SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN
CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN-NĂM B
Kn 1,13-15; 2,23-24; 2Cr 8,7.9.13-15; Mc 5,21-43
Suy niệm 1: ĐỨC
TIN-CHÌA KHÓA MỞ CỬA THÁNH TÂM CHÚA
Tình thương cứu độ của Chúa là phổ quát dành cho
hết mọi người, không phân biệt màu da, chủng tộc hay tôn giáo… Tuy nhiên để đón
nhận được tình thương và ơn cứu độ của Chúa đòi hỏi con người phải có đức tin.
Đó là sứ điệp lời Chúa hôm nay gởi đến chúng ta.
Để tạo điều kiện cho thí sinh có được cơ hội phô
diễn khả năng diễn xuất, cũng như khoe được chất giọng phong phú của mình;
trong những chương trình game show ca nhạc, các huấn luyện viên thường mashup 2
hay nhiều ca khúc lại với nhau. Điều này đã tạo nên sự mới lạ cho các tiết mục
biểu diễn, gây được hiệu ứng tích cực cho khán thính giả.
Tuy Marcô không phải là nghệ sĩ đa tài, cũng
không phải là huấn luyện viên chuyên nghiệp, ngài chỉ là người bạn đồng hành
của thánh Phêrô và là bạn thân thiết với thánh Barnaba. Nhưng cách đây hơn 2000
năm (khoảng năm 65 đến 70 sau công nguyên), Mác-cô cũng đã tinh tế mashup lại
những giáo huấn và việc làm của Chúa Giêsu qua lời giảng dạy của thánh Phêrô,
và đã hình thành nên tuyệt phẩm Tin mừng rất riêng. Nhờ đó mà củng cố đời sống
đức tin cho những người tín hữu gốc dân ngoại sống ngoài lãnh thổ Palestin thời
bấy giờ. Chính lời Chúa được thánh Mac-cô ghi lại đã giúp họ vượt qua được
những gian nan thử thách mà trung kiên với niềm tin vào Chúa Giêsu.
Tin mừng hôm nay, thánh sử Mar-cô masuph hai phép
lạ của Chúa Giêsu lại với nhau: Phép lạ cứu sống con gái của ông Giai-ia,
trưởng hội đường và phép lạ chữa lành người đàn bà bị băng huyết 12 năm trời.
Cả hai phép lạ đều nhấn mạnh đến quyền năng của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu, qua
đó nhằm khích lệ đức tin những người kitô hữu đang gặp phải những khó khăm
trong đời sống đức tin.
Có thể nói, đức tin chính là thần dược chữa lành
mọi bệnh tật con người. Nhờ tin mà cô con gái của ông Giai-ia, trưởng hội đường
và người đàn bà bị băng huyết 12 năm được Chúa Giêsu cứu chữa.
- Đức Tin đem đến cho con người niềm hy vọng:
Hy vọng vào Chúa, nên ông trưởng hội đường và
người đàn bà bị băng huyết 12 năm đã không ngần ngại ra đi tìm đến Chúa Giêsu.
Hy vọng nơi Chúa, ông trưởng hội đường đã không
ngần ngại sấp mình nài nỉ xin Chúa đến cứu sống con gái ông.
Hy vọng ở Chúa, người đàn bà bị băng huyết đã
can đảm chạm đến gấu áo Chúa.
Nhờ lòng tin công khai và mạnh mẽ của ông trưởng
hội đường mà cô con gái ông được Chúa cứu sống.
Nhờ lòng tin chân thành, đơn sơ và kín đáo mà người
đàn bà bị băng huyết 12 năm dài được Chúa chữa lành.
Tin chính là đặt hết niềm hy vọng"
vào", "nơi" và "ở" Chúa; sẵn sàng trao cho Chúa mọi
lắng lo, khốn khổ…
Con cái là món quà quý giá và là kho báu vô tận.
Trong mắt cha mẹ, con cái là tất cả. Mất con cái là mất tất cả. Nhưng chính
lúc xem ra mất tất cả đó, ông trưởng hội đường đã có được niềm tin.
Bệnh tật luôn là nỗi ám ảnh
của con người, bởi lẽ bệnh tật làm cho con người trở nên đau khổ, chán nản và
tuyệt vọng. Nhưng chính lúc đau khổ và tuyệt vọng ấy, người đàn bà đã có được
niềm tin âm thầm nhưng mạnh mẻ.
Niềm tin của chúng ta cần
được trui rèn, để sau những thử thách đau thương, đức tin chúng ta được vững
mạnh hơn. Không nhất thiết là được ơn, được phép lạ như người cha hay như người
đàn bà bị bệnh băng huyết trong bài tin mừng hôm nay. Điều quan trọng là trong
mọi biến cố, chúng ta cần nhìn về phía bên kia ý muốn của Chúa, để vững tin vào
Người. Nhờ thế mà chính ta và những người chung quanh ta có thêm lòng tin cũng
như gia tăng lòng cậy trông nơi Chúa.
Trên hành trình bước theo
Chúa, niềm tin của chúng ta cũng phải đối diện với bao là thử thách. Xin cho
chúng ta luôn kiên vững niềm tin vào Chúa và mạnh mẽ thể hiện niềm tin của mình
cách công khai như ông trưởng hội đường hay đơn sơ, kín đáo như người đàn bà bị
băng huyết.
Trong cuộc sống, chúng ta xin ơn Chúa rất nhiều, nhưng lại quên xin ơn rất
quan trọng là ơn "Đức Tin". Chắc chắn đức tin chúng ta vẫn còn yếu
kém. Chúng ta hãy tha thiết xin Chúa gia tăng Đức Tin cho chúng ta.
Suy niệm 2:
NIỀM TIN VÀ HY VỌNG TRONG THỬ THÁCH
Phụng vụ lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy ngẫm về
niềm tin và hy vọng vào quyền năng và tình thương của Chúa trong những cơn thử
thách của cuộc sống.
Bài Tin Mừng trình thuật lại hai phép lạ do Chúa Giêsu
thực hiện: chữa lành cho người phụ nữ băng huyết 12 năm và cứu sống con gái ông
Giairô. Hai phép lạ này không chỉ thể hiện quyền năng của Thiên Chúa mà còn
mang đến niềm hy vọng cho những ai đang đau khổ và tuyệt vọng.
1. Niềm tin của người phụ nữ băng huyết:
Người phụ nữ trong bài Tin Mừng đã chịu đau khổ vì
bệnh tật suốt mười hai năm. Bà đã tìm đến nhiều thầy thuốc nhưng không khỏi.
Khi nghe tin về Chúa Giêsu qua, bà đã liều mình đến với Ngài, len lỏi trong đám
đông và cố gắng đụng chạm vào áo choàng của Ngài. Bà tin rằng chỉ cần chạm vào
Ngài, bà sẽ được lành bệnh. Niềm tin của bà đã được đền đáp. Chúa Giêsu quay
lại, hỏi ai đã động vào Người, và bà can đảm thú nhận. Chúa Giêsu khen ngợi
niềm tin của bà và đã chữa lành bệnh cho bà ngay lập tức.
2. Hy vọng của ông Giairô:
Con gái ông Giairô lâm bệnh nặng và sắp chết. Ông
Giairô, một vị trưởng hội đường Do Thái, đã chạy đến van xin Chúa Giêsu cứu con
gái mình. Trên đường đi, ông nhận được tin tức là con gái ông đã qua đời. Tuy
nhiên, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục đến nhà ông và đuổi mọi người ra ngoài. Ngài chỉ
giữ lại cha mẹ con bé và ba môn đồ. Chúa Giêsu cầm tay con bé và nói: "Em bé, hãy đứng dậy!" Con bé
liền đứng dậy và đi lại. Phép lạ này đã mang đến niềm hy vọng cho ông Giairô và
cả gia đình ông.
3. Ý nghĩa cho chúng ta:
Như vậy lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta noi theo
gương người phụ nữ bị bệnh băng huyết và ông chủ hội đường Giairô mà đặt trọn
niềm tin và hy vọng vào Chúa Giêsu. Cho dù chúng ta đang phải đối mặt với những
thử thách nào trong cuộc sống, chúng ta hãy luôn tin tưởng vào Thiên Chúa và hy
vọng vào sự quan phòng của Ngài. Thiên Chúa luôn ở bên cạnh chúng ta, sẵn sàng
nâng đỡ và cứu giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn.
Xin cho
chúng ta luôn biết tin tưởng vào Chúa và hy vọng vào sự quan phòng của Ngài,
cho dù chúng ta đang phải đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.
Xin cho
chúng ta cũng biết noi theo gương niềm tin và hy vọng của người phụ nữ băng
huyết và ông Giairô, để chúng ta có thể sống an vui trong Thánh Tâm Chúa Giêsu
giàu lòng yêu thương. Amen. (St)
Thứ hai: 8,18-22.
Điều kiện nào để trở thành
môn đệ chân chính của Chúa Giêsu? Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết cần phải
có hai điều kiện căn bản sau đây:
- Thứ nhất: phải chấp nhận
đời sống siêu thoát và khó nghèo.
Một vị Kinh sư tự nguyện
đến xin theo Chúa bất cứ nơi đâu. Nhưng Chúa Giêsu cho biết theo Người sẽ phải
chấp nhận cuộc sống vô sản: không nhà cửa, không tiền bạc, không nơi ăn chốn ở
và phải phiêu bạt khắp nơi "Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con
người không có nơi gối đầu". Không biết anh ta có chấp nhận theo
hay không? Tin mừng không nói rõ.
- Thứ hai: phải ưu
tiên chọn Chúa và sứ vụ loan báo Tin mừng.
Một môn đệ khác nữa muốn
theo Chúa, nhưng lại xin về để lo bổn phận chôn cất cha mình "xin
cho phép con về chôn cất cha con trước đã". Chu toàn đạo hiếu là
việc làm đáng khen bởi rất phù hợp với đạo làm người. Vì theo Chúa mà phải bỏ
cha mẹ và không lo cho cha mẹ trong lúc cuối đời thì quả là người con bất hiếu,
không xứng đạo làm người, nói chi làm môn đệ của Chúa. Ấy vậy mà Chúa Giêsu lại
tỏ ra cương quyết đòi hỏi "cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ." Chắc chắn là Chúa Giêsu không hề xem thường đạo hiếu, bởi trong 10
điều răn, thì ngay sau 3 điều răn đầu nói về bổn phận với Chúa thì điều răn thứ
4 Chúa dạy phải thảo kính cha mẹ. Nhưng nếu một khi rơi vào tình thế phải chọn
lựa giữa việc thờ và kính; giữa đạo làm người và làm con Chúa; nhất là giữa
việc Chúa và việc con người; giữa ý Chúa và ý ta thì ta phải ưu tiên cho Chúa.
Việc rao giảng Nước Thiên Chúa là việc làm tối quan trọng vì đem đến niềm vui
tin mừng cứu độ đến cho con người nên phải là việc cấp bách và ưu tiên hàng
đầu. Chính vì thế mà Chúa Giêsu đã quyết liệt đòi hỏi như thế. Tin mừng cũng
không cho biết anh ta có theo Chúa Giêsu hay không?
- Tóm lại: Muốn đi theo làm
môn đệ Chúa Giêsu, đòi hỏi ta không chỉ bỏ một phần hay từ từ nhưng Chúa đòi
ta phải từ bỏ cách dứt khoát và trọn vẹn để gắn bó đời mình cho Chúa và Nước
Trời. Tiền bạc, của cải, tình cảm gia đình, bổn phận trần thế... là những thứ
rất cần thiết cho con người nhưng nếu không vượt lên những thứ ấy để dành con
tim trọn vẹn cho Chúa và Nước Trời thì ta sẽ không xứng đáng làm môn đệ
đích thực của Chúa Giêsu.
Xin Chúa cho chúng ta biết ưu tiên đặt Chúa làm trọng tâm trong đời sống chúng ta mà sẵn sàng khướt từ mọi giá trị trần thế hầu gắn kết đời mình cho những giá trị của Tin mừng.
Suy niệm 2: LỜI CHÚA MỜI GỌI VÀ SỰ ĐÁP TRẢ KHÁC NHAU
Bài Tin Mừng hôm nay (Mt 8,18-22) thuật lại hai lời mời
gọi của Chúa Giêsu và hai cách đáp trả khác nhau của hai người môn đệ.
Lời mời gọi thứ nhất:
· Đối
tượng: Một kinh sư
Do Thái
· Nội
dung: "Anh hãy đi theo tôi" (Mt
8,18)
· Sự
đáp trả: “Xin Chúa cho phép con về chôn cất
cha con đã" (Mt 8,19)
Lời mời gọi thứ hai:
· Đối
tượng: Một môn đệ
khác
· Nội
dung: "Hãy đi theo tôi" (Mt 8,21)
· Sự
đáp trả: "Thưa Thầy, xin cho phép con về
chào từ biệt gia đình con đã" (Mt 8,21)
Suy ngẫm:
· Lời mời gọi của Chúa Giêsu:
- Luôn mang tính cá nhân, hướng đến từng người.
- Mời gọi mỗi người bước theo Ngài, sống theo Tin
Mừng.
- Yêu cầu sự dấn thân, từ bỏ và hy sinh.
· Sự đáp trả của các môn đệ:
- Thể hiện những lý do, ràng buộc khác nhau.
- Cho thấy thái độ chưa sẵn sàng đáp lại lời mời gọi
của Chúa một cách trọn vẹn.
Lời kêu gọi:
· Hãy sẵn sàng đáp lời mời
gọi của Chúa:
- Sống gắn bó với Chúa qua lời cầu nguyện, tham dự
Thánh lễ và rước lễ thường xuyên.
- Tham gia vào các hoạt động tông đồ, bác ái.
- Sống Tin Mừng trong mọi
hoàn cảnh.
· Tránh những ràng buộc trần
gian:
- Không để những lo toan vật chất, những mối quan hệ
ràng buộc níu chân ta lại.
- Can đảm từ bỏ những gì cản trở ta theo Chúa.
· Tin tưởng vào tình yêu và
sự quan phòng của Chúa:
- Chúa luôn đồng hành và nâng đỡ ta trên con đường
theo Ngài.
- Ngài sẽ ban cho ta mọi ơn cần thiết để hoàn thành sứ
mạng Ngài trao.
Lời cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết lắng nghe lời
mời gọi của Chúa và can đảm đáp lại bằng chính cuộc sống của chúng con. Xin cho
chúng con luôn tin tưởng vào tình yêu và sự quan phòng của Chúa, để chúng con
có thể sống gắn bó với Chúa và nhiệt thành thi hành sứ mạng Ngài trao. Amen.
Kết luận:
Bài Tin Mừng hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta hãy
can đảm đáp lời mời gọi của Chúa và sống theo Tin Mừng cách trọn vẹn. Hãy nhớ
rằng, Chúa luôn đồng hành và nâng đỡ ta trên con đường theo Ngài. (St)
Thứ ba: Mt 8,23-27
Cuộc đời chúng ta có
lúc yên bình nhưng lắm khi cũng gặp phải sóng gió, khiến chúng ta sợ hãi bất
an. Xin Chúa luôn ở bên để che chở, chấn an và giúp ta biết chọn lựa
hướng sống sao cho đẹp ý Chúa, nhờ đó thuyền đời của ta mới dễ dàng
vượt qua những sóng gió hiểm nguy giữa biển đời này để cập bến bình an,
nhờ sức mạnh của Chúa.
Những hình ảnh được
đề cập trong đoạn Tin mừng hôm nay giúp chúng ta hiểu rằng: Các môn đệ chính là
mỗi người chúng ta. Con thuyền là hình ảnh của Giáo Hội. Biển khơi là hình ảnh
trần gian. Phong ba, bảo tố là những thử thách xảy ra trong cuộc sống do ma quỷ
gây nên.
- Giống như các môn đệ xưa
bước theo Chúa Giêsu, chúng ta cũng đã bước vào con thuyền của Giáo Hội mà Chúa
Giêsu thiết lập từ khi ta lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy. Từ đó ta đã ở trong con
thuyền của Giáo hội và cùng nhau hiệp hành theo Chúa Giêsu tiến bước trên hải
trình trần gian này rồi.
- Tựa như con thuyền của các
môn đệ xưa đã bị sóng to, gió lớn đánh phá dữ dội, thì ở mọi thời, mọi nơi Giáo
Hội cách chung; cách riêng thuyền đời của mỗi chúng ta cũng phải
đương đầu với những làn sóng chống phá, bôi nhọ và bách hại gắt gao do những
thế lực của ma quỷ gây ra.
- Ví như những cơn sóng
gió bất ngờ xảy đến, đó là những vết đen đáng tiếc xảy ra trong Giáo Hội; hay
những đau khổ, thất bại và bất hạnh xảy đến trong cuộc sống hàng ngày
làm cho niềm tin của chúng ta như chao đảo, lắm khi mất cả phương hướng cho
cuộc sống.
- Sánh như các tông đồ vì
nghi ngờ vào quyền năng của Chúa khiến các ông sợ hãi. Cuộc đời của người Kitô
hữu chúng ta khi đối mặt với những khó khăn, đau khổ và thử thách… trong cuộc
sống cũng làm chúng ta lo sợ, nghi ngờ vào quyền năng của Chúa và lắm khi đánh
mất cả niềm tin và hy vọng mà buông mình chìm sâu vào dòng chảy của biển đời.
Nhưng chúng ta hãy vững tin vì Chúa Giêsu luôn ở bên chúng ta để nâng đỡ và ra
tay cứu giúp, nếu chúng ta biết trông cậy và tha thiết kêu cầu Người như các
môn đệ: "Lạy Thầy, xin cứu lấy chúng con kẻo chết mất!".
Xin Chúa ban thêm lòng tin kiên vững nơi chúng con, để dù trong bất
cứ hoàn cảnh thử thách nào, ngay cả những lúc bước đi trong đêm
tối của đức tin, chúng con vẫn an tâm tiến bước trên biển đời. Xin Chúa luôn
hiện diện và đồng hành với chúng con, để đưa dẫn chúng con đạt tới bến bờ bình
an.
Thứ tư: Ep 2,19-22; Ga
20,24-29
KÍNH THÁNH TÔ-MA, TÔNG ĐỒ
Suy niệm 1:
Theo khuynh hướng tự nhiên,
chúng ta thường hướng ánh mắt tiêu cực về người khác hơn là nhìn thấy những
điểm tích cực nơi họ. Ngay khi nhìn về các thánh, chúng ta cũng không tránh
khỏi cái nhìn soi mói. Bởi đơn giản vì “thánh nhân là tội nhân biết hối cải”.
Cụ thể khi chiêm ngắm thánh
Tô-ma tông đồ mà GH mừng kính hôm nay, tự nhiên chúng ta lại thấy ngay về một
tông đồ Tô-ma sống thiếu tình hiệp nhất và “cứng lòng tin”. Nhưng
với cái nhìn của GH ngày nay, thì không muốn chúng ta quá chú trọng đến những
mặt tiêu cực; trái lại luôn khuyến khích chúng ta tìm ra những điểm tích cực
trong mọi vấn đề, để khơi sáng và khích lệ. Vì thế, nếu bỏ qua những sai lầm và
tội lỗi của tông đồ Tô-ma để hướng đến cái nhìn tích cực nơi vị tông đồ này.
Chúng ta phải thừa nhận rằng nơi con người Tô-ma có rất nhiều điều đáng khen
ngợi:
- Trước
hết ngài là con người can đảm.
Tin mừng
cho biết khi Chúa Giê-su quyết định đến Giu-đê-a để cứu sống La-da-rô; thì các
tông đồ ngăn cản “Thưa Thầy, mới đây người Do-thái tìm cách ném đá
Thầy, mà Thầy lại còn đến đó sao?” (Ga 11,8), nhưng tông đồ Tô-ma lại tỏ ra can đảm cương quyết sống
chết với Thầy Giêsu, ngài nói với các tông đồ khác: “Cả chúng ta nữa,
chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy.” (Ga 11,16).
- Tiếp đến ngài là con
người trung thành.
Khi sắp
bước vào cuộc khổ nạn và chịu chết, nhìn thấy các tông đồ buồn sầu nên Chúa
Giêsu an ủi: “Lòng anh em đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin
vào Thầy… Thầy đi dọn chỗ cho anh em… Và Thầy đi đâu thì anh em đã biết đường
rồi”. Ngay lúc ấy, Tô-ma liền
thân thưa với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu,
làm sao chúng con biết được đường?” (Ga 14,1-5). Điều đó minh
chứng tấm lòng trung thành theo Chúa đến cùng của Tô-ma.
- Ngài
còn là con người có lập trường kiên vững.
Tin mừng
hôm nay thuật lại cho biết: sau khi Chúa Giêsu sống lại và đã hiện ra với các
tông đồ, nhưng Tô-ma lại vắng mặt. Sau đó, các tông đồ khác thuật lại cho Tô-ma
biết Chúa đã phục sinh và hiện ra với các ông, nhưng Tô-ma nhất quyết không tin
mà còn ra điều kiện là chính ông phải thấy tận mắt, sờ tận tay thì mới tin.
Tám ngày
sau, Chúa Giêsu lại hiện ra lần hai với các tông đồ, có mặt Tô-ma. Chúa bảo
ông: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra và đặt
vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Lúc đó, Tô-ma nhanh chóng thân thưa với Người: “Lạy
Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. Như thế là Tô-ma đã công khai tuyên xưng Đức Giê-su là Thiên Chúa, với
một niềm tin vững vàng mạnh mẽ một khi lập trường của ngài được thỏa mãn.
Được biết, sau khi đón nhận
Chúa Thánh Thần, thánh nhân đã minh chứng lòng tin của mình bằng cách ra đi làm
chứng cho Đức Kitô đầy can đảm và nhiệt quyết, ngài trở thành một trong
những nhà truyền giáo vĩ đại nhất của Giáo hội tiên khởi. Theo truyền thống,
ngài đã đem Tin mừng đến tận Ba tư, Syria và Ấn độ. Tại Ấn Độ, ngài đã chịu
chết đổ máu mình ra để minh chứng cho đức tin trung kiên vào Chúa Phục sinh,
nên có thể nói Tô-ma là tông đồ đầu tiên chịu chết vì đức tin.
Chúng ta cảm tạ Chúa vì đã
ban cho GH một vị tông đồ Tô-ma can đảm, trung thành và kiên vững theo Chúa đến
cùng. Luôn sẵn sàng sống chết cho niềm tin của mình.
Chúng ta cũng tri ân thánh
nhân vì nhờ sự cứng lòng tin của ngài, mà niềm tin nơi chúng ta được đặt trên
nền móng chắc chắn và trên cơ sở vững vàng . Cũng nhờ thánh nhân mà chúng đón
nhận thêm lời chúc phúc của Chúa “Phúc cho những ai không thấy mà tin”.
Xin Chúa củng cố lòng
tin nơi mỗi người trong chúng ta để chúng ta xứng đáng đón nhận ơn phúc mà Chúa
đã hứa ban, nhờ lời nguyện giúp cầu thay của Thánh Tôma tông đồ. Amen.
Suy niệm 2:
Tin Mừng hôm nay ghi lại câu chuyện nổi tiếng về Thánh
Tôma Tông Đồ, người được mệnh danh là "Tôma Nghi Vấn".
Sau khi Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với các Tông Đồ
khác, Thánh Tôma đã không tin vì không được tận mắt chứng kiến. Tám ngày sau,
Chúa Giêsu lại hiện ra một lần nữa và mời Thánh Tôma đặt tay vào vết thương
đinh và cạnh sườn Người. Lúc này, Thánh Tôma đã thốt lên: "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi!".
Lời Chúa trong lễ kính Thánh Tôma hôm nay mời gọi
chúng ta suy tư về ý nghĩa của niềm tin. Niềm tin đích thực không chỉ dựa trên
bằng chứng cụ thể, mà còn là sự tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, dù cho có
những nghi ngờ và thách thức. Thánh Tôma là một minh chứng cho điều này. Nhờ sự
nghi ngờ ban đầu, niềm tin của Thánh Tôma sau đó càng trở nên mạnh mẽ và vững
vàng hơn.
Câu chuyện về Thánh Tôma Tông Đồ cũng nhắc nhở cho
chúng ta về tầm quan trọng của sự hoài nghi lành mạnh. Hoài nghi không phải là
điều xấu, mà là một phần cần thiết trong quá trình tìm kiếm chân lý. Tuy nhiên,
chúng ta cần phân biệt giữa hoài nghi lành mạnh và sự nghi ngờ vô cớ. Hoài nghi
lành mạnh giúp chúng ta đặt câu hỏi, tìm kiếm bằng chứng và củng cố niềm tin
của mình. Ngược lại, sự nghi ngờ vô cớ chỉ dẫn đến sự tiêu cực và mất niềm tin.
Lễ Kính Thánh Tôma Tông Đồ là dịp để chúng ta nhìn lại
niềm tin của mình và cam kết sống một đời sống Kitô hữu đích thực. Hãy noi
gương Thánh Tôma, luôn tin tưởng vào Thiên Chúa, dù cho có những nghi ngờ và
thách thức.
Lạy Chúa
Giêsu, con cảm tạ Chúa vì đã ban cho con niềm tin. Xin Chúa giúp con luôn tin
tưởng vào Chúa, dù cho có những nghi ngờ và thách thức. Xin Chúa ban cho con
lòng can đảm để chia sẻ niềm tin của con với người khác. Xin Chúa ban cho con
sức mạnh để sống một đời sống phù hợp với niềm tin của con. Amen. (St).
Suy niệm
3:
Hôm nay, Giáo Hội hân hoan mừng kính Thánh Tôma
Tông Đồ. Thánh Tôma được biết đến với câu chuyện nổi tiếng về việc ngài
hoài nghi sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, và chỉ tin khi được tận mắt nhìn thấy và
sờ vào vết thương của Chúa. Tuy nhiên, chính sự hoài nghi này lại trở thành bài
học quý giá về đức tin, giúp chúng ta củng cố và trưởng thành hơn trong niềm
tin của mình.
Câu chuyện về
Thánh Tôma là một lời nhắc nhở cho chúng ta rằng đức tin không chỉ đơn thuần là
sự tin tưởng mù quáng, mà còn là sự tin tưởng dựa trên bằng chứng và lý trí.
Tuy nhiên, đức tin cũng không chỉ dựa vào những bằng chứng hữu hình, mà còn là
sự tin tưởng vào những điều vô hình, vượt qua sự hiểu biết của con người.
Thánh Tôma đã
dạy cho chúng ta rằng, đức tin là một hành trình, một hành trình không ngừng
khám phá và trưởng thành. Niềm tin của chúng ta có thể bị thử thách, nhưng nếu
chúng ta kiên trì và tìm kiếm sự thật, thì niềm tin ấy sẽ ngày càng được củng
cố và trở nên mạnh mẽ hơn.
Nhìn vào gương
mẫu của Thánh Tôma Tông Đồ, mỗi người chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho mình một
niềm tin mạnh mẽ, một niềm tin không chỉ dựa trên những bằng chứng hữu hình, mà
còn là sự tin tưởng vào tình yêu thương và sự quan phòng của Thiên Chúa.
Hãy cùng nhau
cầu nguyện cho Giáo Hội, để Giáo Hội luôn trung thành với sứ mạng loan báo Tin
Mừng của Đức Giêsu Kitô cho mọi người. Xin cho tất cả chúng ta biết sống một
đời sống Kitô hữu đích thực, làm chứng cho Tin Mừng bằng chính đời sống của
mình.
Lễ Kính Thánh Tôma Tông Đồ còn là một dịp đặc biệt
để chúng ta suy ngẫm về tầm quan trọng của đức tin trong đời sống Kitô hữu. Hãy
noi gương Thánh Tôma, để chúng ta luôn giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa, và
sống một đời sống xứng đáng với ơn gọi Kitô hữu của mình. (St)
* Mùa thường niên: Mt 8,28-34.
Tin mừng hôm nay cho biết,
tại vùng đất dân ngoại Ghê-ra-sa, đạo binh ma quỷ đang thống trị và dùng mọi
thủ đoạn để hãm hại con người.
- Thủ đoạn thứ nhất: Hành hạ thân xác con người.
Khi quỷ đã nhập vào ai thì
nó làm cho người ấy phải điêu đứng khổ sở. Hai người bị quỷ ám mà tin mừng hôm
nay nói đến đã phải sống cô độc trong đám mồ mả. Trông họ rất dữ tợn và hung
ác, khiến cho không ai dám qua lại lối ấy.
- Thủ đoạn thứ hai: Xúi dục con người
chống lại Thiên Chúa.
Ngay sau khi bị Chúa Giêsu
trục xuất ra khỏi người bị nó ám hại, thì tức khắc ma quỷ quay sang cám dỗ
về lòng ham mê của cải nơi con người. Chính lòng say mê của cải mà dân trong
vùng ấy chống lại Chúa Giêsu, bằng cách xin Ngài rời khỏi vùng đất của họ. Bởi
lẽ họ sợ rằng hôm nay thiệt hại đàn heo, tiếp theo ngày mai sẽ mất đi tài sản
quý giá gì nữa? Vì vậy, họ quyết tâm xua đuổi Chúa Giêsu ra xa họ.
Ngày nay có lẽ ma quỷ
ít khi trực tiếp nhập vào con người, làm
cho họ phải điêu đứng khổ sở như ngày
xưa. Nhưng chúng thường bày ra muôn ngàn cách thế để lôi
kéo con người chống lại Thiên Chúa. Thúc đẩy con người hành động đến mất
cả nhân tính như: giết người cướp của; tự do đồng tình luyến ái; nghiện
ngập rượu chè, xì ke ma túy, hoang dâm…Để chống lại mưu mô của quỷ dữ, Chúa
Giêsu mời gọi chúng ta không ngừng chay tịnh, cầu nguyện nhất là sống theo Lời
Chúa chỉ dạy.
Xin cho chúng ta biết chay
tịnh cỏi lòng, chuyên chăm cầu nguyện. Nhất là biết dùng Lời Chúa như là
kim chỉ nam định hướng cuộc sống chúng ta.
* Đọc thêm: Về vấn đề ma
quỷ
1. Ma quỷ có không?
Theo Thánh Kinh và giáo
huấn của Giáo Hội thì
* có ma quỷ, và những hiện
tượng ma quỷ gây ra là có thật
* ma quỷ có nhiều khả năng
phi thường, và có thể gây ảnh hưởng trên con người, kể cả nơi thân xác, như:
quấy, phá, hành, hại, ám và nhập.
* Nhưng Chúa thì quyền thế
và mạnh hơn ma quỷ, nên ta cần giữ vững lòng tin nơi Chúa, và đừng bao giờ nhờ
ma quỷ bảo vệ mình.
2. Làm thế nào để biết ma
quỷ nhập?
Theo bác sĩ Hélot trong
cuốn Névroses et Possessions, Le diagnostic (Bệnh thác loạn thần kinh và chứng
quỷ nhập, cách chẩn đoán), ta có thể nghi ngờ về sự hiện diện của ma quỷ
nếu có những dấu hiệu sau đây:
* Bệnh nhân bị co giật,
khiến ta có thể nhận ra có một trí tuệ khác với trí tuệ của bệnh nhân, và có
lúc bệnh nhân bình thường, có lúc bất thường xen kẽ nhau.
* Bệnh nhân có những cử
động dị thường kéo dài như: nhảy, múa, mất thăng bằng, bò lê dưới đất, đập phá,
đau đớn, té ngã mà không có nguyên nhân rõ rệt, vặn cổ, vặn gáy....
* Bệnh nhân có những biến
chứng, đau đớn không chịu nổi, đột nhiên được chữa lành bằng nước thánh, bằng
dấu thánh giá, bằng Mình Thánh Chúa,...
* Bệnh nhân đột nhiên bị
mất cảm giác, giác quan và cảm tính, và có thể lấy lại được trong chốc lát nhờ
cầu nguyện.
* Bệnh nhân kêu la giống
như thú vật, bị buộc phải tru tréo lên một cách vô ý thức, nghĩa là sau đó bệnh
nhân không còn nhớ gì nữa.
* Khi nhìn một người bình
thường, bệnh nhân lại thấy người đó dị thường, hay thấy người đó là quỷ.
* Bệnh nhân tự nhiên nổi
giận khi thấy những vật dụng đã được làm phép, hay khi thấy một linh mục, hay
khi đi ngang qua một nhà thờ mà thấy người ta muốn vào.
* Bệnh nhân không thể ăn
uống hay gìn giữ được những đồ ăn thức uống đã được làm phép.
Tóm lại: nếu thấy có dấu
hiệu sau đây xảy ra ta có thể xác nhận ma quỷ nhập:
* Bệnh nhân nói tiếng lạ,
hay hiểu được người nói tiếng đó.
* Bệnh nhân nói cho biết
những chuyện ở xa hay còn trong vòng bí mật.
* Bệnh nhân biểu lộ những
khả năng vượt quá tuổi tác hay vượt quá điều kiện của mình, như lơ lửng trên
không mà không bám hay dựa vào đâu cả, đi lộn ngược đầu trên vòm nhà hay trần
nhà, vẫn khư khư bất động bất chấp những nỗ lực đẩy hay kéo của những người
mạnh hơn hợp lại...
3. Làm thế nào để thoát
khỏi sự ám hại của ma quỷ?
Để ngăn chặn sự tấn công
của ma quỷ, ngoài việc ta đặt trọn vẹn niềm tin vào sức mạnh và quyền năng của
Chúa, ta còn cần giữ mình trong sạch, năng lãnh nhận các bí tích, ăn chay và
cầu nguyện, nhất là tuyệt đối tránh mọi hình thức tiếp xúc và thỏa hiệp với ma
quỷ.
Thứ năm: Mt 9,1-8.
Suy niệm 1:
"Gặp gỡ Đức Kitô biến đổi cuộc đời mình, gặp gỡ Đức Kitô nảy sinh tình đệ huynh...". Đó là niềm xác tín của cha Tiến Lộc qua bài hát "Gặp gỡ Đức Kitô". Niềm xác tín ấy được minh định rõ ràng qua bài Tin mừng hôm nay khi người bất toại gặp gỡ được Chúa Giêsu.
Cuộc đời của người
bất toại được biến đổi và tâm hồn anh ta nhận được ơn tái sinh, tất cả là nhờ
anh ta gặp gỡ được Chúa Giê-su. Nhưng hành trình để gặp gỡ Chúa Giê-su của anh
ta lại gặp rất nhiều cản trở:
- Cản trở do bệnh tật: Bởi mang căn bệnh bại
liệt khiến anh không thể tự thân đến gặp gỡ Chúa Giêsu được, cho dẫu anh ta rất
muốn.
- Cản trở vì khoảng cách
địa lý: chắc chắn khoảng đường từ nhà người bất toại đến với Chúa Giêsu sẽ
không ngắn nên đòi hỏi anh và những người khiên anh phải hy sinh vất vả để vượt
qua.
- Cản trở do đám
đông: cuối đoạn tin mừng có nói đến dân chúng bao quanh Chúa Giêsu. Để đưa được
người bất toại đến được trước mặt Chúa Giêsu, đòi hỏi những người khiên anh ta
phải vất vả lắm mới chen lấn qua khỏi đám đông được.
Nhưng mọi cản trở ấy được
dẹp bỏ nhờ và tình thương lớn lao và sự hy sinh cao cả của những người thân
anh. Họ đã đưa anh lên chõng và cùng nhau khiêng anh đến với Chúa. Chính vì tin
tưởng vào uy quyền của Chúa Giêsu, nhất là tình thương mà họ dành cho người bại
liệt, đã tạo nên sức mạnh phi thường, giúp họ vượt qua mọi rào cản. Nhờ đó mới
có thể đưa được người bất toại đến được với Chúa Giêsu và được Người thương cứu
chữa.
Tuy nhiên để cứu chữa cho
người bất toại khỏi căn bệnh thể xác và tâm hồn, chính Chúa Giêsu cũng phải
vượt qua những rào cản khắc nghiệt bởi sự chống đối của những người Biệt phái
và Luật sĩ. Mặc dù họ không nói ra, nhưng Chúa Giêsu biết rõ trong thâm tâm họ
đã có sẵn một bản án tử dành cho Người khi Người nói lời tha tội cho người bị
bại liệt “Hỡi con, con hãy vững tin, tội con được tha rồi”.
Tha tội là đặt quyền của
TC, nên khi Đức Giêsu nói lời tha tội là Người đã đặt mình ngang hàng với Thiên
Chúa và là Thiên Chúa. Điều này đã vi phạm vào khung luật tử hình. Tuy nhiên
với sức mạnh của lòng thương xót, Chúa Giêsu đã vượt lên tất cả những rào cản
của nghi kỵ, và luật lệ vô hồn để thực hiện giới luật tình yêu bằng cách thể
hiện quyền năng TC mà cứu chữa tâm hồn và thể xác cho người bất toại.
Xin Chúa cho chúng ta biết
can đảm vượt qua mọi cản trở mà đến với Chúa với lòng tin tưởng để được Người
tha thứ tội lỗi và chữa lành mọi vết thương do tội lỗi gây nên. Nhất là xin cho
chúng ta cũng biết yêu thương giúp đỡ những ai đang xa lìa Chúa và xa cách cộng
đoàn có cơ hội vượt qua mọi rào cản mà đến gặp gỡ Chúa với hy vọng được Chúa
chữa lành, nhờ đó cũng họ cảm nhận được Niềm Vui Tin Mừng cứu độ của Chúa.
Suy niệm 2:
1. Lòng tin của
những người bạn:
Tin Mừng hôm
nay cho chúng ta thấy hình ảnh những người bạn khiêng kẻ bại liệt đến gặp Chúa
Giêsu. Họ không chỉ mang theo người bệnh đến với Chúa, mà còn mang theo niềm
tin mãnh liệt vào lòng thương xót và quyền năng của Ngài. Niềm tin ấy thôi thúc
họ vượt qua mọi khó khăn, trèo lên mái nhà, và hạ người bệnh xuống trước mặt
Chúa Giêsu.
2. Lòng thương
xót của Chúa Giêsu:
Chúa Giêsu nhìn
thấy lòng tin của họ, và Người đã chữa lành cho người bại liệt. Lời Chúa Giêsu
phán "Hỡi con, hãy vững tin, tội con được tha rồi" không chỉ mang đến
sự chữa lành về thể xác, mà còn mang đến sự tha thứ và bình an cho tâm hồn
người bệnh. Chúa Giêsu không chỉ quan tâm đến bệnh tật thể xác, mà còn quan tâm
đến cả những vết thương tâm hồn của con người.
3. Bài học cho
chúng ta:
Tin Mừng hôm
nay mời gọi chúng ta noi theo gương những người bạn kia, mang đến cho nhau niềm
tin và lòng thương xót. Khi chúng ta gặp những người đau khổ, bệnh tật, hãy sẵn
sàng giúp đỡ họ bằng cả tấm lòng yêu thương và niềm tin vào Thiên Chúa. Niềm
tin và lòng thương xót sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn và mang đến niềm
hy vọng cho những người xung quanh.
4. Gợi ý suy
niệm:
·
Suy niệm về lòng tin của những
người bạn trong Tin Mừng hôm nay.
·
Noi gương những người bạn kia,
mang đến cho nhau niềm tin và lòng thương xót.
·
Cầu nguyện cho những người đau
khổ, bệnh tật, và cho bản thân có một lòng tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa.
Lời cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con lòng tin và lòng thương xót. Xin Chúa giúp chúng con noi theo gương những người bạn trong Tin Mừng hôm nay, luôn sẵn sàng giúp đỡ những người đau khổ, bệnh tật bằng cả tấm lòng yêu thương và niềm tin vào Chúa. Xin Chúa chữa lành mọi vết thương tâm hồn và thể xác của chúng con, và ban cho chúng con sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Amen. (Nguồn: gemini.google.com)
Thứ sáu: Mt 9,9-13.
Suy niệm 1:
Tin mừng hôm nay thuật lại
sự kiện Chúa Giêsu kêu gọi Lêvi, người thu thuế tội lỗi làm môn đệ Chúa và sẵn
lòng đồng bàn ăn uống với tội nhân. Sự kiện này minh chứng mạnh mẽ lời xác
quyết của Chúa: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính mà để kêu gọi
người tội lỗi sám hối ăn năn.”
Xin cho chúng ta cũng có
cái nhìn tích cực và bao dung với mọi người, nhất là những người bị coi là tội
lỗi. Đồng thời cũng cho chúng ta biết can đảm từ bỏ tội lỗi mình để xứng đáng
bước theo Chúa trong đời sống mới.
Ông Lê-vi được xem là người
tội lỗi công khai, đáng sợ đối với những người Do Thái bấy giờ, bởi vì: Những
người thu thuế thường lạm dụng quyền hành để đánh thuế cao hơn theo luật định
nhằm làm giàu cho bản thân mình. Người thu thuế cũng bị coi là người trực tiếp
cộng tác với ngoại bang bóc lột trên xương máu đồng bào mình.
Đọc Tin mừng chúng ta thấy
nhóm người thu thuế thường được gắn liền với hạng gái điếm. Chính vì thế mà ai
ai cũng cái nhìn ác cảm, khinh bỉ đối với những người làm nghề thu thuế. Nhưng
Chúa Giêsu lại có cái nhìn khác về họ. Chúa không nhìn họ làm nghề gì? xem họ
thuộc băng nhóm nào? chơi với ai? Nhưng trên hết Chúa có cái bao dung và
yêu thương.
Chính cái nhìn đầy yêu
thương, cộng với lời mời gọi tin tưởng của Chúa Giêsu mà Lê-vi đáp lời bằng
cách dứt khoát từ bỏ cái nghề gặt hái ra tiền là nguồn thu lợi béo bỡ ấy để đi
theo Chúa. “Tình yêu vẫy gọi tình yêu”, Lê-vi đã không chỉ dứt khoát bỏ nghề
nghiệp mà ông còn chấp nhận bỏ chỗ ở an toàn, êm ấm quen thuộc để dấn thân vào
con đường tình yêu. Yêu Chúa bằng từ bỏ tất cả để theo, yêu bạn bè đồng nghiệp
bằng việc tạo điều kiện để anh em mình cũng được gặp gỡ Chúa với hy vọng họ
cũng được biến đổi nhờ cảm nhận được sức hút tình yêu và lòng bao dung của Thầy
Giêsu.
Chính trong khung cảnh vui
mừng của bàn tiệc cùng với những người thu thuế và tội lỗi, đã làm cho những
người Pha-ri-sêu tỏ ra khó chịu. Chúa Giêsu lại bất ngờ tuyên bố sứ mạng làm
kinh ngạc mọi người: “người lành mạnh không cần thầy thuốc, nhưng người
đau ốm mới cần. Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người
tội lỗi”.
Xin Chúa thương chữa lành
hết mọi bệnh tật tâm hồn chúng con, là những tính hư nết xấu và tội lỗi và giúp
chúng con biết tích cực đáp lại tình thương của Chúa mà biến đổi đời sống sao
cho phù hợp với tin mừng tình thương; hầu xứng danh là môn đệ của Chúa.
Suy niệm 2:
“Cây lau bị giập, Người
không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi.” (Mt 12,21) Thiên Chúa
giàu lòng xót thương, Người không nỡ bẻ gãy cây lau bị giập, không nỡ dập tắt
tim đèn còn leo lét. Chúa yêu thương chúng ta ngay khi chúng ta còn là tội
nhân, vì Người luôn muốn chúng ta trở nên hoàn thiện và sống hạnh phúc đời đời.
Sứ mệnh của Chúa Giê-su đến
trần gian là để “Tìm kiếm và cứu chữa những gì đã hư mất“. Vì
thế, cho dù Lê-vi là người tội lỗi, nhưng Ngài
đã không chê bỏ, trái lại tìm đến và kêu gọi ông đứng
lên theo Ngài. Đáp lại ánh mắt cảm thông và lời kêu gọi yêu thương của
Đức Giêsu, con tim của Lê-vi xao động và ngay lập tức ông đáp lời, bằng cách
đứng lên, bỏ lại tất cả sự nghiệp và tiền bạc cũng như tình thân... mà
không hề luyến tiếc để dấn bước đi theo Chúa.
Trong mọi hoàn
cảnh hãy nhớ rằng Chúa không bao giờ đặt dấu chấm hết tròn trịa trên cuộc
đời ta. Trái lại Chúa luôn mở lối thoát cho ta với nhiều phương cách khác
nhau: ánh sáng Lời Chúa soi dẫn, các bí tích; tình thân gia đình, anh em,
bạn bè và các đấng bề trên trợ lực, gợi mở, nhắc bảo...; Ngay cả những biến
cố đau thương Chúa cho phép xảy ra trong cuộc sống lại là những phương cách
giúp ta ý thức được tình trạng tăm tối, tội lỗi của mình mà vươn đến cuộc sống
cao đẹp hơn.
Cảm nhận trước tình
thương bao la của Chúa, chúng ta hãy mở lòng đón nhận với tất cả lòng
cảm mến tri ân. Xin Chúa cho chúng ta có được con tim của Chúa, để ta
biết cảm thông và bao dung trước những lầm lỗi và vấp ngả của anh chị em mình.
Và luôn nhớ cầu nguyện cũng như tận tâm hiệp hành với những ai trên
đường đời, với mong muốn họ đủ sức đứng dậy và tiếp tục tiến bước mạnh mẽ
về phía Chúa. Amen.
Suy niệm 3:
Tin Mừng hôm
nay, trình thuật lại một sự kiện quan trọng trong sứ mạng của Chúa Giêsu, đó là
việc Ngài kêu gọi Mát-thêu, một người thu thuế, làm môn đệ. Mát-thêu, là người
Do Thái vốn được coi là kẻ tội lỗi vì đã cộng tác cho đế quốc Rô-ma đang đô hộ
quê hương ông. Khi ông đang thu thuế bên bờ hồ thì bất ngờ Chúa Giêsu đi ngang
qua và kêu gọi ông làm môn đệ của Người: “Hãy
đi theo Ta".
Lời kêu gọi của
Chúa Giêsu gây ngạc nhiên cho Mát-thêu và cả những người xung quanh ông.
Mát-thêu là một người tội lỗi, vậy tại sao Chúa Giêsu lại chọn ông?
Có thể có nhiều
lý do giải thích cho việc Chúa Giêsu kêu gọi Mát-thêu.
- Lý do thứ nhất: nhằm để khẳng định lời rao giảng của Chúa Giêsu: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9, 13). Sứ mạng chính
yếu của Chúa Giêsu đến trần gian là để cứu vớt tất cả mọi người, cách đặc biệt
là những ai phạm tội. Chúa Giêsu không chỉ quan tâm đến những người công chính,
mà còn quan tâm đến những người tội lỗi và mong muốn họ được hoán cải.
- Lý do thứ hai: có thể là Chúa Giêsu nhận ra tiềm năng của Mát-thêu.
Mát-thêu là một người có khả năng tổ chức và quản lý tốt, điều này sẽ giúp ích
cho Chúa Giêsu trong việc loan báo Tin Mừng.
Lời kêu gọi của
Chúa Giêsu đối với Mát-thêu là một lời kêu gọi dành cho tất cả mọi người. Chúa
Giêsu kêu gọi mỗi người chúng ta hãy từ bỏ lối sống tội lỗi và bước theo Ngài.
Ngài kêu gọi chúng ta hãy sống một cuộc sống mới, một cuộc sống được biến đổi
bởi tình yêu thương và sự tha thứ của Ngài. Vậy:
·
Chúng ta hãy cầu nguyện cho bản
thân và cho những người tội lỗi, để họ được Chúa Giêsu kêu gọi và hoán cải.
·
Chúng ta hãy noi gương Mát-thêu,
sẵn sàng từ bỏ lối sống cũ và bước theo Chúa Giêsu.
·
Chúng ta hãy sống một cuộc sống
mới, một cuộc sống được biến đổi bởi tình yêu thương và sự tha thứ của Chúa
Giêsu.
Lời kêu gọi của Chúa Giêsu là một lời kêu gọi đầy yêu thương và hy vọng. Chúa Giêsu muốn mỗi người chúng ta được hạnh phúc và được cứu rỗi. Xin hco mỗi người chúng ta sống sao cho xứng đáng với lời kêu gọi của Ngài. (St)
Thứ bảy: Mt 9,14-17.
Suy niệm 1:
Nhân cơ hội giải thích cho
những người Pha-ri-sêu lý do vì sao các môn đệ Chúa không ăn chay, Chúa Giêsu
mạc khải cho họ biết về bản thân và sứ mạng của Ngài.
Trong cựu ước Thiên Chúa tự
ví Người là chàng rể và Israel là nàng dâu.
Như thế khi đem trường hợp
tiệc cưới ra để giải thích về việc ăn chay, Chúa Giêsu muốn cho họ biết rằng:
Người là chàng rể và Israel là nàng dâu. Qua đó mặc nhiên tuyên bố
Người chính là Thiên Chúa đã đến giữa lòng nhân loại. Hơn nữa, mục đích chính
của việc ăn chay bấy giờ là mong đợi Đấng Mes-si-a đến. Mà Chúa Giêsu chính là
Đấng Mes-si-a (chàng rể) đã đến với loài người (nàng dâu) rồi, thì cớ gì
phải ăn chay.
Việc ăn chay phải gắn liền
với cuộc đời của Đức Giê-su. Do đó lúc Người vui thì con người phải chia vui
với Người. Khi Người khổ thì con người cùng chung đau khổ. Lúc Người chết thì
con người phải cùng chấp nhận chịu chết với Người. Khi Người sống lại thì con
người cũng cùng sống lại với Người.
Tóm lại, Chúa Giê-su không
hề phủ nhận việc ăn chay, nhưng qua lời giải đáp thắc mắc trên, Chúa Giê-su
muốn cho biết: Người chính là chàng rể Chúa Cha sai đến kết hôn với loài người,
yêu thương loài người và cứu độ loài người. Cũng như xác định rõ cho chúng ta
biết việc ăn chay là để dọn lòng tiếp rước Chúa. Một khi đã tiếp nhận Chúa rồi
thì không cần ăn chay nữa, trái lại phải vui mừng phấn khởi trong niềm tin yêu
Chúa.
Xin cho chúng ta biết lo ăn chay hãm mình, để dọn lòng xứng đáng đón nhận Chúa qua bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày, nhờ đó mà được thông hiệp với Chúa nguồn hạnh phúc đời ta.
Suy niệm 2:
Trong bài Tin
Mừng hôm nay, Chúa Giêsu giải thích lý do tại sao Người không ăn chay như các
môn đệ của Gioan Tẩy Giả. Người ví dụ việc Người đến như một tân lang, và các
môn đệ của Người như những người dự tiệc cưới. Người cho biết, khi tân lang còn
ở đó, người ta không cần ăn chay. Tuy nhiên, khi tân lang bị cất đi, lúc đó
người ta mới ăn chay. Qua đó Chúa Giêsu ngầm ám chỉ rằng: Ngài chính là Tân
Lang đã đến trần gian để mang đến niềm vui và sự cứu rỗi cho nhân loại, nên
chúng ta không cần sống trong tâm trạng buồn rầu chay tịnh. Trái lại phải hân
hoan vui mừng vì có Chúa đang hiện diện giữa chúng ta. Chỉ khi nào Người không
còn ở với chúng ta nữa, khi ấy chúng ta mới cần ăn chay và cầu nguyện để được
kết nối với Người.
Vậy chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui và hy vọng vì có Chúa Giêsu Kitô luôn hiện diện giữa chúng ta. Và cũng xin cho chúng ta luôn biết gắn bó mật thiết với Chúa trong cầu nguyện và chay tịnh hầu chuẩn bị sẵn sàng cho ngày Chúa đến lần thứ hai.
Suy niệm 3:
Đoạn Tin Mừng hôm
nay tiếp nối câu chuyện Chúa Giêsu kêu gọi Mát-thêu trở thành môn đệ Ngài. Sau
đó, Chúa Giêsu và các môn đệ lại đồng bàn với những người tội lỗi. Có lẽ vì thế
mà các môn đệ của Gioan Tẩy Giả thắc mắc về việc môn đệ Chúa Giêsu không ăn
chay như họ. Chúa Giêsu đã giải thích bằng hai hình ảnh ví von: miếng vải mới
và bầu da cũ:
·
Miếng vải mới và áo cũ: Miếng vải mới tượng trưng cho Tin Mừng của Chúa
Giêsu, là một điều mới mẻ và đầy sức sống. Áo cũ tượng trưng cho những tập quán
và lề luật cũ của Do Thái giáo, vốn đã cũ kỹ và không còn phù hợp với thời đại
mới. Việc lấy vải mới vá áo cũ sẽ khiến áo bị rách toạc thêm.
·
Rượu mới và bầu da cũ: Rượu mới tượng trưng cho Tin Mừng của Chúa Giêsu, đầy
sức mạnh và tác động mạnh mẽ. Bầu da cũ tượng trưng cho những con người chai
lì, không sẵn sàng đón nhận Tin Mừng. Việc đổ rượu mới vào bầu da cũ sẽ khiến
bầu da bị nứt vỡ và rượu bị đổ ra ngoài.
Lời giải thích
của Chúa Giêsu mang nhiều ý nghĩa quan trọng:
·
Tin Mừng là điều mới mẻ: Tin Mừng của Chúa Giêsu không chỉ là sự lặp lại những
lề luật cũ, mà là một điều mới mẻ, mang đến ơn cứu độ và sự hoán cải cho con
người.
·
Cần có sự thay đổi: Để đón nhận Tin Mừng, con người cần có sự thay đổi
nội tâm, từ bỏ những tập quán cũ kỹ và mở lòng đón nhận điều mới mẻ.
·
Tin Mừng có sức mạnh biến đổi: Tin Mừng của Chúa Giêsu có sức mạnh biến đổi con
người, giúp con người trở nên mới mẻ và tốt đẹp hơn.
Nên mỗi người
Kitô hữu hãy:
·
Sống Tin Mừng cách nhiệt thành: Tin Mừng không chỉ là những lời giáo lý suông, mà cần
được thể hiện qua hành động cụ thể trong đời sống.
·
Sẵn sàng thay đổi: Hãy luôn sẵn sàng thay đổi bản thân để phù hợp với
Tin Mừng, từ bỏ những thói quen xấu và sống theo Lời Chúa.
·
Tin tưởng vào sức mạnh của Tin
Mừng: Tin tưởng rằng Tin Mừng của Chúa
Giêsu có sức mạnh biến đổi con người và giúp con người sống một đời sống tốt
đẹp hơn.
Chúng ta cảm tạ
Chúa vì đã ban cho nhân loại Tin Mừng cứu độ. Xin cho chúng ta sẵn sàng thay
đổi bản thân để sống Tin Mừng của Chúa cách nhiệt thành với mong muốn được biến
đổi đời sống mỗi ngày nên xứng hợp hơn. Amen. (St).
SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN
CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN-NĂM B
Kn 1,13-15; 2,23-24; 2Cr 8,7.9.13-15; Mc 5,21-43
Lm. Minh Anh, Tgp Huế
CÁNH CỬA
CUỐI ĐƯỜNG
“Hãy về
bình an!”.
Calvin Coolidge, nổi tiếng là một người
khó tiếp cận và kiệm lời. Lần kia, tại một bữa tiệc, một phụ nữ đến gần ông và
nói, “Thưa tổng thống, tôi đánh cược với một người bạn rằng, tôi có thể khiến
ngài nói ít nhất ba từ”. Calvin Coolidge nhìn cô ấy và nói, “Bạn thua!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cho thấy Chúa
Giêsu không khó tiếp cận, cũng không kiệm ngôn như vị tổng thống thứ 30 của Hoa
Kỳ. Trái lại, ai cũng có thể đến với Ngài, ai cũng có thể nói với Ngài. Kìa,
hai con người ‘cùng đường’ đã đến với Ngài; một công khai, một chùng lén. Nhưng
cả hai đã ‘chạm đến ân sủng’, mở cho mình một ‘cánh cửa cuối đường!’.
Giaia, một người thế giá, có một vị trí
danh dự trong cộng đồng; ấy thế, ông đã tìm đến Chúa Giêsu, “sụp xuống” và van
xin Ngài, “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được
cứu chữa và được sống!”. Với văn hoá thời bấy giờ, những người vị vọng sẽ không
bao giờ ‘ném mình’ dưới chân một người khác, đây là một hành động đáng sỉ nhục.
Thế nhưng, mạng sống của con gái ông có ý nghĩa hơn so với danh tiếng của ông;
ông đã làm tất cả những gì có thể để bù đắp cho sự bất lực của đứa con đang đợi
chết. Lập tức, Chúa Giêsu cùng đi với ông. Và em bé đã chết thật, và Ngài không
chỉ chữa lành nhưng đã cứu sống em, dù là cứu từ xa. Với Phaolô, đó là bổn phận
cấp thiết đối với những người dễ bị tổn thương - bài đọc hai. Có điều gì cấp
bách hơn việc cứu sống! Sách Khôn Ngoan hôm nay nói, “Chúa chẳng vui khi sinh mạng
tiêu vong”.
Khi đang trên đường thì giữa đám đông,
Chúa Giêsu bị cản lối, “Ai đã sờ vào tôi?”. Kìa! Thêm một người ‘cùng đường’ với
căn bệnh ‘khá xấu hổ’, và điều này buộc cô phải chùng lén tiếp cận Ngài thật
không giống ai. Cô không đủ can đảm gặp Ngài; những chỉ ước được chạm vào gấu
áo Ngài với hy vọng không ai, kể cả Ngài biết.
Việc chạm vào áo Chúa Giêsu là ‘bao
nhiêu đó’ mà sức cô có thể làm được, “Tôi mà sờ được vào áo choàng của Người
thôi, là sẽ được cứu chữa”. Vậy mà, sự chạm sờ chóng vánh đó ‘quá đủ’ để mở cho
cô ‘cánh cửa cuối đường!’. Lập tức, huyết cầm lại; và Chúa Giêsu thì thầm với
cô, “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn
bệnh!”.
Anh Chị em,
“Hãy về bình an!”. Như hai nhân vật của
Tin Mừng, chí ít một lần trong đời, ai trong chúng ta cũng đã trải qua một cảnh
huống tương tự; hoặc cũng có thể ngay lúc này, bạn và tôi đang ở vào một ‘đường
cùng, ngõ cụt’ nào đó. Một cơn bạo bệnh, một tang tóc, một tai nạn, một món nợ
vượt sức, một đổ vỡ xem ra không thể hàn gắn, một tội lỗi cứ sa đi ngã lại… Lời
Chúa mời gọi chúng ta hãy đến ‘ném mình’ dưới chân Chúa Giêsu như viên trưởng hội
đường, hoặc cố chạm cho được ‘gấu áo’ Ngài như người phụ nữ, ‘một sự chạm đến
có tên là ân sủng’. Bấy giờ, ‘cánh cửa cuối đường’ cũng sẽ mở ra cho chúng ta.
Trong nhà chầu Thánh Thể, Chúa Giêsu đang ở đó, đang đợi mỗi người chạm đến
Ngài và để cho Ngài chạm đến chữa lành và cứu sống. Và này, tất cả chúng ta rồi
sẽ ca lên tâm tình tạ ơn “Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con!” -
Thánh Vịnh đáp ca.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con biết ‘ném mình’ dưới
chân Chúa, ‘bấu’ Chúa mỗi ngày - cả ngày bình an cũng như chiều giông bão - nhất
là những khi gặp phải ‘ngõ cụt, đường cùng!’”, Amen.
NIỀM TIN VÀ HY VỌNG TRONG THỬ THÁCH
Phụng vụ lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy ngẫm về
niềm tin và hy vọng vào quyền năng và tình thương của Chúa trong những cơn thử
thách của cuộc sống.
Bài Tin Mừng trình thuật lại hai phép lạ do Chúa Giêsu
thực hiện: chữa lành cho người phụ nữ băng huyết 12 năm và cứu sống con gái ông
Giairô. Hai phép lạ này không chỉ thể hiện quyền năng của Thiên Chúa mà còn
mang đến niềm hy vọng cho những ai đang đau khổ và tuyệt vọng.
1. Niềm tin của người phụ nữ băng huyết:
Người phụ nữ trong bài Tin Mừng đã chịu đau khổ vì
bệnh tật suốt mười hai năm. Bà đã tìm đến nhiều thầy thuốc nhưng không khỏi.
Khi nghe tin về Chúa Giêsu qua, bà đã liều mình đến với Ngài, len lỏi trong đám
đông và cố gắng đụng chạm vào áo choàng của Ngài. Bà tin rằng chỉ cần chạm vào
Ngài, bà sẽ được lành bệnh. Niềm tin của bà đã được đền đáp. Chúa Giêsu quay
lại, hỏi ai đã động vào Người, và bà can đảm thú nhận. Chúa Giêsu khen ngợi
niềm tin của bà và đã chữa lành bệnh cho bà ngay lập tức.
2. Hy vọng của ông Giairô:
Con gái ông Giairô lâm bệnh nặng và sắp chết. Ông
Giairô, một vị trưởng hội đường Do Thái, đã chạy đến van xin Chúa Giêsu cứu con
gái mình. Trên đường đi, ông nhận được tin tức là con gái ông đã qua đời. Tuy
nhiên, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục đến nhà ông và đuổi mọi người ra ngoài. Ngài chỉ
giữ lại cha mẹ con bé và ba môn đồ. Chúa Giêsu cầm tay con bé và nói: "Em bé, hãy đứng dậy!" Con bé
liền đứng dậy và đi lại. Phép lạ này đã mang đến niềm hy vọng cho ông Giairô và
cả gia đình ông.
3. Ý nghĩa cho chúng ta:
Như vậy lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta noi theo
gương người phụ nữ bị bệnh băng huyết và ông chủ hội đường Giairô mà đặt trọn
niềm tin và hy vọng vào Chúa Giêsu. Cho dù chúng ta đang phải đối mặt với những
thử thách nào trong cuộc sống, chúng ta hãy luôn tin tưởng vào Thiên Chúa và hy
vọng vào sự quan phòng của Ngài. Thiên Chúa luôn ở bên cạnh chúng ta, sẵn sàng
nâng đỡ và cứu giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn.
Xin cho
chúng ta luôn biết tin tưởng vào Chúa và hy vọng vào sự quan phòng của Ngài,
cho dù chúng ta đang phải đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.
Xin cho
chúng ta cũng biết noi theo gương niềm tin và hy vọng của người phụ nữ băng
huyết và ông Giairô, để chúng ta có thể sống an vui trong Thánh Tâm Chúa Giêsu
giàu lòng yêu thương. Amen. (St)
Thứ hai: 8,18-22.
TRỞ NÊN MÔN ĐỆ
“Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người
không có chỗ tựa đầu!”.
Một nhà giảng thuyết
nói với diễn viên Macready: “Tại sao ông xuất hiện trước đám đông đêm này qua
đêm khác với những câu chuyện hư cấu và đám đông sẽ đến với ông bất cứ nơi nào
ông đi; đang khi tôi rao giảng những lẽ thật thiết yếu, không thay đổi, lại
không thu hút được bất kỳ đám đông nào?”. Macready trả lời, “Điều này khá đơn
giản. Tôi trình bày câu chuyện hư cấu của mình như thể nó là sự thật; ngài
trình bày sự thật của ngài như thể nó là hư cấu!” - G. Campbell Morgan.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay cho
thấy những gì có thể là “hư cấu” mà Chúa Giêsu cảnh báo những ai muốn ‘trở nên
môn đệ’ của Ngài. Một kinh sư tuyên bố, “Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo!”;
Ngài trả lời, “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ
tựa đầu!”.
Trước hết, hãy lưu ý,
Chúa Giêsu không chấp nhận lời đề nghị làm môn đệ của ông cũng như không bác bỏ
nó! Đúng hơn, Ngài chỉ đơn giản đưa ra một tiêu chí làm rõ những gì liên quan đến
việc ‘trở nên môn đệ’ Ngài. Ông này nghĩ rằng, đi theo Chúa Giêsu, ông sẽ được
một phần thưởng lớn. Ngài là người làm phép lạ, khá nổi tiếng và có tiềm năng
trở thành một lãnh đạo vĩ đại. Vì vậy, ‘động lực nội tâm’ theo Ngài bất cứ nơi
nào Ngài đi của ông là một động lực ‘đáng nghi ngờ’. Phải chăng ông muốn đi
theo Ngài vì nghĩ rằng, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho ông theo cách trần tục?
Câu trả lời của Ngài
có hai ý nghĩa. Trước hết, nó loại bỏ mọi quan niệm hư cấu có thể có của việc
theo Ngài. Theo Ngài, ông phải chấp nhận nghèo khó, vô gia cư hơn là vinh hoa
giàu có. Ngài muốn ông hiểu rõ Ngài đang chọn gì! Thứ hai, câu trả lời của Ngài
hẳn là một lời mời nhưng chỉ dưới ánh sáng của sự ‘hiểu biết mới mẻ’ này. Ngài
như đang muốn nói, “Được, hãy theo tôi! Nhưng cần nhận thức điều đó có nghĩa là
gì? ‘Trở nên môn đệ’ của tôi sẽ không mang lại giàu có trần thế mà là sự nghèo
khó cho ông!”.
Một số chọn theo Chúa
vì đơn giản đây là cách họ được nuôi dạy; số khác vì điều đó khiến họ cảm thấy
cuộc sống tốt đẹp hơn theo nhiều cách. Nhưng động cơ lý tưởng để theo Chúa là
gì? Nó thật toàn diện, kiên định và rất đơn giản: tôi ‘trở nên môn đệ’ của Ngài
vì Ngài là Con Thiên Chúa và là Đấng Cứu Thế! Tình yêu ở dạng thuần khiết nhất
khi tôi không yêu người khác vì những gì tôi nhận được từ nó. Tôi yêu họ vì họ
xứng đáng với tình yêu của tôi. Và với Chúa Giêsu, Ngài xứng đáng với tình yêu
và sự thờ phượng của chúng ta chỉ vì ‘Ngài là ai!’. Chúng ta không theo Ngài vì
cái gọi là ‘lợi ích!’.
Anh Chị em,
“Con Người không có
chỗ tựa đầu!”. Như vậy, ‘trở nên môn đệ’ Chúa Giêsu sẽ không thể được thực hiện
vì những lý do ích kỷ. Nói “Có” với Ngài là nói “Có” với Thập Giá của Ngài! Hãy
suy gẫm về chính cuộc đời của Ngài và suy gẫm xem bạn có sẵn sàng theo Ngài đến
sự tận cùng của nghèo khó Thập Giá? Nếu bạn có thể lựa chọn đi theo Chúa Giêsu,
‘trở nên môn đệ’ Ngài là biết rõ mình đang nói “Có” với điều gì, thì kết quả cuối
cùng sẽ là sự chia sẻ vinh quang vào cuộc sống phục sinh của Con Thiên Chúa!
Chúng ta có thể cầu
nguyện,
“Lạy Chúa, động lực
theo Chúa của con có bị ‘hư cấu hoá’ không? Xin cho nó luôn thuần khiết, dứt
khoát và vô vị lợi!”, Amen.
Thứ ba: Mt 8,23-27
SỰ IM LẶNG THẦN THÁNH
“Biển động mạnh khiến sóng ập vào thuyền, nhưng Người vẫn
ngủ!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ rất thú vị khi Lời
Chúa hôm nay mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng quyền năng phát xuất từ một ‘Đấng
đang ngủ’ trong thuyền giữa lúc biển dậy sóng! Đúng hơn, chiêm ngưỡng sự im lặng
của Thiên Chúa, một ‘sự im lặng thần thánh’ mà đối diện với nó, một niềm tin
kiên định vẫn có thể lên tiếng, ‘Cứ để Ngài ngủ!’.
Thử tưởng tượng,
trong con thuyền nghèo nàn bị sóng đánh hòng chìm này, bạn và tôi đang ở vị trí
của các môn đệ! Tình trạng cùng quẫn dập vùi vì sóng nước thật tệ, nhưng nỗi sợ
hãi của lòng người lại tồi tệ hơn; vậy mà Chúa Giêsu vẫn ngủ! Cám dỗ của bạn là
đánh thức Ngài, và quá nhiều linh hồn đã làm như thế qua việc không ngừng phàn
nàn, tỏ ra tuyệt vọng, bỏ cầu nguyện, hoặc trút giận lên người khác. Trong những
thời khắc như thế, bạn cảm thấy cuộc sống vuột khỏi tầm tay; bạn mất bình tĩnh,
bất an và suy sụp!
Tin Mừng hôm nay đánh
thức đức tin chúng ta; chớ gì nó mạnh đủ để có thể lên tiếng, ‘Cứ để Ngài ngủ!’.
Và còn hơn thế, giúp chúng ta chiêm ngưỡng quyền năng nhiệm mầu của ‘Đấng hay
ngủ!’. Bởi có thể Ngài cố tình như thế để bạn và tôi gia tăng sự phụ thuộc vào
Ngài. Từ niềm tin, chúng ta múc lấy nội lực; bằng không, tất cả chỉ là sợ hãi,
cay đắng. ‘Sự im lặng thần thánh’ của Đấng Kitô sẽ dạy chúng ta định mức đức
tin của mình!
Trong “When Jesus
Sleeps”, “Khi Giêsu Ngủ”, Đức Cha Martínez viết, “Chúa Giêsu đẹp tuyệt vời khi
Ngài ‘mở miệng’ nói về sự sống đời đời, thực hiện hoàn hảo các phép lạ; hoặc
nhìn mọi người bằng ánh mắt xót thương. Nhưng tôi lại muốn nhìn Ngài khi Ngài
đang ngủ, bởi lúc đó, tôi chiêm ngưỡng Ngài ‘đến tận trái tim mình’ mà không bị
ánh mắt Ngài ‘mê hoặc’ khiến tôi phải phân tâm. Không vẻ đẹp hoàn hảo và ánh
huy hoàng nào của Ngài làm tôi chói mắt khiến linh hồn tôi phải đờ đẫn. Vẻ đẹp
Giêsu tỉnh giấc là quá lớn so với sự nhỏ bé của tôi! Tôi cảm thấy phù hợp hơn
khi Ngài ngủ, vì hào quang mặt trời sẽ thích nghi hơn với mắt tôi khi tôi được
nhìn nó qua một lăng kính mờ!”.
Thật trùng hợp, “Chúa
không làm điều gì mà không mặc khải ý định của Ngài cho các tôi tớ” - bài đọc một.
Vấn đề là các tôi tớ phải đọc cho được thánh ý Ngài. ‘Sự im lặng thần thánh’ của
Chúa Giêsu, hay việc Ngài ngủ không nằm ngoài ý nghĩa này. Thánh Vịnh đáp ca thật
sâu sắc, “Lạy Chúa, xin lấy đức công chính của Ngài mà hướng dẫn con!”.
Anh Chị em,
“Ngài vẫn ngủ!”.
Chúng ta cần tôn trọng và thờ lạy ‘sự im lặng thần thánh’ của Thiên Chúa ‘trong
các biến cố’ đang khi phải đánh thức Chúa Kitô ‘trong trái tim mình’, và linh hồn
không ngừng lặp đi lặp lại, “Lạy Chúa, xin cứu con!”. Có như thế, chúng ta mới
có thể bình an đi trên nước, bước trên sóng và ngủ ngon trong mọi hoàn cảnh. Chỉ
khi đó, chúng ta mới có thể quan chiêm những gì đang xảy ra bằng ‘đôi mắt đức
tin’ vốn có thể xuyên suốt mọi sự, kể cả bão tố. Qua ánh mắt ấy, có thể thấy một
bức tranh toàn cảnh mà tự sức, chúng ta không bao giờ có thể nhìn thấy; một bức
tranh tình yêu quan phòng mà Thiên Chúa đã lên kế hoạch cho từng người, không
ai giống ai!
Chúng ta có thể cầu
nguyện,
“Lạy Chúa, xin cứ ngủ;
nhưng đừng để những thực tại rối bời lấn át trải nghiệm đức tin của con. Cho
con biết, ngủ hay thức không thành vấn đề, quan trọng là Ngài có đó!”, Amen.
Thứ tư: Ep 2,19-22; Ga 20,24-29
KÍNH THÁNH TÔ-MA, TÔNG ĐỒ
TRỞ LẠI VỚI CỘNG ĐOÀN
“Tám ngày sau, các môn đệ lại có mặt trong nhà, có cả
Tôma ở đó với các ông!”.
“Không có cộng đoàn
thì khó tìm được Chúa Giêsu!” - Phanxicô.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa lễ kính
thánh Tôma tông đồ cho thấy - theo Đức Thánh Cha Phanxicô - cách tốt nhất,
nhanh nhất để gặp lại Chúa Giêsu là ‘trở lại với cộng đoàn!’.
Tin Mừng cho biết,
khi Chúa Giêsu hiện ra chiều ngày Phục Sinh, Tôma không có mặt ở đó. Thật thú vị,
tên của anh có nghĩa “Đi đi mô!”. Vậy mà, “Tám ngày sau, các môn đệ lại có mặt
trong nhà, có cả Tôma ở đó với các ông!”, Chúa Giêsu đã hiện ra với họ.
Chính vì ‘đi đi mô’
nên Tôma đã bỏ lỡ cơ hội gặp Thầy. Tôma đã tự tách mình ra khỏi cộng đoàn. Làm
sao anh có thể lấy lại cơ hội? Chỉ bằng cách quay lại với những người thân yêu,
quay lại đó, với cộng đoàn, với gia đình mà anh đã bỏ lại phía sau. Rời xa họ,
đương nhiên Tôma phải sống trong sợ hãi, buồn bã và nghi nan.
Khi Tôma trở lại, những
người bạn thân thương nói với anh rằng, “Chúng tôi đã được thấy Chúa!”. Tôma dĩ
nhiên là không tin và anh đưa ra một loạt các điều kiện, “Nếu tôi không thấy dấu
đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay
vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin!”.
Chúa Giêsu đã đến,
đáp ứng những điều kiện của Tôma. Ngài chỉ cho Tôma thấy những điều đó theo
cách thông thường, trước mặt mọi người, trong cộng đoàn chứ không phải bên
ngoài. Ngài như muốn nói với Tôma rằng, “Muốn gặp Thầy, con đừng tìm đâu xa;
hãy ở lại trong cộng đoàn, ở lại với những người khác và đừng bao giờ rời xa họ!
Hãy cầu nguyện với họ! Hãy bẻ bánh với họ!”.
Hôm nay, Chúa Giêsu
cũng nói điều này với chúng ta, “Hãy trở lại với cộng đoàn, trở lại với gia
đình!”; “Vì cộng đoàn là nơi con sẽ tìm thấy ta; gia đình là nơi con sẽ tìm thấy
ta. Đó là nơi ta sẽ tỏ cho chúng con thấy những dấu đinh của những vết thương
in trên cơ thể ta! Đó là những dấu hiệu của tình yêu vượt qua hận thù, dấu hiệu
của tha thứ để giải trừ thù hận, những dấu hiệu của sự sống chiến thắng cái chết.
Chính ở đó, trong cộng đoàn, trong gia đình, chúng con sẽ khám phá ra khuôn mặt
của ta, khi chúng con chia sẻ những khoảnh khắc nghi ngờ và sợ hãi với anh chị
em mình. Hãy bám chặt vào họ hơn!”. Và như thế, “Không ‘trở lại với cộng đoàn’
thì khó tìm được Chúa Giêsu!”.
Anh Chị em,
“Có cả Tôma ở đó với
các ông!”. Trường hợp ‘trở lại với cộng đoàn’ của Tôma là một bài học quan trọng
đối với chúng ta. Cộng đoàn là nơi an ủi chúng ta trong những lúc bất an; với cộng
đoàn, mọi nghi ngờ đều có thể dẫn đến một kết quả sáng sủa hơn bất chấp một sự
không chắc chắn nào đó; và cuối cùng, như lời Chúa Giêsu đã hứa, “Vì ở đâu có
hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”. Đúng thế,
Chúa Giêsu sẽ tỏ mình ra cho những ai biết gắn bó với những người thân yêu trong
cầu nguyện, trong hiện diện và trong những chia sẻ yêu thương!
Chúng ta có thể cầu
nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để
con ‘đi đi mô’, nhất là khi gặp thử thách. Xin kéo con về với cộng đoàn, về với
gia đình, trở lại với Thánh Lễ; ở đó, nhất định con sẽ gặp Chúa!”, Amen.
Thứ năm: Mt 9,1-8.
MỘT
KIỂU MẪU CHỮA LÀNH
“Thấy họ có lòng tin!”.
Ngày 21/12/2007, nghi
lễ gia nhập Công Giáo của thủ tướng Tony Blair được diễn ra. Báo chí ví von so
sánh phu nhân thủ tướng cùng ba người con Công Giáo của bà như bốn người bạn đã
khiêng ông đến với Chúa Giêsu. Hồng Y Cormac Murphy tuyên bố, “Tôi rất hân hoan
chào mừng thủ tướng Tony Blair gia nhập Hội Thánh Công Giáo!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Như phu nhân thủ tướng
cùng ba người con Công Giáo của bà đã khiêng Blair đến với Chúa Giêsu, Tin Mừng
hôm nay cho thấy những gì tương tự qua việc Chúa Giêsu chữa lành một người bại
liệt. Ở đó, chúng ta mục kích ‘một kiểu mẫu chữa lành’ tuyệt vời.
“Người bại liệt không
thể gặp được Chúa Giêsu nếu không có những người khác khiêng anh ta. Thật là
tuyệt vời khi có thể trông cậy vào những người đưa chúng ta đến gần Chúa hơn
qua gương sáng về các việc lành của họ. Sự thánh thiện cá nhân giúp người khác
nên thánh!” - Bênêđictô 16. Không cần những chi tiết như Marcô và Luca, Matthêu
chỉ viết, “Người ta đem đến cho Chúa Giêsu một kẻ bất toại nằm trên giường. Thấy
họ có lòng tin, Ngài nói với người bất toại, ‘Hỡi con, hãy vững tin, tội con được
tha rồi!’”.
Người bại liệt sẽ từ
chối đến với Chúa Giêsu nếu anh không tin, chẳng ai có thể rịt anh ta vào giường
khi anh nhất mực từ chối đến với ai đó mà anh không hy vọng. Ngược lại, những kẻ
khiêng anh cũng không dại gì cất công với một người cuồng tín khi anh xin họ
khiêng mình đến với ‘một Giêsu nào đó’ để cầu may ‘một sự lạ mơ hồ nào đó’ nếu
họ không tin Ngài. Chúa Giêsu nói, “Thấy họ có lòng tin!”, “Họ” ở đây là số nhiều;
nghĩa là cả những người khiêng lẫn kẻ được khiêng, tất cả họ đều tin.
Và như vậy, khi chữa
lành, Chúa Giêsu không chỉ chữa lành người bại liệt, nhưng Ngài chữa lành mọi
người. Ngài tha tội, Ngài đổi mới cuộc sống của người bại liệt và cả những người
bạn của anh. Ngài khiến anh được sinh ra một lần nữa, đó là sự chữa lành về thể
chất và tinh thần, tất cả đều là kết quả của sự tiếp xúc cá nhân và xã hội. Đó
là một ‘một kiểu mẫu chữa lành’ mà thế giới đang rất cần.
Chúng ta hãy tưởng tượng
tình bạn này và đức tin của tất cả những người có mặt trong ngôi nhà đó sẽ phát
triển như thế nào nhờ cuộc gặp gỡ và hành động chữa lành của Chúa Giêsu! Từ đó,
chúng ta có thể tự hỏi, ngày nay, bạn và tôi có thể giúp chữa lành thế giới của
mình bằng cách nào? Là môn đệ Chúa Giêsu, Thầy Thuốc của linh hồn và thể xác,
‘một kiểu mẫu chữa lành’, chúng ta được mời gọi tiếp tục công việc của Ngài,
“công việc chữa lành và cứu rỗi” theo nghĩa thể chất, xã hội và tâm linh như thế
nào!
Anh Chị em,
“Thấy họ có lòng
tin!”. Chúa Giêsu có thể đã tìm thấy người bại liệt, hoặc có thể chữa lành anh ấy
từ xa; nhưng Ngài lại chọn để một số người “có lòng tin” mang anh ta đến cho
Ngài. Ngài muốn chữa lành anh, nhưng nếu không có lòng bác ái của bốn người
kia, việc chữa lành có thể không bao giờ xảy ra. Vậy Chúa Giêsu muốn gặp ai qua
bạn và tôi? Làm thế nào tôi có thể trở thành một công cụ tốt hơn cho tình yêu
Ngài?
Chúng ta có thể cầu
nguyện,
“Lạy Chúa, để có thể
khiêng người khác đến với Chúa, trước hết, cho con can đảm khiêng mình đến với
Chúa, đến với toà giải tội!”, Amen.
Thứ sáu: Mt 9,9-13.
KHÔNG CÒN PHẢI THẸN THÙNG
“Tôi không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi
người tội lỗi!”.
“Thật nghịch lý, Ngài
ăn uống với tội nhân để họ không chết đói vì tội lỗi của mình! Đấng vô tội bị tội
nhân - những kẻ tự cho mình là ‘công chính’ - gọi là bất hợp pháp, báng bổ, mê
rượu, háu ăn và mạo danh! Đấng Toàn Thánh kết giao với phường tội nhân để họ
không còn phải thẹn thùng!” - Anthony Fortosis.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay chứng
thực nghịch lý Anthony Fortosis đã nêu, Chúa Giêsu “không đến để kêu gọi người
công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi”, một hãnh diện cho các tội nhân! Vì thế,
ai nhận mình có tội, nhờ Ngài, sẽ ‘không còn phải thẹn thùng!’.
Điều này có thể gây
ngạc nhiên! Đúng, Chúa Giêsu đến vì mọi người, công chính và tội lỗi; nhưng điều
chúng ta cần hiểu là, ‘không ai thực sự công chính’. Nói cách khác, tất cả mọi
người đều là tội nhân cần Chúa Cứu Thế. Bằng cách nói “Tôi không đến để kêu gọi
người công chính”, Ngài nói đến thái độ tự cho mình là ‘công chính’ của các biệt
phái, những người nghĩ Ngài ‘chỉ nên kết giao’ với những ai không phạm tội, ‘chỉ
nên giao tiếp’ với họ và với bất kỳ ai - mà ‘cách công khai’ - không ai biết họ
là tội nhân! Vậy mà, nguyên não trạng và thái độ đề cao bản thân để khinh chê
người khác cũng đủ khiến họ trở thành kẻ có tội! Buồn thay, tội của người
Pharisêu ‘có tính chất tử tế’ hơn so với tội của những người khác! Tội của họ là
tội kiêu ngạo tâm linh - không nhìn thấy tội mình - và Thiên Chúa bất lực để có
thể tha thứ cho họ!
Tuyên bố mạnh mẽ trên
đây của Chúa Giêsu dẫu là dành cho giới biệt phái, nhưng còn là một lời mời gọi
dành cho bạn và tôi, những ai sẵn sàng thừa nhận tội lỗi mình. Một khi có thể hạ
mình trước sự tốt lành của Thiên Chúa, nhìn nhận tội lỗi mình trong ánh sáng
Ngài, chúng ta cho phép Chúa Giêsu đóng vai Thầy Thuốc Thần Thánh trong cuộc sống.
Vì thế, việc nhận ra lòng thương xót của Ngài chữa lành một cách hoàn hảo như
thế nào sẽ dẫn chúng ta đến chỗ sẵn sàng chạy ùa đến với lòng lân tuất của Ngài
như vậy. Sự mau mắn của Matthêu đã chứng thực điều đó, “Ông đứng dậy đi theo
Người!”.
Qua Amos, Thiên Chúa
vạch tội những người giàu có áp bức kẻ nghèo. Ngài kêu gọi họ sám hối, nhận ra
lỗi lầm. Và Ngài cảnh báo, nếu không sám hối, rồi đây, họ không chỉ chuốc lấy
tang tóc, đói khát cơm bánh nhưng đói một cái gì lớn hơn, “Đói nghe Lời Chúa!”
- bài đọc một. Thánh ca Tin Mừng lặp lại sự thật này, “Người ta sống không chỉ
nhờ cơm bánh, nhưng còn phải nhờ Lời Chúa dưỡng nuôi!”.
Anh Chị em,
“Tôi không đến để kêu
gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi!”. Như vậy, việc kết giao với
các tội nhân là niềm vui thực sự của Chúa Giêsu. Không chỉ mời gọi tội nhân, kết
thân với tội nhân, nhưng Ngài còn trở nên ‘như một tội nhân’. Hơn thế nữa, Ngài
để cho những người ‘không nhận mình là tội nhân’ hành hạ và giết chết. Bằng
cách đó, Ngài thấu hiểu tội nhân, chạm đến những vết thương tội lỗi gây cho họ.
Vì thế, đừng bao giờ ngã lòng, sợ hãi hay mặc cảm khi thấy mình có tội; trái lại,
tin tưởng và hy vọng, vì biết rằng, đó là lúc chúng ta ‘gần Chúa’ nhất; cũng là
lúc ‘Chúa gần’ chúng ta nhất!
Chúng ta có thể cầu
nguyện,
“Lạy Chúa, xin xót
thương con là kẻ có tội, đây là lúc con ‘gần Chúa’ nhất, cũng là lúc ‘Chúa gần’
con nhất! Vì con ‘cần Chúa’, cũng như Chúa đang rất ‘cần con!’”, Amen.
Thứ bảy: Mt 9,14-17.
ĐƯỜNG ĐẾN TỰ DO
“Khi tới ngày chàng rể bị
đem đi khỏi họ, bấy giờ họ mới ăn chay!”.
Một nhà ẩn tu nói, “Bạn muốn tự do? Muốn thực sự khám phá nó?
Chắc chắn là bạn muốn! Nhưng điều đó có ý nghĩa gì; và làm thế nào để có được
nó? Hãy kiêng khem những gì ‘là tốt’, để khát khao những gì ‘là thánh!’. Hãy sống
một đời sống chay tịnh!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Để tự do, hãy sống một đời sống chay tịnh!”. Thoạt tiên,
liên kết này có vẻ lạ thường; nhưng quả vậy, chay tịnh là phương tiện giúp đào
sâu đức tin và là ‘đường đến tự do’ đích thực! Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa
Giêsu đồng tình với nhà ẩn tu.
Chay tịnh có một vị trí nhất định trong đời sống thiêng
liêng; bởi lẽ, nó tạo ra một cơn đói triền miên, đói Thiên Chúa! Mục đích của
chay tịnh là “kiêng khem những gì ‘là tốt’, để khát khao những gì ‘là thánh’”,
nâng cao một điều tốt tự nhiên, giúp tâm hồn thanh thoát, để nhạy bén hơn với
những gì siêu nhiên, những gì thuộc về Thánh Thần. Chay tịnh là sự im lặng của
xác thịt giúp cho sự khao khát thiêng liêng trở nên mãnh liệt hơn. Vì thế, khi
tự do từ chối bản thân, bạn sẵn sàng mở lòng mình ra như một bầu rượu vốn sẽ
không rạn nứt khi Thiên Chúa đổ vào đó rượu mới Thánh Thần của Ngài.
Tự do đích thực là tự do thoát khỏi những ràng buộc của ích kỷ
hay khuynh hướng xấu để sống trong niềm vui với Thiên Chúa, niềm vui sống gần
Thiên Chúa, như được ‘Chàng Rể’ luôn ở kề bên. Đó là niềm vui thiên đàng, niềm
vui đời đời. Như thế, chay tịnh, ‘đường đến tự do’ giục giã bạn “kiêng khem những
gì ‘là tốt’, để khát khao những gì ‘là thánh’”, vượt qua những ham muốn xác thịt
để phó mình cho Thánh Thần.
Trong cuộc sống, có những lúc “Chàng Rể bị đem đi”. Đó là lúc
chúng ta cảm nhận sự vắng bóng Chúa Kitô. Điều này có thể xảy đến do tội lỗi;
cũng có thể đến khi chúng ta ngày càng đến gần Chúa hơn. Bấy giờ, chay tịnh có
một vai trò quan trọng! Tại sao? Trước hết, chay tịnh giúp giải phóng những
ràng buộc tội lỗi, củng cố ý chí, thanh lọc những lăng loàn. Trường hợp thứ
hai, khi chúng ta đang tiến rất gần Chúa Kitô - Đấng che giấu sự hiện diện của
chính Ngài - để chúng ta biết tìm Ngài nhiều hơn. Trong trường hợp này, chay tịnh
trở thành phương tiện giúp đào sâu đức tin và sự cam kết.
Anh Chị em,
“Khi tới ngày chàng rể bị đem đi khỏi họ, bấy giờ họ mới ăn
chay!”. Việc chay tịnh các môn đệ đã sống, Giáo Hội và chúng ta đang sống là
phương tiện hiệp nhất chúng ta với Chúa Kitô đau khổ. Như vậy, việc từ bỏ bản
thân để làm theo ý Thiên Chúa chính là tham dự vào Sự Cứu Chuộc của Ngài; đó là
‘đường đến tự do’ đích thực của Phục Sinh vinh hiển! Thiên Chúa phán, “Núi đồi
sẽ ứa ra nước cốt nho, và mọi gò nổng sẽ tuôn chảy” - bài đọc một. Chúa là Đấng
sẽ trả lại gấp bội cho ai biết mở lòng trở về với Ngài. Thánh Vịnh đáp ca thật
ý nghĩa, “Điều Chúa phán là lời chúc bình an cho dân Ngài!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con muốn tự do, cho con dám kiêng khem những gì ‘là tốt’, để khát khao những gì ‘là thánh’, chính Chúa!”, Amen.