LỄ AN TÁNG CHO NGƯỜI TRẺ
Bàỉ trích sách Khôn ngoan. (Kn 4, 7-15)
Người công chính, dù có chểt sớm, cũng được an
nghỉ.
Tuổi già đang kính trọng, không phải vì
sống lâu, cũng không phải vì nhiều tuổi. Thật vậy, sự hiểu biết của
con người thay cho đầu bạc, và đời sống trong sạch thế cho tuổi
già. Người làm đẹp lòng Chúa được Chua yêu mến, và sống giữa những người tội lỗi, nên được Chúa đưa đi
vì Người ấy được cất đi, kẻo sự gian
tà làm hư hỏng trí khôn, hoặc sự dối
trá lừa phỉnh tâm hồn. Vì sự quyến
rũ của thú vui phù phiếm che khuât điều thiện, và cơn lốc dục vọng làm điên đảo tâm hồn chính trực.
Người tiến đến mức hoàn thiện trong thời gian
ngắn khác nào đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp. Linh hồn
người ấy đẹp lòng Chúa, nên Chúa vọi
đưa người ấy ra khỏi chốn gian tà. Dân chúng nhìn thấy mà không hiểu, cũng
chẳng nghĩ ra rằng Chúa ban ân sủng và tình thương cho những người Chúa chọn,
và viếng thăm các Thánh của Ngài. Đó
là Lời Chúa.
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma. (Rm 14,7-9.10b-12)
Anh em thân mến, không ai trong chúng ta được sống cho mình,và cũng
không ai chết cho mình.Vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa, nếu chúng ta
chết, là chết cho Chúa. Vậy dù chúng ta sống hay chết, chúng ta đều thuộc về
Chúa. Vì lẽ ấy, nếu Đức Kitô đã chết và sống lại, là để cai trị kẻ sống và kẻ
chết. Vì tất cả chúng ta đều sẽ phải ra trước tòa án của Đức Kitô, bởi có lời
chép: "Chúa phán: Ta lấy sự sống Ta mà thề rằng: mọi đầu gối sẽ phải quỳ
lạy Ta, và mọi miệng lưỡi sẽ ngợi khen Thiên Chúa". Vì vậy, mỗi người
chúng ta sẽ phải trả lẽ về chính mình với Thiên Chúa. Đó là lời Chúa.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca. (Lc
23,44-56)
Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất,
mãi đến giờ thứ chín. Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong Đền
Thờ bị xé ngay chính giữa. Đức Giê-su kêu lớn tiếng : “Lạy Cha, con
xin phó thác hồn con trong tay Cha.” Nói xong, Người tắt thở.
Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh
Thiên Chúa rằng : “Người này đích thực là người công chính !” Toàn
thể dân chúng đã kéo đến xem cảnh tượng ấy, khi thấy sự việc đã xảy ra, đều đấm
ngực trở về. Đó là lời Chúa
Có
lẽ những ai quen biết....đều cảm thấy bàng hoàng, xúc động, tiếc thương và xao
xuyến khi nghe tin chị bất ngờ....qua đời. Cái chết vốn đã là thực tại bi thảm,
nhưng nó lại càng trở nên bi thảm hơn khi nó xảy đến bất ngờ với...., sinh
năm... còn khá trẻ. Trước sự ra đi của chị, tôi thiết nghĩ không có lời nào ở
trần gian có thể ủi an và thoa dịu nỗi niềm tiếc thương cho những đứa con thơ
và những người thân yêu trong gia đình chị.
Vì
thế, giờ phút này đây, chúng ta cùng lắng đọng tâm hồn để cho Lời Chúa soi sáng
và sưởi ấm cõi lòng chúng ta. Chỉ có Lời Hằng Sống của Chúa mới có đủ uy quyền
và sức mạnh để ủi an và soi rọi vào đêm đen tang thương mà những người thân của
chị đang phải đối diện; chỉ có Lời Quyền Năng của Ngài mới có sức cứu độ và đem
lại sự bình an nơi tâm hồn của chúng ta. Tôi xin gợi lên ba câu Lời Chúa mà các
bài đọc chúng ta vừa nghe nói đến:
1. Lời thứ nhất: “Người công
chính dù có chết sớm cũng được an vui… Sống không tỳ ố đã là sống thọ” (x.
Kn 4,7-15).
Lời
này trong sách Khôn ngoan dạy chúng ta về một chân lý sáng ngời: giá trị của
cuộc sống không tùy thuộc vào chiều dài của thời gian mà là tùy thuộc vào chiều
dày của sự công chính, chiều cao của sự thánh thiện, chiều sâu của đức yêu
thương.
Dù
sống ngắn, nhưng nếu sống tốt ,sống đẹp, sống thánh thiện thì lại có giá trị
rất lớn trước mặt Thiên Chúa. Trong cái nhìn ấy, chết trẻ,
chết sớm lại được nhìn như một ân huệ, một sự giải thoát mà Chúa
dành cho người công chính. Đó là một sự về đích sớm, là “ân sủng và tình
thương” Chúa dành cho những người mà Chúa đã chọn, vì “người tiến đến mức hoàn
thiện trong thời gian ngắn khác nào đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp” (Kn 4,13).
2. Lời thứ hai: “Dù sống hay
chết chúng ta cũng thuộc về Chúa” (Rm 14,8; x. Rm 14, 7-9.10c-12)
Lời
này đến từ thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma, giúp chúng ta khám
phá cốt lõi của thực tại sinh tử phận người. Điều quan trọng mà Thánh Phaolo
nói đến là dù sống hay chết miễn sao được “thuộc trọn về Chúa”, nghĩa là luôn
gắn bó, quy hướng và phó thác nơi Ngài. “Người công chính” là người “thuộc về
Chúa”, sống và chết cho Chúa.
Mọi
biến cố xảy đến trong cuộc sống trần gian này đều là cơ hội để phụng sự Ngài:
sống hay chết, nụ cười hay nước mắt, hạnh phúc hay khổ đau, sum họp hay chia
ly, thành công hay thất bại… Nếu cứ “thuộc về Chúa”, thì mọi sự sẽ trở thành
vĩnh cửu.
Lời
này dạy ta về thái độ sống phó thác trọn vẹn vào Đấng là Chủ của sự sống, “đừng
ai sống cho riêng mình, nhưng sống là sống cho Chúa và chết cũng là chết cho
Chúa”.
3. Lời thứ ba: “Lạy Cha, Con
phó thác hồn Con trong tay Cha” (Lc 23,46).
Lời
này đến từ chính môi miệng Chúa Giêsu, trong một giây phút có thể nói là yếu
đuối nhất, bất lực nhất, thất bại nhất của thân phận làm người. Trong giây phút
ấy, Ngài đã làm gì? Thưa, Ngài đã phó thác mạng sống mình cách trọn vẹn và dứt
khoát, vào trong bàn tay của Chúa Cha.
Chúa
Giêsu chính là Lời Viên Mãn. Ngài sống rất ngắn, nhưng giá trị cuộc sống dương
gian của Ngài là vô tận. Cuộc sống ngắn ngủi ấy, chỉ vỏn vẹn hơn ba mươi năm,
chả có nghĩa lý gì so với hàng ngàn hàng vạn năm của lịch sử nhân loại, nhưng
lại có thể cứu độ cả thế giới qua mọi thời đại: hôm qua, hôm nay và mãi mãi…
Ngài cho chúng ta thấy rằng, chất lượng sống quan trọng hơn số lượng sống…
Cuộc
sống có ngắn, nhưng nếu chúng ta thuộc về Chúa, sống cho Chúa và chết cho Chúa,
thì cuộc sống ấy vẫn là vô giá… Sở dĩ cuộc sống dương gian ngắn ngủi của Chúa
có giá trị vô tận, là vì mọi giây phút sống của Chúa Giêsu đều là sống cho Chúa
Cha và “thuộc” về Chúa Cha, có nghĩa là làm theo thánh ý của Chúa Cha, để cho
Chúa Cha toàn quyền sử dụng sự sống Ngài. Cho đến giây phút cuối cùng của hành
trình dương thế, Ngài đã trao “thần khí”, nghĩa là trút linh hồn, trút trọn vẹn
sự sống của Ngài vào tay Cha.
Bước
theo Chúa Giêsu, chúng ta thấy có vô vàn những vị thánh trẻ, tuy cuộc sống
dương gian rất ngắn ngủi, nhưng đã đạt tới đỉnh cao của sự thánh thiện.Gần gũi
với chúng ta có Têrêsa Hài Đồng Giêsu (24 tuổi), Maria Goretti (12 tuổi),
Đaminh Savio (15 tuổi)… Ở Việt Nam có thánh Giuse Túc (19 tuổi), thầy chủng
sinh thánh Tôma Thiện (18 tuổi)…
Kính
thưa cộng đoàn,
Nhìn
vào biến cố ra đi của chị... theo cái nhìn tự nhiên, chúng ta thấy bùi ngùi xúc
động, đau buồn tiếc thương. Ở độ tuổi mà Khổng Tử cho rằng: có thể hiểu thấu
mọi sự lý trong thiên hạ, có kiến thức và kinh nghiệm phong phú, nên đối với
những việc diễn ra trong xã hội có chính kiến rõ ràng, kiên định, không còn
nghi ngờ (bất hoặc). “Tứ thập
nhi bất hoặc” là vậy.
Người
thân của chị và họ đạo tiếc thương cho sự ra đi của chị trong lúc độ tuổi dồi
dào sức sống và hy vọng. Nhưng dưới ánh sáng đức tin soi chiếu, chúng ta hiểu
rằng, chị đã kết thúc tốt đẹp hành trình dương thế của mình, đã hoàn thành sứ
mệnh Chúa muốn. Cuộc sống ở trần gian của chị tuy ngắn ngủi, nhưng chị đã gắng
sức sống tốt nhất khoảng thời gian ấy, qua việc trung thành sống đức tin, hy
sinh vất vả nuôi dạy con cái, và khao khát hướng đến đời sống trọn lành.
Thiết
nghĩ, chị cũng đã sống cho Chúa và chết cho Chúa. Chúng ta hãy phó thác linh
hồn chị... trong tay Chúa và nguyện cầu cho chị được yên nghỉ trong tay nhân
lành yêu thương của Ngài.
Sự
ra đi bất ngờ của chị cũng là lời mời gọi chúng ta biết sống phó thác hơn vào
tình thương của Chúa. Chị đã để lại cho chúng ta một sứ điệp rất quan trọng: sự
sống rất quý giá và thánh thiêng, nên chúng ta hãy chắt chiu từng giây phút
sống và hãy đong đầy mỗi giây phút ấy bằng những giá trị vĩnh cửu.
Lạy
Chúa, “Chúa ban ân sủng và tình thương cho những người Chúa chọn” (Kn
4,15). Xin cho linh hồn chị...được vào nơi tràn đầy ánh sáng và bình an
nước Chúa. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét