SUY
NIỆM LỜI CHÚA TUẦN IV MÙA CHAY
Lm. Nguyệt Giang
CHÚA
NHẬT IV MÙA CHAY, NĂM B
2Sb 36, 14-16. 19-23; Ep
2, 4-10; Ga 3, 14-21
TÍCH CỰC THAM GIA VÀO MẦU NHIỆM THẬP GIÁ CHÚA
Chúa nhật IV MC hôm
nay được gọi là Chúa nhật của niềm vui. Vui không bởi phẩm phục màu hồng nhưng
vui vì GH sắp cử hành đại lễ phục sinh, kỷ niệm biến cố Con TC sống lại, mở ra
cho nhân loại niềm hy vọng vào sự sống mai này. Vui vì Đức Giêsu Kitô là đấng Cứu
độ đã đến trần gian, tiêu diệt tội lỗi và sự chết, ban lại cho nhân thế niềm
vui của sự sống vĩnh cửu.
Xin cho chúng ta
biết tích cực đón nhận Chúa Giêsu vào tâm hồn mình, bằng cách gắn bó mật thiết
với Chúa, khiêm tốn lắng nghe và thực thi đường lối của Chúa với niềm hân hoan,
tin tưởng và phó thác vào quyền năng và tình thương của Người.
Nói đến thánh giá là
nói đến tình yêu. Mà đỉnh cao của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta chính
là cái chết đau thương của Đức Giêsu trên thập giá. Kể từ khi thập giá treo Đức
Giêsu, Đấng Cứu Thế thì thập giá lại trở nên Thánh Giá, bởi nơi ấy gắn liền với
Đấng Thánh đem lại ơn cứu độ cho nhân loại.
Tin Mừng hôn nay,
Chúa Giêsu đã nhắc lại câu chuyện con rắn đồng treo trong sa mạc năm xưa, khi
dân Israel dưới sự hướng dẫn của Môsê đi trong sa mạc 40 năm tiến về đất hứa.
Trên hành trình vất vả đó, nhiều lần họ đã bất trung, kêu trách Đức Chúa và
trút tội lên đầu Môsê. Trước tình cảnh ấy, Thiên Chúa đã cho rắn lửa xuất hiện,
bò ra cắn chết nhiều người. Nhận ra sự bất trung và tội lỗi của mình đã phạm,
toàn dân đồng loạt kêu cầu ông Mô-sê xin sự tha thứ của Thiên Chúa. Thiên Chúa
đã nhận lời Mô-sê và truyền cho ông: “Ngươi hãy làm một con rắn và treo
lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được
sống” (Ds 21,4-5)
Hình ảnh rắn đồng
treo lên cao năm xưa trong sa mạc tiên báo về một Đức Kitô, Đấng Cứu Độ trần
gian hiến dâng mạng sống mình cho nhân loại, tựa “như ông Môsê đã
giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như
vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.” (Ga 3,14-15). Chính vì thế khi
chiêm ngắm Chúa Giêsu bị treo trên thập giá, trước hết ta cần nhận ra:
1. Tội phản phúc của mình. Chính vì tội lỗi của
chúng ta đã gây nên cái chết đau thương của Chúa trên thập giá. Nhưng qua đó, chúng
ta lại thấy được tình thương lớn lao mà Thiên Chúa đã dành cho chúng ta. Tội
lỗi đáng lẽ làm cho chúng ta phải chết, nhưng Chúa đã chết thay cho chúng ta để
chúng ta được sống dồi dào. Một vị Thiên Chúa quyền năng và thánh thiện mà lại
sẵn sàng chết thay cho thụ tạo là tội nhân, quả lớn lao biết nhường nào!
2. Nhận ra được sự tự hạ của Thiên Chúa. Là Đấng toàn năng,
cao sang, quyền thế vô cùng nhưng vì yêu thương nhân thế nên Thiên Chúa sẵn sàng
tự hạ. Tư tưởng này được Thánh Phaolô diễn tả trong lá thư gửi cho tín hữu
Philipphê như sau: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ
phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hủy mình ra
không, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình, vâng phục cho đến chết, chết trên cây thập tự.” (Pl
2,6-7).
Bởi vậy khi chiêm
ngắm mầu nhiệm thập giá, chúng ta được mời gọi nhận ra ơn ban cao quý Thiên Chúa
đã tặng ban cho chúng ta, đó là ơn sự sống. Tội lỗi làm cho chúng ta phải chết,
nhưng qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu đã mang lại cho chúng ta sự
sống mới. Trong Đức Giêsu chịu chết và sống lại, chúng ta được phục hồi chức vị
làm con Thiên Chúa và được gọi Thiên Chúa là Cha. Nhờ cái chết và sự phục sinh
của Chúa Giêsu mà chúng ta được hiệp thông với nhau trong tình anh em và được
đón nhận dồi dào ân sủng của Thiên Chúa.
Khi chiêm ngắm Thánh
Giá Chúa, chúng ta nhận ra rằng: muốn được phục sinh vinh quang cùng với Đức
Giêsu thì chúng ta cần phải chấp nhận trải qua thập giá đau khổ và can đảm hy
sinh hiến dâng đời mình cho tình yêu và vì tình yêu theo gương Đức Giêsu Kittô,
Chúa chúng ta.
Xin cho chúng ta cảm
nhận sâu sắc bài học cao quý của mầu nhiệm thập giá Chúa mà cố gắng noi gương
Thánh Phaolô liên kết mật thiết đời mình vào Chúa Giêsu với niềm xác tín: “Tôi
sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi.” (Gl 2,20). Amen.
Mùa chay sám hối, quyết ăn năn.
Dân xưa được cứu phước muôn phần.
Tội lỗi con người gây sự chết.
Thập giá vươn cao, dấu cứu dân.
SÁM HỐI ĐỂ ĐƯỢC CỨU
Mùa Chay, sám hối ai
ơi!
Vì tội đáng phạt,
mất rồi ơn thiêng.
Ăn năng sám hối cần
chuyên,
Chúa sẽ tha thứ, ơn
thiêng đổ tràn.
Do Thái xưa tội rỏ
ràng,
Chúa cho mất nước
phải mang lưu đày.
Ăn năn sám hối mỗi
ngày,
Chúa thương cho họ
sum vầy hồi hương.
Phao lô nói: “Chúa
xót thương”.
Do tội phải chết,
tìm đường ăn năn.
Giê su “Cứu độ thế
trần”.
Chết thay nhân loại,
“ăn năn, hảm mình”
Ni cô đê mô (quá)
thật tình.
Giê su nhắc lại chuyện
hình rắn xưa.
“Chúa ban Con Một
cho vừa,
Ai tin được cứu,
sống thừa đời sau.
Mùa Chay tình Chúa
hiến trao.
Ai tin được sống,
phúc nào sánh đây.
Xin cho con biết hôm
nay,
Trong Mùa Chay thánh
mỗi ngày ăn năn.
Để con xứng nhận
hồng ân,
Giê su, Con Chúa
dành phần cho con.
Hai
Lúa
Thứ
hai: Ga 4,43-54
Đức
tin chính là thần dược chữa lành mọi bệnh tật cho con người. Chính đức tin,
viên sĩ quan đã đặt trọn vẹn lòng cậy trông và hy vọng vào Chúa. Nhờ đức tin mà
phép lạ Chúa được thực hiện và con ông được cứu chữa. Xin Chúa ban thêm lòng
tin nơi chúng ta.
Ông
viên sĩ quan trong bài tin mừng hôm nay vì tin tưởng vào Chúa Giêsu nên ông đã
đặt trọn niềm hy vọng vào Chúa:
Hy
vọng vào Chúa, nên ông đã ra đi tìm đến Chúa Giêsu.
Hy
vọng nơi Chúa, ông đã không ngại kêu xin và kiên nhẫn nài nỉ Chúa đến nhà cứu
sống con ông.
Hy
vọng ở Chúa, ông đã khiêm tốn đón nhận mọi thử thách: “Các ông mà không thấy
dấu lạ điềm thiêng thì các ông sẽ chẳng tin đâu”. Dẫu bị mỉa mai, nhưng ông vẫn
khiêm tốn kiên nhẫn kêu xin.
Cũng
chính vì hy vọng rất nhiều vào Chúa, ông đã tin nhận Lời Chúa và an tâm ra về:
“Cứ về đi, con ông sống.”
Nhờ
bởi lòng tin mạnh mẽ của viên sĩ quan ngoại giáo mà con ông đã được Chúa cứu
khỏi chết và cả gia đình ông được ơn đức tin.
Tin
chính là đặt hết niềm hy vọng vào Chúa. Trao cho Chúa mọi lắng lo, khốn khó của
cuộc đời.
Con
cái là món quà quý giá và là kho báu vô tận. Đau đớn, bệnh tật của con cái cũng
chính là nỗi đau của bậc làm cha mẹ. Nhưng chính trong những lúc đau khổ ấy,
lại làm cho viên sĩ quan ngoại giáo có được niềm tin. Và khi gặp gỡ Chúa Giêsu
niềm tin của ông càng được thêm củng cố lạ thường, có sức mạnh cứu rỗi cho cả
gia đình ông.
Chúng
ta cũng vậy, niềm tin của chúng ta cần được trui rèn, để sau những thử thách
đau thương, đức tin chúng ta càng được vững mạnh hơn.
Cuộc
sống không nhất thiết phải đón nhận ơn lành qua những phép lạ như người cha
trong bài tin mừng hôm nay. Điều quan trọng là trong mọi biến cố vui hay buồn,
thành công hay thất bại,..ta nhận ra được ý muốn của Chúa cần gì nơi ta, giúp
ta thanh luyện tâm hồn thêm vững mạnh hơn vào tình thương và quyền năng của
Chúa.
Trong
cuộc sống, chúng ta xin ơn Chúa rất nhiều nhưng lại quên xin ơn rất quan trọng
là ơn Đức Tin. Chắc chắn đức tin của ta vẫn còn yếu kém. Mùa chay này, chúng ta
hãy tha thiết xin Chúa gia tăng thêm niềm tin nơi chúng ta.
Suy
niệm 2:
Ngày
đầu tuần, chúng ta cùng hướng về Thánh Thần, Ngôi Ba TC để xin ơn biến
đổi đời sống nên kiên vững hơn trong đức tin, với mong muốn trở nên những chứng
nhân trung thành cho tin mừng cứu độ của Chúa.
Sau
cuộc trở về quê hương Nazareth thuộc miền nam Giuđêa, không được dân làng đón
nhận. Chúa Giêsu trở lại miền Canaan thuộc miền Galilê. Như chúng ta cũng biết
tại nơi này, trước đây Chúa Giêsu đã thực hiện phép lạ đầu tiên, hóa nước lả
thành rượu ngon giúp cho tiệc cưới được trọn niềm vui và đôi tân hôn đong đầy
hạnh phúc, nhờ sự quan tâm và lời kêu xin của Đức Maria. Và hôm nay cũng tại
nơi này, Chúa Giêsu tiếp tục làm phép lạ thứ hai để cứu sống đứa con trai sắp
chết của viên sĩ quan người ngoại giáo cũng chính nhờ vào lời kêu xin khẩn
thiết của ông.
Cả
hai phép lạ đều minh chứng quyền năng của TC nơi Đức Giêsu. Tuy nhiên uy quyền
của Thiên Chúa chỉ được thực thi một khi con người biết tin tưởng và phó thác
tuyệt đối vào tình thương của Chúa.
Nhờ
vào niềm tin vững vàng của Mẹ Maria mà phép lạ được thực hiện nơi tiệc
cưới Cana. Nhờ lòng tin mạnh mẽ của viên sĩ quan ngoại giáo mà đứa con trai của
ông đã được Chúa Giêsu cứu chữa. Như vậy, đức tin chính là chìa khóa mở ra ánh
sáng hy vọng và là điều kiện căn bản để quyền năng và ân sủng của Chúa được tỏ
lộ.
Xin
Chúa ban thêm lòng tin nơi chúng ta, để ngay trong những lúc khó khăn, nguy
khốn nhất của cuộc đời, chúng ta vẫn đặt trọn niềm tin vào tình thương và quyền
năng của Người.
Thứ
ba: Ga 5,1-3.5-16
Thiếu
bác ái yêu thương, việc thực thi lề luật chỉ còn là cái xác không hồn và những
hành động của ta sẽ trở nên mù quáng. Tin mừng hôm nay kêu gọi chúng ta ý thức
trách nhiệm đối với nhau trong cuộc sống, bằng việc thực thi tình bác ái, qua
việc giúp đỡ những người nghèo khổ và bất hạnh. Đó là cách thức ta thể hiện tâm
tình tôn vinh Chúa.
Người
bị bại liệt suốt 38 năm dài được Tin mừng hôm nay nói đến. Chắc hẳn đã-đang và
sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đau khổ trong đời sống.
Khó
khăn trong việc tự chăm sóc bản thân; khó khăn trong việc đi lại; khó khăn mỗi
khi tiếp xúc với những người chung quanh.
Đau
khổ vì bệnh tật hành hạ; đau khổ vì bị mọi người bỏ rơi, ngay cả những người
thân “không có người đem xuống hồ…”. Đau khổ vì bị mọi người
khinh ghét, bị xã hội xem thường. Anh bị liệt vào thành phần “mang kiếp cầm
ca”, ăn bám xã hội. Nhưng có lẽ đau khổ nhất vẫn là nỗi đau mặc cảm vì bị mọi
người xem là người tội lỗi.
Nỗi
khát khao lớn nhất của anh là được làm người bình thường như bao người. Được xã
hội tôn trọng; được mọi người quan tâm, yêu mến; được tự do đi lại; nhất là
được khẳng định giá trị và phẩm giá làm người của mình.
Hôm
nay Chúa Giêsu đã trao ban cho anh món quà vô giá mà anh hằng khao khát đêm
ngày, đó là chữa anh khỏi căn bệnh bại liệt. Quả là niềm vui lớn lao, niềm vui
chính đáng. Ấy vậy mà niềm vui ấy lại bị sự chống đối bởi những giới chức Do
Thái giáo: “Hôm nay là ngày Sabát không được phép vác chõng”. Không những họ
chống đối quyền đi lại và làm người của anh, mà họ còn chống đối cả Chúa Giêsu
vì đã vi phạm ngày Sabát.
Lòng
ích kỷ và luật lệ vô hồn, quả là một gánh nặng, một rào cản đáng sợ, đẩy con
người đến chổ vô cảm và cư xử bất nhân với nhau, khiến người khác không thể
vươn lên sống xứng đáng là con người được. Họ lại không hiểu rằng: “vinh quang
Thiên Chúa là con người được sống”. Bất cứ nơi nào phẩm giá con người được nhìn
nhận, bất cứ một con người nào được tôn trọng, thì nơi đó Thiên Chúa được tôn
vinh.
Xin
cho chúng ta ý thức rằng: khi chối bỏ và khước từ thể hiện lòng nhân ái đối với
người khác là chúng ta đã xúc phạm đến chính Thiên Chúa. Yêu thương và thực thi
bác ái đối với người khác cũng là cách chúng ta đền bù tội lỗi trong mùa chay
thánh này.
Suy
niệm 2:
Tin
mừng hôm nay thuật lại phép lạ Chúa Giêsu chữa cho người bại liệt 38 được khỏi.
Bại liệt thể xác không nguy hiểm bằng bại liệt tâm hồn. Xin Chúa cũng cứu chữa
căn bệnh bại liệt tâm hồn của mỗi chúng ta.
Phụng
vụ lời Chúa hôm nay gửi đến chúng ta hai thông điệp quan trọng:
1.
Chúa Giêsu chính là nguồn nước sự sống mà tiên tri
Edekiel đã nhìn thấy trong thị kiến. Dòng nước mang đến sự sống phong phú cho
mọi sinh vật, làm cho cây cối luôn mãi xanh tươi, trổ sinh nhiều hoa trái tốt
lành, làm của ăn nuôi sống con người và lá của nó chữa lành nhiều bệnh tật.
Hình ảnh đó tiên báo về Đức Giêsu. Chính Ngài là nguồn nước của sự sống ấy. Để
từ nay ai tin vào Ngài, đến với Ngài và tắm trong ân sủng của Ngài thì mọi đau
khổ, bệnh tật phần xác cũng như phần hồn đều được cứu chữa lành sạch.
Đúng
vậy, người bị bất toại (bại liệt) 38 năm qua, tuy anh ta không được ai đem
xuống hồ Bethsaida mỗi khi nước động, nhưng anh ta lại được tắm trong nguồn
nước tình thương và ân sủng của Giê su nên tức khắc anh được lành
bệnh.
2.
Căn bệnh tâm hồn nguy hiểm hơn bệnh thể xác. Vì
thế sau khi chữa khỏi bệnh cho anh ta, Chúa Giêsu mới căn dặn: “Này,
anh đã được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước”. Tội
lỗi là căn bệnh tâm hồn, khiến cho lòng ta trở nên tê liệt, không còn khả năng
mở ra để đón nhận ân sủng của Chúa và sống quảng đại với tha nhân. Con tim trở
nên chai cứng không còn khả năng cảm thương trước nỗi đau của người khác, tựa
như những người biệt phái và luật sỉ, chỉ biết giữ luật cách mù quáng nên đã
nhẫn tâm tìm mọi cách chống đối lại những phép lạ của Chúa Giêsu.
Xin
cho mùa chay này, chúng ta biết siêng năng tìm đến với Chúa Giêsu mà đắm mình
trong nguồn nước ân sủng của ngài, bằng cách tích cực tham dự các bí tích, nhất
là bí tích thánh thể và hòa giải, nhờ đó mà căn bệnh bại liệt tâm hồn của chúng
ta hy vọng mới được Chúa chữa lành.
Thứ
tư: Ga 5,17-30
Người
kitô hữu, là người có Chúa Kitô. Nghĩa là từng suy nghĩ, lời nói và hành vi của
ta phải là của Chúa như chính Chúa Giêsu là hiện thân của Chúa Cha: “Ai thấy Ta
là thấy Cha”. Xin cho cuộc sống của chúng ta ngày càng phản ánh trung thực dung
mạo của Chúa Giêsu hơn, để qua ta, mà mọi người nhận biết Đức Giêsu.
Định
luật tình yêu dạy chúng ta rằng: “Yêu ai thì ở gần người ấy. Yêu ai thì nên
giống người ấy. Yêu ai thì muốn ở trong người ấy, và yêu ai thì sẵn sàng sống
chết vì người ấy”. Chính vì yêu mến Thiên Chúa là Cha, Chúa Giêsu đã trở nên
giống Cha mọi đàng.
Mối
bận tâm lớn nhất của Chúa Giêsu là thể hiện thánh ý Cha Ngài: “Lạy Cha,
này con xin đến để thi hành thánh ý Cha”. Chúa Giêsu khẳng định, suốt
cuộc đời, Ngài làm việc như Cha Ngài: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm
việc, thì tôi cũng làm việc”. Chúa Giêsu cũng xác định cho chúng ta biết,
Ngài chính là hình ảnh của Thiên Chúa, vì “Ta và Cha là một”, và “Ai
thấy Ta là thấy cha”.
Như
vậy, lẽ sống của Chúa Giêsu là sống như Cha. Trong mọi sự, Ngài đều lấy Cha làm
mẫu mực. Và Ngài muốn chúng ta cũng phải lấy Cha làm mẫu mực cho đời sống
mình: “Các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn
lành”. Do đó muốn nên giống Chúa Cha ta chỉ cần nên giống Chúa Giêsu, bởi
chính Người là dung mạo đích thực của Chúa Cha.
Giống
Chúa Giêsu trong mối bận tâm duy nhất là cứu độ nhân loại.
Giống
Chúa Giêsu ở thái độ khiêm nhường vâng phục thánh ý Chúa Cha
Giống
Chúa Giêsu bằng cách sống thành thật: “Ta là đường là sự thật và là sự
sống”. Sự thật trong lời nói, trong việc làm, trong yêu thương.
Như
trái tim không bao giờ ngừng đập, tình thương cũng không bao giờ ngơi nghỉ.
Chúa Giêsu vẫn liên lỉ làm những việc tình thương, bất chấp là ngày Sa-bát, vì
ngày Sa-bát dù nghỉ ngơi, nhưng Thiên Chúa vẫn quang phòng vũ trụ và con nguời
do chính Ngài dựng nên.
Xin
Chúa cho chúng ta mỗi ngày trở nên giống Chúa Giêsu hơn, để tâm hồn, trái tim,
suy nghĩ và cách sống của chúng ta ngày càng phản ánh trung thực dung mạo của
Chúa. Nhờ đó mà mọi người nhận ra chúng ta là mộn đệ đích thật của Chúa Giêsu.
Ngang qua cách sống của ta danh Chúa được mọi người yêu mến và tôn vinh.
Suy
niệm 2:
Bận
tâm của Chúa Giêsu khi đến trần gian là thực hiện thánh ý Thiên Chúa Cha, trở
nên một với Chúa Cha; Người cũng mong muốn chúng ta phản ánh trung thực lại
khuôn mặt đích thực của Người. Xin cho mỗi chúng ta luôn biết bận lòng
thực thi thánh ý Chúa, với mong muốn khuôn mặt của Đức Kitô giàu lòng thương
xót được khắc họa đậm nét hơn trong đời sống hàng ngày của chúng ta.
Đức
Giêsu chính là TC làm người. Ngài đến trần gian để nói cho chúng ta biết về
Chúa Cha và dạy cho chúng ta biết cách sống thế nào cho đẹp lòng Chúa Cha. Chúa
Giêsu không chỉ nói và hướng dẫn ta sống đẹp ý Cha mà Ngài còn sống để nêu
gương cho chúng ta. Để từ nay ai sống như Đức Kitô là sống đẹp lòng
Chúa Cha và xứng đáng trở thành con yêu dấu của Chúa Cha trong Chúa Giêsu
Kitô.
Khi
lãnh nhận bí tích rửa tội, chúng ta được trở nên người Kitô hữu, nghĩa là người
có Chúa Kitô nơi bản thân mình. Vì thế mà những suy nghĩ, lời nói và hành vi
của ta phải là của Chúa. Để làm sao qua đời sống hàng ngày của
ta hình ảnh của Kitô được lớn lên, với mong muốn mọi người nhận
ra khuôn mặt đích thực của Chúa qua đời sống tốt lành của chúng ta, như Đức
Giêsu là hình ảnh trung thực của Chúa Cha. Amen.
Thứ
năm: Ga 5,31-47
Tin
hay không tin là chấp nhận hay từ chối. Dù những người Do Thái, nhất là nhóm
Biệt Phái đã chứng kiến biết bao điều lạ Chúa Giêsu đã làm, nhưng họ vẫn không
tin nhận Chúa Giêsu đến từ Thiên Chúa. Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu kiên nhẫn
đưa ra những bằng chứng xác thực để minh chứng về Ngài. Nhưng vì thiếu lòng yêu
mến Chúa và cứng lòng, họ vẫn không tin.
Xin
cho chúng ta biết nhận ra lời dạy của Chúa qua các dấu chỉ của thời đại, nhất
là qua lời Chúa dạy nơi Thánh Kinh mà khiêm tốn thi hành với niềm tin tưởng vào
ơn cứu độ Chúa ban.
Để
ứng cử và thi hành nhiệm vụ HĐND hay Đại Biểu Quốc Hội, người ta cần được sự
giới thiệu của địa phương và được cử tri tín nhiệm cao.
Để
làm Linh Mục nhằm thi hành sứ vụ tông đồ, cần có người giới thiệu, được đấng
bản quyền chuẩn nhận, cho phép.
Còn
Chúa Giêsu trái lại, khi thi hành sứ mạng Chúa Cha giao phó là cứu độ nhân
loại, thì chẳng có sự chuẩn nhận nào của Giáo quyền cũng như Chính quyền. Nên
không lạ gì Ngài luôn bị khước từ và chống đối. Nếu ta ở vào trường hợp của họ
lúc ấy, chúng ta cũng khó lòng chấp nhận Đấng Cứu Thế là ông Giêsu đến từ
Nazarét. Một Đấng Cứu thế xem ra không phù hợp với quan niệm, suy nghĩ của con
người.
Thân
thế và sứ mạng của Chúa Giêsu xem ra không hợp pháp theo quan niệm con người,
nhưng đó lại phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Vì Đức Giêsu là Thiên Chúa nên
Ngài vượt lên trên và không phụ thuộc vào những ràn buộc của thế quyền. Nhưng
để cho thế quyền chấp nhận, Chúa Giêsu sẵn sàng đưa ra những bằng chứng xác
thực để minh chứng về thân thế và sứ mạng của Ngài qua bài tin mừng hôm nay.
Thứ
nhất: Bằng chứng của Gioan Tẩy
Giả: “Đấng đến sau tôi, nhưng quyền thế hơn tôi. Tôi rửa anh em bằng
nước, nhưng Đấng ấy sẽ rửa anh em trong Thánh Thần”.
Thứ
hai: Chính lời Tôi nói và
những việc Tôi làm: Có ai làm cho người mù mới sinh được khỏi như Chúa Giêsu.
Có ai làm cho một người phong cùi được sạch. Có ai làm cho một đứa bé đã chết
được sống lại. Có ai làm cho đứa con trai của bà goá thành Naim bị cột chặt
trong vải liệm và đang khiêng đem chôn được hồi sinh. Có ai làm cho ông Lazarô
chết 4 ngày được chỗi dậy. Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền làm những điều ấy.
Thứ
ba: Chúa Cha làm chứng
về Ngài: “Này là Con Chí Ái của Ta, các ngươi hãy nghe lời Người”.
Thứ
tư: Bằng chứng của Thánh Kinh
và Môsê đã loan báo về Ngài chính là Đấng Messia.
Tuy
Chúa đã đưa ra những bằng chứng xác thực như vậy, nhưng người Do Thái không
nhìn nhận Ngài.
Lý
do: Vì họ không có lòng yêu mến Thiên Chúa và vì tính ích kỉ, hám danh. Vì thế
họ đã không còn khả năng mở lòng đón nhận Ngài.
Dù
họ có tin hay không tin, thì sự thật Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa làm người.
với tất cả nhân tính và Thiên tính nơi Ngài. Suốt hơn hai ngàn năm qua, không
ai có thể để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử như Chúa Giêsu.
Không
nhà cách mạng tài ba nào có thể biến đổi thế giới được như Ngài. Không có vị
tôn sư nào có` một dòng dõi môn đệ đông đảo như Ngài. Không có tên ai được nhắc
một cách cực trong như tên Ngài. Không có một ân nhân nào được yêu mến say mê
như Ngài. Thế mới rõ Đấng vĩ đại ấy chính là một người, nhưng là người Chúa, vì
Ngài là Con Thiên Chúa.
Xin
cho chúng con và hết mọi người biết khiêm tốn tin nhận Đức Kitô là Chúa lòng
mình và nổ lực hết lòng hết sức sống theo lời Người chỉ dạy với tình yêu mến.
Amen.
Thứ
sáu: Ga 7,1-2.10.25-30
Tự
mãn về sự hiểu biết của mình, dân Do Thái nói chung, cách riêng những người
Biệt Phái đã trở nên mù quáng, không còn khả năng nhận ra Đức Giêsu chính là
Đấng từ Thiên Chúa mà đến. Do đó họ đã không tin nhận Ngài và ra sức chống đối
quyết liệt. Dù ngày nay chúng ta dễ dàng tin Đức Giêsu là Thiên Chúa làm người,
nhưng nhiều lúc đức tin chúng ta cũng bị chao đảo. Xin Chúa ban thêm lòng tin
nơi chúng ta. Và cho nhiều người chưa tin Chúa cũng đón nhận ơn đức tin như
chúng ta.
Càng
ngày cuộc tranh luận về nguồn gốc của Chúa Giêsu với người Do Thái, cách riêng
với nhóm Biệt Phái càng trở nên gây gắt. Khiến họ đưa đến quyết định bắt và
giết Ngài.
-
Bằng lời giảng dạy khôn ngoan đầy thuyết phục, đã khiến cho dân chúng rất ngạc
nhiên về Đức Giêsu. Những ai thành tâm đều tin rằng lời lẽ khôn ngoan của Đức
Giêsu phải đến từ Thiên Chúa.
-
Với những bằng chứng cụ thể do ông Môsê đã truyền phải làm phép cắt bì mà họ
luôn tuân giữ và có người đã chịu phép cắt bì ngay trong ngày sabát để khỏi
phạm luật Môsê, thì tại sao Chúa Giêsu cứu chữa người bệnh trong ngày sabát lại
phạm luật. Phải chăng chữa cho một phần cơ thể bị khiếm khuyết trong việc cắt
bì thì đáng làm trong ngày sabát, còn việc cứu chữa toàn thân thể người bị bệnh
tật trong ngày sabát thì không được làm?
Từ
đó, Chúa Giêsu khẳng định: sở dĩ họ không tin nhận Ngài là do họ chỉ xét đoán
theo bề ngoài. Họ cho rằng họ biết quá rõ về lý lịch Đức Giêsu. Biết nơi sinh,
chổ ở và còn biết cả cha mẹ, bà con họ hàng của Người nữa. Một người xuất thân
từ một nơi chốn, một hoàn cảnh và một gia đình nghèo khó, tầm thường, nhỏ bé
thì làm sao là Đấng Cứu Thế được! Cách riêng với giới lãnh đạo thì ghen ăn tức
ở vì thấy Đức Giêsu được dân chúng ngưỡng mộ. Nhất là họ không thể chịu nổi
những lời tuyên bố về nguồn gốc xuất thân từ Thiên Chúa của Ngài. Nên họ đã
quyết tâm trừ khử Ngài.
Thế
đã rõ: Vì kiêu căng-tự mãn, không muốn đón nhận lời chân lý do Chúa Giêssu
giáng dạy nên đã có cái nhìn sai lạc về Chúa. Và vì tự ái, ghen ghét, không
muốn người khác hơn mình mà họ tìm cách giết hại Chúa.
Xin
Chúa giúp chúng con hết lòng tin yêu Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ trần gian. Xin
cho chúng con biết vâng theo lời Người hướng dẫn mà ăn năn sám hối quay về đón
nhận tình thương và ơn chữa lành những vết thương lòng trong những ngày mưa
chay này.
Thứ
bảy: Ga 7,40-53
Sống
theo cảm tính và nhận định chủ quan, khiến cho con người có cái nhìn sai lạc,
dễ dàng đưa đến cách hành xử tàn bạo, độc ác. Đó là điều mà Tin mừng hôn nay
muốn đề cập đến.
Trước
những phép lạ và lời giảng dạy của Chúa Giêsu, người Do Thái có những phản ứng
khác nhau: Người bình dân, đơn sơ thì tin Ngài là một ngôn sứ cao cả được Môsê
báo trước. Một số người hiểu biết thì cho rằng: Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai,
là Đấng Cứu Thế như lời ngôn sứ Isaia đã loan báo. Còn những người thuộc giới
lãnh đạo tôn giáo thì phủ nhận hoàn toàn, cho rằng: Ngài không phải là ngôn sứ,
cũng không phải là Đấng Cứu Thế.
Có
nhiều lý do:
1.
Không hội đủ những điều kiện về địa dư và dòng tộc.
2.
Sứ điệp lời Chúa có nguy cơ làm cho dân chúng sao lãng lý tưởng đấu tranh giải
phóng dân tộc.
3.
Lời giảng dạy và phép lạ Chúa Giêsu làm lu mờ hình ảnh và uy thế của họ. Vì thế
họ quyết định nhổ “cái gai Giêsu” ra khỏi mắt họ.
Nhưng
đối với những người am tường luật lệ và yêu mến sự thật thì có cái nhìn trong
sáng và cách hành xử công minh. Ông Nicôđêmô là một điển hình. Ông là thành
viên của hội đồng lập pháp, là tiến sĩ luật có thế giá và là người can đảm đứng
ra biện hộ cho Chúa Giêsu, ông nói: “muốn bắt người ta, tức là Chúa
Giêsu, thì trước hết phải đối diện thẩm vấn, phải có nhân chứng và xét xử theo
luật lệ”. Nhưng lời đề nghị của ông chẳng ăn nhằm gì với số đông chỉ
biết xử dụng luật rừng.
Thời
nay cũng vậy. Chân lý thuộc về số đông và vận mạng con người nằm trong tay
những kẻ có quyền. Công lý thường bị bẻ cong và hậu quả là những người sống
theo sự thật, chân lý và tình thương bị xem là người khờ dại. Có nguy cơ đẩy
toàn bộ thế hệ đi vào hướng nhìn lệch lạc, nhầm lẫn. Không còn phân biệt đâu là
thật, đâu là giả; đâu là chính, đâu là phụ; đâu là điều ưu tiên phải thực hiện
và đâu là điều cần bỏ qua nếu cần.
Xin
cho chúng ta biết tôn thờ Chúa trên hết mọi sự. Biết làm theo ý Chúa hơn ý
mình. Biết ưu tiên làm việc của Chúa, cho Chúa và vì Chúa. Nhất là biết chọn
Chúa làm lẽ sống và là con đường để ta dấn bước. Xin đừng để ta sống theo cảm
tính nhẹ dạ, cả tin vào những luồng tư tưởng, thông tin bên ngoài áp đặt, nhưng
biết khôn ngoan lấy Lời Chúa và Giáo Huấn Giáo làm lẽ sống. Hy vọng chúng ta
không phải đi vào vết xe đổ của người Do Thái khi xưa.
KÍNH
THÁNH GIUSE, BẠN TRĂM NĂM ĐỨC TRINH NỮ MARIA
2Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a
Tên Giuse có nghĩa là gì?
Tên Giuse tiếng Do Thái là Yosef. Yosef bao gồm từ Jo được
rút gọn bởi từ Jeho, Yahweh, nghĩa là Thiên Chúa; và sef là viết tắt của động
từ jasaf, có nghĩa là “gia tăng”.
Như vậy, danh xưng Josef hay Giuse có nghĩa là “Thiên Chúa
gia tăng phúc lành”
Nguồn gốc của tên Joseph:
Joseph là một cái tên trong Kinh thánh, là con trai của ông
Jacob, và là chồng của Đức Trinh Nữ Maria. Theo tiếng Do Thái, Joseph,
nghĩa là “chính Người sẽ thêm vào”. Đó là một cái tên đẹp. Cái tên ấy trở nên
đầy ý nghĩa khi được gắn vào cuộc đời Thánh Giuse. Tất cả những gì ngài có thể
làm chỉ là hoàn tất sứ mạng được trao phó cho mình.
Khi
được trao sứ mạng, Thánh Giuse đã không đặt bất cứ câu hỏi gì về việc mình phải
làm, cũng không thắc mắc liệu việc ấy sẽ đi đến đâu? kết quả sẽ như thế nào?
Ngài cộng tác với kế hoạch của Thiên Chúa bằng cách làm hết sức mình, hết phần
của mình. Tất cả những gì còn lại, chính Thiên Chúa sẽ ra tay. “Chính Người sẽ
thêm vào”.
Sau
khi hoàn tất sứ mạng được trao, ngài âm thầm rút lui và ẩn mình vào thinh lặng.
Biết đặt mình đúng vị trí, biết khiêm tốn đảm nhận vị trí của mình. Ấy là cách
Thánh Giuse trở nên đặc biệt và bất khả thay thế trong kế hoạch của Thiên Chúa.
Làm
con cái Chúa, mỗi người được mời gọi sống một cuộc đời đặc biệt. Mỗi người đều
có một cái tên đặc biệt, một vị trí đặc biệt trong kế hoạch của Thiên
Chúa. Sự đặc biệt này được làm nên không phải vì phẩm chất hay khả năng
riêng của từng người, cũng không phải vì thành tích hay công trạng của người
đó. Ai cũng có khả năng trở nên đặc biệt khi biết cộng tác hết mình với Thiên
Chúa, làm hết những gì có thể trong khả năng, đồng thời xác tín chính Thiên
Chúa sẽ hoàn tất những gì Người đã khởi sự bởi lẽ “chính Người sẽ thêm
vào”. Điều quan trọng là tin rằng chính mình được đóng góp một phần nhỏ bé
trong kế hoạch của Thiên Chúa, và biết lấy đó làm đủ.
Khi
mỗi người học được cách trở nên một Thánh Giuse khác cho cuộc đời, ngang qua
họ, Thiên Chúa có thể làm nên những kỳ công vĩ đại cho con người và thế giới
hôm nay.
SUY
NIỆM 1: THÁNH GIUSE DẠY TA SỐNG TINH THẦN MÙA CHAY
Không
biết vô tình hay hữu ý, năm nào cũng vậy, GH lại mừng kính thánh Giuse vào đúng
lịch PV mùa chay.
Chắn
hẳn GH rất có lý. Bời lẽ nếu mùa chay là mùa sám hối, trở về, thì sự trở
về sâu xa nhất lại chính là trở về chính mình và trở về với Thiên
Chúa. Nói như vậy thì hơn ai hết Thánh Giuse chính là mẫu gương tuyệt vời
cho chúng ta về sự trở về ấy.
1. Trước
hết thánh Giuse dạy ta bài học trở về với chính mình trong thinh lặng.
Khi
đọc các sách Tin Mừng, ta không thấy thuật lại bất cứ lời nào của thánh
Giuse, dù chỉ một lời nói với Mẹ Maria hay với Chúa Giêsu. Ngay cả khi gặp trẻ
Giêsu ở trong Đền Thờ sau những ngày lo âu tìm kiếm cũng không thấy lời
nào của ngài hé lộ. Có lẽ hơn ai hết thánh Giuse thấu hiểu về sự quý giá của
thinh lặng.
Đúng
thế cha ông chúng ta đã từng nói: "lời nói là bạc, im lặng là
vàng": nên chi thinh lặng giá trị hơn nói, vì nói chỉ là bạc mà im lặng
mới là vàng; là vàng thì bao giờ cũng quí hơn bạc!
Hơn
nữa thinh lặng còn là biểu hiện cho sự hiểu biết của một con người. Ông bà ta
thường nói “Ngôn giả bất tri, tri giả bất ngôn” : Người không biết thì lại
nhiều lời vì tưởng người khác không biết như mình, ngườì biết thì lại không
nói, vì nghĩ rằng mọi người đều biết. Ông Heidegger khuyên chúng ta thực tập
thinh lặng, bớt nói, bớt phát biểu, bớt bàn tán….không phải là ta ngu muội, vô
tri, nhưng để cho tâm hồn của chúng ta hoà quỵện với sinh linh vạn vật, và chỉ
khi đó chúng ta mới có thể thấu đạt hết mọi ngóc ngách, thông tường mọi thế
thái, biến chuyển trong sự biểu đạt khôn cùng của nhân sinh, và của nhiên giới.
Nhưng
thực tế đời sống cho thấy chúng ta lại thích nói và nói nhiều hơn là yêu mến sự
thinh lặng. Chính vì thế mà chúng ta đã sai lỗi quá nhiều trong lời nói vì “đa
ngôn thì đa quá”. Nói nhiều thì trở nên nói dai và kéo theo nói dở, nói ẩu và
dại nữa. Do đó hãy thận trọng trong lời nói. Bởi lời nói sẽ trở nên mối nguy cơ
đánh mất tình thương, chia cắt tình thân và gây nên đau khổ cho nhau.
Ném
một lông vịt vào trong gió, thì làm sao nhặt lại được. Một lời nói ra bốn ngựa
đuổi theo cũng không kịp “tứ mã nan truy”. Nên trong những lúc gặp phải
những căng thẳng và sóng gió trong đời, ta hãy học cùng thánh Giuse bài
học thinh lặng để lắng nghe được tiếng Chúa khẻ nói với ta mà làm theo, nhờ đó
chúng ta sẽ ngăn chặng được những đổ vỡ đáng tiếc xảy ra trong cuộc sống.
2.
Thứ hai thánh Giuse dạy ta bài học sự tín thác và sự vâng phục Thiên Chúa.
Nếu
ông Giacaria nghi ngờ về ý định của Thiên Chúa qua biến cố truyền tin trong đền
thờ lúc dâng hương. Mẹ Maria thì ngỡ ngàng với biến cố truyền tin, thì Giuse
lại hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa mà không một lời chấp vấn hay
bối rối gì cả.
Thánh
Kinh thuật lại: khi biết được Đức Maria mang thai là do quyền năng Chúa Thánh
Thần, Thánh Giuse đã không ngần ngại nhận Đức Maria về nhà mình để chở che và
nuôi dưỡng. Nhận lãnh hay bảo lãnh Đức Maria về nhà cũng đồng nghĩa Thánh Giuse
giải cứu Đức Maria khỏi búa rìu dư luận và thoát khỏi án tử. Việc bảo trợ
Đức Maria cũng có nghĩa là đồng bảo trợ Hài Nhi đang được cưu mang trong cung
lòng Đức Maria. Việc nhận Đức Giêsu làm con cũng đồng nghĩa với việc bảo trợ
cho Đức Giêsu sinh ra cách hợp pháp và đưa Đức Giêsu vào trong dòng tộc vua
Đavít.
Vâng
phục ý Chúa, không chỉ bảo trợ cho Hài nhi Giêsu sinh ra hợp pháp mà thánh
Giuse còn bảo toàn mạng sống của Đức Giêsu khỏi nanh vuốt của vua Hêrôđê qua
việc vâng theo lời báo mộng của Chúa trong đêm mà nhanh chóng đem mẹ Người và
Hài Nhi Giêsu vượt đường xa hiểm trở gần 500 cây số xuyên qua sa mạc dài hơn
200 km không một bóng cây, không một ngọn cỏ, không một giọt nước, rất gian khổ
để đến Ai-cập tị nạn. Và khi tình hình yên ổn, một lần nữa Giuse lại nghe
theo lời báo mộng bỏ Ai-cập đem gia đình trở về Palestine, định cư tại Nagiarét
để chăm sóc nuôi dưỡng bằng chính công sức lao động chân chính của mình với
nghề thợ mộc.
Còn
chúng ta thì khác, chúng ta thường tìm ý mình hơn là ý Chúa. Mỗi khi gặp phải
những nghịch cảnh xảy ra trong đời sống, ta thường kêu trách Chúa và lắm khi còn
xúc phạm đến Chúa nữa. Vì chúng ta cho rằng vâng phục thánh ý Chúa là hành động
hèn nhát, mất tự do và đánh mất nhân phẩm của mình. Thánh Giuse giúp chúng ta
hiểu rằng: không phải lúc nào chúng ta cũng biết được kế hoạch của Thiên
Chúa dành cho chúng ta. Chúng ta chỉ biết rằng cách của Người thì khác với
cách của chúng ta, nhưng cách của Người thì luôn luôn tuyệt vời nhất. Vì
thế, hãy tín thác và vâng phục thánh ý Thiên Chúa, để chúng ta sẽ trở nên những
tôi tớ trung thành và khôn ngoan theo gương thánh cả Giuse.
Lạy
Chúa, giữa bao triết lý và lắm luồng tư tưởng trong xã hội này, con phải chọn
lựa như thế nào?. Giữa những nền văn hóa đa dạng và những nền văn minh phức
tạp, con biết đâu là đúng, đâu là sai? Xin cho con chúng con mùa chay thánh này
biết đến với thánh cả Giuse để học nơi thánh nhân bài học của sự trở về trong
thinh lặng mà nhận ra thánh ý Chúa và trở về với Chúa để vâng phục thánh ý Ngài
theo gương thánh cả Giuse kính yêu. Amen.
SUY
NIỆM 2: NGƯỜI GIA TRƯỞNG TRUNG THÀNH
Hòa
nhịp cùng Giáo hội, hôm nay chúng ta long trọng mừng kính Thánh Giuse, bạn trăm
năm Đức Trinh Nữ Maria. Ngài là bổn mạng Giáo Hội Việt Nam, là bổn mạng của quý
anh em giới Gia trưởng, cách riêng một số anh em có thánh bổn mạng là
Giuse. Nhân dịp này chúng ta cùng nhau hướng về thánh Giuse để chiêm
ngưỡng đời sống tuyệt đẹp của Ngài mà học đòi bắt chước.
Khi
nhìn vào đời sống của thánh nhân, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều đồng ý
với nhau rằng: thánh Giuse là một con người trung thành. Đây là nhân đức tuyệt
đẹp, đáng để cho chúng ta noi theo trong sứ mạng xây dựng và bảo vệ hạnh phúc
gia đình.
1.
Thánh Giuse trung thành bảo vệ gia đình.
Sau
khi nhận được thánh ý Thiên Chúa, Thánh Giuse đã sẵn sàng đứng ra để bảo trợ
Thánh gia.
Thánh
Kinh thuật lại: khi biết được Đức Maria mang thai là do quyền năng Chúa Thánh
Thần, Thánh Giuse đã không ngần ngại nhận Đức Maria về nhà mình để chở che và
nuôi dưỡng. Nhận lãnh hay bảo lãnh Đức Maria về nhà cũng đồng nghĩa Thánh Giuse
giải cứu Đức Maria khỏi búa rìu dư luận và thoát khỏi án tử.
Việc
bảo trợ Đức Maria cũng có nghĩa là đồng bảo trợ Hài Nhi đang được cưu mang
trong cung lòng Đức Maria. Việc nhận Đức Giêsu làm con cũng đồng nghĩa với việc
bảo trợ cho Đức Giêsu sinh ra cách hợp pháp và đưa Đức Giêsu vào trong dòng tộc
vua Đavít.
Không
chỉ bảo trợ cho Hài nhi Giêsu sinh ra hợp pháp mà thánh Giuse còn bảo toàn mạng
sống của Đức Giêsu khỏi nanh vuốt của vua Hêrôđê. Để bảo toàn mạng sống của Đức
Giêsu, thánh Giuse phải vượt đường xa hiểm trở gần 500 cây số xuyên qua sa mạc
dài hơn 200 km không một bóng cây, không một ngọn cỏ, không một giọt nước, rất
gian khổ để đến Ai-cập tị nạn.
Ngoài
việc bảo vệ sự sống, bảo vệ mạng sống, Thánh Giuse còn phải bảo vệ cho Đức
Maria và Hài Nhi Giêsu được sống nữa. Ngài đã phải lao động vất vả tại xưởng
mộc bé nhỏ tại làng Nazarét để mưu tìm miếng cơm, manh áo, tiền nong để nuôi
sống gia đình.
Cuộc
đời thánh Giuse quả không phải sung sướng, an nhàn, trái lại ngài phải trãi qua
trăm chiều thử thách và đau khổ. Ý Chúa quan phòng để ngài nêu gương cho ta khi
gặp gian lao, thử thách cũng biết vui lòng hy sinh như ngài để bảo vệ sự sống,
mạng sống và tạo điều kiện cho gia đình mình được sống an bình.
Là
người cha phải hết lòng bảo vệ con cái mình khỏi tay kẻ dữ, khỏi bầu khí hận
thù và bất công. Đó là nhiệm vụ vô cùng to lớn của người gia trưởng.
Hằng
ngày có biết bao hài nhi bị hủy diệt trong bào thai. Chúng ta cũng đã từng
chứng kiến không ít những hài nhi vừa cất tiếng khóc chào đời lại bị chính cha
mẹ chúng bỏ rơi, thật đau lòng!
Cách
bảo vệ hài nhi an toàn nhất là chúng ta phải biết tỉnh thức để nghe tiếng Chúa
nói trong lương tri như Thánh Giuse, dù khi ngủ, ngài vẫn thức tỉnh nhận ra
tiếng Chúa nói trong giấc mộng.
2. Thánh
Giuse trung thành giáo dục con cái.
Tin
mừng thánh Luca đề cao nền giáo dục tuyệt vời của Thánh gia qua câu: “Hài nhi
lớn lên càng mạnh khỏe, khôn ngoan và đầy ân sủng trước mặt Chúa và người ta”
(Lc 2,40-52). Chỉ một lời ngắn ngủi của thánh sử Luca nhưng đã diễn tả hầu như
trọn vẹn cách thế giáo dục của thánh Giuse và Đức Maria đối với con mình. Các
ngài đã để ý và giáo dục con mình về mọi phương diện: Thể dục, trí dục, đức dục
…
-
Thể dục: Trẻ Giêsu càng lớn
lên càng mạnh mẻ, đầy sức lực nhờ vào lao động nơi xưởng mộc Nazarét mà thánh
Giuse đã dày công tạo dựng. Lên 12 tuổi trẻ Giêsu đã đi bộ suốt bốn năm ngày
đàng lên Giêrusalem dự lễ, vậy mà không thấy Thánh kinh nói trẻ Giêsu mệt mỏi.
Sau này giảng đạo, Đức Giêsu đã đi khắp cùng làng mạc, thành phố và cả những
vùng lân cận nữa.
-
Trí dục: Càng tuyệt vời hơn khi mới
12 tuổi, cậu bé Giêsu của làng Nazarét quê mùa, vô danh, ở tít vùng sâu, vùng
xa đã đàng hoàng vào đền thờ ở thủ đô Giêrusalem, ngồi giữa các thầy tiến sĩ
vừa nghe vừa hỏi. Ai cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp
khôn ngoan của cậu. Nếu gia đình Thánh Giuse không quan tâm đến việc hướng dẫn
con mình học hỏi và trao dồi Thánh kinh thì làm gì có sự hiểu biết như thế?
Mỗi
ngày Sabát là dịp tốt để tìm hiểu Thánh kinh và nghiên cứu Luật Chúa. Như trở
thành thói quen mà cha mẹ để lại. Sau này khi rao giảng Chúa Giêsu thường xuyên
vào Hội Đường đọc Lời Chúa, giảng dạy và chữa bệnh. Có lẽ nhờ việc quan tâm đến
giáo dục tri thức cho con mình nên Đức Giêsu đã thuộc lòng các khoản Luật và
Lời Chúa.
-
Đức dục: Ngoài đức công chính
gắn liền với tên tuổi Thánh Giuse, chúng ta còn nhận thấy một nhân đức khác nổi
bậc nơi ngài nữa đó là đức vâng lời. Vâng lời thánh ý Thiên Chúa, ngài đã bỏ ý
riêng mình để đón nhận Đức Maria về nhà mình. Vâng lời Thiên Chúa, ngài đã mau
mắn đem Đức Maria và Hài Nhi trốn sang Aicập.
Chính
nhờ ảnh hưởng của một nền đạo đức như vậy mà Đức Giêsu trở nên người con hằng
“đẹp lòng Chúa Cha”. Cuộc đời Chúa Giêsu cũng tiếp nối bằng hai chữ “xin vâng”
theo thánh ý Chúa Cha như thánh Giuse và Đức Maria:
Vâng
lời Chúa Cha từ trời cao Người xuống thế, từ Vị Thiên Chúa trở nên người phàm,
từ Đấng Thánh Thiện lại gánh lấy tội nhân. Người vốn là giàu sang lại trở nên
nghèo khó…; và Ngài đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá. Vì thế nên
Người hằng xác quyết: “lương thực của Ta là làm theo Đấng đã sai Ta” (Ga 4,34).
Ngoài việc vâng lời Chúa Cha, Đức Giêsu còn luôn vâng lời thánh Giuse và Đức
Maria: “Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nazarét và hằng vâng phục các
ngài” (Lc 2,51).
Vậy
những bậc cha mẹ cũng hãy noi gương thánh Giuse, quan tâm giáo dục con mình
phát triển toàn diện. Trung thành giáo dục như thế mới hy vọng con chúng ta trở
nên tốt.
Cùng
với Giáo Hội, chúng ta cũng đang sống trong tâm tình của mùa chay thánh. Nếu
mùa chay Giáo Hội mời gọi chúng ta trở về, thì trước hết, chúng ta hãy bắt đầu
trở về với chính mình, với những bổn phận của người chồng-vợ, người cha-mẹ,
người gia trưởng-hiền mẫu trong gia đình mình, bằng việc noi gương thánh Giuse
trung thành trong vai trò bảo trợ gia đình, trung thành trong trách nhiệm làm
cha-mẹ và nhất là trung thành trong việc giáo dục con mình trở thành người và
thành người con Chúa.
Vì
sự sống và hạnh phúc gia đình, xin cho các gia trưởng-hiền mẫu quyết sống với
hai chữ Trung Thành theo gương thánh Giuse. Amen.
SUY
NIỆM 3:
Thánh
Giuse được gọi là đấng công chính. Bởi nơi ngài có những nhân đức cao quý, đáng
được GH gọi tên là vị thánh cả.
Trong
kinh cầu thánh Giuse, GH đã nêu lên cụ thể những tước hiệu cao trọng nơi thánh
cả Giuse; và qua đó GH mời gọi mọi tín hữu tìm đến với ngài để chiêm ngắm, cầu
nguyện và nêu gương bắt chước.
Vừa
qua vào ngày 8/12/2020 nhân kỉ niệm 150 (8/12/1970-8/12/2020), thánh Giuse đã được
chân phước Đức Giáo Hoàng Pio IX chọn làm thánh quan thầy cho toàn thể GH công
giáo, đức thánh cha Phanxicô đương nhiệm đã mở ra “năm kính thánh Giuse đặc
biệt” và ban hành tông thư “Patris Corde” (Trái tim của người cha). Trong tông
thư này, đức thánh cha Phanxicô đã nêu lên 7 chiều kích linh đạo căn bản của
thánh Giuse đó là: người cha yêu thương, dịu dàng từ ái, vâng phục,
chấp nhận, can đảm sáng tạo, làm việc chăm chỉ và bóng tối thầm lặng. Qua
đó Đức Thánh Cha muốn mời gọi mọi tín hữu hãy can đảm đi vào con đường linh đạo
của thánh Giuse.
Tuy
thánh Giuse thầm lặng không nói gì, nhưng khi chiêm ngắm đời sống và hành trình
cuộc đời của thánh nhân trong suốt những năm trần thế ta lại nhận ra thánh nhân
nói với ta rất nhiều về những nhân đức quý giá trong cuộc sống. Chiêm ngắm
thánh Giuse trong bài tin mừng hôm nay, ta nhận ra ít là hai nhân đức cao quý
mà thánh Giuse muốn dạy chúng ta:
1.
Luôn vâng nghe và khiêm tốn thực hành ý Chúa:
Nhờ
cầu nguyện trong chiêm niệm mà thánh Giuse đã nhậy bén nhận ra thánh ý Chúa
trong mọi phút giây của đời sống. Biến cố Đức Maria mang thai bất ngờ, thánh
nhân là người công chính nên đã định tâm lìa bỏ cách kín đáo, nhưng sau khi
nghe biết đó là thánh ý của TC qua lời truyền tin của thiên thần Gabriel, thánh
Giuse đã mau mắn bỏ ý riêng để thi hành thánh ý Chúa trong tin yêu và vâng phục
là đón nhận Đức Maria và Con TC tượng thai trong lòng trinh nữ Maria về nhà
mình để bao bọc, dưỡng nuôi.
2.
Yêu quý giá trị của thinh lặng:
Đọc
lại 4 phúc âm chúng ta không thấy lời nào của thánh Giuse. Thánh Giuse quả thật
có đời sống thinh lặng sâu xa, không phải vì thánh nhân sợ nói ra thì mất lòng
người khác; cũng không phải vì thanh quản của thánh nhân có vấn đề, nhưng có lẽ
vì thánh kinh muốn đề cao giá trị của thinh lặng của thánh nhân. Bởi thinh lặng
là vàng. Chính trong thinh lặng mà tâm hồn của thánh Giuse mới được lắng đọng
và trong suốt, nhờ đó ngài dễ dàng nhận ra đâu lá ý mình và đâu là ý Chúa trong
những biến cố xảy ra hàng ngày.
Hơn
nữa có lẽ thánh Giuse cũng không thích đề cao bản thân và hô hào cho mọi người
biết về sứ mạng cao quý mà TC trao phó cho ngài trong việc bảo trợ và dưỡng
nuôi Con TC làm người; cũng như ngài được vinh dự cộng tác với TC trong chương
trình vĩ đại là cứu độ nhân loại.
Trong
thinh lặng và tích cực chu toàn bổn phận, thánh Giuse đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ mà Thiên Chúa trao phó.
Hôm
nay mừng kính trọng thể thánh Giuse là bổn mạng của GH hoàn vũ, của GH Việt
Nam, bổn mạng của nhiều họ đạo, của hội dòng Mến Thánh Gía, của khá đông quý
cha, quý tu sĩ và quý anh em gia trưởng, ta hãy nguyện xin cho mọi người trong
GH luôn biết noi gương thánh cả Giuse yêu quý đời sống thinh lặng, biết khiêm
tốn lắng nghe lời Chúa và luôn can đảm từ bỏ ý riêng để thi hành thánh ý Chúa
như thánh Giuse.
Nguyện
xin Chúa qua lời chuyển cầu của thánh Giuse thương ban nhiều ân sủng, niềm vui,
bình an cho GH và mọi người nhờ sự bảo trợ hộ giúp của thánh Giuse, bạn trăm
năm của Đức Maria.
SUY
NIỆM 4: THÁNH GIUSE DẠY TA SÁM
HỐI MÙA CHAY
Nếu mùa chay là mùa sám
hối, trở về, thì có lẽ việc trở về sâu xa nhất là trở về cõi lòng mình trong
thinh lặng để nhận ra Thiên Chúa là Cha đầy yêu thương, nhận ra tha nhân là anh
em mình, nhất là nhận ra con người thật của mình. Nhờ đó mà ta có những điều
chỉnh cho đúng đắn phù hợp với ý Chúa hơn. Nếu Giáo
Hội đặt tháng kính Thánh Giuse vào Mùa Chay, thì mục đích đã rõ, bởi vì ngài là
khuôn mẫu của con người nội tâm, thinh lặng.
Xin Chúa cho chúng ta biết
trân trọng và yêu quý đời sống thinh lặng, nhất là biết học nơi thánh Giuse bài
học về “đức thinh lặng”.
Không
biết vô tình hay hữu ý, năm nào cũng vậy, GH lại mừng kính thánh Giuse vào đúng
lịch PV mùa chay. Chắn hẳn GH rất có lý. Bời lẽ nếu mùa chay là mùa
sám hối, trở về. Mà sự trở về sâu xa nhất lại chính là trở về chính mình và trở
về với Thiên Chúa. Nói như vậy thì hơn ai hết Thánh Giuse chính là mẫu
gương tuyệt vời cho chúng ta về sự trở về ấy.
1. Trước
hết thánh Giuse dạy ta bài học trở về với chính mình trong thinh lặng.
Khi
đọc các sách Tin Mừng, ta không thấy thuật lại bất cứ lời nào của thánh
Giuse, dù chỉ một lời nói với Mẹ Maria hay với Chúa Giêsu. Ngay cả khi gặp trẻ
Giêsu ở trong Đền Thờ sau những ngày lo âu tìm kiếm cũng không có lời nào của
ngài hé lộ. Có lẽ qua đó, Thánh Kinh nhằm đề cao giá trị của sự thinh lặng nơi
thánh Giuse.
Đúng
vậy thinh lặng là thái độ hết sức quý giá: Người đời thường nói: "Lời
nói là bạc, im lặng là vàng". Thinh lặng quý hơn lời nói, vì nói chỉ là
bạc mà im lặng mới là vàng; là vàng thì bao giờ cũng quí hơn bạc! Nhờ thinh
lặng mà thánh Giuse có thời giờ gắn bó với Chúa cách sâu xa để nhờ đó ngài dễ
dàng nhận ra ý Chúa và cũng dễ dàng chấp nhận thực thi thánh ý Chúa dẫu cho đó
là điều không dễ dàng vì đụng chạm đến giá trị và quyền lợi cá nhân của ngài
(cha chay và chồng chay).
Thinh
lặng là biểu hiện của sự hiểu biết. Ông bà ta vẫn nói: “Ngôn giả bất tri, tri
giả bất ngôn”; nghĩa là người không biết thì lại lắm mồm vì tưởng người khác không
biết như mình, ngườì biết thì lại không nói, vì nghĩ rằng mọi người đều biết.
Heidegger khuyên chúng ta thực tập thinh lặng, bớt nói, bớt phát biểu, bớt bàn
tán….không phải để ta nên ngu muội, vô tri, nhưng để cho tâm khảm suy nghĩ của
chúng ta hoà quỵện với sinh linh vạn vật, và chỉ khi đó chúng ta mới có thể
thấu đạt hết mọi ngóc ngách, thông tường mọi thế thái, biến chuyển trong sự
biểu đạt khôn cùng của nhân sinh, của nhiên giới. Đó cũng là ý nghĩa mà nhà thơ
tài danh của Ấn Độ Rabindranath Tagore muốn chuyển tải khi ông viết: “Nước
trong chậu thì sóng sánh; nước trong biển cả thì thẫm đen.....”
Chính
nhờ sự thinh lặng trong đêm vắng, Thánh Giuse đã nhận ra được ý muốn của Chúa,
lắng nghe được Lời Chúa nói. Phân biệt được điều gì đúng, điều gì sai và chọn
lựa cách thế thực hiện như thế nào đẹp ý Chúa nhất. Chính vì thế ngài đã
hết lòng bảo vệ, chăm sóc Đức Maria và Hài Nhi Giêsu vượt qua những sóng gió
của cuộc đời. Và trở nên “người công chính”.
Thinh
lặng chính là thầy dạy sự khôn ngoan.
Nhìn
vào đời sống, chúng ta thầy rằng mình đã sai lỗi quá nhiều trong lời nói. Bởi
vì “đa ngôn thì đa quá”. Nói nhiều thì trở nên nói dai và kéo theo nói dở, nói
ẩu và dại. Bởi đó hãy thận trọng trong lời nói. Ném một lông vịt vào trong gió,
thì làm sao nhặt lại được. Một lời nói ra bốn ngựa đuổi theo cũng không
kịp “tứ mã nan truy”. Vì vậy mà lời nói sẽ trở nên mối nguy cơ đánh
mất tình thương, chia cắt tình thân và gây nên đau khổ cho nhau.
Hãy
học cùng thánh Giuse bài học thinh lặng nhất là trong nhữn giây phút căng thẳng
và sóng gió. Bởi nếu biết thinh lặng đúng lúc ta sẽ chặng được 90% đổ vỡ đáng
tiếc, vì thinh lặng là thái độ khôn ngoan nhất của con người và là phương thuốc
chữa lành những tội lỗi xấu xa.
Truyện
kể rằng: Xưa một nhà vua Ấn Độ, muốn thử nhân tài của một
nước Chư hầu liền gửi tới nước này ba pho tượng vàng, giống hệt nhau.
Nhà vua Ấn Độ yêu cầu nhà vua Chư hầu cho biết trong ba pho tượng
vàng này, đâu là pho tượng quí giá nhất.
Nhà
vua nước Chư hầu cho triệu tập các nhà thông thái tới để đánh giá ba
pho tượng vàng này, tìm ra xem pho tượng nào quí giá nhất. Các nhà thông thái
nghĩ ngay tới giá trị của mỗi pho tượng sẽ căn cứ vào cân nặng nhẹ, hoặc vào
tuổi vàng tốt xấu, hoặc căn cứ vào nghệ thuật tìm thấy trên ba pho tượng vàng!
Nhưng rồi các nhà thông thái đành phải bó tay, vì ba pho tượng này giống hệt
nhau về nghệ thuật, khối lượng và tuổi vàng.
Nhà
vua nước Chư hầu rất buồn, vì không biết được giá trị hơn kém của ba
pho tượng. Vua liền cho loan báo khắp nước: Ai tìm được bí mật giá trị của mỗi
pho tượng sẽ được trọng thưởng.
Có
một người tù, biết chuyện xin được xem ba pho tượng và nếu anh ta tìm ra giá
trị hơn kém của ba pho tượng này thì anh chỉ xin một điều kiện là cho anh được
tự do.
Lập
tức nhà vua cho anh xem ba pho tượng. Vừa ngó xong ba pho tượng, anh ta xin một
cọng rơm. Chỉ trong ít phút, anh đã khám phá ra giá trị hơn kém của ba pho
tượng vàng.
Anh
lấy cọng rơm chọc vào lỗ tai pho tượng thứ nhất, thì thấy cọng rơm xuyên từ lỗ
tai này sang lỗ tai kia, anh bảo: “ đây là pho tượng ít giá trị nhất, vì nó
tượng trưng cho hạng người nghe điều gì, vừa vào tai nọ, đã ra tai kia, không
biết ghi nhớ, không để tâm gì suy nghĩ điều đã nghe”.
Anh
ta lại lấy cọng rơm chọc vào lỗ tai pho tượng thứ hai, thì thấy cọng rơm đi từ
lỗ tai chạy xuống miệng pho tượng. Anh bảo: “pho tượng này hơn pho tượng trước
là vì nó tượng trưng cho hạng người biết nghe, biết nhớ nhưng mắc khuyết điểm
là: vừa nghe được gì đã vội nói ngay, không suy nghĩ xem điều mình nghe đúng
hay sai, nói ra có lợi hay có hại”.
Anh
lại lấy cọng rơm chọc vào lỗ tai pho tượng thứ ba, thì thấy cọng rơm đi từ lỗ
tai chạy xuống bụng. Anh nói: “pho tượng này quý giá nhất, vì nó tượng trưng
cho hạng người biết nghe, biết nhớ, biết để lòng suy nghĩ, biết ghi vào tâm dạ
mình.
Vua
nước lớn nghe được lời giải đáp của thần dân nước nhỏ thì vô cùng kính nể. Ông
về nói với các quan trong triều: “Nước họ có người thông minh tài giỏi như
vậy, hẳn nước họ là nước mạnh mẽ, hưng thịnh, ta nên giao hoà với họ chứ không
nên giao chiến”.
2.
Thứ hai thánh Giuse dạy ta bài học về sự tín thác và sự vâng phục Chúa.
Nếu
ông Giacaria nghi ngờ về ý định của Thiên Chúa qua biến cố truyền tin của thiên
thần Chúa nơi đền thờ và Mẹ Maria ngỡ ngàng trước lời mời gọi của Thiên Chúa
nơi biến cố truyền tìn, thì Giuse lại hoàn toàn vâng phục không một lời chấp
vấn hay bối rối gì cả.
Thánh
Kinh thuật lại: Khi biết được Đức Maria mang thai là do quyền năng Chúa Thánh
Thần, Thánh Giuse đã không ngần ngại nhận Đức Maria về nhà mình để chở che và
nuôi dưỡng. Nhận lãnh hay bảo lãnh Đức Maria về nhà cũng đồng nghĩa Thánh Giuse
giải cứu Đức Maria khỏi búa rìu dư luận và thoát khỏi án tử. Việc bảo trợ
Đức Maria cũng có nghĩa là đồng bảo trợ Hài Nhi đang được cưu mang trong cung
lòng Đức Maria. Việc nhận Đức Giêsu làm con cũng đồng nghĩa với việc bảo trợ
cho Đức Giêsu sinh ra cách hợp pháp và đưa Đức Giêsu vào trong dòng tộc vua
Đavít.
Vâng
phục ý Chúa, không chỉ bảo trợ cho Hài nhi Giêsu sinh ra hợp pháp mà thánh
Giuse còn bảo toàn mạng sống của Đức Giêsu khỏi nanh vuốt của vua Hêrôđê qua
việc vâng theo lời báo mộng của Chúa trong đêm mà nhanh chóng đem mẹ Người và
Hài Nhi Giêsu vượt đường xa hiểm trở gần 500 cây số xuyên qua sa mạc dài hơn
200 km không một bóng cây, không một ngọn cỏ, không một giọt nước, rất gian khổ
để đến Ai-cập tị nạn. Và khi tình hình yên ổn, một lần nữa Giuse lại nghe
theo lời báo mộng bỏ Ai-cập đem gia đình trở về Palestine, định cư tại Nagiarét
để chăm sóc nuôi dưỡng bằng chính công sức lao động chân chính của mình với
nghề thợ mộc.
Còn
chúng ta thì khác, chúng ta thường tìm ý mình hơn là ý Chúa. Và mỗi khi gặp
phải những tai ương hoạn nạn, chúng ta thường kêu trách và xúc phạm đến Chúa,
vì chúng ta cho rằng Chúa bất công và vâng lời chỉ là một hành động hèn nhát,
mất tự do và chôn vùi nhân phẩm.
Chúng
ta không phải lúc nào cũng biết được kế hoạch của Thiên Chúa dành cho chúng
ta. Chúng ta chỉ biết rằng cách của Người thì khác với cách của chúng ta,
nhưng cách của Người thì luôn luôn tuyệt vời nhất. Vì thế, hãy tín thác và
vâng phục thánh ý Thiên Chúa, để chúng ta sẽ trở nên những tôi tớ trung thành
và khôn ngoan như thánh cả Giuse ngày xưa.
Truyện
kể rằng: Có 3 cái cây
trên một ngọn đồi trong rừng, cùng tranh luận với nhau về những hi vọng và giấc
mơ của chúng...
Cái
cây đầu tiên nói: “Tôi hi vọng một ngày nào đó tôi sẽ trở thành tủ đựng vàng
bạc châu báu. Tôi sẽ được nhét đầy vàng, bạc và ngọc quý, được trang hoàng với
nghệ thuật chạm khắc cầu kỳ và mọi người sẽ thấy rằng tôi rất đẹp”.
Đến
lượt mình cây thứ hai nói: "Tôi ao ước sẽ được là một con thuyền mạnh mẽ.
Tôi sẽ chuyên chở các vị vua và hoàng hậu đến mọi nơi trên thế giới. Mọi người
sẽ cảm thấy an toàn khi ngồi trên thuyền tôi vì thân tàu mạnh mẽ và vững
chắc".
Cuối
cùng cây thứ ba mơ ước: "Tôi muốn được là một cây cao lớn và mạnh mẽ nhất
trong rừng. Mọi người sẽ nhìn thấy tôi trên ngọn đồi, nhìn lên các cành của tôi
và biết rằng tôi đang vươn cao và gần bầu trời đến mức nào. Tôi sẽ mãi là cái
cây vĩ đại nhất và mọi người sẽ luôn nhớ đến tôi".
Sau
nhiều năm cẩu nguyện, ngày mong đợi của chúng cũng đến - một nhóm người lấy gỗ
đến khu rừng đó.
Một
người trong bọn họ tiến đến bên cây thứ nhất và nói: "Cây này trông có vẻ
chắc lắm đấy. Tôi nghĩ là tôi sẽ bán nó cho anh thợ mộc" và anh bắt đầu
đốn cây. Cái cây cảm thấy rất hạnh phúc vì nó nghĩ rằng anh thợ mộc sẽ dùng nó
để đóng thành một hộp đựng đồ quý giá...
Nhìn
thấy cây thứ hai, người thợ rừng bảo: "Cây này cũng chắc lắm đấy, ta sẽ
bán nó cho một hãng đóng thuyền". Cây thứ hai vô cùng sung sướng vì nghĩ
rằng mình sắp được đóng thành một con thuyền lớn.
Khi
người thợ rừng tiến đến gần cây thứ ba, nó cảm thấy thật sợ hãi bởi vì nó biết
rằng nếu ông ấy hạ nó giấc mơ của nó sẽ không thể nào thành hiện thực được. Một
người thợ bảo "Tôi chưa có dự định gì đặc biệt cho số cây của tôi nhưng
tôi sẽ chặt cái cây này". Và ông ta cưa nó.
Khi
cây thứ nhất đến tay người thợ mộc, ông đóng nó thành máng ăn cho ngựa. Sau đó
ông ấy đặt nó trong chuồng ngựa và chất đầy cỏ khô lên. Đây không phải là điều
cái cây mơ ước.
Còn
cây thứ hai, nó được xẻ ra và đóng thành một cái thuyền câu cá nhỏ. Mơ ước được
trở thành một con thuyền mạnh mẽ và được chở các vị vua đã kết thúc.
Cây
thứ ba thì bị cưa thành những thanh gổ lớn và bị xếp vào một góc tối tăm, hôi
hám.
Rồi
năm tháng trôi qua, những cái cây đã quên hết ước mơ của mình. Thế rồi một ngày
nọ một người đàn ông và một phụ nữ đến bên chuồng ngựa. Cô ấy sinh nở tại đây
và họ đặt đứa bé nằm trong lớp cỏ khô trong máng ăn được đóng từ cây thứ nhất.
Người đàn ông ao ước có được một cái giường cũi cho đứa bé và ông ấy sẽ sử dụng
cái máng với mục đích này. Cái cây cảm nhận được tầm quan trọng của việc này và
nó biết rằng nó đang giữ trong tay một tài sản quý báu nhất.
Vài
năm sau, có một nhóm người bước lên chiếc thuyền câu được làm từ cây thứ hai.
Một người đàn ông mệt và ngủ thiếp đi. Trong khi họ đang lênh đênh trên biển,
một cơn bão lớn nổi lên và cái cây không nghĩ rằng mình đủ mạnh để đưa họ qua
cơn sóng to gió lớn này. Họ đánh thức người đàn ông đang nằm ngủ, ông ấy đứng
dậy và nói: "Biển lặng". Ngay tức thì cơn
bão tan biến. Trong lúc này cây thứ hai biết rằng nó đang được chở vị vua của
tất cả các vị vua trên thuyền.
Cuối
cùng cũng có người đến và mang cái cây thứ ba đi. Nó được khiêng qua các con
đường. Suốt dọc đường người ta nhạo báng người đàn ông đang khiêng nó. Khi họ
lên đến đỉnh đồi, người đàn ông kia bị đóng đinh trên cây và bị treo ở đó cho
đến chết. Ngày Chúa nhật đến, cái cây cảm thấy mình đủ mạnh để đứng trên đỉnh
đồi và thật gần với Thượng Đế bởi vì Chúa đã bị đóng trên thân của nó.
Do
vậy, khi mọi việc diễn tiến không đúng với những gì ta mơ ước, hãy luôn tin
tưởng và phó thác vào Chúa bởi vì Người luôn luôn có sẵn kế hoạch cho chúng ta.
Hãy vững tin rồi chúng ta sẽ nhận được quà tặng từ Người. Giống như những cây
kia, cuối cùng cũng đạt được giấc mơ của mình tuy không hoàn toàn giống như
những gì chúng nguyện cầu.
Lạy Chúa, giữa bao triết lý và lắm luồng tư tưởng trong xã hội này, con phải chọn lựa như thế nào?. Giữa những nền văn hóa đa dạng và những nền văn minh phức tạp, con biết đâu là đúng, đâu là sai? Xin cho con biết học nơi thánh Giuse bài học của thinh lặng để trở về với chính mình và với Chúa. Xin cho con biết chọn tiếng Chúa mời gọi hơn là tiếng đời thúc đẩy và nỗ lực thi hành tiếng Chúa với hy vọng được trở nên công chính theo gương thánh cả Giuse kính yêu. Amen.
SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN IV MÙA
CHAY
Lm Minh Anh, Tgp Huế
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY, NĂM B
2Sb 36, 14-16. 19-23; Ep 2, 4-10; Ga 3, 14-21
HƯƠNG THƠM SỚM
“Mừng vui lên
Giêrusalem hỡi! Tề tựu cả về đây, hỡi những ai hằng mến yêu thành!”.
Một cô gái trong bệnh viện bị tai nạn và chỉ còn khứu giác. Mẹ
cô muốn truyền đạt sự hiện diện của mình nên đã sử dụng loại nước hoa mà cô gái
sẽ nhớ là của mẹ mình. Giờ đây, nước hoa không phải là cái gì thiết yếu của người
mẹ mà là ‘sự mở rộng’ con người thật của bà để giao tiếp ở cấp độ con gái của
bà. Thiên Chúa thực chất không phải là một thân xác, nhưng Ngài trở thành người.
Ngài đã ‘mở rộng’ chính Ngài để giao tiếp ở cấp độ của chúng ta để chúng ta có
thể hưởng ‘hương thơm sớm’ của chính Ngài.
Kính thưa Anh Chị em,
Phụng vụ Chúa Nhật hôm nay mang đến cho chúng ta ‘hương thơm
sớm’ của niềm vui Phục Sinh. Phẩm phục hồng mời gọi chúng ta đến với niềm vui
thanh thản. Ca nhập lễ hát, “Mừng vui lên Giêrusalem hỡi! Tề tựu cả về đây, hỡi
những ai hằng mến yêu thành!”.
Tâm lý cho chúng ta biết, một người không hạnh phúc, cuối
cùng sẽ mắc bệnh cả thể xác lẫn tinh thần. Tuy nhiên, niềm vui và hạnh phúc phải
có cơ sở, nó phải là biểu hiện của sự thanh thản khi sống một cuộc sống ý
nghĩa. Không được như thế, niềm vui sẽ thoái hoá, hời hợt và điên rồ. Têrêxa
Ávila phân biệt chính xác giữa “niềm vui thánh thiện” và “niềm vui dại khờ”. Loại
thứ hai chỉ ở bên ngoài, tồn tại trong thời gian ngắn và để lại dư vị đắng; loại
thứ nhất cho chúng ta hưởng nếm ‘hương thơm sớm’ của thiên đàng.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ đầy thử thách cho đời sống đức
tin, nhưng đó cũng là những khoảng thời gian thú vị. Cách nào đó, chúng ta trải
nghiệm những cuộc lưu đày tận Babylon mà Thánh Vịnh Đáp Ca nhắc đến. Vâng, cả
chúng ta nữa, cũng có thể trải qua những cuộc lưu đày “Bên bờ sông Babylon, ta
ngồi ta khóc ta nhớ Sion”. Những khó khăn bên ngoài, bao giằng co bên trong mà
trên hết là tội lỗi có thể đưa chúng ta đến gần các dòng Babylon. Vậy mà bất chấp
mọi sự, chúng ta vẫn có lý do để hy vọng, vì không chỉ chúng ta thở than mà
chính Thiên Chúa cũng tiếp tục than thở chính những lời đó, “Giêrusalem hỡi,
lòng này nếu quên ngươi, lưỡi xướng ca sẽ dính với hàm!”.
Chúng ta luôn có thể sống hạnh phúc trong niềm vui vì Thiên
Chúa yêu thương chúng ta điên cuồng đến nỗi đã ‘mở rộng’ chính Ngài, “đã ban
Con Một của Ngài” - Tin Mừng hôm nay. Hãy sớm đồng hành cùng Giêsu trên con đường
tử nạn và phục sinh; đồng thời, chiêm ngắm tình yêu của Đấng hiến thân mình vì
bạn và vì tôi. Và chúng ta sẽ cảm nhận ‘hương thơm sớm’ của niềm vui Phục Sinh,
một niềm vui mà không ai có thể lấy đi được.
Anh Chị em,
“Mừng vui lên Giêrusalem hỡi!”. Để Giêrusalem có thể mừng
vui, bạn hãy trở về với nó; nghĩa là hãy trở về với Chúa! Hãy rời xa các bờ
sông Babylon thì niềm vui đích thực sẽ đến! Nó sẽ thắp sáng cuộc đời bạn và
tôi. Tuy nhiên hãy biết rằng, niềm vui đó không đến từ nỗ lực của chúng ta!
Phaolô nhắc nhở, nó là một món quà đến từ Thiên Chúa, “Đấng tỏ lòng nhân hậu của
Ngài đối với chúng ta trong Đức Kitô Giêsu” - bài đọc hai. Vậy, hãy để cho mình
được Chúa yêu thương, yêu mến Ngài, và niềm vui của chúng ta sẽ thật lớn lao
trong Lễ Phục Sinh sắp tới cũng như trong suốt đời mình. Muốn được vậy, hãy để
Chúa ôm ấp và đổi mới bằng cách đến với toà giải tội ngay trong Mùa Chay này!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa đã mở rộng chính Ngài theo cấp độ của con; dạy
con ‘mở rộng’ chính mình ‘theo cấp độ của Chúa’ hầu con hưởng ‘hương thơm sớm’
của thiên đàng!”, Amen.
Thứ hai: KIẾN TẠO KHÔNG GIAN
“Xin Ngài xuống
cho, kẻo cháu nó chết mất!”.
“Có một thuộc tính mà chỉ mình Thiên Chúa có. Đó là phẩm chất
‘hiện diện ở mọi nơi, trong mọi lúc’ của Ngài. Ngài không bị ràng buộc bởi thời
gian lẫn không gian! Điều này không có nghĩa là thiên nhiên và con người - một
phần của Ngài - được tôn thờ! Tạo vật tách biệt khỏi Thiên Chúa, nhưng không
bao giờ độc lập với Ngài. Nó phải luôn ‘kiến tạo không gian’ cho Ngài, và quan
trọng hơn, được Ngài biến đổi!”- Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay tiết lộ cho bạn và tôi rằng, mỗi người có thể
‘kiến tạo không gian’ cho Thiên Chúa để Ngài có thể làm một điều lạ lùng nào
đó! Người cha có đứa con hấp hối của trình thuật là một kiểu mẫu, “Xin Ngài xuống
cho, kẻo cháu nó chết mất!”; “Ông cứ về đi, con ông sống!”. Ông tin và trở về,
con ông sống! Việc “tin” của ông đã ‘kiến tạo không gian’ cho Chúa Giêsu, Đấng
đã làm một điều lạ lùng, ông được lại con!
“Đức tin” đan dệt không gian cho quyền năng của Đấng Tạo
Thành! Không phải quyền năng của một ai đó cực kỳ quyền năng, nhưng là quyền
năng của ‘một Ai đó’ cực kỳ yêu tôi, ‘một Ai đó’ muốn ở trong tình yêu với tôi,
‘một Ai đó’ luôn đồng hành bên tôi! Đây là một niềm tin dám ‘kiến tạo không
gian’ cho Đấng toàn quyền, Đấng biến đổi!
Tuyệt vời thay! ‘Kiến tạo không gian’ cho tình yêu không chỉ
là việc của con người, nhưng còn là việc của Thiên Chúa. Isaia hôm nay tiết lộ,
Thiên Chúa phán, “Này đây Ta sáng tạo trời mới đất mới!” - bài đọc một. Trời là
không gian, đất cũng là không gian! Và như con người, Thiên Chúa ước ao tận hưởng
niềm vui trong tình yêu với nó, “Này đây Ta sẽ tạo Giêrusalem! Vì Giêrusalem,
Ta sẽ hoan hỷ!”. Để rồi, điều quan trọng nhất đã xảy ra, Giêrusalem được biến đổi!
Nhưng không chỉ Giêrusalem được biến đổi, bạn và tôi cũng có thể được biến đổi;
Hội Thánh - Giêrusalem mới - được biến đổi! ‘Được biến đổi’ đồng nghĩa với ‘được
cứu sống!’ và niềm vui oà về! Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Lạy Chúa, con
xin tán dương Ngài, vì đã thương cứu vớt!”.
Noi gương Thiên Chúa, Đấng kiến tạo những không gian tình
yêu, bạn và tôi hãy làm như Ngài. Nếu bạn muốn trở nên hào phóng, khoảng cách sẽ
không thành vấn đề, vì sự hào phóng của chúng ta xuất phát trực tiếp từ trái
tim, vượt qua mọi biên giới và rào cản. Augustinô nói, “Người có tấm lòng bác
ái luôn tìm được thứ gì đó để cho đi!”.
Anh Chị em,
“Xin Ngài xuống cho, kẻo cháu nó chết mất!”. Lời cầu của người
cha xem ra không cho phép Chúa Giêsu nấn ná; nó thúc bách sự hiện diện cấp thiết
của Ngài. Nhưng ông nào biết, thuộc tính của Ngài là “hiện diện ở mọi nơi,
trong mọi lúc!”. Không cần hiện diện thể lý, Ngài hiện diện bằng Lời. Ấy thế,
người cha vẫn tin! Phép lạ đã xảy ra! Như vậy, quyền năng của Thiên Chúa thực
thi đồng nhịp với lòng tin của con người! Vấn đề còn lại là đức tin của chúng
ta. Thiên Chúa làm được mọi sự với ai có lòng tin! Chính lòng tin của chúng ta
‘kiến tạo không gian’ cho Ngài và ‘phần còn lại, Ngài lo!’. ‘Phần còn lại’ tốt
đẹp nhất là Ngài biến đổi bạn và tôi nên giống Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con suốt ngày chỉ lo kiến tạo những ‘không
gian thế tục’; vì như thế, với trái tim con, Chúa sẽ ‘vô gia cư’. Cho con biết
dành chỗ cho Ngài!”, Amen.
Thứ ba: THUỞ LANG
THANG
“Tôi đã thấy dòng
nước từ cửa đông đền thờ tuôn ra!”.
“Để tôi kể cho bạn một câu chuyện bi thảm nhưng có thật. Một
phụ nữ nọ cùng đứa con đi dạo dọc bờ sông. Đột nhiên đứa trẻ trượt xuống sông.
Cô hét lên kinh hãi. Cô không biết bơi; hơn nữa, cô đang ở giai đoạn cuối của
thai kỳ. Cuối cùng, có người nghe tiếng và lao xuống bờ sông. Bi kịch tột cùng
là, khi họ bước xuống dòng nước đục ngầu để vớt đứa trẻ đã chết lên, họ phát hiện
nước chỉ sâu đến thắt lưng! Người mẹ đó lẽ ra có thể dễ dàng cứu con mình nhưng
cô đã không làm được vì thiếu hiểu biết” - Ray Comfort.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay không nói đến ‘một dòng sông cạn’ giết chết
một đứa bé, nhưng nói đến ‘một dòng sông sâu’ cứu sống muôn người! Nước từ đền
thờ thời Êzêkiel báo trước dòng nước ân sủng thời Giêsu!
Một người bại liệt lây lất bên hồ những 38 năm, tương đương với
‘thuở lang thang’ gần 40 năm của Israel trong sa mạc. Và xem ra anh này cũng đã
‘lang thang’ trong sa mạc đời anh gần 40 năm.
‘Lang thang!’, một hành động mang tính biểu tượng cho sự ‘tê
liệt’ của một con người. Đó là hình ảnh hậu quả của tội lỗi trong cuộc sống.
Khi phạm tội, chúng ta ‘tê liệt’ và ‘lang thang’ trong sa mạc đời mình. Tội lỗi
có những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống khiến chúng ta không thể đứng dậy
và bước đi đúng hướng. Đặc biệt, tội trọng, nó khiến chúng ta bất lực trong việc
yêu thương và sống trong tự do; cùng lúc, không thể quan tâm đến đời sống tinh
thần của mình hoặc của người khác.
Chúa Giêsu tự nguyện đi đến với người bại liệt này; Ngài bước
vào sự cô lập của anh dù không được mời! Ngài thấy anh, biết hoàn cảnh của anh,
Ngài đến và trực tiếp nói với anh, “Anh có muốn khỏi bệnh không?”. Không trả lời
Ngài, anh chỉ phàn nàn, “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi
xuống hồ”. Anh mắc bệnh bi quan, phát ốm vì buồn; anh mắc bệnh lười! “Đúng, tôi
muốn lành, nhưng...”, và anh đợi ở đó. Thế mà mấu chốt là chính cuộc gặp gỡ của
anh với Chúa Giêsu; dẫu xem ra, anh “thiếu hiểu biết”, anh không cần Ngài. Và
nhường như anh vẫn tiếc nuối ‘thuở lang thang?’.
Thật tuyệt vời! Ngài đã chữa lành anh mà không cần dìm anh xuống
hồ Bêthesda. Bêthesda có nghĩa là “Ngôi nhà của lòng thương xót”, hoặc “Ngôi
nhà của ân sủng” theo tiếng Do Thái. Đúng thế, người này đang cần lòng thương
xót và ân sủng cả khi không ý thức. Và Chúa Giêsu không phải là ‘dòng nước cạn
giết chết’ nhưng là ‘dòng sông sâu’ cứu sống! Augustinô viết, “Vết thương của
chúng ta rất nghiêm trọng, nhưng vị Thầy Thuốc thì toàn năng. Tôi sẽ tuyệt vọng
về vết thương chí mạng của tôi, nếu tôi không tìm thấy một Thầy Thuốc vĩ đại
như Ngài!”.
Anh Chị em,
“Tôi đã thấy dòng nước từ cửa đông đền thờ tuôn ra!”. Giêsu
là dòng sông sâu cứu sống! Ngài là đền thờ mới mà Êzêkiel đã thấy trước dòng nước
tuôn ra từ cửa đông của nó. Đỉnh của đền thờ là Canvê, nơi nước ngọt ngào của
phép Rửa chảy ra từ cạnh sườn Ngài. Và ngày nay, dòng nước cứu độ ấy vẫn tiếp tục
chảy, tiếp tục nuôi sống, rửa sạch mọi thương tích trong tâm hồn chúng ta. Nước
Giêsu đem lại hạnh phúc viên mãn ngay trong sa mạc trần gian khô khốc này, Ngài
nói với bạn và tôi, “Thôi! Đừng thiếu hiểu biết!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con tiếc nuối ‘thuở lang thang’. Xin giải
thoát con, dìm con vào Chúa mà đừng thèm hỏi con!”, Amen.
Thứ tư: TRAO SỰ SỐNG
VÀ CỨU SỐNG
“Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng
thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta
chẳng quên ngươi bao giờ!”.
“Cuộc sống con người là một tiến trình liên lỉ làm quen với
những điều không ngờ! Thiếu nhi trìu mến, thiếu niên dễ dạy, 20 hãnh tiến, 30
không mệt mỏi, 40 bốc lửa, 50 mạnh mẽ, 60 nghiêm túc, 70 trầm mặc; 80 đau đớn,
thở gấp và đợi chết! Nhưng, ở bất cứ giai đoạn nào, một cuộc sống chỉ có ý
nghĩa khi nó ‘trao sự sống và cứu sống!’” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Trái ngược hoàn toàn với ý tưởng trên, Thiên Chúa không trải
qua một giai đoạn nào! Ngài hằng hữu, hằng sống và đời đời! Ngài là Đấng ‘trao
sự sống và cứu sống!’. Lời Chúa hôm nay cho thấy Ngài dịu dàng như người mẹ;
kiên định như người cha. Từ các thuộc tính ấy, Gioan đi đến một định nghĩa
không thể tuyệt vời hơn, “Thiên Chúa là Tình Yêu!”.
Isaia gợi lên hình ảnh một phụ nữ mang nặng đẻ đau với đứa
con thót lọt trong lòng bà, biểu trưng sự ràng buộc giữa Thiên Chúa và con người
- bài đọc một. Nếu một phụ nữ không thể quên con mình thì Thiên Chúa càng không
thể quên mỗi người chúng ta. “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!”; tác giả Thánh Vịnh
đáp ca đã lột tả cách đơn sơ tất cả những gì trìu mến nhất mà tình yêu của một
người mẹ, người cha có thể có đối với con mình.
Nếu về mặt con người, cần một người nam và một người nữ để
mang lại một sự sống mới; thì về mặt thiên linh, cuộc tử nạn và phục sinh của
Chúa Giêsu quá đủ để ban cho chúng ta sự sống thần linh của Ngài. Ngài đã đến
thế gian; nhờ Ngài, qua Ngài và trong Ngài, chúng ta có sự sống của Thiên Chúa
một cách trọn vẹn! Khi nói đến ‘giờ’ của Ngài, Chúa Giêsu dùng hình ảnh một phụ
nữ sắp sinh con; ở đây, Ngài muốn nói, chính qua ‘giờ sinh nở’ tử nạn và phục
sinh của Ngài, Ngài ban sự sống mới! Ai mở lòng ra, tức là tin vào Ngài, người ấy
sẽ nhận được sự sống này, một sự sống từ trên cao, vĩnh cửu; và sau sự chết, họ
đi vào cõi đời đời với Ngài. Vì thế, tất cả các môn đệ Giêsu, thuộc mọi thời, mọi
đấng bậc, nam hay nữ, kết hôn hay độc thân, đều được kêu gọi chia sẻ công việc
hiến dâng của Ngài; cùng Ngài ‘trao sự sống và cứu sống’ trong thế giới!
Anh Chị em,
“Cho dù người mẹ có quên đứa con mình đã cưu mang, thì Ta, Ta
chẳng quên ngươi bao giờ!”. Tìm đâu được một câu nói ngọt ngào và trìu mến đến
thế qua ngôn từ nhân loại hay thần minh trên thế gian này? Thiên Chúa, Đấng Tạo
Thành ấy là Cha chúng ta! Cảm nghiệm được tình yêu và hạnh phúc khi được làm
con Chúa, không ai trong chúng ta được phép sống tầm thường! Bạn và tôi buộc phải
chọn sống một đời sống có ý nghĩa! Vậy, hãy thôi sống lây lất, tiếc nuối ‘thuở
lang thang’, thôi ‘sống qua ngày đợi qua đời!’; nhưng tuỳ sức mình, chúng ta
tái tạo tình yêu, tái tạo niềm vui, bình an cho mình và cho người khác. Được
như thế, bạn và tôi đang cùng Chúa ‘trao sự sống và cứu sống’ vậy!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dẫu con là ai - 30, 40 hay ‘mấy mươi’ đi nữa, chỉ
‘thở gấp và đợi chết’ - cho con luôn là một ‘vũ khí khủng khiếp’ mở rộng Vương
Quốc trong tay Chúa!”, Amen.
Thứ năm: NGÕ TẮT
NÊN THÁNH
“Tôi không cần người đời tôn vinh!”.
“Khiêm tốn là điều bạn và tôi nên thường xuyên cầu nguyện,
nhưng đừng bao giờ tạ ơn vì nó! Hãy quên mọi việc tử tế ngay khi vừa làm xong;
quên những lời khen khi vừa giành được. Đó là ngõ tắt nên thánh!” - M. R. De
Haan.
Kính thưa Anh Chị em,
Khiêm tốn, một trong các chủ đề của Lời Chúa hôm nay. “Hãy
quên mọi việc tử tế ngay khi vừa làm xong; quên những lời khen khi vừa giành được!”.
Bởi lẽ, vinh quang và danh dự không thuộc về bạn, nó thuộc về Chúa! Biết điều
này, bạn biết ‘ngõ tắt nên thánh’.
Người đời thường hay tìm kiếm lời khen của nhau, đang khi
Thánh Kinh nói, “Hãy dâng Chúa vinh quang xứng Danh Ngài!”; Chúa Giêsu thì bảo,
“Tôi không cần người đời tôn vinh!”. Tại sao? Vì chỉ Thiên Chúa mới xứng với
muôn lời hoan chúc. Ý thức điều này, bạn đã lần bước trên đường thánh đức! Vì
phải ăn mày khen lao của con người, chúng ta hì hục lao vào công việc cốt chỉ để
được chấp nhận; vậy mà khi làm thế, chúng ta tự tạo cho mình một chiếc máy
chém! Vì thế, một khi nhất mực thanh tẩy những ý định quy ngã - quên đi bản
thân - để tôn vinh chỉ một mình Thiên Chúa qua mọi lời nói, hành động và suy
nghĩ… thì trước hết, bạn và tôi sẽ tràn trề bình an và niềm vui; từ đó, nhiều
linh hồn và chính chúng ta được kín múc ân sủng Chúa, và đó là ‘ngõ tắt nên
thánh’.
Đối lập với sự chấp nhận của con người là sự khước từ của nó.
Chúa Giêsu đã trải nghiệm sự khước từ này mà cao điểm là cái chết thập giá của
Ngài. Tuy nhiên, ngay tại khoảnh khắc mất hết sự chấp nhận của con người, Chúa
Giêsu vẫn được Chúa Cha ưng nhận. Hậu kết là Chúa Cha đã cho Ngài sống lại từ
cõi chết; qua đó, mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Ngài cho thấy, việc bị con
người từ chối không nhất thiết có nghĩa là không có sự chấp nhận của Thiên
Chúa! Như vậy, được Thiên Chúa chấp nhận và khen lao sẽ quý hơn vạn lần so với
được chấp nhận và khen thưởng bởi thế gian.
Thật thú vị, ngay cả Thiên Chúa cũng không được chấp nhận!
Oái oăm thay, Ngài bị từ chối bởi chính dân Ngài, dân được Ngài cứu thoát. Họ
cũng không tôn thờ Ngài như Ngài đáng được tôn thờ. Họ đã đúc một con bò vàng,
quỳ xuống thờ lạy nó - bài đọc một. Thánh Vịnh viết, “Họ đem vinh quang của
mình đánh đổi lấy hình tượng bò ăn cỏ”. Và điều đó khiến Thiên Chúa nổi giận đến
nỗi Ngài nhất tâm tru diệt họ; và Môsê, một lần nữa, đứng ra, xin Ngài thương
tha. Thật xúc động, “Lạy Chúa, xin Ngài nhớ đến con, bởi lòng thương dân Ngài”;
và Thiên Chúa lại xiêu lòng - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Tôi không cần người đời tôn vinh!”. Đó là lập trường và tiêu
chí hành động của Chúa Giêsu. Với Ngài, Chúa Cha là ưu tiên số một nên Ngài ra
sức làm điều Chúa Cha muốn. Thế giới đang chứng kiến những tang thương kéo theo
bao khó khăn do các cuộc chiến tàn khốc của những kẻ ‘tham nhũng quyền lực’ và
‘đói khát nó’ một cách bệnh hoạn, bạn và tôi được mời gọi trở nên những Giêsu,
những Môsê, những con người của cầu nguyện, hy sinh và quên mình, hầu khấn xin
Thiên Chúa thương xót nhân loại khốn cùng này. Hãy dâng những hy sinh âm thầm
nhỏ bé mỗi ngày, cốt chỉ để Thiên Chúa nhìn thấy và tôn vinh Ngài. Đó là những
lối đi thật nhỏ, thật ngắn; ngõ “Giêsu”, ‘ngõ tắt nên thánh!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con chạy theo huyễn danh, sống kiếp ăn
mày. Giúp con chỉ tìm làm điều đẹp lòng Chúa mỗi ngày và từng ngày!”, Amen.
Thứ sáu: KHẢ NĂNG
CHỌN ĐIỀU TỐT
“Chẳng ai biết
Người xuất thân từ đâu cả!”.
“Tự do không phải là khả năng đơn giản làm những gì mình muốn.
Điều này khiến chúng ta coi mình là trung tâm và xa cách, đồng thời ngăn cản
chúng ta trở thành những người bạn cởi mở và chân thành. Thay vào đó, tự do là
“ơn” có khả năng chọn điều tốt! Đây là tự do đích thực!” - Phanxicô.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay cho phép chúng ta suy gẫm về sự nhầm lẫn nảy
sinh từ căn tính và sứ mệnh của Chúa Giêsu. Khi dân chúng đối mặt Ngài, có những
hiểu lầm và giả định về Ngài là ai, Ngài sẽ ứng nghiệm các lời tiên tri Cựu Ước
thế nào và sẽ hoàn thành những gì. Những giả định và phán xét dẫn đến thất vọng
và tức giận. Vì thế, ‘khả năng chọn điều tốt’, chọn sự thật, là một cái gì tối
quan trọng trong đời sống đức tin!
Ở mọi thời đại đều như vậy! Sự nhầm lẫn về đức tin vào Chúa
Kitô và về giáo huấn của Giáo Hội gây bao tranh cãi và làm tan rã Kitô giáo.
Đàn chiên sẽ tan tác nếu chiên không biết Chủ Chiên. Người ta nói, “Ông ấy,
chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi; còn Đấng Kitô, khi Người đến, chẳng ai
biết Người xuất thân từ đâu cả!”. Và họ kết luận Chúa Giêsu không thể là Đấng
Messia vì Ngài không phù hợp với “Đấng Messia” họ đã được dạy. Mặt khác, họ biết
các tư tế muốn Ngài chết nhưng thấy Ngài đi lại tự do mà không bị bắt, nên thắc
mắc “Phải chăng các nhà hữu trách đã thực sự nhìn nhận ông là Đấng Kitô?”.
Chúa Giêsu giải quyết sự nhầm lẫn này bằng cách tuyên bố, “Đấng
sai tôi là Đấng chân thật”; “Tôi biết Người, bởi tôi từ Người mà đến và chính
Người đã sai tôi”. Ngài chịu trách nhiệm về những gì Ngài nói và Ngài đã làm chủ
tình hình - như Gioan miêu tả - không ai chạm vào Ngài. Chúa Giêsu thách thức
những ‘kỳ vọng’ của họ bằng cách mặc khải chính Ngài, Ngài không phải là một
nhà lãnh đạo sẽ lật đổ sự áp bức của người La Mã nhưng là Người Tôi Tớ Đau Khổ
của Thiên Chúa mà Isaia và các ngôn sứ đã báo trước.
Với những lời vắn gọn trên, Chúa Giêsu đã nói hết về chính
Ngài, ‘Ngài đến từ Chúa Cha, được Chúa Cha sai đến’. Phần còn lại là sự chọn lựa
của những kẻ nghe Ngài! Don Schwager viết, “Với Chúa Giêsu, không ai có thể thờ
ơ quá lâu; họ sẽ theo Ngài hoặc giết chết Ngài!”. Phải, vì không có ‘khả năng
chọn điều tốt’, chọn sự thật, những người Do Thái và các tư tế lúc bấy giờ tìm
cách bắt Ngài và cuối cùng, giết chết Ngài!
Anh Chị em,
“Chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả!”. Hành trình đức
tin của mỗi Kitô hữu là hành trình tìm kiếm Chúa Giêsu; đồng thời, cũng là hành
trình giúp nhau đến với Ngài, giúp nhau có khả năng chọn Ngài. Trong “Evangelii
Gaudium”, Đức Phanxicô viết, “Niềm Vui Tin Mừng tràn ngập trái tim và cuộc sống
của tất cả những ai gặp gỡ Chúa Giêsu!”. Điều quan trọng là bạn và tôi phải
giúp tất cả những ai chúng ta gặp gỡ vượt qua những giả định và phán xét về
Chúa Giêsu là ai và Giáo Hội là gì, nghĩa là giúp họ có ‘khả năng chọn điều tốt’;
đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho họ gặp gỡ Ngài. Khi một người biết Chúa
Giêsu thực sự là ai thì niềm vui và bình an tràn ngập.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để cách sống của con làm cho người khác hiểu
sai về Chúa và Giáo Hội. Cho con chọn Chúa mỗi ngày; nhờ đó, người khác nhận ra
‘một Ai đó’ trong con!”, Amen.
Thứ bảy: YẾU TỐ
GÂY KINH NGẠC
“Dân chúng đâm ra
chia rẽ về Ngài!”.
“Tình yêu và sự thật như muối, Natri và Clorua. Không có sự
thật, tình yêu mơ hồ, đôi khi mù quáng; sự thật, tự nó, vẫn có thể gây khó chịu,
đôi khi là độc hại. Chỉ nói mà không yêu thương, người ta sẽ xa lạ với Phúc Âm.
Tuy nhiên, khi sự thật và tình yêu tích hợp, nó trở nên “muối của đất” và là ‘yếu
tố gây kinh ngạc’ cho thế giới!” - David H. Johnson.
Kính thưa Anh Chị em,
Với ý tưởng “muối của đất”, Tin Mừng hôm nay tiết lộ, sống
trong sự thật là cách chuẩn bị tốt nhất, hấp dẫn nhất để truyền đạt nó! Chúa
Giêsu là một kiểu mẫu, Ngài trở nên “muối của đất”, một ‘yếu tố gây kinh ngạc’
đến nỗi “dân chúng đâm ra chia rẽ về Ngài!”.
Một số người tin Chúa Giêsu là tiên tri; số khác, tin Ngài là
Đấng Kitô; và số khác nữa, không tin Ngài. Phản ứng của các vệ binh được sai đến
bắt Ngài thì hoang mang và họ trở về tay không; giới lãnh đạo thì khinh thị.
Đang khi biệt phái Nicôđêmô thì rụt rè; trái tim ông bảo ông bênh vực Chúa
Giêsu, nhưng cái đầu bảo ông đừng mạo hiểm!
Vậy thì điều gì nơi Chúa Giêsu khiến cho nhiều người đương thời
bất đồng? Sở dĩ họ bất đồng, chỉ vì Ngài đã trở nên một ‘yếu tố gây kinh ngạc!’.
Khi Ngài giảng dạy, “Người ta bỡ ngỡ về giáo lý của Ngài, vì lời giảng dạy của
Ngài có uy quyền!”; chỉ một lời của Ngài, quỷ xuất khỏi và “Mọi người kinh hãi,
lời gì mà lạ lùng thế?”. Đúng! Lời Ngài có sức mạnh biến đổi! Thật khó giải
thích, nhưng rõ ràng là khi nói, Chúa Giêsu truyền đạt một sức mạnh, kêu gọi một
niềm tin với sự hiện diện quyền năng mà chỉ một mình Thiên Chúa có. Điều đó
không thể chối cãi và là một sự thật khiến Ngài trở nên quá hấp dẫn!
Một điều thú vị là những người gây kinh ngạc thường kéo theo
những phê phán! Trước Chúa Giêsu, ai có đức tin giản dị và trung thực, họ sẽ
tích cực đáp lại; đang khi những người tự cao tự đại thì lên án và giận dữ. Họ
ghen tị; thậm chí, họ miệt thị những ai có ấn tượng tốt với Ngài. Giêrêmia cũng
đã trải nghiệm những gì Chúa Giêsu trải nghiệm - bài đọc một. Người đương thời
chống lại ông, nhưng trong sự thật, ông vẫn nói và phó mình cho Chúa, “Lạy Chúa
là Thiên Chúa của con, con ẩn náu bên Ngài!” - Thánh Vịnh đáp ca. Cuối cùng, sự
thật, công lý chiến thắng. Giêrêmia cũng là ‘yếu tố gây kinh ngạc!’.
Anh Chị em,
“Dân chúng đâm ra chia rẽ về Ngài!”. Không chỉ những lời của
Chúa Giêsu gây chia rẽ, mà là chính con người của Ngài. Tại sao? Bởi lẽ, trước
Chúa Giêsu, ‘không ai có thể thờ ơ quá lâu’; một là họ chọn theo Ngài, hai là
giết chết Ngài! Với chúng ta, cuộc thương khó của Ngài phải là ‘yếu tố gây kinh
ngạc’ lớn nhất; cách riêng trong những ngày Hội Thánh bước vào Tuần Thương Khó!
Chúng ta không thể thờ ơ trước tình yêu hy tế của Ngài khi Ngài “như con chiên
hiền lành bị đem đi làm thịt” vì tội lỗi nhân loại; trong đó, có tội lỗi của bạn
và tôi! Hy tế của Ngài là sự “tích hợp” của lời nói và tình yêu trọn vẹn nhất của
Thiên Chúa. Từ đó, Ngài trở nên “muối của đất”, “muối của thế giới!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con trở nên một ‘yếu tố gây kinh hoàng’ cho bất cứ ai. Cho con là ‘muối của đất’, ‘muối của thế giới’ nơi Chúa đặt con!”, Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét