Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2023

 

GIỚI THIỆU CHA PHÓ NHẬN SỨ VỤ NƠI HỌ ĐẠO MỚI

A. LỜI 1:

Kính thưa cộng đoàn,

Nhân ngày đón mừng Cha phó mới về Họ đạo…, vì đây là Cha phó đặc thù, đặc trưng và đặc sản nên con xin có 3 lời đặc sệt:

1. Lời thứ nhất: Sur-stay-nét-tèng-ót-kờ-nia: xin chào mọi người.

Con xin kính chào Cha QH, quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ và quý ông bà anh chị em. Sau đây con xin đọc văn thư bổ nhiệm:…

2. Lời thứ hai: Sum-óp-o-bà-toa: xin chúc mừng.

Xin chúc mừng Cha…đã vâng phúc ĐGM Giáo Phận về đây để cộng tác với Cha sở thi hành sứu vụ của người mục tử là: giảng dạy, thánh hoá và quản trị dưới sự điều phối của Cha sở. Cầu chúc Cha luôn an mạnh, thánh đức và nhiệt tâm tông đồ, chung tay cùng Cha sở, HĐMVGX và bà con giáo dân xây dựng Họ đạo này trở thành cộng đoàn mang lối sống Hiệp hành: hiệp thông-tham gia và sứ vụ như Hội Thánh ngàn năm thứ ba mong muốn.

Xin chúc mừng bà con Họ đạo…có thêm Cha phó mới đồng hành với ông bà và anh chị em trong đời sống đức tin hàng ngày.

Một lần nữa, con xin chân thành cám ơn Cha QH, quý Cha, quý Tu sĩ, quý thân nhân và ân nhân của Cha phó đã hy sinh thời gian và công việc đến đây để hiệp ý cầu nguyện cho Cha nhân dịp nhận giáo vụ mới.

Xin Chúa chúc lành và ban bình an cho mọi người.

 

B. LỜI 2:

Như ta đã biết việc thuyên chuyển quý Cha từ Họ đạo này đến Họ đạo khác là chuyện rất bình thường trong GH. Như văn thư bổ nhiệm của ĐGM đã nói rõ: "vì thiện ích của các linh hồn và vì nhu cầu của Giáo phận". Chính vì lý do đó mà sau một thời gian phục vụ giáo điểm Vĩnh Châu, cha Giuse được ĐGM bổ nhiệm về Họ đạo Đại Tâm này với nhiệm vụ là Cha phó Sóc Trăng, biệt cư đặt trách giáo xứ Đại Tâm. Nhân dịp này cộng đoàn cũng nên biết một số điều liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của Cha phó theo giáo luật:

- Nhiệm vụ: Căn cứ vào giáo luật 1983, điều 545 thì Cha phó được bổ nhiệm nhằm trợ giúp Cha chính xứ trong tất cả mọi công việc mục vụ cho toàn Giáo xứ; cũng có thể chỉ cho một phần Giáo xứ; hay chỉ cho một nhóm tín hữu, chẳng hạn chỉ lo cho người di dân, giới trẻ, sinh viên hay người dân tộc….điều này do bổ nhiệm thư quy định.

Nói chung nhiệm vụ của Cha phó là giúp Cha chính xứ cáng đáng các công việc mục vụ trong Giáo xứ và cùng chia sẻ với Cha chính xứ thi hành ba thừa tác vụ căn bản: giảng dạy, thánh hóa và quản trị cộng đoàn.

- Quyền hạn: Cha phó trong Giáo xứ không phải là quyền “thường xuyên” (ordinary) do chức vụ, nhưng là quyền được Cha chính xứ ủy thác (delegated). Cho nên có một số việc cử hành Phụng Vụ và Bí Tích chỉ dành riêng cho Cha chính xứ (x. đ. 530). Nếu không có sự đồng ý hay yêu cầu của Cha chính xứ, thì cha phó không có quyền cử hành, như:

- Rửa Tội;

- Thêm Sức trong trường hợp nguy tử (x. đ. 883 #3);

- Xức Dầu bậnh nhân… (x. đ. 1003 # 2-3);

- Cử hành an táng;

- Làm phép giếng Rửa Tội trong mùa Phục Sinh;

- Chủ sự rước kiệu trọng thể;

- Tổ chức và cử hành các thánh lễ trọng thể.

- Không có quyền chứng hôn; chỉ khi nào Cha phó được vị  Thường Quyền Giáo phận hay Cha chính xứ ủy quyền tổng quát hay riêng biệt từng trường hợp thì mới được thi hành. (x.đ 1111).

- Cha phó cũng không phải dâng lễ “cầu cho giáo dân, nghĩa là lễ họ” (missa pro populo; x. đ 534), kể cả khi Cha xứ vắng mặt.

- Chỉ một mình Cha xứ mới có quyền đại diện Giáo xứ trong lĩnh vực pháp lý dân sự hay giáo luật (x. đ. 532; 519; 515 #1); cũng như ngài hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc quản trị tài chính của giáo xứ (x.đ 1283, #1; 1282; 1284; 1741 #5).

- Cha phó không phải chịu trách nhiệm mục vụ tổng quát của Giáo xứ, nhưng phải trả lời với Cha xứ về trách nhiệm được giao.

Đó là một số nhiệm vụ và quyền hạn của Cha phó.

- Kính thưa cộng đoàn, mỗi lần giáo dân biết tin cha này hay cha kia sắp chuyển đổi, thì ta cũng nghe được bàn dân thiên hạ xì xầm, so sánh giữa cha này với cha khác. Cha này đạo đức, cha kia thì không; cha này làm bác ái giỏi, cha nọ thì dở; cha này giảng hay cha kia không hay lắm, điều đó không quan trọng, quan trọng là giảng phải đúng và trúng. Rồi cha này xây cất giỏi cha kia chẳng biết gì về xây dựng; cha này khó tính, cha kia hiền hoà…Nhưng không thế mà quý Cha buồn tủi muốn đổi đi nơi khác khi bị xem thường hay chê bai; hay ngược lại phấn khởi, vui mừng, hãnh diện, tự hào trước những lời khen ngợi của một vài giáo dân để rồi bám trụ mãi với mong muốn được tận hưởng vài lời ru êm tai.

Khen hay chê đó là chuyện của bàn dân thiên hạ. Người thích thì khen do hợp gu với họ; còn người không thích thì tìm cách chê bai vì không hợp gu với đòi hỏi của họ, nhưng tất cả những điều đó không quan trọng. Chuyện quan trọng nhất của đời Linh mục là hãy luôn ý thức mình là ai? sứ vụ của mình là gì? và mình đang thuộc về đâu? Ý thức như vậy thì khi bề trên GH muốn chuyển đổi ta đi nơi này nơi khác ta không chối, không chạy mà vui vẻ vâng lời. Bởi vì ở đâu ta cũng phải sống đúng ơn gọi và sứ vụ của người Linh mục Chúa. Mà ơn gọi và sứ vụ của Linh mục được gồm tóm bằng 4 chữ T 4 chữ G sau đây: 

- 4 chữ T là: thánh thiện, tận tâm, thân thiện và thăng tiến đối với bản thân, hầu thi hành tốt chức năng: giảng dạy, thánh hoá và quản trị. 

- 4 chữ Ggần Chúa, gần Giám mục, gần giáo dân và gần anh em Linh mục đoàn trong các mối tương quan, vì ý thức mình thuộc về Chúa, GH, cộng đoàn Họ đạo và anh em Linh mục đoàn. Nhờ đó ta không đi lệch hướng, không chạy theo những đối tượng khác hay phục vụ cho những giá trị nào khác đi ngoài ơn gọi và sứ vụ của mình. 

Cầu chúc Cha luôn an mạnh và chu toàn thật tốt nhiệm vụ và chức năng của mình ở môi trường này.

Xin chúc mừng bà con Họ đạo… có một vị mục tử mới... luôn ở bên, đồng hành nâng đỡ, chăm lo cho đời sống tinh thần và đức tin cho anh chị em thường xuyên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XIV THƯỜNG NIÊN Lm. Nguyệt Giang CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN B Ed 2,2-5; 2Cr 12,7-10; Mc 6,1-6 Suy niệm 1: ...