TĨNH TÂM VÀ SÁM HỐI MÙA
VỌNG
6 LÝ DO ĐỂ BẮT ĐẦU MÙA
VỌNG BẰNG VIỆC XƯNG TỘI CHO NÊN
Mùa
Vọng là “thời gian vàng” để ta dọn lòng xứng hợp đón mừng Chúa đến. Nhưng để Chúa
có thể đến được với ta, thì ta cần thanh luyện tâm hồn khỏi những rào cản là
tính hư tật xấu và tội lỗi. Vì thế chúng ta rất cần sức mạnh ơn Chúa Thánh Thần
giúp ta can đảm từ bỏ con người cũ, buông bỏ những đam mê, xua trừ những lệch
lạc mà trở về với Chúa và với anh chị em mình. Khi đó, Mùa Vọng và Lễ Giáng
Sinh sẽ là Mùa Hồng Ân Cứu Rỗi cho chúng ta. Để thực hiện điều ấy, hôm
nay, Họ đạo chúng ta bước vào những ngày tĩnh tâm và xưng tội để dọn lòng xứng hợp
đón Chúa. Theo Lm. Patrick Briscoe, OP việc làm hết sức cần thiết
bởi 6 lý do sau đây:
1.
NĂM MỚI, KHỞI ĐẦU MỚI
Mùa
Vọng mở ra năm phụng vụ mới của Giáo hội. Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng
khởi động một chu kỳ, khởi đầu một năm mới. Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI
viết, “Chúa nhật đầu tiên của Mùa Vọng, Giáo hội bắt đầu Năm Phụng vụ mới,
một hành trình đức tin mới, một mặt để kỷ niệm biến cố Giáng sinh của
Đức Giêsu Kitô, mặt khác, mở ra cho sự hoàn tất viên mãn của Người.”
Mỗi
lần xưng tội đều là một khởi đầu tươi mới, và là một khởi điểm mới. Như
tiên tri Isaiah đã nói, “Tội các ngươi,
dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết.”
Khi
xưng tội, Đức Kitô xóa sạch tội lỗi của chúng ta, mở ra cánh cửa cho chúng
ta bước vào cuộc sống mới với Ngài.
2.
DỌN MÌNH
Đức
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “Để dọn mình đón Chúa ngự đến, trước hết
và trên hết cần có thái độ cầu nguyện tin tưởng mãnh liệt. Dành chỗ cho
Thiên Chúa trong tâm hồn, đòi hỏi chúng ta một sự cam kết nghiêm túc để được
biến đổi nhờ tình yêu Chúa.”
Bí
tích thống hối là một lời cầu nguyện thật cao cả, và là một lời cầu nguyện
đầy uy quyền giúp xua đuổi tội lỗi. Chỉ khi loại bỏ bóng tối của sự dữ,
chúng ta mới có thể dâng trọn tâm hồn mình cho ánh sáng và tình yêu
của Đức Kitô.
3.
SUY NGẪM VỀ NGÀY SAU HẾT
Đức
Thánh Cha Phanxicô viết, “Trong Mùa Vọng, chúng ta không chỉ sống trong sự
chờ đợi Lễ Giáng Sinh; mà chúng ta còn được mời gọi để khơi dậy niềm trông
đợi về ngày trở lại vinh quang của Chúa Kitô, khi Người tái lâm vào ngày
sau hết, và dọn mình sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ cuối cùng với Người bằng
những chọn lựa dứt khoát và can đảm. Chúng ta mong chờ lễ Giáng sinh,
chúng ta trông đợi ngày trở lại trong vinh quang của Chúa Kitô, và cả cuộc
gặp gỡ cá nhân của mỗi người: ngày mà Chúa sẽ gọi chúng ta về với Người. ”
Đối
với các Kitô hữu, nghĩ về ngày Chúa Giê-su “ngự đến” có một ý nghĩa kép,
một viễn cảnh kép. Chúng ta nhớ về biến cố Đức Kitô đến lần thứ nhất tại
Bêlem. Đồng thời, chúng ta cũng nghĩ đến ngày Người “sẽ trở lại trong vinh
quang” như trong Kinh Tin Kính mà chúng ta vẫn tuyên xưng.
Xưng
tội giúp chúng ta sẵn sàng để gặp gỡ Đức Kitô, Đấng sẽ trở lại với tư cách
là thẩm phán của chúng ta. Liệu chúng ta có sẵn sàng đứng trước mặt Chúa
Giê-su và kể lại cuộc đời mình không?
4.
SÁM HỐI
Đối
với nhiều người Công giáo, xưng tội là một thực hành thống hối thuần
khiết. Ở nhiều nơi, thật khó để tìm được những cha giải tội. Xưng tội đòi
hỏi một sự tự vấn lương tâm, một cái nhìn trung thực vào những góc tối của
tâm hồn. Cha giải tội có thể không đưa ra những lời khuyên hữu ích, hoặc
tệ hơn, ngài có thể hời hợt hoặc bỏ qua.
Tuy
nhiên, chúng ta tin rằng Thiên Chúa vẫn hoạt động qua Bí tích này. Trong
Mùa Vọng, tất cả những khía cạnh của việc xưng tội đều có thể được dâng
lên Thiên Chúa như một hành động tỏ lòng sám hối. Điều này phù hợp với đặc
tính của Mùa Vọng!
5.
HÀNH TRÌNH ĐẾN BÊLEM
Làm
cách nào để chúng ta cùng Chúa Giêsu và Mẹ Maria một lần nữa tới gần máng
cỏ? Cách quan trọng nhất là noi theo sự kết hiệp mật thiết của các ngài
với Thiên Chúa Cha.
Khi
xưng tội, Thiên Chúa kéo chúng ta lại thật gần Ngài, tuôn đổ trào tràn
tình yêu thương xót của Người trên từng người chúng ta. Khi xưng thú tội
lỗi, chúng ta được đến gần Chúa, thậm chí có thể nói, như thể chúng ta
đang đứng giữa Thánh Gia tại Bêlem!
6.
ĐỪNG CHỜ ĐỢI!
Xưng
tội vào những phút cuối của Mùa Vọng cũng khó nhọc như việc mua sắm vào
cuối dịp Giáng sinh. Lý do tốt nhất để bắt đầu Mùa Vọng bằng việc xưng tội
là bạn sẽ không phải tranh dành trong thời khắc hối hả điên cuồng trước
Giáng sinh !!! Bạn cũng có thể tránh những hàng dài chờ xưng tội bằng cách
dành thời gian để xưng tội ngay hôm nay!
HÃY HỐI LỖI VÀ BƯỚC TỚI
A. Bạn Hãy Cứ Bước Tới Nếu Bạn Đang Bị Sa Lầy [1]
Sám hối là để trái tim làm chúng ta tan chảy
ra... để chúng ta có thể bắt đầu chuyển động. Đây là bước đi tiến tới tự do.
Mùa Vọng hằng năm đưa chúng ta tiếp xúc với Thánh Gioan Tẩy Giả. Một
điều lạ lùng đã xảy ra khi Gioan Tẩy Giả bắt đầu rao giảng trong hoang địa. Tin
mừng thuật lại rằng: “Mọi người từ khắp miền Giuđê và thành
Giêrusalem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông
Giođan” (Mc 1:5). Khi tôi đọc câu nói đó, điều khiến tôi phải
suy nghĩ kỹ là từ “mọi người”. Mọi người, mọi người đã bước đi. Điều đó tự
nó là một phép lạ.
Điều gì có thể lôi kéo toàn bộ dân chúng đứng dậy, từ bỏ sự thoải mái và
an phận của mình và di chuyển vào sa mạc để thú nhận tội lỗi của họ?
Một ký ức mạnh mẽ mà tôi có từ thời thơ ấu liên quan đến mẹ tôi và bí
tích giải tội. Lúc đó có lẽ tôi khoảng chín hoặc mười tuổi, và tôi nhớ rằng vào
một buổi chiều thứ bảy nhàn nhã, mẹ tôi - thật bất ngờ - đã hỏi tôi có muốn đi
chung xe với bà không. Tôi vui vẻ nói có. Vì vậy, chúng tôi lên chiếc xe ga của
gia đình và lái đến Nhà thờ Thánh Bênađô. Tôi đặc biệt nhớ chúng tôi tấp vào
bãi đậu xe hoàn toàn vắng vẻ. Mẹ tôi đỗ xe ở đó, thò tay vào ví, lấy ra một
chiếc khăn kẻ sọc và buộc lên đầu (đó là những năm 1960). Sau đó chúng tôi vào
nhà thờ. Và mẹ tôi đi xưng tội.
Tôi đã rất ngạc nhiên bởi điều này. Mầu nhiệm của Thiên Chúa và lòng
thương xót của Ngài rõ ràng là rất thực đối với mẹ tôi. Nó khiến tôi tự mình
muốn biết về Thiên Chúa không thể cưỡng lại này, người mà mẹ tôi vô cùng
yêu mến đến nỗi bà đã vui vẻ cắt ngang cơ hội thư giãn hiếm có của mình vào một
buổi chiều thứ Bảy và chuyển sang đặt mình trong sự Hiện diện của Ngài. Và ở
đó, trong bóng tối của tòa giải tội, bà đã quỳ xuống và khiêm tốn phó thác cho
Chúa phần đáng xấu hổ nhất của mình. Bà bước ra khỏi nhà thờ luôn luôn vui vẻ.
Như Đức Bênêđictô XVI đã nói: “Những ngày của Mùa Vọng giống như một
tiếng gõ nhẹ vào cánh cửa tâm hồn đang bị bóp nghẹt của chúng ta, mời gọi chúng
ta dấn thân mạo hiểm tiến tới sự hiện diện mầu nhiệm của Thiên Chúa, Đấng duy
nhất có thể giải thoát chúng ta.” [2]
Chúng ta mạo hiểm tiến tới bằng cách chú ý đến tiếng kêu của Gioan Tẩy
giả: Hãy sám hối! Thánh Bênađô lưu ý: “Sự ăn năn hối lỗi là cảm giác
của một người tức giận với chính mình” [3]. Nhưng ăn năn hối lỗi không phải là khúm núm
hay tự lên án mình. Hãy xem những gì Thánh Cyrilô thành Alexandria nói: “Hoa
trái của sự ăn năn, ở mức độ cao nhất, là niềm tin vào Chúa Kitô.” [4] Và đức tin đang thừa nhận một Sự Hiện Diện
làm thay đổi chúng ta.
Một ân sủng nổi bật của Mùa Vọng là ý thức rằng có một Điều gì đó vĩ đại
hơn tội lỗi của tôi, và rằng Điều gì đó Lớn lao hơn luôn kêu gọi tôi ra khỏi
chính mình… kêu gọi tôi thoát khỏi sự tập trung vào cái tôi, đố kỵ và ích kỷ
của mình. Hối lỗi chỉ đơn giản là thú nhận rằng tôi không thể thực sự là chính
mình nếu không có Đấng khác. Cho dù chúng ta là một người chăn cừu, một trong
những Đạo sĩ hoặc thậm chí là một thiên thần, để được là chính mình, tôi cần
một Đấng lớn lao hơn chính bản thân mình. Và đó là lý do tại sao chúng ta dành
cả Mùa Vọng để - giống như họ - đi thẳng đến máng cỏ.
Để làm như vậy, chúng ta cần phải đi vào sa mạc. Vì sa mạc là nơi mà chúng
ta cảm thấy mình bất lực, không nơi nương tựa, hư vô. Sa mạc tước bỏ mọi thứ
bào chữa mà chúng ta đưa ra, mọi sự tự mãn, những thỏa hiệp, ảo tưởng, dối trá
mà chúng ta dựa vào. Học giả Kinh thánh Erasmo Leiva-Merikakis giải thích:
Mọi lời nói thực sự mới mẻ đều bắt đầu trong
sa mạc, là vùng đất không có người ở, nơi đó không có gì được coi là đương
nhiên và nơi đó không có gì có thể giả vờ là cái mà nó không phải là…. Μετάνοια
– ăn năn sám hối có nghĩa là “Hãy chuyển hướng tâm trí của các ngươi ra khỏi những
thái độ mà các ngươi đã tự xác định là mục tiêu của đời mình, và trở về với tâm
trí của Thiên Chúa.” [5]… Sự ăn năn
chính là để trái tim làm chúng ta tan chảy ra để chúng ta có thể bắt đầu chuyển
động, vì nơi đâu không có chuyển động thì không có sự sống. [6]
Đó là mong muốn của sa mạc. Hãy bắt đầu
chuyển động bằng cách thực hiện một lần xưng tội tốt lành trong Mùa Vọng.
B. Xưng Tội Cùng Với Đức Thánh Cha Phanxicô: Phác Thảo Ba Bước Để Xét
Mình. [7]
Những câu hỏi này sẽ giúp chúng ta chuẩn bị
toàn bộ tâm hồn của chúng ta cho việc Hòa giải. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chủ
sự một buổi lễ sám hối tại Vatican (như vào ngày 17 tháng 3 năm 2017),
Ngài đích thân đi xưng tội và nghe lời thú tội của một số giáo dân.
Buổi cử hành nằm trong dự án “24 giờ cho Chúa,” được Hội đồng Giáo hoàng về cổ võ Tân Phúc âm hóa tổ chức. Sáng kiến này là lời mời gọi các nhà thờ trên toàn thế giới ban bi tích giải tội trong suốt 24 giờ. Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát thảo một lộ trình cần thiết cho việc xưng tội như sau:
* Hãy xét mình bằng cách tập trung vào ba
lĩnh vực chính:
1. Tôi có
đến với bí tích Sám Hối với một ước muốn chân thành để được thanh tẩy, hoán
cải, canh tân đời sống và kết hiệp mật thiết hơn với Thiên Chúa không? Hay tôi
xem nó như một gánh nặng mà tôi hiếm khi sẵn sàng gánh vác?
2. Tôi có
cố tình quên hoặc giữ im lặng về những tội trọng trong lần xưng tội gần đây
nhất hoặc những lần xưng tội trước đó không?
3. Tôi đã
chu toàn việc đền tội phải làm chưa? Tôi đã đền bù cho những thiệt hại mà tôi
đã gây ra chưa? Tôi có tìm cách thực hành những quyết tâm của mình để sửa đổi
đời sống theo Tin Mừng không?
* Dưới ánh sáng lời Chúa, mỗi người hãy xét
mình dựa trên ba mối hiệp thông hay tương quan 3 chiều:
I. Tương quan với Chúa. Chúa phán: “Ngươi
phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa của ngươi hết lòng”
1. Lòng
tôi có thật sự hướng về Chúa không? Tôi có thể nói rằng tôi thực sự yêu mến
Ngài trên hết mọi sự, với tình con thảo, trung thành tuân giữ các giới răn của
Ngài không? Tôi có cho phép mình bị cuốn hút bởi những thứ trần tục không? Tôi
có luôn hành động với mục đích đúng đắn không?
2. Tôi có
niềm tin vững vàng vào Thiên Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta Lời của Ngài trong
Con của Ngài không? Tôi có hoàn toàn tuân theo giáo lý của Giáo Hội không? Tôi
có quan tâm đến việc đào tạo Kitô hữu của mình, lắng nghe lời Chúa, tham gia
việc dạy giáo lý, và tránh bất cứ điều gì có thể là mối đe dọa cho đức tin của
tôi không? Tôi có luôn tuyên xưng niềm tin vào Chúa và vào Giáo hội một cách
dũng cảm và can đảm không? Tôi có đưa ra bằng chứng về Kitô giáo của mình thông
qua các hành động của tôi trong cuộc sống riêng tư và công cộng không?
3. Tôi đã
cầu nguyện sáng và tối chưa? Lời cầu nguyện của tôi có phải là một cuộc trò
chuyện thực sự từ trái tim đến trái tim với Chúa hay đó chỉ là một thực hành
bên ngoài trống rỗng? Tôi có nhớ dâng lên Thiên Chúa những hoạt động, niềm vui
và nỗi buồn của tôi không? Tôi có tin tưởng hướng về Ngài để được giúp đỡ khi
tôi bị cám dỗ không?
4. Tôi có
tôn kính và yêu mến danh thánh của Thiên Chúa không, hay tôi đã xúc phạm
Ngài bằng lời báng bổ, bằng những lời thề dối, hoặc bằng cách sử dụng danh Ngài
một cách vô ích? Tôi có bất kính với Đức Trinh Nữ Maria và các thánh không?
5. Tôi có
giữ ngày thánh của Chúa và các ngày buộc của Giáo Hội, tham dự các cử hành
phụng vụ và đặc biệt là Thánh Lễ với sự tham dự tích cực, chăm chú và sốt sắng
không? Tôi có tránh làm những công việc không cần thiết vào ngày Chúa Nhật
không? Tôi có tuân giữ giới luật xưng tội ít nhất mỗi năm một lần và Rước Lễ
trong Mùa Phục Sinh không?
6. Tôi có
“các ngẫu thần khác” - cụ thể là những thứ mà tôi quan tâm nhiều hơn hoặc đặt
niềm tin vào các thứ đó nhiều hơn là vào Thiên Chúa, chẳng hạn như: sự giàu có,
mê tín dị đoan, ma thuật hoặc các hình thức ma thuật khác không?
II. Tương quan với tha nhân. Chúa phán: “Hãy yêu thương nhau như Ta đã yêu thương các con.”
1. Tôi có
thực sự yêu thương người lân cận của mình không, hay tôi đối xử tệ bạc với họ,
lợi dụng họ cho tư lợi của tôi và đối xử với họ theo cách mà tôi không muốn bị
đối xử? Tôi có gây tai tiếng bằng lời nói và hành động của mình không?
2. Trong
cuộc sống gia đình, tôi có kiên nhẫn đóng góp và yêu thương đích thực vì lợi
ích và sự an lành của người khác không?
- Đối với
mỗi thành viên trong gia đình:
Đối với trẻ: Con đã vâng lời cha mẹ chưa? Con đã tôn
trọng và vinh danh cha mẹ chưa? con có giúp đỡ cha mẹ về nhu cầu tinh
thần và vật chất không? Con có học tập chuyên cần ở trường lớp không? Con
có tôn trọng những người có thẩm quyền không? Con có nêu gương tốt trong mọi
tình huống chưa?
Đối với các bậc cha mẹ: Tôi có quan tâm đến việc giáo dục Kitô giáo
cho con cái mình không? Tôi có làm gương tốt cho chúng chưa? Tôi đã hỗ trợ
chúng và hướng dẫn chúng với thẩm quyền của mình chưa?
Đối với vợ chồng: Tôi có luôn thủy chung trong tâm hồn và hành
động không? Tôi có hiểu biết trong những lúc căng thẳng hoặc lo lắng không?
3. Tôi có
biết trao ban những gì là của tôi, không ích kỷ nhỏ mọn, cho những người nghèo
hơn tôi không? Trong phạm vi tùy thuộc vào tôi, tôi có bênh vực những người bị
áp bức và giúp đỡ những người túng thiếu không? Hay tôi đối xử với người lân
cận của tôi một cách kiêu ngạo hoặc thô bạo, đặc biệt là người nghèo, người yếu
đuối, người già, người bị gạt ra bên lề xã hội và người nhập cư?
4. Tôi có
ý thức về sứ vụ được trao phó cho tôi không? Tôi có tham gia vào các công việc
tông đồ và bác ái của Giáo Hội, cũng như trong đời sống và các sáng kiến
trong giáo xứ của tôi không? Tôi có cầu nguyện và góp phần đáp ứng các nhu
cầu của Giáo hội và của thế giới, chẳng hạn: cho sự hiệp nhất của Giáo hội, cho
việc truyền giáo cho các dân tộc, và cho việc thiết lập công lý và hòa bình?
5. Tôi có
quan tâm đến hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng nơi tôi đang sống không,
hay tôi chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của mình? Tôi có tham gia càng nhiều
càng tốt vào các sáng kiến thúc đẩy công lý, đạo đức chung, hòa bình và
các hoạt động từ thiện không? Tôi có làm tròn bổn phận công dân của mình không?
Tôi đã đóng thuế thường xuyên chưa?
6. Tôi có
công bằng, cam kết, trung thực trong công việc và sẵn sàng cống hiến dịch vụ
của mình vì lợi ích chung không? Tôi đã trả lương công bằng cho tất cả những
người làm việc cho tôi ở bất kỳ khả năng nào chưa? Tôi có trung thành với các
hợp đồng và lời hứa không?
7. Tôi có
vâng lời và tôn trọng chính quyền hợp pháp không?
8. Nếu
tôi có trách nhiệm hoặc có nhiệm vụ quản lý, tôi chỉ tìm lợi ích cho riêng mình
hay tôi phấn đấu vì lợi ích của người khác với tinh thần phục vụ?
9. Tôi có
thực hành sự trung thực và lòng trung thành, hay tôi đã làm hại người khác bằng
những lời dối trá, vu khống, gièm pha, phán xét liều lĩnh và tiết lộ bí mật?
10. Tôi
có cố dùng bạo lực chống lại tính mạng và sự toàn vẹn về thể chất của người
khác không? Tôi đã xúc phạm danh dự của họ, hoặc từ chối họ những gì hợp pháp
của họ? Tôi có phá thai hay tư vấn cho một phụ nữ phá thai không? Tôi có giữ im
lặng trong những tình huống mà lẽ ra tôi có thể khuyến khích mọi người làm điều
tốt không? Trong cuộc sống hôn nhân của mình, tôi có tôn trọng những lời dạy
của Giáo hội về sự cởi mở và tôn trọng sự sống không? Tôi đã làm bất cứ điều gì
chống lại sự toàn vẹn về thể chất của chính mình (ví dụ như triệt sản) chưa?
Tôi có luôn trung thành với tâm trí cũng như thể xác của mình không? Tôi có ôm
hận không? Tôi có mâu thuẫn không? Tôi có sử dụng những lời lăng mạ và xúc
phạm, do đó khuyến khích sự bất đồng và hiềm khích không? Tôi có bỏ qua việc
làm chứng cho sự vô tội của người khác một cách tội lỗi và ích kỷ không? Trong
khi lái xe, tôi có đặt tính mạng của mình hoặc của người khác vào tình thế nguy
hiểm không?
11. Tôi
có ăn trộm không? Tôi có bất công đến mức muốn ăn cắp của người khác không? Tôi
có làm hỏng đồ đạc của hàng xóm không? Tôi đã trả lại bất cứ thứ gì tôi có thể
đã lấy và đền bù cho những thiệt hại đã gây ra chưa?
12. Nếu
người ta làm hại tôi, tôi có bày tỏ thiện chí muốn làm hòa và tha thứ vì lòng
yêu mến Chúa Kitô không? Hay trong lòng tôi nuôi hận thù và mong muốn trả thù?
III. Tương quan với chính mình. Chúa Kitô phán: “Anh em hãy nên hoàn thiện như Chúa Cha là Đấng hoàn thiện”
1. Định
hướng cơ bản của cuộc đời tôi là gì? Tôi có được khích lệ bởi hy vọng về sự
sống đời đời không? Tôi có tìm cách thắp lại đời sống thiêng liêng của mình qua
việc cầu nguyện, đọc và suy niệm lời Chúa, và tham dự các bí tích không? Tôi đã
thực hành từ bỏ chính mình chưa? Tôi có sẵn sàng và vui lòng từ bỏ những thói
xấu của mình, kiểm soát những đam mê và khuynh hướng đồi trụy của mình chưa?
Tôi đã khắc phục được khuynh hướng ganh tị của mình chưa? Tôi đã kiểm soát được
sự háu ăn của mình chưa? Tôi có tự phụ và kiêu ngạo, coi thường người khác và
luôn đặt mình lên hàng đầu không? Tôi có áp đặt ý chí của mình lên người khác,
vi phạm quyền tự do của họ và coi thường các quyền của họ không?
2. Tôi đã
làm gì với thời gian, sức lực của mình và những ân ban khác mà tôi đã nhận được
từ Chúa như những “nén vàng” được đề cập trong Tin Mừng? Tôi có tận dụng tất cả
những phương thế này để mỗi ngày tiến tới sự hoàn hảo trong đời sống thiêng
liêng và trong việc phục vụ người khác không? Tôi có thụ động và lười biếng
không? Tôi sử dụng internet và các phương tiện liên lạc khác như thế nào?
3. Tôi có
kiên nhẫn chịu đựng những đau khổ và thử thách của cuộc đời với lòng kiên nhẫn
và đức tin không? Tôi đã tìm cách thực hành sự từ bỏ mình như thế nào, để hoàn
tất những gì còn thiếu trong cuộc khổ nạn của Đức Kitô? Tôi có tuân giữ luật ăn
chay và kiêng thịt không?
4. Tôi có
giữ thân xác mình thanh khiết và trong sạch tùy theo bậc sống của tôi, vì biết
rằng đó là đền thờ của Chúa Thánh Thần, dành cho sự sống lại vinh quang không?
Tôi có canh giữ các giác quan của mình và tránh làm ô nhiễm tinh thần và thể
xác của mình bằng những ham muốn và suy nghĩ đồi trụy, hoặc bằng những lời nói
và hành động không xứng đáng không? Tôi có cho phép mình say mê đọc sách,
thuyết trình, giải trí hoặc các hình thức giải trí khác trái ngược với sự trung
thực của con người và Kitô hữu không? Tôi có gây tai tiếng cho người khác với
hành vi của mình không?
5. Tôi có
hành động trái lương tâm vì sợ hãi hay giả hình không?
6. Tôi có
tìm cách hành động mọi lúc mọi nơi với sự tự do đích thực của con cái Thiên
Chúa, và theo các lề luật của Thánh Thần không? Hay tôi đã để cho đam mê của
mình chi phối?
7. Tôi có bỏ qua một việc tốt lẽ ra tôi có thể làm không?
Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét