi sống dưới sự
hướng dẫn và che chở của Thiên Chúa thì họ xứng đáng là những người thuộc về
Thiên Chúa và trở nên những người con yêu của Người.
Nên
vào “Ngày của Đức Chúa”, ngày mà Thiên Chúa ngự đến xét xử trần
gian, số phận của họ sẽ được thay đổi. Ngày ấy“Tất cả những kẻ kiêu căng,
những kẻ làm điều gian ác sẽ như rơm, ngày sẽ đến sẽ thiêu hủy chúng, còn các
người là những kẻ kính sợ danh Ta, nó sẽ mang lại sự chữa lành” (Mlk
3,20).
Tuy
nhiên để chờ đợi ngày của Đức Chúa, người tín hữu phải trung thành sống theo
những điều Chúa dạy và can đảm đón nhận cả những khó khăn, thua thiệt và đau
khổ nữa. Nhưng hãy an tâm vì có Chúa là Cha luôn che chở, bảo vệ và sẽ trọng
thưởng cho những ai kính sợ Chúa.
Tin
mừng hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục mời gọi, khích lệ chúng ta tin tưởng, cậy
trông và phó thác vào tình thương quan phòng của Chúa. Nên đừng bao giờ nản
lòng, chán nản hay phàn nàn và kêu trách Chúa khi những lời mình cầu xin chưa
được Chúa nhậm lời. Trái lại hãy kiên trì, vững tâm và tin tưởng cầu xin, bởi
Thiên Chúa là Đấng quyền năng và là Người Cha hằng yêu thương chúng ta. Chắc
chắn Ngài sẽ lắng nghe và ban cho ta những điều tốt đẹp nhất, theo thánh ý
Người.
Xin
cho chúng ta luôn trung thành giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa; và trong mọi hoàn
cảnh của cuộc sống, xin cho chúng ta biết can đảm đón nhận với lòng yêu mến
Chúa, vì tin rằng Chúa sẽ ban thưởng phần phúc nước trời cho những ai trung tín
với Người.
Thứ
Sáu: (Ge 1,13-15; 2,1-2; Lc 11,15-26)
Tiên
tri Giô-en loan báo cho biết ngày của Thiên Chúa sắp đến và kêu gọi mọi người
hãy chuẩn bị sẵn sàng cho ngày ấy.
Lý
do tại sao phải chuẩn bị cho ngày ấy?
Vì
Ngày của Thiên Chúa đến là Ngày đáng sợ: Tiên-tri Giô-en cho biết: "Ôi,
ngày đáng sợ thay! Ngày của Đức Chúa quả đã gần kề! Ngày sẽ đến tựa cơn tàn phá
do lệnh Đấng Toàn Năng... Run lên đi, mọi cư dân trong xứ, vì Ngày của Đức Chúa
sắp đến rồi, Ngày ấy đã kề bên. Ngày tối tăm u ám, Ngày mây mù tối đen”. Do
đó mà con cái Israel phải chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng cho ngày ấy.
Vậy
phải chuẩn bị thế nào cho ngày kinh hoàng đó?
- Đối với các tư tế: Tiên-tri Giô-en truyền
lệnh của Thiên Chúa: "Hỡi các tư tế, hãy mặc áo vải thô mà than
van kêu khóc! Rú lên đi, hỡi những người phục vụ bàn thờ! Hãy đến, mặc áo vải
thô mà thức suốt đêm, hỡi những người phục vụ Thiên Chúa.".
- Còn đối với dân chúng: Tiên tri kêu gọi
các tư tế hãy thi hành nhiệm vụ của mình bằng việc: "Hãy ra lệnh
giữ chay thánh, công bố mở cuộc họp long trọng, triệu tập các cụ già và toàn
thể cư dân trong xứ tại Nhà Đức Chúa, Thiên Chúa các ngươi. Hãy kêu lên Đức
Chúa."
Tóm
lại để chuẩn bị cho ngày của Đức Chúa đến, mọi thành phần phải lo ăn chay, hãm mình,
và cầu nguyện. Đó là những việc cần làm ngay!
Qua
phép lạ Chúa Giêsu trục xuất quỷ ra khỏi người bị nó ám hại mà Tin mừng hôm nay
thuật lại, cho thấy uy quyền của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu; đồng thời đó cũng là
dấu chỉ của“Nước Thiên Chúa đã đến giữa các ngươi rồi”. Nhưng để có thể
đón nhận nước Thiên Chúa đến nơi Đức Giêsu, con người cần phải loại bỏ cái nhìn
ghen tỵ. Bởi sự ghen tị đã khiến cho một số người có cái nhìn sai lạc.
Với lòng ghen tỵ, họ cố tình phủ nhận và giải thích ác ý trước phép lạ của Chúa
Giêsu thực hiện.
Xin
cho chúng ta biết loại trừ tính kiêu căng, ghen tỵ ra khỏi tâm hồn, nhờ đó ta
mới có được cái nhìn sáng suốt của đức tin mà nhận ra sự hiện diện của Chúa qua
mọi biến cố trong cuộc đời. Nhất là xin cho chúng ta biết sám hối, chay tịnh
cỏi lòng và chu toàn tốt mọi nhiệm vụ Chúa trao phó, để chuẩn bị tâm hồn xứng
hợp cho ngày của Thiên Chúa.
Thứ
Bảy: (Ge 4,12-21; Lc 11, 27-28)
Kinh
nghĩa đức tin mà cộng đoàn chúng ta đọc hàng tuần dạy rằng: “…đến ngày
tận thế xác loài người ta sẽ sống lại mà chịu phán xét; kẻ lành lên thiên đàng
hưởng phước đời đời, kẻ dữ sa hoả ngục chịu phạt vô cùng”.
Như
thế người kitô hữu chúng ta luôn tin rằng ngày tận thế, Thiên Chúa sẽ đến và
phán xét tất cả mọi người. Ngày ấy người công chính sẽ được sống hạnh phúc với
Thiên Chúa, còn kẻ gian ác sẽ bị tiêu diệt muôn đời.
Đó
cũng chính là sứ điệp mà tiên tri Giô-en loan báo trong bài đọc I hôm nay.
-
Ngày ấy sẽ là ngày kinh hoàng, ngày Thiên Chúa báo oán đối với kẻ gian
ác: tất cả các quốc gia lân bang của Israel sẽ bị trừng phạt: ''Ai-cập
sẽ nên chốn hoang tàn, Edom sẽ trở thành sa mạc hoang vu, vì chúng đã dùng bạo
lực sát hại con cái Giu-đa: chúng đã đổ máu người vô tội trên đất của họ. Nhưng
Giu-đa sẽ có người ở mãi mãi, Jerusalem sẽ có người ở đến muôn đời.
Ta sẽ trả thù cho máu của họ, Ta sẽ không bỏ qua mà không trừng phạt chúng.''
-
Tuy nhiên ngày ấy lại là ngày bình an và hạnh phúc cho những người công chính
: ''Đức Chúa là nơi cho dân Người nương náu, là nơi trú ẩn cho con
cái Israel. Bấy giờ các ngươi sẽ biết rằng Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa các
ngươi, Đấng ngự tại Sion, núi thánh của Ta. Jerusalem sẽ là nơi thánh, người
ngoại quốc sẽ chẳng còn qua đó nữa. Ngày ấy, núi non sẽ tiết ra nước nho, đồi
nương sẽ chảy sữa tràn trề, từ mọi khe suối Giu-đa, nước sẽ tuôn trào cuồn cuộn.
Một mạch nước từ Nhà Đức Chúa sẽ vọt ra tưới thung lũng Shittim.''.
Nhưng
điều quan trọng là làm thế nào để ngày đó sẽ là ngày an vui và hạnh phúc cho
chúng ta.
Tin
mừng hôm nay Chúa Giêsu chỉ cho ta biết phương cách để chuẩn bị cho ngày ấy đó
là: phải lắng nghe và thi hành Thánh Ý Chúa. Hạnh phúc của chúng ta không hệ
tại bởi chúng ta là người kitô hữu, nhưng trên hết chúng ta phải lắng nghe và
thi hành Lời Chúa.
Đức
Maria đã được Chúa ban thưởng hạnh phúc nước trời và nhiều đặc ân cao trọng
khác bởi lẽ Mẹ đã luôn khiêm tốn lắng nghe và thi hành thánh ý Chúa trong mọi
cảnh huống của cuộc đời.
Lạy
Chúa, ai trong chúng con cũng muốn thoát khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa và
khao khát có được hạnh phúc nước trời làm gia nghiệp. Xin cho chúng con biết
noi gương Mẹ Maria luôn sống khiêm tốn vâng nghe và thi hành ý Chúa, để ngày
Chúa đến không phải là một ngày kinh hoàng nhưng là ngày an vui và hạnh phúc
cho chúng con..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét