THỨ SÁU SAU LỄ TRO
Is 58,1-9a; Mt 9, 14 –15
Suy niệm 1: MỤC ĐÍCH CHÍNH CỦA ĂN CHAY
Nhân
cơ hội giải thích cho các môn đệ Gioan hiểu vì sao các môn đệ Chúa không ăn
chay, Chúa Giêsu mạc khải cho họ biết về bản thân và sứ mạng của Ngài.
Trong
cựu ước Thiên Chúa tự ví Người là chàng rể và Israel là nàng dâu. Như vậy khi
đem trường hợp tiệc cưới ra để giải thích về việc ăn chay, Chúa Giêsu như muốn
cho các môn đệ của Gioan biết rằng: Người là chàng rể và Israel là nàng dâu.
Qua đó mặc nhiên tuyên bố: Người chính là Thiên Chúa đã đến giữa lòng nhân
loại.
Hơn
nữa, mục đích chính của việc ăn chay bấy giờ là mong đợi Đấng Messia đến. Mà
Chúa Giêsu chính là Đấng Messia (chàng rể) đã đến với loài người (nàng dâu)
rồi, thì cớ gì phải ăn chay.
Việc
ăn chay chỉ có ý nghĩa khi nó gắn liền với toàn bộ cuộc đời của Đức Giêsu. Do
đó lúc Người vui thì con người phải chia vui với Người. Khi Người khổ thì con
người cùng chung đau khổ. Lúc Người chết thì con người phải cùng chấp nhận chịu
chết với Người. Khi Người sống lại thì con người cũng cùng sống lại với Người.
Tóm
lại, Chúa Giêsu không hề phủ nhận việc ăn chay, nhưng qua lời giải đáp thắc mắc
trên, Chúa Giêsu muốn cho biết: Người chính là chàng rể mà Chúa Cha sai đến để
kết hôn với loài người, yêu thương loài người và cứu độ loài người. Cũng như
xác định rõ cho chúng ta biết việc ăn chay chính là để dọn lòng tiếp rước Chúa.
Một khi đã tiếp nhận Chúa rồi thì không cần ăn chay nữa, trái lại phải vui mừng
phấn khởi trong niềm tin yêu Chúa.
Xin
cho chúng ta là những kẻ tội lỗi, yếu đuối, biết lo ăn chay hãm mình, để dọn
lòng xứng đáng đón mừng Chúa qua bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày, nhờ đó mà ta được
thông hiệp với Chúa trong ngày phục sinh vinh quang.
Suy niệm 2: CHAY TỊNH
(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)
Chay tịnh là một thực hành tôn
giáo có từ lâu đời. Nhưng nhiều khi biến thành hình thức. Đánh mất ý nghĩa thực
sự. Thực ra chay tịnh là để hãm dẹp xác thịt. Kềm chế dục vọng. Loại trừ tính
hư tật xấu. Từ bỏ cái tôi. Để Thiên Chúa ngự trị. Khi có Thiên Chúa ngự trị ta
đạt đến đích điểm của đạo rồi. Khi đó đạo trở thành niềm vui. Chỉ khi ta phạm
tội, lạc mất Thiên Chúa, ta mới phải ăn chay. Như Chúa Giê-su dạy: “Chẳng
lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng
khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay”.
Vì thế từ xa xưa các tiên tri
đã quyết liệt đả phá thói ăn chay hình thức. “Chính ngày
các ngươi muốn ăn chay để tiếng các ngươi kêu thấu trời cao thẳm, thì các ngươi
lại ăn chay không đúng cách. Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng
trong ngày con người phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau,
nằm trên vài thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày
các ngươi muốn đẹp lòng Đức Chúa?”
Tệ hơn nữa ăn chay trở thành
giả hình. Và nhất là trở thành phản chứng. Vì khi ăn chay vẫn còn lo kiếm lợi
nhuận bằng áp bức tha nhân. Vẫn còn chia rẽ bất hoà, thậm chí hành hung người
khác: “Này ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi
kẻ làm công cho mình. Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay
đánh đấm thật bạo tàn”.
Chúa cho biết cách ăn chay đẹp
lòng Chúa là quan tâm đến người nghèo khổ. Chia sẻ vật chất với người túng
nghèo. Giải phóng kẻ bị tù tội. “Cách ăn chay mà ta ưa thích chẳng phải
là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho
người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? Chẳng phải là chia cơm cho người đói,
rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo
che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?”
Ăn chay là để kết hợp với Chúa.
Vì thế ăn chay phải quan tâm phục vụ tha nhân. Vì Chúa ở trong tha nhân. Đặc
biệt những người anh em nghèo khổ bất hạnh. Vì thế ăn chay là phải hãm dẹp bản
thân. Bớt chi tiêu. Để giúp người nghèo. Khi đó ta gặp được Chúa. Khi đó ăn
chay đạt tới ý nghĩa đích thực.
SUY NIỆM 3: Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĂN CHAY
Bên Trung Quốc có một nhà điêu khắc được giao
cho thực hiện một cái giá treo chuông bằng gỗ quí. Sau khi hoàn thành công
việc, mọi người nhìn ngắm đều khen ngợi và cho đó là kỳ công tước đã mướn nhà
điêu khắc thực hiện công việc cho gọi ông đến và hỏi: “Nhà người có bí quyết
nào mà hoàn thành một kiệt tác như thế?” Nhà điêu khắc trả lời: “Tôi chỉ là một
thợ thủ công và chẳng có bí quyết nào cả. Công việc diễn ra rất đơn giản: khi
bắt đầu nghĩ đến công việc được giao, tôi tập trung tư tưởng vào đó, tôi đã giữ
chay để tâm hồn được lắng dịu, quên đi tất cả những lời khen chê, có thể nói,
việc gì xảy ra là do tinh thần tập trung của tôi được huấn luyện nhờ việc giữ
chay nghiêm ngặt để chỉ chú ý vào đối tượng duy nhất là cái giá chuông mà thôi”.
Công trình giữ chay của các tín
hữu trong mùa chay mỗi năm được gán cho nhiều ý nghĩa: nào là chay tịnh để kềm
hãm một nhu cầu mạnh mẽ nhất trong con người, đó là ăn uống để sinh tồn, nhờ đó
có thể tiến mạnh hơn trên con đường tu thân tích đức; nào là ăn chay để kinh
nghiệm được sự đói khát, nhờ đó có thể cảm thông và chia sẽ với những anh em
túng thiếu, nghèo khổ đang cần đến sự trợ giúp của mình; nào là ăn uống kham khổ
để tiết kiệm được một số tiền hầu đóng góp vào các chương trình bác ái, từ
thiện. Ăn chay để tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc sống con người không chỉ
lo làm lụng để cung phụng cho thân xác và đời sống vật chất, nhưng còn cố gắng
hướng lên những mục đích tối thượng thiêng liêng. Tất cả những ý nghĩa đó của
việc ăn chay có những yếu tố rất tích cực, đáng suy nghĩ và thực hành. Nhưng
còn một ý nghĩ khác rất quan trọng, đó là ăn chay để tập trung tư tưởng, nhờ đó
khám phá hình ảnh nòng cốt của chính mình và cuả tha nhân: đó là hình ảnh Thiên
Chúa tiềm ẩn nơi mỗi người.
Xin cho công việc chay tịnh
chúng ta thực hiện trong mùa chay này giúp chúng ta đi vào chiều sâu để khám
phá hình ảnh Thiên Chúa trong chúng ta và trong lòng mọi người, ngõ hầu cuộc
sống đức tin chúng ta là một công trình ngày càng tỏ lộ và chúng ta có khả năng
yêu mến hình ảnh Thiên Chúa nơi người khác.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin
Vui’)
SUY NIỆM 4: THÁI ĐỘ DỨT KHOÁT.
Phanxicô được mệnh danh là người nghèo của
Thiên Chúa, đã làm một cuộc đoạn tuyệt với tất cả những gì thuộc về thế gian để
nên giống Chúa Giêsu trong mọi sự.
Trên bước đường theo Ngài, Chúa
Giêsu không chấp nhận bất cứ thỏa hiệp nào nơi người môn đệ: “Ai muốn theo Ta,
hãy từ bỏ mình”. Nếu chính bản thân mà còn phải từ bỏ, thì huống chi những gì
thuộc về thế gian. Thái độ dứt khoát này được Chúa Giêsu làm nổi bật trong cách
xử thế của Ngài đối với một số những luật lệ Cựu ước. Trong khi các môn đệ của
Gioan Tẩy Giả và những người Biệt phái tuân giữ một số ngày chay tịnh, thì Chúa
Giêsu và các môn đệ của Ngài tự miễn chước. Hành động như thế, Chúa Giêsu muốn
nói lên sự độc lập của Ngài và của các môn đệ đối với một số truyền thống cũ.
Chúa Giêsu đã minh định thái độ của Ngài khi tuyên bố về sự hiện diện của Tân
lang. Ngài chính là Tân lang, là Ðấng Cứu Thế mà con người mong đợi.
Theo truyền thống Do thái giáo,
việc giữ chay được liên kết chặt chẽ với việc chờ đợi Ðấng Cứu Thế. Ăn chay có
nghĩa là nói lên niềm trông đợi Ðấng Cứu Thế. Căn cứ trên ý nghĩa và mục đích
của việc giữ chay như thế, Chúa Giêsu muốn cho mọi người thấy rằng Ngài chính
là Ðấng Cứu Thế, do đó các môn đệ không cần giữ chay, bởi vì họ không cần phải
trông đợi nữa. Ðó là thái độ hợp thời và hợp lý: họ đang sống bên Chúa Giêsu:
thái độ của họ không phải là thái độ buồn sầu, khóc lóc. Thời của Ðấng Cứu Thế
không phải là thời của tang chế, ủ dột, mà là thời của hân hoan.
Làm môn đệ Chúa Giêsu, sống với
Chúa Giêsu, thái độ của người theo Chúa phải là sống tất cả cho Ngài và vì
Ngài. Ðưa ra dụ ngôn chiếc áo và bình rượu, Chúa Giêsu muốn nói rằng thái độ
của người môn đệ phải là thái độ dứt khoát tận căn, một thái độ không pha lẫn
Tin Mừng với tinh thần thế tục.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng
ta xét lại tương quan của chúng ta với Chúa Giêsu. Mang danh hiệu của Ngài, làm
môn đệ của Ngài có nghĩa là phải sống trọn cho Ngài. Nói như thánh Phaolô: “Tôi
sống, nhưng không phải tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi”.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin
Vui’)
SUY NIỆM 5: TẠI SAO PHẢI ĂN CHAY?
Bấy giờ các môn đệ ông Gio-an tiến lại hỏi Đức
Giê-su rằng: “Tại sao chúng tôi và các người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ông
lại không ăn chay?” Đức Giê-su trả lời: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể
than khóc khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể đã bị đem đi,
bấy giờ họ mới ăn chay”. (Mt.
9,14-15)
Giáo hội mời gọi chúng ta ăn
chay suốt cả mùa chay. Nói đúng nghĩa ăn chay là nhịn ăn uống. Người ta có thể
tưởng rằng Giáo hội có lý nhắc nhở một điều quan trọng cho chúng ta cần ăn chay
vì ăn quá nhiều như ở Mỹ làm mình phì nộn và nhồi tọng đủ thứ trong khi bao
nhiêu người trên thế giới thiếu ăn mỗi ngày. Nhưng không phải vì những lý do đó
mà Giáo hội khuyến khích ăn chay. Giáo hội có nhiều lý do khác.
Giáo hội đánh giá rằng ăn chay
là cách tốt nhất để chúng ta mở lòng hướng về Thiên Chúa và tiếp rước Ngài.
Giáo hội tin tưởng rằng trong khi thiếu ăn uống, tự nhiên chúng ta thấy mình là
tạo vật yếu đuối cần phải nương tựa vào Đấng gìn giữ, bảo đảm sự hiện hữu của
muôn loài. Ăn chay nhất thiết làm cho chúng ta cảm nghiệm ngay trong xác thịt
mình thấy rằng đời sống chúng ta và bản chất chúng ta đều bởi Thiên Chúa ban.
Giáo hội khuyến khích ăn chay
vì lý do thứ hai: ăn chay là phương thế tốt nhất để chuẩn bị chúng ta mong đợi
Đức Ki-tô lại đến. Tất cả chúng ta đều biết tại sao nhiều người ăn mất ngon khi
gặp cơn bối rối hay gặp cảnh chia ly. Sau một cơn cãi lộn, người ta không còn
muốn ăn uống. Khi mất chồng, vợ bỏ ăn nhiều ngày. Ăn chay còn biểu lộ chúng ta
hoàn toàn liên kết với Đức Ki-tô mà chúng ta yêu mến. Chúng ta ăn chay như thể
là tưởng nhớ Đức Ki-tô và ra sức trông mong Người.
Đó là ý nghĩa của lời Chúa
trong Tin mừng hôm nay. Đức Giê-su đã ở với chúng ta, nhưng chúng ta không hoàn
toàn kết hợp với Người. Người đã đến giữa chúng ta, nhưng một ngày kia, Người
lại đến trong vinh quang. Trong khi ăn chay, chúng ta tỏ hết lòng thiện chí
được thấy Người lại đến để chúng ta hợp nhất với Người trọn vẹn cho đến muôn
đời.
J.Y.G
SUY NIỆM 6: GIỮ CHAY ĐÚNG NGHĨA
Tại Giáo phận Taytay-Philippines, có một
thầy ẩn sĩ tu rừng. Thày từ bỏ thế giới náo động, nhộn nhịp bên ngoài để vào
rừng sâu ăn chay, cầu nguyện và sống thân tình với Thiên Chúa.
Thi thoảng, mỗi dịp lễ lớn, thày thường đi bộ
trên đôi chân trần, không giày, không dép, đi hàng chục kilômét để về nhà thờ
chính tòa hiệp thông cùng Giáo Hội. Trông thấy thày, ai cũng thấy toát ra một
vẻ hồn nhiên, thánh thiện, thanh thoát, vui tươi và bình an.
Có lẽ vì nơi thày có được vẻ đẹp của Tin Mừng
và đời sống chay tịnh cũng như cầu nguyện thường xuyên, nên nhìn mọi người, mọi
vật dưới con mắt của Chúa!
Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy
thường xuyên nhắc tới việc ăn chay, chẳng hạn như: vua Đavít ăn chay để cầu
nguyện cho con khỏi ốm; từ triều đình đến thường dân thành Ninivê đã đáp lại
lời mời gọi của tiên tri Giona nên ăn chay và sám hối để thoát khỏi tai họa…
Sang thời Tân Ước, Gioan Tẩy
Giả cũng ăn chay và sống khổ hạnh trong sa mạc để chuẩn bị loan báo Đức Giêsu;
đến khi Đức Giêsu xuất hiện, Ngài đã khởi đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng bằng việc
chay tịnh và cầu nguyện 40 ngày trong hoang địa sau khi chịu phép Thánh Tẩy;
không những thế, Ngài thường xuyên nhắc các môn đệ phải ăn chay, cầu nguyện và
Ngài còn cảnh báo các ông, nếu muốn trừ được quỷ thì phải ăn chay và cầu nguyện.
Như vậy, vấn đề chay tịnh là
vấn đề quan trọng trong Kinh Thánh.
Tuy nhiên, hôm nay, khi các môn
đệ của Gioan đến hỏi Đức Giêsu về việc: “Tại sao chúng tôi và các người
Pharisêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?”, nhân cơ hội này, Đức Giêsu
mặc khải cho biết ý nghĩa đích thực của việc ăn chay.
- Ăn chay là để chờ đón Chúa đến,
nhưng Ngài đang ở giữa họ thì không có lý do gì để ăn chay nữa. Nếu ăn chay lúc
này là mâu thuẫn, chẳng khác gì vải mới vá áo cũ, hay rượu mới đổ vào bầu da cũ
vậy!
- Ý nghĩa chính yếu của việc giữ
chay chính là đền tội, hãm dẹp những khuynh hướng xấu xa, đê tiện, tội lỗi, từ
bỏ cái tôi ích kỷ, kiêu ngạo, sống liên đới, yêu thương, tha thứ, giúp đỡ người
nghèo…, nhất là tin vào Tin Mừng.
Xin Chúa giúp sức, để mỗi người
chúng ta sống tinh thần của Mùa Chay thật sốt sắng và ý nghĩa, ngõ hầu chúng ta
hưởng trọn vẹn niềm vui phục sinh. Amen.
Ngọc Biển SSP
Suy niệm 7: NÓI VỀ VIỆC ĂN
CHAY
(Lm Giuse Đinh Lập Liễm)
1.
Bài Tin Mừng kể lại một phần cuộc tranh luận giữa Đức Giêsu và
những người biệt phái về vần đề ăn chay, chúng ta thấy nhân cuộc tranh luận
này, Đức Giêsu đã bộc lộ cho mọi người biết về bản thân và sứ mạng của Ngài.
Luật cũ chỉ
buộc người Do thái ăn chay mỗi năm một lần vào ngày đền tội (Lc 16,19-31).
Ngoài ra thời Đức Giêsu, người ta còn giữ chay tự nguyện vào những ngày chay
chung, vì lý do như để cầu mùa. Hơn nữa, còn có những ngày chay do cá nhân giữ
vì lòng đạo đức, như nhóm biệt phái ăn chay mỗi tuần hai lần vào ngày thứ hai
và thứ năm (x.Mc 2,18; Lc 18,12).
Hôm nay, rất
có thể bữa tiệc của Lêvi (Matthêu) khoản đãi Đức Giêsu và các môn đệ của Ngài
đã được tổ chức trùng vào ngày những người đạo đức và nhóm biệt phái
ăn chay, nên các môn đệ của Gioan đã đến chất vấn Ngài.
2.
“Tại sao môn đệ ông lại không ăn chay” ?
Đức Giêsu và
các môn đệ được mời dự tiệc, có lẽ trùng vào ngày thứ hai hay thứ năm, ngày mà
những người đạo đức thường ăn chay. Điều này làm cho các môn đệ Gioan,
biệt phái và những người đạo đức thắc mắc.
Câu trả lời
của Chúa vừa là một dụ ngôn vừa là một ám ngôn, Chúa đem trường hợp tiệc cưới
ra để so sánh; chúng ta biết tiệc cưới nơi người Do thái thường kéo
dài cả tuần lễ, như vậy, dĩ nhiên trong những ngày ấy, những người được mời dự
tiệc không ăn chay. Rồi tự coi mình là chàng rể. Chúng ta biết trong Cựu ước,
Thiên Chúa tự ví mình là chàng rể và Israel là nàng dâu. Như thế, khi tự nhận
cho mình một hình ảnh mà Cựu Ước vẫn dùng để nói về Thiên Chúa thì Đức Giêsu đã
đi rất xa trong tiến trình tự mạc khải chính mình, Ngài cho biết Ngài là Thiên
Chúa đã đến giữa loài người.
3.
Để cho dễ hiểu, chúng tôi xin trích lời giải nghĩa của cha Phạm
Văn Phượng OP: Vậy là Đức Giêsu đã trả lời bằng một câu xúc tích, Ngài vượt
trên vấn đề được đặt ra để mạc khải xâu xa về bản thân và sứ mạng của Ngài: Sao
lại bắt các môn đệ của tôi ăn chay giống như các anh? Họ đang dự tiệc cưới mà.
Chính tôi là chàng rể đây, chàng rể mà Israel vẫn trông chờ, bao lâu tôi còn ở
với họ thì họ đâu cần ăn chay, các anh ăn chay là để chờ đón Đấng
Messia, còn các môn đệ của tôi đã nhận ra tôi là Đấng Messia. Vậy thì nếu họ
cũng ăn chay để đón chờ Đấng Messia như các anh thì thật là phi lý, cũng giống
như người đang dự tiệc cưới mà ăn chay vậy, nếu các anh muốn thấy họ ăn chay,
thì chờ tới ngày chàng rể bị giết, họ sẽ ăn chay để than khóc.
4.
Qua việc chất vấn của các môn đệ Gioan Tẩy Giả, Đức Giêsu đã nhân
cơ hội này, dạy chúng ta những bài học:
- Đừng học
đòi những người bắt bẻ môn đệ Đức Giêsu về việc ăn chay bởi vì họ xét đoán
người khác, bắt người khác làm theo ý của mình, bắt người khác phải giống như
họ, tạo ra một khuôn mẫu để bắt người khác phải chiều theo ý mình.
- Muốn trở
thành môn đệ Đức Giêsu, ta phải thay đổi cách sống cũ, từ suy nghĩ đến hành
động, để mặc lấy cách suy nghĩ, cách hành động, cách sống mới cho phù hợp với
Tin Mừng.
- Vải vá áo,
rượu trong bình là hình ảnh diễn tả đời sống của tôi. Chúa muốn tôi bước theo
Chúa thì cần phải thay đổi cách sống cho phù hợp với Tin Mừng. Thay đổi tư
tưởng, lời nói và hành động. Thay đổi để trở nên giống như Đức Giêsu, hiền
lành, khiêm nhường, yêu thương phục vụ, khoan dung tha thứ…
5.
Chay tịnh là việc cần phải thực hiện cách tích cực trong Mùa Chay,
vì thế qua bài Tin Mừng hôm nay, Phụng vụ nhắc nhủ chúng ta về việc ăn chay và
ý nghĩa của việc ăn chay; là để đền tội và được kết hợp với Chúa ở đời này và
sống với Chúa đời sau.
Cố gắng đừng
ăn chay hình thức nhất là để khoe khoang; người biệt phái và các môn đệ của
Gioan ăn chay là để lôi kéo sự thán phục của thiên hạ. Vì thế, không đúng với ý
nghĩa của việc ăn chay, cho nên Đức Giêsu nhiều lần đã khiển trách họ (x. MT
6,16; Lc 18,12). Nên giữ chay đúng nghĩa là để cho tâm hồn được lắng dịu, quên đi
tất cả những lời khen chê mà chỉ chú ý vào đối tượng duy nhất là chính Chúa
Kitô.
Việc giữ chay của chúng ta trong mỗi Mùa Chay cũng phải hiểu theo ý nghĩa đó.
Suy niệm 8: ĂN CHAY SAO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA
Một trong ba việc đạo đức tối quan
trọng trong mùa chay mà GH nhắc nhở chúng ta phải thực hiện cách tích cực đó là
ăn chay. Nhưng ăn chay thế nào cho phù hợp với ý muốn của Chúa? Phụng vụ lời
Chúa hôm nay sẽ nói với chúng ta. Xin cho chúng ta biết để tâm lắng nghe và nỗ
lực thực hiện để việc chay tịnh mang lại nhiều ơn ích cho chúng ta.
Có lẽ tôn giáo nào
cũng đề cao việc cầu nguyện, bác ái và ăn chay. Tuy nhiên mỗi tôn giáo thực
hành những việc đạo đức này có thể khác nhau về hình thức, ý hướng và mục đích.
Vậy người Công giáo chúng ta ăn chay với ý hướng và mục đích nào? Để biết được
điều này, chúng ta hãy lắng nghe lại lời dạy của Chúa:
1. Bài đọc I trích
sách Isaia, cho ta biết cách thức ăn chay thế nào cho đẹp lòng Thiên Chúa. Đó
là chấm dứt những việc làm bất công, rộng tay cứu giúp những người đói khổ và
tôn trọng hay tuân giữ ngày hưu lễ.
Như vậy ngay từ
thời tiên tri Isaia, cựu ước cũng đã cho chúng ta biết được ý nghĩa và mục đích
của việc ăn chay như thế nào rồi, đó là:
- Ăn chay không
phải chỉ là kiêng khem những của ăn vật chất, hay bớt đi một phần ăn trong một
bữa, mà trên hết là nhằm xoá bỏ bất công: bóc lột, chèn ép, áp bức người khác
trong cuộc sống. Vậy thử hỏi, hiện nay ta có đang cố ý hay vô tình sống bất
công, lợi dụng hay chèn ép ai đó không ?
- Ăn chay còn
hướng chúng ta đến lối sống vị tha, bỏ đi lối sống ích kỉ mà yêu thương giúp đỡ
những người đang gặp khó khăn, túng thiếu, đau khổ về phần xác cũng như phần
hồn. Nếu có cơ hội chia cơm xẻ áo, phục vụ tha nhân cách vô vị lợi, chúng ta có
làm không ?
2. Bài Tin Mừng
hôm nay, Chúa Giêsu dùng hình ảnh tiệc cưới để khẳng định cho các môn đệ Gioan
Tẩy Gỉa biết: mục đích chính của ăn chay là để chờ đón Chúa đến và được kết hợp
mật thiết với Người. Nhưng hiện tại thì Ngài đang ở giữa họ nên không có lý do
gì để ăn chay nữa. Nếu ăn chay lúc này là mâu thuẫn, chẳng khác gì vải mới vá
áo cũ, hay rượu mới đổ vào bầu da cũ vậy!
Như vậy ăn chay
trên hết chính là để được sống thân tình với Chúa và nhờ sống thân tình với
Chúa, con người biết sống thân tình với nhau hơn. Vậy chúng ta có quan tâm đến
những việc đạo đức, những giờ kinh nguyện, cách đặc biệt là siêng năng tham dự
thánh lễ để gắn bó mật thiết với Chúa Giê-su trong bí tích thánh thể và lời của
Chúa không?
Chính nhờ ăn chay
mà chúng ta mới dễ dàng khám phá ra hình ảnh của Thiên Chúa trong chúng ta và
trong mọi người, giúp cho đời sống đức tin chúng ta ngày càng đi vào chiều sâu,
từ đó chúng ta cảm nhận được một cách rõ ràng hơn về tình yêu thương của Thiên
Chúa trên cuộc đời của ta cũng như những người khác mà sống yêu thương và phục
vụ mọi người cách tích cực hơn như lòng Chúa mong ước.
Lạy Chúa Giêsu, tiên tri Êlia kiên
cường đến thế mà cũng đã có lúc mệt lả đuối sức trên đường lên núi Horeb, huống
chi chúng con là những kẻ yếu hèn. Xin Chúa giúp chúng con sống Mùa Chay năm
nay một cách nghiêm túc, để nhờ đó chúng con được hân hoan tiến bước theo Chúa mật
thiết hơn trên hành trình đến dự tiệc vui Nước Trời. Amen.
* Câu chuyện:
1. Trong bộ
sưu tập về các vị ẩn tu, người ta đọc được câu chuyện sau đây:
Có hai tội
nhân quyết tâm vào sa mạc để ăn chay đền tội. Nhiều tháng trời ròng rã, mỗi
người giam mình trong một túp lều, ngày đêm đánh tội, ăn năn và cầu nguyện.
Ngày ngày,
các tu sĩ của một cộng đoàn ẩn tu mang thức ăn, nước uống đến tận căn lều cho
mỗi người.
Sau đúng một
năm thử thách, các tu sĩ nhận thấy có sự khác biệt giữa hai người. Một người
thì khỏe mạnh, vui tươi. Một người thì lại ốm o, buồn phiền.
Cả hai người
được đưa đến trình diện trước vị bề trên của cộng đoàn để chờ đợi sự phán quyết
của ngài, để xem họ có xứng đáng gia nhập cộng đoàn hay không.
Khi được hỏi
trong suốt một năm qua họ đã suy niệm về những gì?
- Con người
ốm o buồn phiền lên tiếng đáp: Trong suốt năm qua, ngày ngày tôi nhớ lại những tội tôi đã phạm.
Từng giây, từng phút tôi nghĩ đến hình phạt tôi sẽ gánh chịu, tôi sợ hãi đến
mất ăn mất ngủ.
- Đến lượt
mình, con người vui tươi khỏe mạnh trình bày như sau: Suốt một năm qua, từng
giây, từng phút tôi hằng nghĩ đến những ơn lành Thiên Chúa đã ban cho tôi, tôi
luôn luôn nghĩ đến tình thương của Thiên Chúa.
Các tu sĩ
trong cộng đoàn rất cảm kích về chứng từ của con người khỏe mạnh vui tươi, vì
lòng sám hối của anh đã biến thành lời ca chúc tụng, tri ân đối với tình yêu
của Thiên Chúa.
Ngoài việc làm cho con người được gần gũi với Thiên Chúa, chay tịnh còn giúp con người làm chủ được mình. Và đây là điều hết sức quan trọng. Làm chủ được mình thì con người sẽ tránh được rất nhiều lầm lỗi và sa lầy trong cuộc sống. Hầu như mọi thứ tội ác đều ít nhiều bắt nguồn từ sự không làm chủ được cuộc đời của mình mà ra.
* Bên Trung Quốc, có một nhà điêu khắc được
giao cho thực hiện một cái giá treo chuông bằng gỗ quí. Sau khi hoàn thành công
việc, mọi người nhìn ngắm đều khen ngợi và cho đó là kỳ công của bậc thần
thánh. Ngày nọ, vị công tước đã mướn nhà điêu khắc thực hiện công việc này cho
gọi ông đến và hỏi:
- Nhà ngươi có bí quyết nào
mà hoàn thành một kiệt tác như thế ?
Nhà điêu khắc trả lời:
- Tôi chỉ là một thợ thủ công và chẳng có bí quyết nào cả. Công
việc diễn ra rất đơn giản: khi bắt đầu nghĩ đến công việc được giao, tôi
tập trung tư tưởng vào đó, tôi đã giữ chay để tâm hồn được lắng dịu, quên đi
tất cả những lời khen chê, có thể nói, mọi sự được tốt đẹp là do tinh thần tập
trung của tôi được huấn luyện nhờ việc giữ chay nghiêm ngặt, để chỉ chú ý vào
đối tượng duy nhất là cái giá chuông mà thôi.
Việc giữ
chay của chúng ta trong mỗi Mùa Chay cũng phải hiểu theo ý nghĩa đó.
- Chay tịnh
là để kềm hãm một trong những nhu cầu mạnh mẽ nhất của con người, đó
là nhu cầu ăn uống để sinh tồn, để nhờ đó mà chúng ta có thể tiến mạnh hơn trên
con đường tu thân tích đức.
- Chay tịnh còn giúp cho chúng ta nhận diện được sự đói khát như thế nào, để nhờ đó chúng ta có thể cảm thông và chia sẻ được với những anh em túng thiếu, nghèo khổ đang cần đến sự trợ giúp với lòng bác ái chân thành của chúng ta.
SUY NIỆM 9:
Trên mạng facebook có người chia sẻ
những dòng như sau: “ Đôi bạn kia yêu nhau. Vào Mùa chay, anh nhắn tin cho cô
bạn gái: “ Em à, chay nhé”. Và việc họ cùng nhau thực hiện trong mùa
chay đó là ; bớt nhắn tin hàng ngày để mỗi người có thời gian và tâm trí dành
cho Chúa, sống với Chúa nhiều hơn.
Hai vợ chồng nọ, đến mùa chay vợ nói với
chồng: “ Anh à, chay nhé”. Mùa chay với họ là bớt chuyện “ cái chăn
với cái gối” để vợ chồng cùng nhau hy sinh hãm mình, dành nhiều thời gian cho
việc cầu nguyện, sống mật thiết với Chúa hơn.
Mùa chay đến, người mẹ nói với cả nhà: “Chay nhé”.Mùa chay với gia đình này đơn giản là mỗi người trong nhà sẽ
tiết kiệm tiền chợ để chia sẻ cho những người túng thiếu.
Bắt đầu Mùa Chay hai người bạn nói với nhau:
– “ Chay nhé”. Mùa chay với họ cũng chỉ đơn giản là bớt đi
cà phê, bớt đi nhậu nhoẹt để dành dụm tiền mà chia sẻ với những người bất hạnh.
Mùa chay đến, hai bà hàng xóm nói với nhau.
– “Chay nhé”.Mùa chay đối với họ là một sự cố gắng không
tám chuyện thiên hạ, để dành thời gian tâm tình với Chúa.
Bài Tin Mừng hôm
nay, thánh sử Matthêu kể lại rằng: Bấy giờ, các môn đệ ông Gioan tiến lại hỏi Đức
Giê-su rằng: “Tại sao chúng tôi và các người Pha-ri-sêu ăn chay, mà các môn đệ
ông lại không ăn chay?
”Đức Giê-su trả lời: “ Chẳng lẽ
khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng tới
ngày chàng rể đã bị đem đi, bấy giờ họ mới ăn chay”
Như vậy, trong thời
gian đó Đức Giê-su là Đấng từ trời xuống thế đem đến cho nhân loài Tin Mừng ơn
giải thoát, sự hiện diện của Người là niềm vui mừng, niềm hân hoan cho mọi
người, và thời điểm đó ví như một tiệc cưới đang được diễn ra, vì thế thời gian
này mà ăn chay, đau buồn là một điều không thích hợp. Nhưng khi “chàng
rể bị bắt đem đi”. Nghĩa là lúc Đức Giê-su bị quân dữ bắt đem đi,
và bước vào cuộc thương khó, chịu nạn để cứu chuộc nhân loại thì là lúc đó việc
ăn chay mới thích hợp.
Như vậy, Chúa
Giê-su muốn kêu gọi chúng ta hãy cùng kết hiệp với Người trong cuộc thương khó
bằng việc ăn chay, hãm mình và sám hối.
Hằng năm, vào Mùa
Chay, Giáo Hội muốn các tín hữu chuẩn bị tâm hồn của mình để cùng bước theo
Chúa Giê-su vào Đại lễ Tam Nhật Vượt. Tinh thần sống mùa chay này được Giáo Hội
khuyên nhủ các tín nên thực hiện là làm những việc lành cụ thể như; siêng năng
cầu nguyện, sám hối, ăn chay, hãm mình và làm việc bác ái…
Bao lâu chúng ta
còn sống trên trần gian này thì bấy lâu chúng ta phải chiến đấu với ba kẻ thù;
Đó là thế gian, xác thịt và ma quỷ, nhưng nếu muốn chiến thắng được thì chúng
ta phải có một cuộc sống gắn bó mật thiết với Chúa bằng cách siêng năng cầu
nguyện, ăn chay hãm mình và là việc tông đồ bác ái. Chỉ như thế chúng ta mới
tiếp nhận được sức mạnh từ nơi Chúa để vượt thắng mà thôi.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa. Chúa muốn chúng con mỗi ngày phải
trở nên hoàn thiện hơn để xứng đáng làm con cái Chúa. Xin cho chúng con mỗi
ngày biết tiết chế con người của mình, không để cho người đời hay tính xác thịt
và quỷ ma điều khiển chi phối sự suy nghĩ cũng như hành động của chúng con. Xin
cho chúng con biết ăn uống chừng mực. biết nói năng đúng mực, chuẩn xác, cùng
biết yêu thương chia sẻ với những anh em gặp khó khăn. Có như vậy chúng
con mới xứng đáng với danh hiệu là người Ky- tô hữu. Amen.
Đaminh Trần Văn Chính
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét